Nội soi dạ dày nhiều có hại không? Bao lâu thì nên nội soi dạ dày 1 lần?

Nội soi dạ dày nhiều có hại không? – nội soi dạ dày thường xuyên với tần suất quá dày không chỉ gây tốn kém chi phí mà còn có thể gây tác dụng phụ không mong muốn và tác dụng phụ của thuốc gây mê như: tổn thương mũi họng, thủng dạ dày, chảy máu dạ dày, suy hô hấp, tụt huyết áp, rối loạn nhịp tim và huyết áp. Vì vậy người bệnh chỉ nên nội soi dạ dày khi có chỉ định của bác sĩ..

1. Nội soi dạ dày nhiều có hại không?

Nội soi dạ dày là phương pháp phổ biến giúp bác sĩ chẩn đoán và điều trị các bệnh lý tiêu hóa như viêm loét dạ dày, trào ngược thực quản thậm chí phát hiện các bệnh ung thư đường tiêu hóa. Tuy nhiên, việc thực hiện nội soi nhiều lần trong thời gian ngắn, có thể gây ra một số vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn nếu không được kiểm soát đúng cách.

Một số rủi ro khi thực hiện nội soi dạ dày nhiều lần mà bạn cần lưu ý bao gồm:

Tổn thương niêm mạc dạ dày do nội soi liên tục

Khi nội soi dạ dày được thực hiện nhiều lần trong thời gian ngắn, việc đưa ống nội soi lặp đi lặp lại có thể gây kích ứng hoặc trầy xước lớp niêm mạc, đặc biệt ở những người có dạ dày nhạy cảm hoặc đang bị viêm loét. Nếu không có đủ thời gian để niêm mạc hồi phục giữa các lần nội soi, tình trạng viêm loét có thể trầm trọng hơn, dẫn đến tổn thương kéo dài.

Nguy cơ nhiễm trùng từ nội soi thường xuyên

Nội soi liên tục làm tăng nguy cơ nhiễm trùng nếu dụng cụ không được khử trùng đúng cách trong mỗi lần thực hiện. Việc tiếp xúc nhiều lần với vi khuẩn, đặc biệt là vi khuẩn Helicobacter pylori (HP), có thể khiến nhiễm trùng tái phát hoặc khó kiểm soát hơn, nhất là khi hệ miễn dịch dạ dày bị yếu.

Ảnh hưởng đến gan và thận từ thuốc gây mê lặp lại

Đối với phương pháp gây mê, nội soi nhiều lần thường đi kèm với việc sử dụng thuốc an thần hoặc gây mê để giảm khó chịu. Khi thực hiện liên tục, liều lượng thuốc tích lũy có thể gây áp lực lên gan và thận. Điều này tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể, nhất là ở những người có chức năng gan, thận kém.

Tâm lý lo lắng

Việc phải thực hiện nội soi nhiều lần có thể khiến bạn cảm thấy căng thẳng, lo âu, thậm chí sợ hãi. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến tinh thần của bạn mà còn có thể dẫn đến rối loạn giấc ngủ, mất tập trung,…

Tốn thời gian và tiền bạc

Do đây là một kỹ thuật phức tạp, chi phí cho mỗi lần nội soi không hề rẻ. Đặc biệt, nếu nội soi dạ dày có sử dụng thuốc mê, chi phí sẽ cao hơn và thời gian thực hiện cũng kéo dài hơn, dẫn đến sự lãng phí không cần thiết.

Nội soi dạ dày nhiều có hại không

Vì vậy, để đảm bảo an toàn, nội soi dạ dày chỉ nên thực hiện khi thật sự cần thiết và có chỉ định phù hợp từ bác sĩ. Dựa trên tình trạng sức khỏe riêng của từng người, bác sĩ sẽ đưa ra kế hoạch nội soi an toàn nhất. Tóm lại, việc nội soi dạ dày nhiều lần không hẳn lúc nào cũng gây hại, nhưng bạn cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ và được theo dõi cẩn thận.

2. Bao lâu thì nên nội soi dạ dày 1 lần?

Mặc dù nội soi dạ dày nhiều lần có thể tiềm ẩn một số rủi ro, nhưng nếu thực hiện với tần suất hợp lý theo chỉ định của bác sĩ, đây vẫn là phương pháp hiệu quả để theo dõi và bảo vệ sức khỏe tiêu hóa. Vậy, bao lâu thì bạn nên nội soi một lần? Tần suất này sẽ phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe cụ thể của từng người. Dưới đây là một số thông tin tham khảo để bạn hiểu rõ hơn.

Bao lâu thì nên nội soi dạ dày một lần

2.1. Khi xuất hiện triệu chứng cần chẩn đoán

  • Trào ngược dạ dày thực quản gây nghẹn cổ họng, ợ hơi, ợ chua, ợ nóng, buồn nôn, nôn: Nội soi 6 tháng/lần cho đến khi triệu chứng giảm hoàn toàn.
  • Xuất huyết tiêu hóa: Nội soi nhiều lần trong ngày để phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
  • Bệnh nhân có triệu chứng thường xuyên như buồn nôn, ợ chua, đau thượng vị: Nội soi 6 tháng/lần cho đến khi triệu chứng giảm hoàn toàn.

