Nếu bạn đang tìm cách chữa rối loạn tiêu hóa nhanh nhất tại nhà bằng các phương pháp và nguyên liệu tự nhiên thì tuyệt đối đừng bỏ qua 17 cách dưới đây!
Mục lục
- I. Tổng quan về rối loạn tiêu hóa
- II. Rối loạn tiêu hóa điều trị tại nhà được không?
- III. Top 17 cách chữa rối loạn tiêu hóa nhanh nhất tại nhà
- 1. Cách chữa rối loạn tiêu hóa bằng lá ổi
- 2. Mẹo trị rối loạn tiêu hóa bằng lá mơ
- 3. Chữa rối loạn tiêu hoá tại nhà bằng gừng
- 4. Cách chữa rối loạn tiêu hóa nhanh nhất tại nhà bằng rễ cam thảo
- 5. Trị rối loạn tiêu hóa tại nhà bằng bạc hà
- 6. Chữa rối loạn tiêu hóa tại nhà bằng trà hoa cúc
- 7. Bài thuốc dân gian chữa rối loạn tiêu hóa giấm táo
- 8. Hỗ trợ loại bỏ rối loạn tiêu hoá bằng rau sam
- 9. Trị rối loạn tiêu hoá tại nhà bằng tỏi
- 10. Giảm các triệu chứng rối loạn tiêu hoá nhờ baking soda
- 11. Mật ong chữa rối loạn tiêu hóa tại nhà
- 12. Bài thuốc chữa rối loạn tiêu hóa từ quả sung
- 13. Mẹo chữa rối loạn tiêu hóa bằng hạt vừng đen
- 14. Uống nước chanh chữa rối loạn tiêu hóa
- 15. Ăn sữa sữa chua cải thiện rối loạn tiêu hoá
- 16. Uống nước ép nha đam chữa rối loạn tiêu hóa
- 17. Chữa rối loạn tiêu hóa tại nhà bằng nước ép táo
- IV. Chữa rối loạn tiêu hóa tại nhà có hiệu quả không?
- V. Lưu ý khi chữa rối loạn tiêu hóa tại nhà
I. Tổng quan về rối loạn tiêu hóa
Rối loạn tiêu hóa là một hội chứng về đường tiêu hoá phổ biến, xảy ra khi hoạt động và chức năng của hệ tiêu hóa bị rối loạn. Bệnh không chỉ gây ảnh hưởng tới sức khoẻ và chất lượng cuộc sống người bệnh mà còn làm giảm hấp thu chất dinh dưỡng khiến cơ thể bị thiếu chất, thiếu máu.
Một số triệu chứng nhận biết hội chứng rối loạn tiêu hóa gồm:
- Đau bụng: Có thể đau bụng âm ỉ, lâm râm hoặc đau quặn, dữ dội.
- Đầy hơi, chướng bụng: Cảm giác bụng căng chướng, khó chịu, ậm ạch, không muốn ăn, ợ hơi, ợ chua.
- Táo bón hoặc tiêu chảy đan xen: Đi lỏng, táo bón hoặc vừa táo vừa tiêu chảy khiến người bệnh bị mất nước, chất điện giải, mệt mỏi…
- Nôn mửa: Có thể bị trào ngược thức ăn từ dạ dày lên thực quản dẫn nôn mửa.
Rối loạn tiêu hóa nếu không được chữa trị dứt điểm, thường xuyên tái đi tái lại có thể gây ra những biến chứng như: viêm đại tràng, nhiễm khuẩn đường ruột, thậm gây ung thư đường ruột, ung thư đại tràng ở bệnh nhân bị rối loạn tiêu hóa lâu năm.
II. Rối loạn tiêu hóa điều trị tại nhà được không?
Trường hợp rối loạn tiêu hóa do nguyên nhân ăn uống và chỉ mới xuất hiện với các triệu chứng nhẹ thì người bệnh hoàn toàn có thể điều trị tại nhà bằng cách phương pháp và nguyên liệu tự nhiên, chưa cần dùng đến thuốc.
Tuy nhiên, với các trường hợp rối loạn tiêu hóa lâu năm, người bệnh nên đến bệnh viện thăm khám để được bác sĩ tư vấn phác đồ điều trị phù hợp và hiệu quả.
Trong quá trình điều trị rối loạn tiêu hóa tại nhà, người bệnh cần chú ý kết hợp với chế độ ăn uống khoa học, sinh hoạt lành mạnh và kiểm soát căng thẳng để hỗ trợ đẩy lùi bệnh nhanh chóng.
