4 phương pháp điều trị HP dứt điểm, tránh tái phát hiệu quả 

Vi khuẩn HP (Helicobacter pylori) là tác nhân chính gây ra các bệnh lý dạ dày nguy hiểm như viêm loét dạ dày, đau dạ dày mãn tính, và thậm chí ung thư dạ dày. Để điều trị HP hiệu quả, cần kết hợp các phương pháp điều trị chính như phác đồ thuốc kháng sinh cùng với những phương pháp hỗ trợ như chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý. Đồng thời, việc tuân thủ các lưu ý trong quá trình điều trị H.pylori là yếu tố quan trọng giúp tăng hiệu quả, giảm nguy cơ tái phát và hạn chế tình trạng kháng thuốc. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin chi tiết về các phương pháp điều trị HP và những điều cần lưu ý để đạt kết quả tốt nhất!

I. Điều trị HP dạ dày bằng thuốc Tây y

Phương pháp điều trị phổ biến nhất cho nhiễm trùng HP là kết hợp thuốc ức chế bơm proton (PPI) để giảm sản xuất axit dạ dày, hai loại kháng sinh và đôi khi cũng dùng bismuth subsalicylate.

Thuốc kháng sinh: Tác dụng của thuốc kháng sinh là tiêu diệt vi khuẩn HP. Một số loại kháng sinh khác nhau có thể được sử dụng trong phác đồ điều trị HP, bao gồm amoxicillin, clarithromycin, metronidazole và tetracycline. Tất cả các loại kháng sinh này có thể làm thay đổi vị giác, buồn nôn, tiêu chảy.

Thuốc ức chế bơm proton (PPI): Nhóm thuốc này có tác dụng làm giảm sản xuất axit dạ dày. Một trong số nhiều loại thuốc ức chế bơm proton, lansoprazole, omeprazole,  pantoprazole, rabeprazole hoặc esomeprazole thường được sử dụng trong phác đồ điều trị HP. Những loại thuốc này thường được dung nạp tốt (có ít hoặc tác dụng phụ nhẹ), nhưng có thể gây tiêu chảy, táo bón và đau đầu. 

Bismuth subsalicylate: Có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày nhưng có thể gây táo bón, làm sẫm màu lưỡi và phân.

Các thuốc hỗ trợ làm giảm triệu chứng đau, khó chịu ở dạ dày như: thuốc giảm đau co thắt, thuốc trung hòa axit dịch vị…

Phương pháp điều trị phổ biến nhất cho nhiễm trùng HP là kết hợp thuốc ức chế bơm proton (PPI) để giảm sản xuất axit dạ dày và hai loại kháng sinh.

Thời gian điều trị vi khuẩn HP bao lâu tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Nhưng thông thường các phác đồ điều trị HP dạ dày có thời gian dùng thuốc từ 7 đến 14 ngày. Điều quan trọng là phải dùng hết tất cả các loại thuốc để đảm bảo vi khuẩn được kiểm soát hoàn toàn.

1. Tham khảo phác đồ điều trị HP bằng thuốc 

Điều trị vi khuẩn HP thường dựa trên các phác đồ kết hợp thuốc kháng sinh và thuốc ức chế bơm proton (PPI), giúp tiêu diệt vi khuẩn, giảm tiết axit dạ dày và hỗ trợ phục hồi niêm mạc tổn thương. Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và mức độ kháng thuốc, bác sĩ có thể chỉ định các phác đồ khác nhau như phác đồ 3 thuốc, phác đồ 4 thuốc có hoặc không có Bismuth, hay phác đồ nối tiếp, phác đồ cứu vãn.

Việc tuân thủ phác đồ điều trị đúng liều lượng, thời gian và kết hợp xét nghiệm kiểm tra sau điều trị là yếu tố quan trọng để đạt hiệu quả cao, giảm nguy cơ tái phát và hạn chế tình trạng kháng thuốc.

  Để tìm hiểu chi tiết từng phác đồ, liều dùng cụ thể và lưu ý quan trọng trong điều trị HP, bạn có thể tham khảo bài viết: Phác đồ điều trị hp dạ dày Bộ Y tế

2. Vấn đề có thể gặp phải khi điều trị HP bằng thuốc 

2.1. Tác dụng phụ 

Sử dụng các loại thuốc trong phác đồ điều trị vi khuẩn HP dạ dày, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ như sau:

– Tác dụng phụ của thuốc kháng sinh: Khi sử dụng thuốc kháng sinh, người bệnh có thể gặp một số tác dụng nhẹ như: cảm thấy mệt, tiêu chảy, có vị kim loại trong miệng, buồn nôn.