2.2. Khi đang điều trị cần theo dõi

– Trào ngược dạ dày thực quản có biến chứng (viêm loét, nguy cơ ung thư hóa)

  • Năm đầu tiên: 3 tháng/lần.
  • Năm thứ hai: 6 tháng/lần.
  • Năm thứ 3 đến năm thứ 5: 1 năm/lần (đánh giá lại sau mỗi lần soi).

– Barrett thực quản

  • Có dị sản: Nội soi 2 lần/năm trong năm đầu, sau đó 1 lần/năm.
  • Đoạn ngắn không dị sản: 4 năm/lần.
  • Đoạn dài không dị sản: 3 năm/lần.

– Nhiễm vi khuẩn HP

  • Sau khi kết thúc điều trị 4 tuần, nội soi kiểm tra lại. Nếu tái phát đau thượng vị, nội soi 6 tháng – 1 năm/lần.

– Bệnh nhân có loạn sản dạ dày hoặc tổn thương nghiêm trọng

  • Nội soi 3-6 tháng/lần để theo dõi và điều trị kịp thời.

– Đau dạ dày mãn tính, dương tính HP, không loạn sản

  • Có thể nội soi 6 tháng – 1 năm/lần theo chỉ định của bác sĩ.

2.3. Khi kiểm tra định kỳ

  • Người có sức khỏe bình thường: Nội soi tầm soát 2 năm/lần.
  • Bệnh đa polyp tuyến gia đình: Nội soi tối thiểu 3 năm/lần để kiểm soát polyp và phòng ngừa ung thư.
  • Người trên 40 tuổi: Nội soi 3-5 năm/lần để tầm soát bệnh.
  • Người có nguy cơ cao ung thư dạ dày (tiền sử gia đình, nhiễm HP, hút thuốc): Nội soi 1-2 năm/lần hoặc theo chỉ định bác sĩ.
  • Viêm dạ dày mạn tính có teo niêm mạc, loạn sản tế bào: Nội soi 1-2 năm/lần.

3. Tại sao cần có khoảng cách giữa các lần nội soi dạ dày?

Không phải tự nhiên mà nhiều người lại đặt ra câu hỏi “nội sọi dạ dày nhiều có hại không”. Khoảng cách giữa các lần nội soi đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo quá trình kiểm tra dạ dày hiệu quả, không gây ra những rủi ro không cần thiết.

Tại sao cần có khoảng cách giữa các lần nội soi dạ dày

Dưới đây là những lý do chính giải thích tại sao không nên thực hiện nội soi quá dày đặc:

Giảm nguy cơ tổn thương

Nội soi là thủ thuật xâm lấn, nếu thực hiện quá thường xuyên có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, tổn thương niêm mạc dạ dày hoặc gặp phải tác dụng phụ không mong muốn. Khoảng cách giữa các lần nội soi giúp giảm thiểu các rủi ro này.

Đảm bảo tính hiệu quả

Các bệnh lý dạ dày thường tiến triển trong thời gian dài. Nếu nội soi quá sớm sau lần kiểm tra trước, có thể không phát hiện được thay đổi đáng kể, gây tốn kém chi phí và thời gian mà không mang lại lợi ích thực sự.

Theo dõi tiến triển bệnh

Với những người mắc viêm loét dạ dày, polyp hoặc viêm dạ dày mạn tính, nội soi có khoảng cách hợp lý giúp bác sĩ đánh giá chính xác diễn biến bệnh. Nếu kiểm tra quá thường xuyên, có thể không cần thiết. Nhưng nếu để quá lâu, bệnh có thể tiến triển âm thầm mà không được phát hiện kịp thời.

Phát hiện ung thư sớm

Những người có nguy cơ cao mắc ung thư dạ dày (tiền sử gia đình có bệnh, viêm dạ dày mạn tính) cần nội soi định kỳ để tầm soát. Tuy nhiên, khoảng cách giữa các lần kiểm tra cần phù hợp để tránh lãng phí nhưng vẫn đảm bảo phát hiện sớm nếu có dấu hiệu bất thường.

Đánh giá hiệu quả điều trị

Nếu bạn đang điều trị bệnh lý dạ dày, bác sĩ cần một khoảng thời gian nhất định để đánh giá hiệu quả trước khi chỉ định nội soi lại. Việc nội soi quá sớm có thể không phản ánh đúng tác động của phương pháp điều trị.

Việc xác định khoảng cách giữa các lần nội soi là yếu tố quan trọng giúp theo dõi sức khỏe tiêu hóa một cách khoa học và tối ưu, tránh những tác động không cần thiết đến cơ thể.

