Có thai uống thuốc dạ dày được không? Thai phụ tuyệt đối không dùng thuốc khi không thực sự cần thiết. Khi bắt buộc phải dùng thuốc kể cả với thuốc không nằm trong danh mục thuốc phải kê đơn cũng cần có chỉ định của bác sĩ, không nên tự ý dùng. Cùng Yumangel khám phá một số chú ý khi phụ nữ có thai sử dụng thuốc đau dạ dày trong bài viết này nhé!
Mục lục
I. Nguyên nhân gây bệnh dạ dày ở phụ nữ có thai
Các bệnh lý dạ dày thường gặp ở phụ nữ mang thai gồm: trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét dạ dày tá tràng, viêm hang vị dạ dày, viêm dạ dày, nhiễm khuẩn Hp dạ dày…
Có nhiều nguyên nhân gây bệnh bao tử ở bà bầu như: thai nhi lớn tử cung của mẹ cũng phải thay đổi, vị trí của tử cung sẽ cao hơn gây chèn ép bao tử, thức ăn xuống bao tử bị ứ đọng lại gây ra hiện tượng khó tiêu ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày.
Trong 3 tháng đầu, tình trạng nôn diễn ra thường xuyên sẽ khiến bao tử bị ảnh hưởng. Mặt khác, stress, lo lắng, thức khuya cũng là một trong các nguyên nhân gây bệnh bao tử ở phụ nữ có thai.
- Xem thêm: Dấu hiệu trào ngược dạ dày khi mang thai
II. Phụ nữ có thai uống thuốc dạ dày được không?
Uống thuốc bao tử khi mang thai ít nhiều đều ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Vì vậy nhiều mẹ lo lắng không biết phụ nữ có thai uống thuốc bao tử được không?
Về vấn đề này, các chuyên gia cho biết, để giảm bớt các triệu chứng khó chịu của bệnh dạ dày, phụ nữ có thai vẫn có thể uống một số loại thuốc dạ dày. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn thì cần sử dụng thuốc đúng cách theo sự chỉ dẫn của bác sĩ, tuyệt đối không tùy tiện dùng thuốc rất nguy hiểm.
- Ba tháng đầu thai kỳ: Đây là giai đoạn vô cùng quan trọng, nếu không cẩn trọng có thể dọa sảy thai. Ở giai đoạn này, thai nhi đang hình thành các cơ quan quan trọng như tim, thần kinh trung ương, tay, chân… Sử dụng thuốc dạ dạ dày hay bất kỳ loại thuốc nào khác cần có sự chỉ định của bác sĩ, nếu không thai nhi rất dễ bị dị tật.
- Ba tháng giữa thai kỳ: Ở giai đoạn này, thai nhi ít nhạy cảm với thuốc hơn nhưng mẹ bầu không nên chủ quan, chỉ sử dụng thuốc khi có sự đồng ý của bác sĩ.
- Ba tháng cuối thai kỳ: Thai nhi lúc này đã hình thành đầy đủ các bộ phận nhưng chưa hoàn thiện. Thai phụ tự ý dùng thuốc trong giai đoạn này cũng gây ảnh hưởng đến thai nhi nên cần phải thật cẩn trọng.
Một số thành phần thuốc có thể được sử dụng trong quá trình mang thai như:
- Hoạt chất Almagate: Hoạt chất này được biết đến với công dụng trung hòa acid dạ dày, tạo lớp màng bảo vệ niêm mạc dạ dày vì thế sẽ giúp giảm nhanh các triệu chứng đau dạ dày, trào ngược dạ dày. Hoạt chất này gần như không được hấp thụ qua đường tiêu hóa và được đào thải qua phân nên trong trường hợp cần thiết, dưới chỉ định của bác sĩ thì bà bầu có thể sử dụng một số loại thuốc chứa hoạt chất này. (Thuốc bao tử Yumangel chứa Almagate là một trong số những sản phẩm mẹ bầu có thể sử dụng dưới sự chỉ định của bác sĩ)
III. Một số nguyên tắc khi dùng thuốc dạ dày cho bà bầu
Một số nguyên tắc khi dùng thuốc dạ dày cho bà bầu để đảm bảo an toàn gồm:
- Không dùng thuốc khi không cần thiết: Mẹ bầu tuyệt đối không nên lạm dụng thuốc khi không cần thiết sử dụng.
- Không tự ý dùng, phải có chỉ định của bác sĩ: Nếu bắt buộc phải dùng thuốc (kể cả với thuốc không nằm trong danh mục thuốc phải kê đơn) cũng cần có chỉ định, theo dõi của bác sĩ, không nên tự ý dùng.
- Không nên dùng thuốc liều cao: Sử dụng thuốc theo đúng liều dùng được bác sĩ chỉ định, không tự ý tăng liều vì mong muốn bệnh nhanh khỏi.
Xem thêm: Đau dạ dày sau sinh: nguyên nhân và cách chữa
IV. Nên làm gì khi bị bệnh dạ dày trong thời gian mang thai?
Các bệnh lý dạ dày kéo dài có thể làm giảm khả năng hấp thụ vi chất dinh dưỡng, gây suy nhược cơ thể của người mẹ và làm giảm sự phát triển của thai nhi. Để cải thiện, các mẹ nên chú ý xây dựng chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt khoa học. Cụ thể:
- Nên chia nhỏ bữa ăn: Tránh tình trạng ăn quá no (gây áp lực lên dạ dày) hoặc để bụng quá đói (gây tăng tiết axit dịch vị dạ dày).
- Hạn chế tiêu thụ các thực phẩm và thức uống gây kích thích dạ dày như: đồ ăn nhanh, đồ hộp, thực phẩm có vị chua, thức ăn cay nóng và nhiều gia vị, rượu bia, cà phê,…
- Không nên vận động ngay sau khi ăn: Thay vào đó, các mẹ nên ngồi nghỉ ngơi sau khi ăn ít nhất 30 phút để hạn chế nguy cơ bùng phát các triệu chứng khó chịu của bệnh dạ dày.
- Uống đủ nước: Trong thời gian mang thai, mẹ bầu nên bổ sung đủ 2.5 – 3 lít nước/ ngày nhằm duy trì lượng nước ối trong tử cung và trung hòa dịch vị dạ dày.
- Kiểm soát căng thẳng, hạn chế thức khuya: Các mẹ nên cố gắng sắp xếp cân đối thời gian làm việc và nghỉ ngơi, tránh làm việc quá sức, thức khuya, thiếu ngủ gây căng thẳng mệt mỏi.
- Tập luyện nhẹ nhàng: Sau 3 tháng đầu thai kỳ, các mẹ có thể luyện tập các bộ môn nhẹ nhàng như bơi lội, yoga,… nhằm cải thiện độ linh hoạt của xương chậu và ổn định hoạt động của cơ quan tiêu hóa.
- Sử dụng thảo dược thiên nhiên: Nếu không nhất thiết phải dùng thuốc Tây y, các mẹ có thể sử dụng một số loại thảo dược từ thiên nhiên có công dụng thanh nhiệt, giảm tiết dịch acid trong dạ dày, giúp giảm cơn đau và làm lành các vết loét ở thành niêm mạc dạ dày. Ví dụ như trà hoa cúc, trà gừng, trà bạc hà, nghệ, mật ong, nha đam…
Như vậy với câu hỏi phụ nữ có thai uống thuốc dạ dày được không, các mẹ cần chú ý tuyệt đối không được sử dụng thuốc trong thai kỳ. Tốt nhất nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn cụ thể về tình trạng bệnh lý và loại thuốc được phép sử dụng để đảm bảo an toàn cho thai kỳ.
Có thể bạn quan tâm:
Chưa có bình luận!