– Tác dụng phụ của thuốc PPI: Nhóm thuốc này thường được dung nạp tốt (có ít hoặc tác dụng phụ nhẹ), nhưng có thể gây tiêu chảy, táo bón, đau đầu, đau bụng, chóng mặt, phát ban, cảm thấy mệt.

– Tác dụng phụ của thuốc bảo vệ dạ dày: Một số tác dụng phụ của thuốc Bismuth bạn có thể gặp khi dùng thuốc là: đau bụng, buồn nôn, phân đen, nôn mửa, tiêu chảy, chóng mặt, nhức đầu…

2.2. Tình trạng kháng thuốc kháng sinh

Tình trạng kháng kháng sinh của vi khuẩn HP ngày càng trở nên nghiêm trọng, với tỷ lệ kháng các loại kháng sinh chính như Metronidazole, Clarithromycin, và Amoxicillin không ngừng gia tăng. Các dữ liệu từ nghiên cứu và thống kê cho thấy:

  • Metronidazole: 47,22%.
  • Clarithromycin: 19,47%.
  • Amoxicillin: 14,67%. 
Tỷ lệ vi khuẩn HP kháng thuốc kháng sinh ngày càng tăng cao. 

Tỷ lệ vi khuẩn HP kháng thuốc kháng sinh ngày càng tăng cao.

Tình trạng HP kháng thuốc đang gia tăng không chỉ tại Việt Nam mà còn trên toàn thế giới, đặc biệt là ở khu vực châu Á. Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ việc lạm dụng kháng sinh không kiểm soát trong điều trị các bệnh khác, dẫn đến việc các loại thuốc này mất hiệu quả khi sử dụng để diệt trừ HP. Việc đối phó với kháng thuốc HP cần sự phối hợp chặt chẽ giữa bác sĩ và người bệnh, đồng thời cần có những chiến lược kiểm soát sử dụng kháng sinh hợp lý hơn.

3. Lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị HP

Khi sử dụng phác đồ điều trị HP bằng thuốc ở trên, người bệnh cần tuân thủ và thực hiện những lưu ý dưới đây để có hiệu quả điều trị tốt nhất, tránh tình trạng kháng thuốc đồng thời ngăn ngừa vi khuẩn HP tái phát.

Tuân thủ phác đồ điều trị

–  Tuân thủ phác đồ điều trị vi khuẩn HP với nhiều thuốc kết hợp, sử dụng đúng liều lượng, thời gian quy định của bác sĩ, giúp điều trị vi khuẩn HP hiệu quả đồng thời ngăn chặn vi khuẩn tái phát gây khó khăn cho việc điều trị về sau.

– Việc sử dụng sai phác đồ, dùng không đúng thuốc trị vi khuẩn HP có thể mang lại hậu quả nghiêm trọng, trong đó có hiện tượng kháng thuốc của vi khuẩn gây khó khăn trong điều trị.

Xét nghiệm kiểm tra hiệu quả sau điều trị

Sau mỗi đợt dùng thuốc, người bệnh cần thực hiện xét nghiệm kiểm tra lại để xác định hiệu quả của mỗi phác đồ điều trị HP. Các phương pháp xét nghiệm phổ biến là xét nghiệm hơi thở, xét nghiệm phân hoặc nội soi dạ dày. Nếu kiểm tra cho thấy vi khuẩn HP chưa được loại trừ, người bệnh được bác sĩ chỉ định với một liệu pháp điều trị khác.

  Tìm hiểu chi tiết hơn tại: Kiểm tra HP sau điều trị

Chế độ ăn uống và sinh hoạt hỗ trợ

Trong quá trình điều trị, người bệnh nên:

  • Ăn uống lành mạnh, tránh đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ hoặc các thực phẩm gây kích ứng dạ dày.
  • Nghỉ ngơi đầy đủ, tránh căng thẳng để hỗ trợ quá trình hồi phục.
  • Uống thuốc đúng giờ, đúng liều theo chỉ dẫn.

Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thêm thuốc hoặc phương pháp khác

– Cần có sự chỉ định của bác sĩ khi muốn sử dụng thêm thuốc hoặc có phương pháp hỗ trợ điều trị khác.