4. Lưu ý giúp giảm tác hại của nội soi dạ dày nhiều lần

Nếu phải thực hiện nội soi nhiều lần, người bệnh có thể gặp một số ảnh hưởng không mong muốn như khó chịu, tổn thương niêm mạc hoặc căng thẳng tâm lý. Dưới đây là những lưu ý quan trọng để giảm thiểu tác hại khi phải nội soi dạ dày thường xuyên:

4.1. Chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi nội soi

  • Nhịn ăn đúng hướng dẫn: Thông thường, bạn cần nhịn ăn ít nhất 6-8 tiếng trước khi nội soi.
  • Thông báo tình trạng sức khỏe: Hãy báo cho bác sĩ về tiền sử dị ứng, bệnh lý nền (như tim mạch, huyết áp) hoặc các loại thuốc đang dùng (đặc biệt là thuốc chống đông máu, tim mạch, tiểu đường) để tránh biến chứng.
  • Chọn phương pháp phù hợp: Nếu bạn nhạy cảm hoặc sợ đau, có thể thảo luận với bác sĩ về nội soi gây mê thay vì nội soi thông thường để giảm cảm giác khó chịu.
Tham khảo: Trước khi nội soi dạ dày cần làm gì

4.2. Chăm sóc sau nội soi

  • Nghỉ ngơi đầy đủ: Sau nội soi, bạn có thể cảm thấy đau họng, đầy hơi hoặc mệt mỏi. Hãy dành thời gian nghỉ ngơi, tránh vận động mạnh để cơ thể hồi phục.
  • Ăn uống nhẹ nhàng: Bắt đầu với các món dễ tiêu như cháo, súp và tránh đồ cay, nóng hoặc dầu mỡ trong 1-2 ngày để không kích ứng niêm mạc dạ dày.
  • Theo dõi dấu hiệu bất thường: Nếu xuất hiện đau bụng dữ dội, sốt, hoặc nôn ra máu sau nội soi, hãy liên hệ ngay với bác sĩ vì đây có thể là dấu hiệu của biến chứng hiếm gặp như thủng dạ dày.

giảm tác hại của nội soi dạ dày

4.3. Giảm tần suất nội soi không cần thiết

  • Tuân thủ điều trị: Nếu nội soi để theo dõi bệnh lý như viêm loét hoặc trào ngược, hãy tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị của bác sĩ (uống thuốc, thay đổi lối sống) để cải thiện tình trạng, từ đó giảm tần suất nội soi.
  • Tham khảo ý kiến chuyên gia: Để giảm tần suất nội soi dạ dày, hãy hỏi bác sĩ xem có phương pháp thay thế nào khác không, chẳng hạn như xét nghiệm hơi thở (đối với vi khuẩn HP) hoặc chụp hình ảnh (CT, MRI) để hạn chế can thiệp trực tiếp bằng ống nội soi vào dạ dày.

4.4. Chủ động bảo vệ dạ dày

  • Chế độ ăn uống lành mạnh: Hạn chế thực phẩm gây kích ứng dạ dày như rượu bia, cà phê, đồ chua cay. Thay vào đó, bổ sung thực phẩm giàu chất xơ, sữa chua để hỗ trợ tiêu hóa.
  • Hạn chế stress: Stress kéo dài có thể làm tình trạng dạ dày tệ hơn, dẫn đến việc phải nội soi thường xuyên hơn. Hãy thử các kỹ thuật thư giãn như thiền, yoga hoặc hít thở sâu.
  • Thăm khám định kỳ: Thay vì đợi đến khi triệu chứng nặng mới đi nội soi, hãy duy trì lịch kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm vấn đề và điều trị kịp thời.

4.5. Lựa chọn cơ sở y tế uy tín

Nội soi nhiều lần đòi hỏi kỹ thuật viên và thiết bị chất lượng cao để giảm thiểu rủi ro. Hãy chọn bệnh viện hoặc phòng khám có đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, trang thiết bị hiện đại và quy trình vệ sinh đảm bảo để tránh nhiễm khuẩn chéo. Một số đơn vị đầu ngành về nội soi dạ dày bạn có thể tham khảo: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Đại học Y, Bệnh viện E Hà Nội, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108,…

Việc nội soi dạ dày nhiều lần đôi khi là cần thiết để bảo vệ sức khỏe, nhưng nếu áp dụng các lưu ý trên, bạn có thể giảm thiểu tác động tiêu cực và cảm thấy thoải mái hơn trong quá trình này. Nếu còn lo lắng, đừng ngần ngại trao đổi thêm với bác sĩ để được tư vấn cụ thể 

Nội soi dạ dày là phương pháp hữu ích giúp chẩn đoán và điều trị bệnh tiêu hóa, nhưng không nên lạm dụng. Việc tuân thủ hướng dẫn y khoa và chăm sóc sức khỏe đúng cách sau nội soi sẽ giúp bạn giảm thiểu rủi ro và bảo vệ dạ dày tốt hơn. Nếu bạn còn vấn đề thắc mắc ngoài câu hỏi “nội soi dạ dày nhiều có hại không“, đừng ngần ngại để lại bình luận hoặc liên hệ đến Yumangel để được giải đáp chi tiết.

Bùi Thị Hoa - Tốt nghiệp Khoa Báo chí - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội niên khóa 2003 - 2007. Cô có 17 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới sức khỏe, làm đẹp,...

0/5 (0 lượt bình chọn)

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *