Skip to main content

4 phác đồ điều trị HP dạ dày mới nhất và chi tiết nhất của Bộ Y tế

4 phác đồ trị HP dạ dày mới nhất của Bộ Y tế gồm: phác đồ 3 thuốc, phác đồ 4 thuốc, phác đồ nối tiếp, liệu pháp 3 thuốc và có chứa thêm Levofloxacin. Cùng thuốc dạ dày chữ Y khám phá các phác đồ này trong bài viết dưới đây nhé!

I. Thông tin về vi khuẩn HP dạ dày 

Vi khuẩn Hp (Helicobacter pylori) là vi khuẩn dạng xoắn khuẩn gram âm hình que cong, dài khoảng 3μm với đường kính khoảng 0,5μm, có 4-6 roi ở cùng 1 vị trí. Loại vi khuẩn này có khả năng tồn tại trong môi trường axit đậm đặc, sống chủ yếu trong lớp nhầy trên bề mặt niêm mạc dạ dày.

Theo thống kê, trên thế giới hiện nay có khoảng 50% dân số nhiễm vi khuẩn HP. Trong đó, trẻ em là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, chưa cảnh giác trong ăn uống và sinh hoạt nên H. pylori dễ sinh sôi phát triển.

Theo nghiên cứu mới đây, tỷ lệ người nhiễm vi khuẩn Hp ở nước ta lên đến 70%. Tại Hà Nội, cứ 1.000 người thì có tới hơn 700 ca nhiễm bệnh vi khuẩn Hp. Tại TP Hồ Chí Minh, 90% người bị viêm dạ dày có sự tác động của vi khuẩn Hp.

Vi khuẩn Hp sống trong dạ dày người, thường ẩn náu trong niêm mạc cơ thể, tiết chất kích thích niêm mạc dạ dày tiết nhiều axit hơn, đồng thời làm suy yếu chức năng của niêm mạc dạ dày. Về lâu dài khiến cho dạ dày bị xung huyết, viêm, hình thành vết lở loét, xuất huyết dạ dày, nặng hơn là thủng dạ dày và ung thư dạ dày.

Tỷ lệ người nhiễm vi khuẩn Hp ở nước ta lên đến 70%.

II. Các phương pháp chẩn đoán nhiễm khuẩn Hp 

Đa phần người bị nhiễm khuẩn Hp không có bất kỳ triệu chứng nào. Triệu chứng có thể xuất hiện khi người bệnh đã mắc viêm loét dạ dày hoặc tá tràng:

  • Đau hoặc khó chịu, thường ở bụng trên.
  • Chướng bụng, đầy hơi.
  • Ăn nhanh no.
  • Chán ăn.
  • Buồn nôn hoặc nôn.
  • Ợ nóng, trào ngược.
  • Phân sẫm màu.
  • Tiêu chảy hoặc táo bón.
  • Miệng có mùi hôi.
  • Mệt mỏi.

Để chắc chắn có bị nhiễm vi khuẩn Hp không, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện một số xét nghiệm dưới đây:

  • Nội soi dạ dày: Bác sĩ sẽ sử dụng một ống nhỏ xâm nhập vào dạ dày theo đường thực quản, sau đó lấy mảnh sinh thiết quanh vị trí tổn thương của dạ dày để làm xét nghiệm Clo test hoặc nuôi cấy vi khuẩn. Không chỉ giúp chẩn đoán chính xác tình trạng nhiễm khuẩn Hp, nội soi dạ dày còn giúp bác sĩ đánh giá được mức độ thương tổn, vị trí thương tổn để đưa ra phán đoán về bệnh và có phác đồ điều trị chính xác.
  • Test thở Ure: Có 2 dạng thiết bị test thở: test thở sử dụng bóng (thở vào thiết bị có hình dạng giống quả bóng) và test thở sử dụng thử (thổi vào thiết bị có hình dạng giống thẻ ATM). Hơi thở của người bệnh sẽ được thiết bị trên đánh giá, phân tích xem có dương tính với vi khuẩn Hp hay không.
  • Xét nghiệm phân: Vi khuẩn Hp có trong dạ dày nên sẽ được thải qua đường phân. Xét nghiệm phân bằng phản ứng miễn dịch huỳnh quang giúp phát hiện vi khuẩn Hp dạ dày chính xác.
  • Xét nghiệm máu: Khi bị nhiễm khuẩn Hp, cơ thể con người sẽ sinh ra kháng thể Hp. Loại kháng thể này có trong máu nên có thể kiểm tra vi khuẩn Hp thông qua việc xét nghiệm máu.

Khi các kết quả xét nghiệm thực hiện đều cho kết quả dương tính thì tức là bạn đã bị nhiễm khuẩn HP. Ngược lại, nếu kết âm tính thì có nghĩa là trong dạ dày của bạn không có vi khuẩn Hp.

Nội soi dạ dày chẩn đoán vi khuẩn HP dạ dày.

III. Nhiễm khuẩn HP có bắt buộc phải điều trị không? 

Vi khuẩn HP khi xâm nhập vào cơ thể người sẽ gây ra những biến đổi ở dạ dày. Hoạt động của HP kích thích niêm mạc dạ dày tiết ra lượng acid cao hơn, làm suy yếu dần chức năng của lớp niêm mạc thành dạ dày. Theo thời gian, dạ dày sẽ dần tổn thương, viêm, loét và nặng hơn là xung huyết hoặc thủng dạ dày.

Thực tế, không phải chủng HP nào cũng gây ra bệnh tiêu hóa và cần điều trị. Tuy nhiên, trong trường hợp bạn gặp phải các triệu chứng tiêu hóa bất thường như chán ăn, đau bụng, khó tiêu, ợ chua, rối loạn đại tiện, buồn nôn, sụt cân nhanh thì cần chủ động thăm khám sớm và tuân thủ theo phác đồ điều trị HP dạ dày của bác sĩ.

Nhiễm khuẩn HP gây chán ăn, khó tiêu, ợ chua, đau bụng, sụt cân cần tiến hành điều trị.

IV. 6 nguyên tắc trong điều trị vi khuẩn HP

Phương pháp nội khoa được dùng trong điều trị vi khuẩn HP dạ dày, cụ thể hơn là sử dụng các nhóm thuốc kháng sinh tương thích nhằm ức chế hoạt động và tiêu diệt dần HP. Việc điều trị nhiễm khuẩn HP dạ dày bằng thuốc thường không quá phức tạp nhưng có xu hướng tăng dần đề kháng với các loại kháng sinh nên tình trạng kháng thuốc, tái nhiễm xảy ra với tỷ lệ cao hơn.

Do đó, trong quá trình điều trị nhiễm khuẩn HP dạ dày, người bệnh cần tuân thủ một số các nguyên tắc và yêu cầu dưới đây:

  • Vi khuẩn HP dạ dày không thể tự triệt tiêu, cần tiến hành điều trị đúng cách để bệnh âm tính trở lại.
  • Bệnh nhân chỉ thực hiện điều trị sau khi đã có kết quả xét nghiệm HP dương tính chính xác.
  • Thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để được lên đơn thuốc và phác đồ điều trị HP phù hợp.
  • Theo dõi sát sao các triệu chứng và tác dụng phụ (nếu có) trong suốt quá trình sử dụng thuốc điều trị HP dạ dày.
  • Tuân thủ nghiêm túc phác đồ điều trị HP dạ dày, không tự ý thay đổi liều lượng, loại thuốc và thời gian uống.
  • Bên cạnh dùng thuốc theo chỉ định, người bệnh nên kết hợp cùng chế độ ăn khoa học và nếp sống lành mạnh.
  • Thực hiện tái khám theo đúng hẹn của bác sĩ và xét nghiệm lại HP sau điều trị.
Bệnh nhân nên thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để được lên đơn thuốc và phác đồ điều trị HP phù hợp.

V. 4 phác đồ điều trị HP dạ dày mới nhất của Bộ Y tế

Để điều trị tận gốc vi khuẩn HP là điều không hề đơn giản vì loại vi khuẩn này có tốc độ sinh sôi phát triển rất nhanh. Mặt khác, vi khuẩn Hp có sức đề kháng cao, có thể sinh sống ở môi trường khắc nghiệt như dạ dày nên rất khó để tiêu diệt tận gốc.

Do đó, khi phát hiện các triệu chứng liên quan đến bệnh dạ dày, người bệnh nên đi thăm khám sớm để được bác sĩ chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị Hp dạ dày phù hợp nhất cho bạn.

Dưới đây là thông tin chi tiết về 4 phác đồ điều trị HP dạ dày mới nhất được ban hành bởi Bộ Y tế. Người bệnh nên thực hiện đúng chỉ dẫn của bác sĩ để mang lại hiệu quả chữa bệnh tốt nhất:

1. Phác đồ điều trị vi khuẩn Hp dạ dày bậc 1: Liệu pháp trị liệu ba thuốc

  • Đối tượng áp dụng: Phác đồ điều trị này phù hợp cho các bệnh nhân mới điều trị lần đầu hoặc mức độ nhiễm khuẩn ở mức nhẹ.
  • Thời gian áp dụng: Từ 7-14 ngày.
  • Ưu điểm: Bệnh nhân bị dị ứng Penicillin có thể áp dụng phác đồ này.
  • Nhược điểm: Đây là phác đồ phổ biến tại Mỹ, ít được dùng ở Việt do vi khuẩn Hp kháng Metronidazole.

Các liệu pháp trị liệu được sử dụng trong phác đồ điều trị HP dạ dày bậc 1 kết hợp 3 thuốc như sau:

1.1. Liệu pháp đầu tiên

  • Tiêu chuẩn trị liệu 3: amoxicillin (2 viên/ ngày), PPI (2 lần/ ngày), clarithromycin (2 viên/ ngày), dùng đều đặn trong vòng 7 -14 ngày.
  • Điều trị đồng thời: amoxicillin (2 viên/ ngày), metronidazole (2 viên/ ngày) và PPI (2 lần/ ngày), dùng đều đặn trong 7-10 ngày.
  • Liệu pháp phối hợp: 7 ngày đầu: PPI (2 lần/ ngày), amoxicillin (2 viên/ ngày).  7 ngày sau: PPI (2 lần/ ngày, amoxicillin (2 viên/ ngày), metronidazole (2 viên/ ngày) và clarithromycin ( 2 viên/ ngày). Liệu pháp có bốn thuốc bismuth gồm: PPI (2 lần/ ngày), tetracycline (4 viên/ ngày), metronidazole (2 viên/ngày), bismuth (4 viên/ ngày). Dùng đều đặn trong 10-14 ngày.

1.2. Liệu pháp trị liệu lần 2

  • Liệu pháp điều trị ba thuốc có Levofloxacin: PPI (2 lần/ ngày), amoxicillin (2 viên/ ngày) và levofloxacin (1 viên/ ngày) dùng trong vòng 10 ngày.
  • Liệu pháp có bốn thuốc bismuth bao gồm: PPI (2 lần/ ngày), tetracycline (4 viên/ ngày),  bismuth (4 viên/ ngày) và metronidazole (2 viên/ ngày). Dùng trong vòng 10- 14 ngày

1.3. Liệu pháp điều trị lần 3

  • Trị liệu 4 thuốc với Levofloxacin gồm: levofloxacin (1 viên/ ngày), bismuth (4 viên/ ngày), PPI (2 lần/ ngày), amoxicillin (2 viên/ ngày). Dùng trong 10 ngày.
  • Trị liệu thuốc có bismuth gồm: PPI (2 lần/ ngày), amoxicillin (2 viên/ ngày), levofloxacin (1 viên/ ngày), bismuth (4 viên/ ngày).

2. Phác đồ điều trị vi khuẩn Hp bậc 2: Liệu pháp trị liệu 4 thuốc

  • Đối tượng áp dụng: Nếu phác đồ điều trị 3 thuốc không hiệu quả hoặc hiệu quả mang lại không cao, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị tiếp theo với 4 thuốc.
  • Thời gian áp dụng: 10-14 ngày.
  • Ưu điểm: Khắc phục liệu pháp trị liệu 3 thuốc
  • Nhược điểm: Có thể làm tăng khả năng kháng kép của vi khuẩn Hp, gây khó khăn cho việc nạp thuốc vì dùng quá nhiều loại thuốc khác nhau.

Các liệu pháp được sử dụng trong phác đồ điều trị HP dạ dày 4 được phân thành  2 loại, có hoặc không sử dụng Bismuth. Cụ thể:

  • Phác đồ 4 thuốc không sử dụng Bismuth gồm: Amoxicillin (2 viên/ ngày), PPI (2 lần/ ngày), Clarithromycin (2 viên/ ngày) và Metronidazole (2 viên/ ngày).
  • Phác đồ 4 thuốc có sử dụng Bismuth gồm: Kết hợp Metronidazole (hay Tinidazole) 4 viên/ngày, Tetracyclin 4 viên/ ngày và PPI (2 lần/ngày) (hoặc thay PPI bằng Ranitidin 150mg/2 lần/ ngày), Bismuth 120mg/ 4 viên/ ngày.

3. Phác đồ điều trị Hp dạ dày kế tiếp

  • Đối tượng áp dụng: Phác đồ nối tiếp được sử dụng khi các phương pháp điều trị trước đó không mang lại kết quả tốt.
  • Thời gian áp dụng: 10 ngày.
  • Kết quả điều trị: Khoảng 80-85% bệnh nhân khi áp dụng phác đồ điều trị này có thể giảm nhanh triệu chứng nhiễm khuẩn Hp và ngăn chặn bệnh phát triển  và tái phát.

Giống như tên gọi, phác đồ điều trị HP dạ dày kế tiếp được chia thành 2 giai đoạn nối tiếp gồm:

  • Liệu pháp trị liệu đầu tiên: PPI (2 lần/ngày), Amoxicillin 2viên/ ngày.
  • Liệu pháp trị liệu tiếp theo: PPI (2 lần/ngày), Tinidazole (2 viên/ngày) và Clarithromycin (2 viên/ngày).

Các loại thuốc kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn Hp gồm:

  • Amoxicilline: Công dụng ức chế tổng hợp vách tế bào, khá bền với PH axit, hấp thu tốt ở dạ dày và niêm mạc ruột. Khi ở trong môi trường PH từ 5.5-7.5 thì hoạt tính của thuốc tăng 10- 20 lần.
  • Metronidazole và Tinidazole: Thuốc có khả năng tập trung ở niêm mạc dạ dày, nồng độ cao nhất là ở trong chất nhầy dạ dày, được bài tiết ở ruột và nước bọt. 2 loại thuốc này không phụ thuộc vào nồng độ PH trong dạ dày.
  • Tetracycline: Thuốc hoạt động tốt trong môi trường axit và hấp thu tốt ở niêm mạc dạ dày.
  • Clarithromycin: Tác dụng ức chế tổng hợp protein ở vi khuẩn. Loại thuốc này thấm tốt trong niêm mạc dạ dày và không bị ảnh hưởng bởi dịch vị. Đặc biệt, thuốc ít gây tác dụng phụ.
  • Bismuth: Ức chế hoạt động của vi khuẩn Hp và củng cố thêm hàng rào phòng thủ niêm mạc dạ dày.

4. Phác đồ kết hợp liệu pháp 3 thuốc và có chứa thêm Levofloxacin

  • Đối tượng áp dụng: Phác đồ trị HP dạ dày này được áp dụng khi các liệu pháp 4 thuốc và phác đồ điều trị nối tiếp không mang lại tác dụng loại bỏ HP như mong muốn.
  • Nhóm thuốc được chỉ định trong phác đồ bao gồm: PPI; Levofloxacin; Amoxicillin.
  • Thời gian áp dụng: Trong 10 ngày.
  • Hiệu quả: Theo các chuyên gia, phác đồ kết hợp trị vi khuẩn HP 3 thuốc có chứa Levofloxacin cho hiệu quả cao hơn so với liệu pháp 4 thuốc. Tuy nhiên, phác đồ này chỉ được áp dụng đối với một số trường hợp cụ thể có chọn lọc.
Tùy từng trường hợp bệnh nhân bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị HP dạ dày phù hợp.

VI. Lưu ý khi áp dụng phác đồ điều trị HP dạ dày 

Việc điều trị vi khuẩn HP dạ dày theo các phác đồ thuốc Tây y thường được thực hiện trong khoảng thời gian từ 10-14 ngày tùy từng phác đồ cụ thể. Riêng với bệnh nhân bị nhiễm khuẩn HP phát triển thành các bệnh lý ở dạ dày cần tiếp tục điều trị duy trì thêm 4-8 tuần nhằm mục đích làm lành các ổ viêm loét.

Quá trình điều trị vi khuẩn Hp dạ dày cần có sự kết hợp của cả bệnh nhân và bác sĩ. Do đó, trong quá trình điều trị Hp, người bệnh cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Tuân thủ các chỉ định của bác sĩ: Uống thuốc đúng giờ, đúng liều lượng và có chế độ ăn uống sinh hoạt điều độ để nhanh khỏi bệnh. Nếu không tuân thủ điều trị, rất dễ xảy ra hiện tượng kháng thuốc, lờn thuốc, gây khó khăn trong việc điều trị.
  • Tác dụng phụ có thể gặp phải: Trong quá trình dùng thuốc kháng sinh điều trị HP dạ dày, người bệnh có thể gặp phải một số các tác dụng phụ như buồn nôn, mệt mỏi, tiêu chảy, chán ăn. Thông thường các triệu chứng này sẽ dừng lại khi kết thúc điều trị nhưng nếu các tác dụng phụ có dấu hiệu nặng thì người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được xử lý đúng cách.
  • Cần có sự chỉ định của bác sĩ khi dùng thêm thuốc hoặc có phương pháp hỗ trợ điều trị khác.
  • Tuyệt đối không sử dụng các kit dạ dày chứa PPI, Tinidazole, Clarithromycin để tiêu diệt Hp dạ dày.
  • Thực trạng kháng kháng sinh: Từ năm 2014-2018 tình trạng kháng kháng sinh ngày càng tăng và đến nay vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Kết quả nghiên cứu chỉ ra toàn bộ số liệu kháng kháng sinh của vi khuẩn Hp như sau:  metronidazole là 47,22%; clarithromycin là 19,47%;  amoxicillin là 14,67%.

Tuân thủ phác đồ điều trị Hp dạ dày của Bộ Y tế, dùng đúng liều lượng thuốc và thời gian quy định giúp điều trị vi khuẩn Hp có hiệu quả cao. Ngược lại Việc sử dụng sai phác đồ, dùng thuốc không đúng có thể dẫn đến kháng thuốc gây khó khăn trong điều trị

Có thể bạn quan tâm:

Đánh giá
Bùi Thị Hoa

Tác giả:

Bùi Thị Hoa - Tốt nghiệp Khoa Báo chí - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội niên khóa 2003 - 2007. Cô có 17 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới sức khỏe, làm đẹp,...

Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Thu

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với trên 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.