– Tuyệt đối không sử dụng  các kit dạ dày chứa Tinidazole, PPI, Clarithromycin để điều trị và tiêu diệt vi khuẩn HP dạ dày.

Người nhiễm HP cần tuân thủ theo đúng chỉ định điều trị của bác sĩ. 

Người nhiễm HP cần tuân thủ theo đúng chỉ định điều trị của bác sĩ.

Ngoài ra, bạn có thể uống thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel để giảm nhanh các triệu chứng khó chịu của đau dạ dày. Với thành phần chính là hoạt chất almagate, thuốc dạ dày chữ Y có tác dụng trung hòa axit dạ dày. 

Mặt khác, Yumangel được bào chế dạng hỗn dịch nên giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày. Vì vậy chỉ sau 5-10 phút sử dụng, các triệu chứng như đau thượng vị, buồn nôn, đầy bụng, ợ hơi, ợ chua, ợ nóng… sẽ nhanh chóng thuyên giảm.

II. Hỗ trợ chữa trị HP dạ dày bằng thuốc Đông y

Theo y học cổ truyền, nhiễm vi khuẩn HP dạ dày thuộc chứng vị quản thống thể tỳ vị thấp nhiệt. Nguyên nhân khiến vi khuẩn có thể xâm nhập vào cơ thể là do chức năng tạng phủ bị suy yếu.

Để điều trị, Đông y sẽ tác động sâu vào trong căn nguyên gây bệnh, cải thiện chức năng tỳ vị, tăng sức đề kháng, đồng thời cải thiện dần triệu chứng bệnh. Thông thường, y học cổ truyền dùng các bài thuốc, kết hợp từ các vị dược liệu có tính kháng sinh thực vật và những vị thuốc bổ trợ cho sức khỏe tiêu hóa nói riêng, sức khỏe tổng thể người bệnh nói chung.

Dưới đây là 5 bài thuốc Đông y chữa HP dạ dày người bệnh có thể tham khảo và áp dụng:

1. Bài thuốc số 1

Bài thuốc số 1 có tên gọi là “Sài hồ sơ can thang gia giảm”. Không chỉ hiệu quả trong điều trị HP dạ dày, người bị viêm dạ dày, đau dạ dày do căng thẳng lo âu kéo dài cũng có thể áp dụng bài thuốc này.

– Nguyên liệu: 12g sài hồ, 8g xuyên khung, 6g cam thảo, 8g chỉ xác, 8g thanh bì, 12g bạch thược, 10g lá khô.

– Cách dùng: Sắc hoặc làm hoàn uống. Nếu sắc ngày 1 thang, chia uống 3 lần. Uống khi thuốc còn ấm. Hoặc hoàn viên bằng hạt ngô đồng, ngày uống 2 lần, mỗi lần 15 – 20 viên, uống với nước đun sôi còn ấm.

2. Bài thuốc số 2 

Bài thuốc số 2 có tên gọi là “Hóa can tiễn phối hợp Tả kim hoàn gia giảm? Người nhiễm HP dạ dày có thể sử dụng bài thuốc này khi bị đau thượng vị nhiều kèm cảm giác nóng rát, ợ hơi, ợ chua liên tục.

– Nguyên liệu: 10g thanh bì, 8g hoàng liên, 12g bạch thược, 7g ngô thù du, 8g trạch tả, 9g trần bì, 8g chi tử, 8g đan bì, 8g bối mấu.

Cách dùng: Ngày uống 1 thang, sắc uống 3 lần trong ngày.

Thuốc Đông y giúp hỗ trợ điều trị HP dạ dày hiệu quả. 

Thuốc Đông y giúp hỗ trợ điều trị HP dạ dày hiệu quả.

3. Bài thuốc số 3 

Bài thuốc số 3 áp dụng cho các trường hợp bệnh nhân nhiễm HP có các triệu chứng như đi ngoài phân đen, nôn ra máu, rêu lưỡi vàng

– Nguyên liệu: 12g sinh địa, 4g cam thảo, 12g bồ hoàng, 12g hoàng cầm, 12 trắc bá diệp, 12g a giao, 8g chi tử.

– Cách dùng: Ngày uống 1 thang, sắc uống 3 lần trong ngày.