III. Top 17 cách chữa rối loạn tiêu hóa nhanh nhất tại nhà
Bệnh nhân rối loạn tiêu hoá ở mức độ nhẹ có áp dụng một số cách chữa rối loạn tiêu hóa nhanh nhất tại nhà theo kinh nghiệm dân gian dưới mà không cần dùng đến các loại thuốc Tây.
1. Cách chữa rối loạn tiêu hóa bằng lá ổi
Phương pháp chữa trị rối loạn tiêu hoá bằng lá ổi đặc biệt phù hợp với bệnh nhân có triệu chứng tiêu chảy. Vì thành phần Triterpen và Tanin có trong lá ổi có thể giảm co thắt ruột, giảm cơn đau bụng do tiêu chảy. Alkaloid có khả năng ức chế sự sinh trưởng của các vi khuẩn gây tiêu chảy như: Staphylococcus aureus, Salmonella và E. coli.
Bạn có thể tham khảo một số cách chữa rối loạn tiêu hóa bằng lá ổi dưới đây:
- Cách 1: Nhai trực tiếp lá ổi non với muối.
- Cách 2: Sao vàng búp ổi với sả và riềng rồi sắc lấy nước uống.
- Cách 3: Sắc búp ổi với gừng nướng và vỏ quýt khô lấy nước uống.
- Cách 4: Búp ổi 20g, gạo rang 20g, vỏ măng cụt 20g, gừng nướng 10g sắc lấy nước uống nhiều lần.
- Cách 5: Búp ổi 20g, củ riềng 8g, củ sả 16g. Thái nhỏ rồi sao qua, sắc lấy nước đặc uống.
- Cách 6: Búp ổi 20g sao qua, gừng nướng chín 10g, vỏ quýt khô 10g. Tất cả cắt nhỏ, sắc với 400 ml nước còn 100 ml, uống làm 2 lần trong ngày.
2. Mẹo trị rối loạn tiêu hóa bằng lá mơ
Từ xa xưa, ông cha ta đã sử dụng lá mơ để chữa các triệu chứng đầy bụng, tiêu chảy, đau bụng, kiết lị, viêm đại tràng… Vì trong loại lá này hợp chất Carbon disulfide với công giải độc, kháng viêm, cùng với đó là tanin góp phần giảm co thắt ruột và giảm đau bụng.
Để chữa rối loạn tiêu hóa tại nhà bằng lá mơ, bạn có thể tham khảo các cách sau:
- Cách 1: Ăn trực tiếp lá mơ sống.
- Cách 2: Giã nát lá mơ để lấy nước ép uống.
- Cách 3: Đun lá mơ với nước để lấy nước uống.
- Cách 4: Hấp cách thủy lá mơ lông với trứng gà rồi ăn.
3. Chữa rối loạn tiêu hoá tại nhà bằng gừng
Hai hợp chất Gingerol và Shogaol trong gừng có khả năng kháng viêm và giảm đau hiệu quả. Gừng còn bổ sung các enzyme kích thích việc giải phóng dịch vị dạ dày, giúp tiêu hóa thức ăn nhanh hơn, từ giảm chướng bụng, đầy hơi.
Một số cách dùng gừng chữa rối loạn tiêu hóa gồm:
- Cách 1: Ngậm trực tiếp vài lát gừng tươi.
- Cách 2: Uống trà gừng.
- Cách 3: Uống nước ép gừng.
- Cách 4: Hòa nước ép gừng với nước dừa tươi.
Lưu ý: Người bệnh không nên lạm dụng dùng quá nhiều gừng vì sẽ gây ợ nóng. Lượng gừng tối đa dùng trong 1 ngày là khoảng 4g.
4. Cách chữa rối loạn tiêu hóa nhanh nhất tại nhà bằng rễ cam thảo
Theo các tài liệu Đông y, dược liệu rễ cam thảo có tác dụng chống co thắt và ngăn chặn tình trạng viêm đường tiêu hoá. Khi bị khó tiêu và đau bụng, người bệnh có thể dùng cam thảo để giúp thuyên giảm triệu chứng.
- Nguyên liệu: 2,5g rễ cam thảo.
- Thực hiện: Cho rễ cam thảo vào hãm với nước sôi. Lọc lấy nước uống khi còn ấm trước bữa ăn 30 phút hoặc sau khi ăn khoảng 1 tiếng.
- Lưu ý: Không nên dùng quá nhiều cam thảo, lạm dụng dược liệu này có thể gây huyết áp cao. Liều lượng cam thảo tối đa nên dùng là 2,5g/người lớn/ngày.
