Skip to main content

10 cách chữa đau bụng sau khi ăn hiệu quả nhanh chóng

Tác giả: Đinh Thị Hiền

Tham vấn y khoa: Nguyễn Thị Thu

Đau bụng sau khi ăn đột ngột xuất hiện gây cản trở công việc và sinh hoạt hàng ngày. Hãy tham khảo ngay 10 cách chữa đau bụng sau khi ăn hiệu quả, nhanh chóng và an toàn dưới đây để cải thiện tình trạng. 

I. Tìm hiểu về tình trạng đau bụng sau khi ăn

Đau bụng sau khi ăn là tình trạng cơn đau bụng xuất hiện sau khi bạn vừa ăn xong. Cơn đau có thể âm ỉ, quằn quại hoặc dữ dội và kèm các biểu hiện khác như:

  • Đầy hơi.
  • Ói mửa, buồn nôn.
  • Đi ngoài.
  • Đau quặn bụng dưới, thường không quá 2h đồng hồ.
  • Đau thắt vùng ngực từng cơn với cường độ liên tục và tăng dần.
  • Tâm trạng lo âu, căng thẳng và dễ kích động.
  • Luôn có cảm giác đầy bụng, sợ thức ăn. 
  • Ợ nóng, ợ hơi, khó nuốt.
  • Có thể bị sốt hoặc tiêu chảy nhẹ sau ăn.

Hiện tượng đau bụng ngay sau khi ăn do nhiều nguyên nhân gây ra, cụ thể gồm:

  • Ăn quá nhiều: Khiến dạ dày căng cứng gây đau bụng sau khi ăn.
  • Do thức ăn không phù hợp: Ăn quá nhiều đồ chua, cay nóng; đồ uống lạnh, chất cồn, bia, rượu; tiêu thụ các thực phẩm khó tiêu như các loại đậu, súp lơ, cải xoăn, ngũ cốc nguyên hạt…
  • Do thức ăn nhiễm khuẩn: Dung nạp thức ăn bị ôi thiu hoặc nhiễm khuẩn có thể gây đau bụng trên sau khi ăn, hay còn gọi ngộ độc thực phẩm. 
  • Do dị ứng thức ăn: Thường xảy ra khi sử dụng các thực phẩm như lúa mì, các loại đậu, trứng, đậu nành, sữa, hải sản… Dấu hiệu dị ứng thức ăn gồm nổi ban đỏ, sưng, khó thở kèm theo tiêu chảy, đau bụng, ngứa ngáy…
  • Không dung nạp lactose: Đây là là một rối loạn tiêu hóa do cơ thể không có khả năng tiêu hóa lactose dẫn đến đau quặn bụng, đầy hơi, bụng chướng, buồn nôn và nôn, đau đi ngoài phân lỏng ngay sau khi ăn.
  • Do nhiễm nấm Candida: Khi nhiễm nấm candida, người bệnh sẽ có cảm giác đau bụng sau khi ăn, cảm giác khó chịu.
  • Do bệnh lý về tiêu hóa: Tình trạng đau bụng sau khi ăn có thể là dấu hiệu cảnh báo những bệnh lý về tiêu hóa như: trào ngược dạ dày thực quản, táo bón, hội chứng ruột kích thích, bệnh dạ dày, sỏi mật, bệnh crohn… 
Hiện tượng đau bụng sau khi ăn do nhiều nguyên nhân gây ra.

II. Đau bụng sau khi ăn có cần chữa trị không?

Tùy vào nguyên nhân gây hiện tượng đau bụng sau khi ăn mà người bệnh có thể cần điều trị và không cần điều trị. Cụ thể:

  • Đau bụng sau khi ăn do nguyên nhân sinh lý ( do ăn uống, sinh hoạt không khoa học): Trường hợp đau bụng sau khi ăn sinh ký không kèm theo các triệu chứng khác thường tự khỏi sau khi người bệnh thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt.
  • Đau bụng sau khi ăn do bệnh lý: Trường hợp bị đau bụng sau khi ăn kèm đi ngoài liên tục và nhiều triệu chứng khác như: các cơn đau quặn thắt, buồn nôn, nôn… bạn cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ chẩn đoán và tư vấn phương pháp điều trị thích hợp. 
Trường hợp bị đau bụng sau khi ăn kèm đi ngoài liên tục và nhiều triệu chứng khác cần đến bệnh viện để được điều trị bởi bác sĩ chuyên khoa.