4. Bài thuốc số 4

“Tứ quân tử thang gia giảm” là tên của bài thuốc số 4. Nếu nhiễm HP gây viêm dạ dày khiến người bệnh bị mệt mỏi, môi nhợt, tay chân lạnh thì sử dụng bài thuốc có thể hiệu quả.

– Nguyên liệu: 12g đan sâm, 16g hoàng kỳ, 12g bạch truật, 8g a giao, 12g phục linh, 8g tây thảo, 6g cam thảo.

– Cách dùng: Ngày uống 1 thang, sắc uống 3 lần trong ngày.

5. Bài thuốc số 5

Áp dụng cho trường hợp bệnh nhân nhiễm HP dẫn đến viêm dạ dày kèm nôn nhiều, nôn ra nước trong, người mệt mỏi, đầy bụng, sợ lạnh. Bài thuốc này có tên là “Hoàng kỳ kiến trung thang gia giảm”.

– Nguyên liệu: 10g quế chi, 8g đại táo, 8g bạch thược, 16g hoàng kỳ, 6g can khương, 8g hương phụ, 6g cao lương khương.

– Cách dùng: Ngày uống 1 thang, sắc uống 3 lần trong ngày.

Lưu ý khi sử dụng các bài thuốc Đông y chữa HP dạ dày:

  • Tham khảo và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng bất kỳ bài thuốc Đông y chữa HP dạ dày nào.
  • Khi sử dụng thuốc Đông y chữa HP, cần tuân thủ mọi chỉ định từ các y bác sĩ.
  • Các bài thuốc Đông y chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị vi khuẩn HP, không thể tiêu diệt tận gốc vi khuẩn này. Vì vậy nếu sau một thời gian áp dụng triệu chứng nhiễm HP không cải thiện, người bệnh nên đi khám bác sĩ để được điều trị dứt điểm.

III. Hỗ trợ chữa vi khuẩn HP dạ dày bằng cây thuốc Nam

Các bài thuốc Nam từ các loại thảo dược tự nhiên từ lâu đã được ông cha ta sử dụng ức chế hoạt động của vi khuẩn HP, từ đó ngăn ngừa và giảm nguy cơ bị các bệnh liên quan đến dạ dày hiệu quả.

Khi được chẩn đoán nhiễm trùng HP, người bệnh có thể tham khảo ý kiến bác sĩ một số bài thuốc Nam dân gian dưới đây để loại bỏ vi khuẩn HP:

1. Cây thuốc dạ cẩm

Theo Đông y, cây thuốc Nam dạ cẩm có vị ngọt, hơi đắng nhưng tính bình. Loại cây này có nhiều công dụng cho sức khỏe như tiêu viêm, giải độc, thanh nhiệt. Vì vậy, dân gian thường sử dụng dạ cẩm trong bài thuốc chữa trị vi khuẩn HP, đau dạ dày, viêm họng và nhiệt miệng.

Các nghiên cứu hiện đại cho thấy, dạ cẩm có chứa các chất như saponin, alkaloid và anthraglycosid rất hiệu quả trong việc ức chế vi khuẩn HP và một số vi khuẩn gây hại khác.

Cách sử dụng cây dạ cẩm chữa trị vi khuẩn HP như sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị khoảng 20 – 40g cây dạ cẩm.
  • Bước 2: Rửa sạch cây dạ cẩm sau đó đem sắc hoặc hãm tương tự như trà.
  • Bước 3: Chia làm 2 lần uống, nên uống trước khi ăn.

<yoastmark class=

2. Cây thuốc nam chè dây

Hàm lượng Tanin và flavonoid dồi dào trong cây thuốc chè dây có khả năng diệt khuẩn và tiêu viêm. Dùng loại thảo dược này có thể tiêu diệt vi khuẩn HP, trung hòa axit trong dạ dày, làm lành các ổ loét, từ đó cải thiện hiệu quả tình trạng viêm loét dạ dày tá tràng.

Cách sử dụng:

  • Bước 1: Chuẩn bị khoảng 10 – 15g lá chè dây khô hoặc sử dụng chè dây tươi. Nếu dùng chè dây tươi cần rửa sạch, phơi khô cho đến khi chè xoăn góc có màu hơi vàng. 
  • Bước 2: Cho chè dây vào hãm cùng 100ml nước sôi bằng ấm trà trong vòng 10 phút.
  • Bước 3: Uống nước chè dây trước bữa sáng 10 phút. Dùng liên tục 15 – 20 ngày giúp ức chế hoạt động của vi khuẩn HP.