5. Trị rối loạn tiêu hóa tại nhà bằng bạc hà
Ngoài tác dụng làm mát hơi thở, bạc hà còn có khả năng làm giả các triệu chứng buồn nôn, đầy bụng do rối loạn tiêu hoá gây ra. Hoạt chất Peppermint trong lá bạc hà còn có tác dụng chống co thắt dạ dày.
Bạn có thể chọn 1 trong các cách chữa rối loạn tiêu hóa nhanh nhất tại nhà từ bạc hà sau:
- Cách 1: Nhai trực tiếp vài lá bạc hà tươi với muối.
- Cách 2: Giá nát lá bạc hà lấy nước cốt uống.
- Cách 3: Đun sôi lá bạc hà với nước rồi lọc lấy nước uống.
- Cách 4: Hãm lá bạc hà với nước sôi để lấy nước trà bạc hà uống.
- Cách 5: Ngậm kẹo bạc hà.
6. Chữa rối loạn tiêu hóa tại nhà bằng trà hoa cúc
Không chỉ có công dụng giảm căng thẳng và an toàn, trà hoa cúc chứa hoạt chất chamomile giúp chống viêm, giảm đau hiệu quả. Uống một tách trà hoa cúc mỗi ngày sau bữa ăn giúp hạn chế đầy bụng và khó tiêu.
- Chuẩn bị: 2-3 bông hoa cúc khô hoặc tươi.
- Thực hiện: Rửa sạch hoa cúc rồi đổ nước sôi vào hãm trong 5-7 phút. Rót nước uống khi còn ấm, có thể cho thêm 1 thìa mật ong để tăng hương vị.
- Lưu ý: Người đang sử dụng thuốc chống đông máu không nên uống trà hoa cúc. Vì có thể làm loãng máu và tăng nguy cơ xuất huyết.
7. Bài thuốc dân gian chữa rối loạn tiêu hóa giấm táo
Lượng axit trong dạ dày quá ít hoặc quá nhiều là một trong các nguyên nhân gây rối loạn tiêu hoá. Axit trong giấm táo khi đi vào cơ thể sẽ được kiềm hóa giúp cân bằng độ PH của dạ dày.
- Chuẩn bị: 1 muỗng giấm táo.
- Thực hiện: Pha giấm táo với 300ml nước ấm rồi uống, xoa dịu các cơn đau bụng do rối loạn tiêu hoá gây nên.
- Lưu ý: Mỗi ngày chỉ nên dùng tối đa 2 muỗng canh (30 ml) giấm táo, tránh lạm dụng. Có thể uống trước hoặc sau bữa ăn đều được.
8. Hỗ trợ loại bỏ rối loạn tiêu hoá bằng rau sam
Rau sam là một trong các vị thuốc tiêu hóa nên người bị rối loạn tiêu hóa có thể dùng để hỗ trợ điều trị bệnh. Khi bị rối loạn tiêu hoá kéo dài với các triệu chứng khó chịu, bạn có thể thực hiện theo cách sau:
- Chuẩn bị: 100g rau sam tươi, 50g cỏ sữa tươi.
- Thực hiện: Rửa sạch các nguyên liệu rồi cho vào ấm sắc lấy nước uống. Nên uống hết trong ngày, không để đến hôm sau.
- Lưu ý: Nếu người bệnh có triệu chứng đi ngoài ra máu có thể bổ sung thêm 20g nhọ nồi và 20g rau má vào sắc uống cùng.
9. Trị rối loạn tiêu hoá tại nhà bằng tỏi
Trường hợp bị đầy bụng và khó tiêu, người bệnh có thể dùng tỏi để cải thiện triệu chứng để thấy dễ chịu hơn. Cách dùng tỏi như sau:
- Cách 1: Ăn trực tiếp 1-2 tép tỏi tươi.
- Cách 2: Ép tỏi lấy nước cốt uống.
- Cách 3: Bổ sung tỏi vào các món ăn thích hợp hàng ngày.
10. Giảm các triệu chứng rối loạn tiêu hoá nhờ baking soda
Baking soda có khả năng trung hoà axit dịch vị bên trong dạ dày, hỗ trợ giảm các triệu chứng của rối loạn tiêu hoá như đầy hơi, chướng bụng và khó tiêu sau khi ăn.
- Chuẩn bị: 1/2 thìa baking soda, 400ml nước ấm.
- Thực hiện: Pha baking soda với nước ấm và uống. Mỗi ngày uống 1 lần.