III. Cách chữa đau bụng sau khi ăn hiệu quả nhanh chóng 

Hiện tượng đau bụng sau khi ăn xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, vì vậy người bệnh nên đến bệnh viện thăm khám để được chẩn đoán nguyên nhân chính xác. 

Bác sĩ ngoài thăm lâm sàng có thể chỉ định người bệnh thực hiện các xét nghiệm và cận lâm sàng như nội soi dạ dày và đại tràng, chụp CT, X-quang bụng, MRI, công thức máu… Căn cứ vào nguyên nhân gây đau bụng sau khi ăn sáng mà bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị phù hợp. 

1. Điều trị đau bụng sau khi ăn bằng thuốc Tây

Trong trường hợp bị đau bụng sau khi ăn do bệnh lý như viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích… gây ra, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh dùng một số loại thuốc điều trị dưới đây:

  • Thuốc giảm đau.
  • Thuốc chống viêm.
  •  Thuốc chống co thắt.
  • Thuốc điều hòa nhu động ruột.

Những loại thuốc diệt khuẩn, nấm, ký sinh trùng đường ruột.

  • Nhóm thuốc cầm tiêu chảy, chống loạn khuẩn đường ruột.
  • Nhóm thuốc giảm đầy hơi, chướng bụng.

Khi điều trị bằng thuốc Tây y, bệnh nhân cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý thay đổi liều lượng hoặc lạm dụng thuốc vì có ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.

Chữa đau bụng sau khi ăn bằng thuốc Tây y theo chỉ định của bác sĩ

2. 9 cách điều trị đau bụng sau khi ăn tại nhà không dùng thuốc

Trường hợp đau bụng sau khi ăn do ăn uống bạn có thể điều trị tại nhà. Một số phương pháp người bệnh có thể tham khảo và áp dụng để cải thiện tình trạng bệnh gồm:

2.1. Massage bụng

Các động tác massage tạo áp lực vừa phải lên vùng bụng giúp là ấm vùng kích thích khí huyết được lưu thông. Để đạt hiệu quả tốt hơn, bạn nên massage vùng bụng với dầu gió hoặc một số loại tinh dầu khác nhau: tinh dầu tràm, bạc hà…

Cách massage giúp giảm đau bụng sau khi ăn như sau:

  • Đổ tinh dầu vào tay rồi xoa đều cho tới khi ấm lên.
  • Đặt tay ở g rốn rồi xoa đều khắp vùng bụng theo chiều kim đồng hồ.
  • Hoặc bạn có thể di chuyển tay từ vùng dạ dày, xuống bụng dưới rồi massage lan ra cả vùng thắt lưng. 
  • Nên thực hiện massage trong khoảng 15 phút.
Các động tác massage tạo áp lực vừa phải lên vùng bụng giúp là ấm vùng kích thích khí huyết được lưu thông hỗ trợ giảm đau hiệu quả.

2.2. Chườm nóng

Nhiệt nóng từ túi chườm giúp cải thiện quá trình lưu thông máu, hóa giải máu tụ giúp lưu thông khí huyết, từ đó giảm đau hiệu quả. Nếu không có túi chườm chuyên dụng, bạn có thể dùng chai nước nóng để chườm lên vùng bụng.

Mỗi lần chườm nóng bụng chỉ nên thực hiện tối khoảng 20 phút, không nên chườm quá lâu. Ngoài ra bạn cũng cần chú ý về nhiệt độ nước, không nên dùng nước quá nóng vì sẽ gây bỏng da.

Nhiệt nóng từ túi chườm giúp cải thiện quá trình lưu thông máu, hóa giải máu tụ giúp lưu thông khí huyết, từ đó giảm đau hiệu quả.

2.3. Dùng gừng

Nhiều tài liệu Đông y có ghi chép lại, gừng tính ấm, có công dụng kháng viêm rất tốt. Gừng không chỉ giúp giảm đau mà còn hỗ trợ cải thiện hoạt động của hệ tiêu hóa và giúp đường ruột được thư giãn khi có khí tích tụ.