3. Cây thuốc lá mơ

Hoạt chất Sulfur dimethyl disulphide tìm thấy trong lá mơ có tác dụng chống viêm, kháng sinh. Vì vậy, sử dụng lá mơ không chỉ giúp diệt trừ vi khuẩn HP mà còn có thể giảm những vết loét trong dạ dày.

Cách điều trị HP dạ dày bằng lá mơ như sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị 15 lá mơ tươi.
  • Bước 2: Giã lá mơ lấy nước cốt hoặc cho vào hãm/đun cùng 200ml nước.
  • Bước 3: Uống nước lá mơ 1-2 lần/ngày.

4. Cây lá khôi

Đông y xem cây lá khôi như một vị thuốc trong các bài thuốc để trị các bệnh liên quan đến dạ dày. 

Các nghiên cứu cho thấy, hoạt chất glycosid và tanin trong cây lá khô có khả năng ức chế bài tiết axit do vi khuẩn HP gây ra. Nhờ vậy giúp giảm cơn đau do dạ dày co bóp, hỗ trợ cải thiện các triệu chứng như ợ nóng, ợ hơi, nóng rát,…

Cách sử dụng cây lá khôi tiêu diệt HP dạ dày:

  • Bước 1: Rửa sạch 100g cây lá khôi.
  • Bước 2: Cho lá khôi vào nồi hoặc ấm đun sôi nhỏ lửa với 200ml nước. Thời gian đun khoảng 10-15 phút.
  • Bước 3: Chia nước lá khôi thu được làm 2-3 lần và uống hết trong ngày.

<yoastmark class=

5. Cây thuốc hoàng liên

Theo các tài liệu Đông y, cây hoàng liên có công dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu sưng, tiêu viêm, kiện tỳ. Cây thuốc nam này thường được sử dụng trong nhiều bài thuốc chữa đau dạ dày, dạ dày co thắt, tả lị, ho khan và hỗ trợ tiêu hóa, giảm căng thẳng.

Theo y học hiện đại, nhiều dược chất trong cây hoàng liên có khả năng kháng vi khuẩn gram âm (bao gồm vi khuẩn HP) và vi khuẩn gram dương. Người bị nhiễm HP nên dùng cây thuốc này hàng ngày trong khoảng 2 – 3 tuần mang lại hiệu quả tốt nhất.

6. Lá vối

Lá vối rất giàu chất tanin – hoạt chất này có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày rất tốt khỏi các tác nhân gây hại, bao gồm cả vi khuẩn HP. Mặt khác, tanin trong lá vối còn hỗ trợ chống oxy hóa nên thường được sử dụng để hỗ trợ người bị nhiễm trùng HP.

Cách sử dụng: 

  • Bước 1: Chuẩn bị 1 lượng lá vối phơi khô vừa đủ.
  • Bước 2: Rửa sạch lá vối rồi cho hãm với nước sôi trong khoảng 10 phút.
  • Bước 3: Nên uống khi còn ấm để cơ thể hấp thu các dưỡng chất trong lá vối được tốt nhất.

Sử dụng cây thuốc Nam chữa HP dạ dày được đánh giá cao về độ an toàn, lành tính và dễ thực hiện. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, trước khi áp dụng cách điều trị HP bằng cây thuốc Nam, người bệnh cần lưu ý: 

– Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng bất kỳ cây thuốc nào, đặc biệt là khi bạn đang áp dụng cách chữa HP bằng thuốc Tây y. Tuân thủ chỉ định sử dụng của bác sĩ về loại cây thuốc, liều dùng và thời gian. 

– Thành phần trong cây thuốc Nam chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị HP dạ dày, không thể loại bỏ triệt để vi khuẩn này.

– Tác dụng của các bài thuốc Nam chữa HP dạ dày cũng phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người.

– Bài thuốc Nam chữa HP dạ dày chỉ phù hợp với những người có triệu chứng bệnh nhẹ hoặc mới bị bệnh. Trường hợp nhiễm HP nặng và nghiêm trọng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có phương pháp chữa trị hiệu quả nhất.