- Lưu ý: Không lạm dụng baking soda với lượng lớn vì có thể gây tác dụng phụ buồn nôn, co thắt cơ bắp, tiêu chảy…
11. Mật ong chữa rối loạn tiêu hóa tại nhà
Mật ong có đặc tính kháng khuẩn cao, giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiêu hóa. Dùng mật ong đúng cách hỗ trợ phục hồi sau tiêu chảy do nhiễm khuẩn hiệu quả.
- Chuẩn bị: 10ml mật ong, 250ml nước ấm.
- Cách thực hiện: Pha mật ong với nước ấm, khuấy đều rồi uống giúp ấm bụng và giảm đau. Mỗi ngày uống 1-2 cốc.
- Lưu ý: Mỗi ngày chỉ dùng 10 – 30g tương đương với 1 muỗng mật ong nguyên chất. Có thể dùng 7-8 muỗng mật ong một tuần.
12. Bài thuốc chữa rối loạn tiêu hóa từ quả sung
Quả sung chứa nhiều thành phần dưỡng chất có tác dụng hỗ trợ cải thiện hệ tiêu hóa và ngăn chặn tế bào ung thư. Cách chữa rối loạn tiêu hóa nhanh nhất tại nhà bằng sung thực hiện như sau:
- Chuẩn bị: Vài quả sung bánh tẻ tươi.
- Thực hiện: Sung sau khi rửa sạch bạn đem thái lát mỏng hoặc đập dập. Tiếp tục đem phơi khô để tán thành bột mịn, bảo quản trong lọ thủy tinh dùng dần.
- Cách dùng: Mỗi lần sử dụng lấy khoảng 8 – 10g bột sung pha với nước ấm. Uống 3 lần/ngày.
13. Mẹo chữa rối loạn tiêu hóa bằng hạt vừng đen
Lượng dầu dồi dào trong vừng đen có tác dụng bôi trơn, kích thích hình thành dịch mật giúp tiêu hóa thức ăn dễ dàng và nhanh chóng hơn. Từ đó, làm giảm các triệu chứng chướng bụng, đầy hơi, ăn không tiêu, đau bụng…
- Chuẩn bị: 15g hạt vừng đen, 1 muỗng mật ong.
- Thực hiện: Vừng đen đem rang chín, sau đó đem trộn với mật ong. Uống 2 lần/ngày.
- Lưu ý: Lượng vùng đen tối đa dùng trong 1 ngày là 20g; nên rang chín trước khi dùng giúp dễ tiêu hoá. Người bị viêm tắc tĩnh mạch, huyết khối, đông máu không nên dùng vừng đen.
14. Uống nước chanh chữa rối loạn tiêu hóa
Tương tự như giấm táo, nước chanh giúp làm dịu các triệu chứng rối loạn tiêu hoá và cải thiện chức năng tiêu hóa.
- Chuẩn bị: 1 thìa nước cốt chanh.
- Thực hiện: Pha nước cốt chanh với 250ml nước ấm rồi uống. Bạn có thể cho thêm 1 thìa mật ong để tăng hiệu quả và giúp dễ uống hơn. Uống 1 lần/ngày.
- Lưu ý: Vì chanh có tính axit nên sau khi uống bạn nên tráng miệng bằng nước lọc để bảo vệ răng.
15. Ăn sữa sữa chua cải thiện rối loạn tiêu hoá
Sữa chua rất giàu lợi khuẩn tốt cho đường ruột như lactobacillus hay lactic. Khi đi vào cơ thể, các lợi khuẩn này kích thích tiêu hoá đồng thời làm giảm lượng khí dư thừa bên trong dạ dày.
Để cải thiện các triệu chứng của rối loạn tiêu hóa đồng thời ngăn bệnh tái phát, người bệnh nên ăn 1 hộp sữa chua mỗi ngày.
16. Uống nước ép nha đam chữa rối loạn tiêu hóa
Khi bị rối loạn tiêu hóa mức nhẹ, bạn có thể uống nước ép nha đam. Thành phần glycoprotein, acid salicylic và enzyme bradykinin… trong nha đam giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch, kháng viêm và diệt khuẩn.
- Chuẩn bị: 100g lá nha đam, 1 lít nước, mật ong.
- Chế biến: Nha đam làm sạch, gọt vỏ và chỉ lấy phần thịt ở bên trong. Cho vào máy sinh tố xay mịn cùng 1 lít nước. Chia làm 2-3 lần uống hết trong ngày. Có thể cho thêm mật ong tùy khẩu vị của bạn.
- Lưu ý: Không lạm dụng nha đam vì loại lá này có tác dụng nhuận tràng và có thể làm cho các triệu chứng nặng hơn. Phụ nữ mang thai và đang cho con bú, người bị hội chứng ruột kích thích, tiêu chảy không nên dùng nha đam để trị rối loạn tiêu hóa.
17. Chữa rối loạn tiêu hóa tại nhà bằng nước ép táo
Táo chứa pectin – chất này khi tiếp xúc với nước sẽ tạo thành một loại gel bao quanh dạ dày này có công dụng chống oxy hoá, cấp nước, giải độc, làm dịu niêm mạc ruột và giảm triệu chứng táo bón.
Uống nước ép táo hỗ trợ chữa rối loạn tiêu hóa hiệu quả, đặc biệt là sau khi ăn thức chứa nhiều chất béo hoặc đồ cay nóng.
- Chuẩn bị: 4 quả táo, 10ml nước lọc.
- Thực hiện: Táo cho vào ngâm trong nước muối pha loãng khoảng 15 phút. Sau đỏ tiếp tục rửa lại và vớt ra cho ráo nước. Gọt vỏ, bỏ hạt rồi cắt táo thành miếng nhỏ. Cho vào máy ép với nước lọc.
- Cách uống: Uống 2 lần/ngày, mỗi lần 250ml.
- Lưu ý: Nước ép táo có hàm lượng đường cao vì vậy không nên uống quá nhiều 1 ngày.
IV. Chữa rối loạn tiêu hóa tại nhà có hiệu quả không?
Cách chữa rối loạn tiêu hóa tại nhà có ưu – nhược điểm như sau:
- Ưu điểm: Nguyên liệu tự nhiên, an toàn cho cơ thể; dễ kiếm, tiết kiệm chi phí; đa dạng cách thực hiện.
- Nhược điểm: Chỉ hiệu quả với trường hợp bệnh rối loạn tiêu hoá nhẹ; hiệu quả chậm, người bệnh cần kiên trì thực hiện đúng – đủ mới thấy được hiệu quả. Tuỳ cơ địa của mỗi người mà hiệu quả nhận được sẽ khác nhau, thậm chí có trường hợp không có tác dụng.
Như vậy, cách chữa rối loạn tiêu hóa tại nhà chỉ hiệu quả với các trường hợp bệnh nhẹ và người bệnh kiên trì thực hiện đúng. Nếu tình trạng rối loạn tiêu hóa lâu năm và kéo dài kèm theo các triệu chứng nghiêm trọng, cách cách điều trị tại nhà hầu như không có tác dụng. Lúc này, người bệnh nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và tư vấn phác đồ điều trị thích hợp.
V. Lưu ý khi chữa rối loạn tiêu hóa tại nhà
Khi áp dụng các cách chữa rối loạn tiêu hóa nhanh nhất tại nhà, người bệnh cần chú ý những vấn đề sau để đảm bảo hiệu quả và an toàn:
- Chọn mua nguyên liệu tươi sạch và rõ ràng nguồn gốc xuất xứ.
- Sử dụng đúng cách đúng liều lượng, tránh lạm dụng.
- Nếu thấy xuất hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, cần ngừng sử dụng ngay.
- Trường hợp tình trạng rối loạn tiêu hóa không thuyên giảm sau khi điều trị tại nhà hoặc có dấu hiệu nặng hơn, hãy đến gặp bác sĩ ngay.
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học để hỗ trợ đẩy lùi và ngăn rối loạn tiêu hóa tái phát: ăn chín uống sôi, ăn đúng bữa; hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng, các chất kích thích, đồ uống chứa ga, cồn; tăng cường bổ sung nhiều rau xanh vào bữa ăn hàng ngày; uống đủ 1,5 đến 2 lít nước/ngày…
- Kiểm soát căn thẳng, giữ tâm lý vui vẻ, thoải mái; ngủ đủ 7-8 tiếng/ngày, tránh thức khuya ngủ muộn thường xuyên…
Trên đây là tổng hợp 17 cách chữa rối loạn tiêu hóa nhanh nhất tại nhà bạn có thể tham khảo khi cần. Hãy thăm khám bác sĩ ngay khi nhận thấy tình trạng bệnh không thuyên giảm hoặc có dấu hiệu trở nặng.
Có thể bạn quan tâm:
Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.
Bùi Thị Hoa - Tốt nghiệp Khoa Báo chí - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội niên khóa 2003 - 2007. Cô có 17 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới sức khỏe, làm đẹp,...