  • Chuẩn bị: 100g gừng tươi, 2 thìa mật ong nguyên chất, 300ml nước lọc. 
  • Thực hiện: Gừng sau khi gọt vỏ đem rửa sạch rồi thái thành lát mỏng. Đun sôi 300ml nước rồi cho gừng vào đun nhỏ lửa trong khoảng 3-5 phút. Đổ nước gừng ra cốc, thêm mật ong vào khuấy đều lên và uống lúc còn ấm. 
Gừng không chỉ giúp giảm đau mà còn hỗ trợ cải thiện hoạt động của hệ tiêu hóa và giúp đường ruột được thư giãn khi có khí tích tụ.

2.4. Uống mật ong 

Khi cơn đau bụng sau khi ăn xuất hiện, bạn có thể sử dụng mật ong để giảm đau và cảm giác khó chịu. Không chỉ có khả năng kháng khuẩn, mật ong còn chứa hàng loạt dưỡng chất có thể hỗ trợ cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt đồng thời tăng đề kháng cho cơ thể.

  • Chuẩn bị: 2 thìa mật ong nguyên chất.
  • Thực hiện: Pha mật ong với khoảng 150ml nước ấm rồi uống trực tiếp. Bạn có thể uống nước mật ong ấm mỗi ngày để có được sức khỏe tốt.
Khi cơn đau bụng sau khi ăn xuất hiện, bạn có thể sử dụng mật ong để giảm đau và cảm giác khó chịu.

2.5. Sử dụng lá ổi non

Trường hợp bị đau bụng sau khi ăn kèm triệu chứng đi ngoài thì lá ổi non sẽ là giải pháp hiệu quả. Đây là bài thuốc dân gian được rất nhiều thế hệ người bệnh áp dụng và mang lại hiệu quả nhất định.

Nguyên nhân là vì lá ổi giàu tanin – có tác dụng làm săn niêm mạc ruột, giảm nhu động ruột, giảm tiết dịch ruột và kháng khuẩn. Các chiết xuất của lá ổi có khả năng kìm hãm sự phát triển của Staphylococcus aureus – vi khuẩn gây tiêu chảy.

  • Chuẩn bị: 1 nắm lá ổi ,on.
  • Thực hiện: Cách đơn giản là rửa sạch lá ổi non rồi chấm muối ăn trực tiếp. Lượng lá ổi nên ăn khoảng 7 đến 9 lá. Trường hợp không thể ăn trực tiếp, bạn có thể ép lá ổi lấy nước cốt uống hoặc cho lá ổi vào đun với nước để lấy nước uống.
Lá ổi giàu tanin – có tác dụng làm săn niêm mạc ruột, giảm nhu động ruột, giảm tiết dịch ruột và kháng khuẩn.

2.6. Ngải cứu

Ngải cứu theo Đông y có tính ấm, tác dụng sát trùng, kháng viêm và giảm đau. Hàm lượng tinh dầu cao và rất nhiều các hoạt chất như Avonoid, Coumarin,  Sterol giúp chữa đau bụng, máu cam, viêm ruột… 

  • Chuẩn bị: 50g lá ngải cứu tươi.
  • Thực hiện: Rửa sạch lá ngải cứu rồi vớt ra cho ráo nước. Cho  ngải cứu vào nồi nấu cùng 500ml nước trong khoảng 10 phút trên lửa nhỏ. Rót lấy nước và uống khi còn ấm.
Ngải cứu theo Đông y có tính ấm, tác dụng sát trùng, kháng viêm và giảm đau.

Yumangel gợi ý:

2.7. Vỏ quýt

Nhiều nghiên cứu cho thấy, trong vỏ quýt có rất nhiều thành phần tốt như tinh dầu Glucozit Orange, Aldehit Lemon, Limonene cùng nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe.

Các thành phần hoạt chất trong vỏ quýt có khả năng ức chế sự co bóp của dạ dày và ruột. Từ đó, hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt và đẩy lùi cơn đau bụng sau khi ăn nhanh chóng.