IV. Hỗ trợ điều trị vi khuẩn HP bằng thực phẩm

Bên cạnh các cách điều trị HP ở trên, người bệnh cũng nên chú ý đến chế độ ăn uống hàng ngày để hỗ trợ loại bỏ HP nhanh chóng hơn. Theo đó, bên cạnh chế độ ăn uống đa dạng, đủ dinh dưỡng và khoa học, người bệnh nên chú ý tăng cường bổ sung các thực phẩm có đặc tính kháng khuẩn có thể có lợi đối với HP dưới đây.

1. Probiotics

Probiotics, đặc biệt là các chủng Lactobacillus và Bifidobacterium đã cho thấy triển vọng trong việc ức chế sự phát triển của vi khuẩn HP. 

Ăn thực phẩm lên men hoặc dùng thực phẩm bổ sung probiotic có thể tăng cường sức khỏe đường ruột và có khả năng làm giảm tác dụng phụ của thuốc kháng sinh. Một số thực phẩm giàu probiotic gồm: sữa chua, kim chi, nấm sữa Kefir, dưa bắp cải, tempeh đậu nành, miso, dưa chuột muối…

Thực phẩm giàu Probiotics giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn HP.

Thực phẩm giàu Probiotics giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn HP.

2. Trà xanh

Trà xanh chứa catechin có tác dụng kháng khuẩn. Uống trà xanh thường xuyên có thể làm giảm sự xâm chiếm của vi khuẩn HP trong đường tiêu hóa.

Một số thông tin khác cho rằng, trà xanh chứa nhiều chất chống oxy hóa và chất dinh dưỡng. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng các hợp chất chống oxy hóa chính trong trà xanh, catechin giúp ức chế sự phát triển của HP.

3. Mật ong 

Mật ong có đặc tính kháng khuẩn và được con người sử dụng làm thuốc từ xa xưa. Một nghiên cứu cũ hơn cho thấy mật ong Manuka ngăn chặn sự phát triển của H.pylori trong tế bào biểu mô dạ dày.

Các nghiên cứu khác đã chứng minh rằng, mật ong có chất chống H.pylori, nhưng cần có nhiều nghiên cứu trên động vật và thử nghiệm lâm sàng hơn để đánh giá hiệu quả của mật ong như một phương pháp điều trị bổ sung hoặc thay thế.

5. Tỏi

Tỏi đã được nhiều nghiên cứu chứng minh là có tác dụng kháng khuẩn đối với nhiều loại mầm bệnh, bao gồm cả H.pylori. Ăn tỏi thường xuyên có thể hỗ trợ cơ thể chống lại nhiễm trùng HP.

Mât ong và trà xanh đều có khả năng chống lại vi khuẩn HP dạ dày. 

Mât ong và trà xanh đều có khả năng chống lại vi khuẩn HP dạ dày.

6. Mầm bông cải xanh

Sulforaphane – một hợp chất được tìm thấy nhiều trong mầm bông cải xanh đã được chứng minh là có khả năng tiêu diệt H. pylori.

Các nghiên cứu cũ hơn được thực hiện đã chứng minh tác dụng có lợi của sulforaphane đối với vi khuẩn H.pylori, viêm dạ dày. Việc đưa mầm bông cải xanh vào chế độ ăn uống có thể là một cách tự nhiên để chống lại loại vi khuẩn này.

7. Rễ cam thảo

Rễ cam thảo đã chứng minh được khả năng ức chế sự phát triển của HP. Thảo dược này cũng có thể giúp chữa lành vết loét dạ dày, mang lại lợi ích kép.

Một đánh giá năm 2020 cho thấy, rễ cam thảo làm tăng tỷ lệ diệt trừ H.pylori và có tác dụng kháng khuẩn. Rễ cam thảo cũng có thể giúp ngăn ngừa H.pylori bám vào thành tế bào và thúc đẩy quá trình lành vết loét. 

8. Nha đam

Theo một nghiên cứu năm 2019, gel lô hội (nha đam) có cả đặc tính kháng khuẩn và chống oxy hóa. Nha đam là một phương thuốc thảo dược được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau, bao gồm:

  • Điều trị táo bón.
  • Giải độc. 
  • Sức khỏe tiêu hóa.
  • Chữa lành vết thương.

Trong một nghiên cứu năm 2022, gel từ bên trong lá của cây lô hội đã ức chế hiệu quả sự phát triển của các chủng H.pylori. Điều này cho thấy lô hội có thể có hiệu quả chống nhiễm trùng H.pylori khi kết hợp với kháng sinh.