  • Chuẩn bị: 30g vỏ quýt khô.
  • Thực hiện: Cho vỏ quýt vào đun sôi với 300ml nước. Sau đó lấy nước uống khi còn ấm. Nên uống hết trong ngày, không để sang hôm sau.
Các thành phần hoạt chất trong vỏ quýt có khả năng ức chế sự co bóp của dạ dày và ruột.

2.8. Uống trà hoa cúc

Trà hoa cúc có khả năng  chống co thắt nên giúp giảm đau hữu hiệu, đặc biệt tốt cho người bị hội chứng ruột kích thích. 

  • Chuẩn bị: 2-3 bông hoa cúc.
  • Thực hiện: Cho hoa cúc vào hãm trong nước sôi khoảng 10 phút. Có thể uống trà hoa cúc nguyên chất hoặc thêm mật ong tùy theo khẩu vị của bạn.
Uống trà hoa cúc giúp giảm cơn đau bụng sau khi ăn

2.9. Tắm muối khoáng 

Thành phần các ion dương dồi dào trong muối khoáng giúp loại bỏ các gốc tự do. Ngâm mình trong bồn nước ấm áp có chứa muối khoáng hỗ trợ giảm cơn đau bụng sau khi ăn hiệu quả. Mặt khác, còn giúp cơ thể và tinh thần thư giãn, giảm áp lực và căng thẳng.

  • Chuẩn bị: 1 chén muối khoáng.
  • Thực hiện: Xả nước ấm vào bồn tắm rồi cho muối khoáng vào hòa cho đến khi tan hết. Ngâm mình trong bồn nước muối khoáng từ 5 – 10 phút.
Ngâm mình trong bồn nước ấm áp có chứa muối khoáng hỗ trợ giảm cơn đau bụng sau khi ăn hiệu quả.

IV. Lưu ý cần nhớ trong quá trình chữa đau bụng sau khi ăn

Dù điều trị bằng thuốc hay không dùng thuốc, thì trong quá trình điều đau bụng sau khi ăn, bạn cũng cần chú ý thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học hơn theo hướng dẫn sau:

  • Tuân thủ nguyên tắc ăn chín uống sôi, không ăn thực phẩm sống, tái hoặc nấu chưa chín kỹ để tránh bị nhiễm khuẩn. 
  • Chia khẩu phần ăn vừa phải, không nên ăn quá no và quá nhiều nhưng cũng tránh để bụng quá đói.
  • Nên ăn chậm, nhai kỹ để thức ăn được nghiền nhỏ ở miệng và trộn lẫn dịch tiêu hóa, thuận lợi cho quá trình tiêu hóa thức ăn ở dạ dày. 
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học và lạnh mạnh với nhiều trái cây và rau quả để tăng cường chất xơ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. 
  • Tránh hoặc hạn chế tiêu thụ các thực phẩm gây kích thích dạ dày như: tiêu, ớt, chanh, các thức uống có cồn, gas, bia, rượu…
  • Không nên thường xuyên ăn thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh, chế biến sẵn vì vừa khó tiêu lại chứa nhiều chất bảo quản quản không tốt cho hệ tiêu hóa.
  • Uống đủ 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày, nên uống trước bữa ăn, tránh uống nhiều trong và sau bữa ăn.
  • Thực hiện các bài tập giảm căng thẳng giúp thư giãn cơ thể và tâm lý, tránh stress kéo dài. 
  • Luyện tập thể dục thể thao hợp lý; không nên tập thể dục, chạy nhảy hoặc vận động mạnh sau khi ăn.
Trong quá trình chữa trị đau bụng sau khi ăn, bạn cần có chế độ ăn uống khoa học và tập luyện hợp lý để nhanh chóng đẩy lùi triệu chứng

Tùy thuộc vào nguyên nhân mà người bệnh áp dụng cách chữa đau bụng sau khi ăn phù hợp. Trường hợp tình trạng không thuyên giảm dù đã áp dụng các phương pháp tại nhà, bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn điều trị hiệu quả. 

Có thể bạn quan tâm:

1/5 - (1 bình chọn)
Bùi Thị Hoa

Tác giả:

Bùi Thị Hoa - Tốt nghiệp Khoa Báo chí - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội niên khóa 2003 - 2007. Cô có 17 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới sức khỏe, làm đẹp,...

Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Thu

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với trên 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.