Gel nha đam có khả năng ức chế hiệu quả sự phát triển của các chủng H.pylori. 

Gel nha đam có khả năng ức chế hiệu quả sự phát triển của các chủng H.pylori.

9. Dầu ô liu

Dầu ô liu nguyên chất chứa các hợp chất có hoạt tính kháng khuẩn chống lại H.pylori . Sử dụng dầu ô liu trong nấu ăn có thể là một phương thuốc tự nhiên giúp giảm nhiễm trùng HP.

10. Nghệ

Curcumin – hợp chất hoạt tính trong nghệ, có đặc tính chống viêm và kháng khuẩn mạnh. Các nghiên cứu cho thấy, nghệ có thể giúp giảm viêm do nhiễm trùng H.pylori và ức chế sự phát triển của vi khuẩn.

11. Nước ép nam việt quất

Nước ép nam việt quất nổi tiếng với khả năng ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu, nhưng nó cũng có lợi ích tiềm tàng chống lại H.pylori.

Hàm lượng hợp chất phenolic cao trong nam việt quất có thể ức chế sự bám dính của H.pylori vào niêm mạc dạ dày. Do đó, hỗ trợ làm giảm khả năng gây nhiễm trùng của nó

12. Dầu hạt đen

Dầu hạt đen có nguồn gốc từ hạt của Nigella sativa, đã được sử dụng trong y học cổ truyền trong nhiều thế kỷ. Tính chất kháng khuẩn và chống viêm của nó có thể giúp chống lại nhiễm trùng HP.

13. Gừng

Gừng chứa gingerol, một hợp chất có tác dụng chống viêm và kháng khuẩn. Ăn gừng hoặc bổ sung gừng vào các món ăn hàng ngày có thể giúp giảm lượng vi khuẩn H.pylori và làm giảm các triệu chứng đường tiêu hóa.

Gừng chứa gingerol, một hợp chất có tác dụng chống viêm và kháng khuẩn. 

Gừng chứa gingerol, một hợp chất có tác dụng chống viêm và kháng khuẩn.

14. Quả lựu 

Quả lựu giàu chất chống oxy hóa và có đặc tính kháng khuẩn mạnh. Việc ăn quả lựu  có thể hỗ trợ ức chế sự phát triển của vi khuẩn H.pylori , góp phần tạo nên môi trường dạ dày khỏe mạnh hơn.

15. Nước ép bắp cải

Nước ép bắp cải được biết đến với đặc tính chữa lành vết loét, chủ yếu là do hàm lượng vitamin U (S-methylmethionine) cao. Hợp chất này còn có thể giúp tăng cường niêm mạc dạ dày và có thể hỗ trợ chữa lành vết loét do nhiễm H.pylori .

Điều trị HP dạ dày là điều không phải dễ dàng khi tình trạng kháng thuốc ngày càng cao nhưng không phải là không thể. Muốn đạt được hiệu quả điều trị như mong muốn, đòi hỏi người bệnh cần phải kết hợp và tuân thủ chặt chẽ các chỉ định của bác sĩ. Khi uống thuốc đúng loại, đủ liều và đủ thời gian kết hợp với ăn uống sinh hoạt khoa học, vi khuẩn HP sẽ sớm được tiêu diệt hoàn toàn. Ngược lại nếu tự ý ngưng sử dụng thuốc hoặc không tuân thủ điều trị sẽ rất dễ xảy ra hiện tượng kháng thuốc, lờn thuốc, gây khó khăn trong việc điều trị

Tài liệu tham khảo:

https://utswmed.org/medblog/h-pylori-gut-bacteria-gastritis/

https://www.msdmanuals.com/home/digestive-disorders/gastritis-and-peptic-ulcer-disease/helicobacter-pylori-infection

https://www.verywellhealth.com/h-pylori-infection-8712637

https://soyte.sonla.gov.vn/tiep-can-thong-tin/phac-do-dieu-tri-vi-khuan-hp-da-day-moi-nhat-cua-bo-y-te-537739

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu

Dược sĩ

Nguyễn Thị Thu

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.

Bùi Thị Hoa - Tốt nghiệp Khoa Báo chí - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội niên khóa 2003 - 2007. Cô có 17 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới sức khỏe, làm đẹp,...

0/5 (0 lượt bình chọn)

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *