Giải đáp thắc mắc: Mẹ bị HP con có bị không?

Nhiều bà mẹ lo lắng và tự hỏi Mẹ bị HP con có bị không? Bài viết dưới đây Yumangel sẽ giúp bạn hiểu rõ về khả năng lây nhiễm vi khuẩn HP từ mẹ sang con trong thai kỳ và sau khi sinh. Đồng thời cung cấp các biện pháp phòng tránh hiệu quả để bảo vệ sức khỏe cho trẻ. 

I. Mẹ bầu nhiễm HP có lây sang thai nhi không?

Tỷ lệ lây nhiễm HP từ mẹ sang thai nhi gần như bằng 0

Tỷ lệ lây nhiễm HP từ mẹ sang thai nhi gần như bằng 0

Theo các nghiên cứu y khoa, có đến 46% phụ nữ mang thai nhiễm vi khuẩn HP và đây cũng là đối tượng dễ nhiễm vi khuẩn HP nhất do sự thay đổi về hormon, sức đề kháng…trong thai kỳ. Vậy, với tỷ lệ nhiễm HP cao như vậy thì liệu có ảnh hưởng đến thai nhi hay không?

Mặc dù tỷ lệ nhiễm HP ở mẹ bầu cao nhưng theo các nghiên cứu y tế, khả năng lây nhiễm từ mẹ sang thai nhi là rất thấp. Lý do là bởi hàng rào nhau thai đóng vai trò bảo vệ, ngăn chặn phần lớn vi khuẩn và tác nhân gây bệnh từ máu mẹ truyền sang thai nhi, trong đó có vi khuẩn HP.

Tỷ lệ ghi nhận các trường hợp HP lây từ mẹ sang thai nhi rất hiếm, gần như bằng 0 trong điều kiện bình thường. Nó chỉ xảy ra nếu mẹ bị nhiễm HP nặng kèm với các vấn đề sức khỏe khác như nhiễm trùng toàn thân hoặc suy giảm miễn dịch.

II. Mẹ bị HP con có bị không?

Tỷ lệ lây nhiễm HP từ mẹ sang thai nhi gần như bằng 0, vậy điều này còn giữ nguyên khi trẻ được sinh ra? Mẹ nhiễm vi khuẩn Hp có lây sang con hay không? Tìm câu trả lời dưới đây.

1. Tỷ lệ lây nhiễm vi khuẩn HP từ mẹ sang con

Tỷ lệ lây nhiễm vi khuẩn HP từ mẹ sang con cao hơn so với các thành viên khác trong gia đình

Tỷ lệ lây nhiễm vi khuẩn HP từ mẹ sang con cao hơn so với các thành viên khác trong gia đình

Theo các nghiên cứu, vi khuẩn H. pylori có thể lây truyền qua nước bọt, dịch tiết, thực phẩm, hoặc nước uống bị nhiễm khuẩn, và nguy cơ tăng cao trong các gia đình đông người, điều kiện vệ sinh kém, đặc biệt ở các nước đang phát triển.

Nghiên cứu cho thấy mẹ thường là nguồn lây chính trong gia đình, với tỷ lệ dương tính cao hơn so với cha. Cụ thể, một nghiên cứu tại Nhật Bản cho thấy 85,7% các bà mẹ của trẻ nhiễm H. pylori có kết quả xét nghiệm dương tính, trong đó 69% mang chủng DNA giống hệt với trẻ. Trong khi chỉ 17% các ông bố có cùng chủng vi khuẩn.

Tại Brazil, tỷ lệ nhiễm ở mẹ (81%) và anh chị em ruột (76%) cao hơn đáng kể so với cha, chứng minh rằng sự lây nhiễm thường đến từ tiếp xúc gần gũi với mẹ – người thường xuyên chăm sóc trẻ.

Đáng chú ý, đỉnh điểm lây nhiễm thường xảy ra trong năm đầu tiên hoặc năm thứ năm của cuộc đời trẻ, khi hệ miễn dịch còn yếu và trẻ tiếp xúc nhiều với mẹ. Mặc dù không thể loại trừ hoàn toàn nguy cơ lây từ các nguồn khác.

2. Khả năng lây nhiễm

Vi khuẩn H. pylori có khả năng lây nhiễm từ mẹ sang con qua nhiều con đường

Vi khuẩn H. pylori có khả năng lây nhiễm từ mẹ sang con

Vi khuẩn H. pylori có khả năng lây nhiễm từ mẹ sang con qua nhiều con đường, trong đó chủ yếu là tiếp xúc gần gũi trong sinh hoạt hàng ngày.

Tiếp xúc trực tiếp

  • Tiếp xúc qua nước bọt: Mẹ và trẻ thường có các hành động gần gũi như hôn, dùng chung thìa, đũa, hoặc cho trẻ ăn trực tiếp từ miệng mẹ. Đây là con đường lây truyền chính vì H. pylori tồn tại trong nước bọt và dễ dàng truyền sang trẻ.
  • Thời gian tiếp giữa mẹ và con: Mẹ thường dành nhiều thời gian chăm sóc và tiếp xúc với trẻ hơn các thành viên khác, đặc biệt trong các hoạt động như cho trẻ ăn, dỗ ngủ, hay vệ sinh cá nhân. Hơn nữa, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường có hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh, dễ bị nhiễm khuẩn khi tiếp xúc với nguồn lây. Những yếu tố này khiến khả năng lây nhiễm H. pylori từ mẹ sang con cao hơn so với cha hoặc các thành viên khác trong gia đình.

Vệ sinh kém

  • Điều kiện vệ sinh kém: Ở các gia đình có đông người và vệ sinh chưa đảm bảo, nguy cơ lây nhiễm cao hơn do sự tiếp xúc chung với nguồn thực phẩm hoặc nước uống bị nhiễm vi khuẩn.
  • Yếu tố môi trường sống: Môi trường sống đông đúc, thiếu vệ sinh góp phần làm tăng nguy cơ nhiễm H. pylori.

» Tìm hiểu thêm: Vi khuẩn HP lây qua đường nào?

III. Cách phòng tránh lây nhiễm HP cho trẻ từ mẹ

Việc giữ gìn vệ sinh, hạn chế tiếp xúc gần không cần thiết, và đảm bảo môi trường sống sạch sẽ là những biện pháp quan trọng giúp giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm H. pylori từ mẹ sang con.

1. Vệ sinh cá nhân và chăm sóc sức khỏe

Vệ sinh cá nhân và chăm sóc sức khỏe phòng tránh lây nhiễm HP từ mẹ sang con

Vệ sinh cá nhân và chăm sóc sức khỏe phòng tránh lây nhiễm HP từ mẹ sang con

Đảm bảo vệ sinh cá nhân là cách cơ bản nhưng hiệu quả để giảm nguy cơ lây nhiễm H. pylori:

Mẹ cần rửa tay sạch sẽ trước khi cho con bú, chuẩn bị thức ăn hoặc chăm sóc trẻ, đặc biệt sau khi đi vệ sinh. Với mẹ đang cho con bú, lưu ý vệ sinh sạch sẽ tay, bầu vú và các dụng cụ liên quan như máy hút sữa…

Sử dụng các vật dụng ăn uống riêng biệt cho mẹ và trẻ, tránh dùng chung thìa, đũa, hoặc ly.

Đảm bảo vệ sinh sạch sẽ đồ chơi, núm vú giả, và các vật dụng mà trẻ tiếp xúc.

2. Điều trị HP cho mẹ

Nếu mẹ được chẩn đoán nhiễm H. pylori, việc điều trị theo đúng phác đồ của bác sĩ là điều cần thiết. Điều trị kịp thời không chỉ giúp mẹ cải thiện sức khỏe mà còn giảm nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn sang con. Mẹ có thể cân nhắc điều trị trước hoặc sau giai đoạn mang thai tùy vào tình trạng sức khỏe và chỉ định của bác sĩ.

3. Chế độ dinh dưỡng hợp lý và tăng cường miễn dịch

Một chế độ dinh dưỡng giàu vitamin và khoáng chất không chỉ tốt cho mẹ mà còn giúp trẻ tăng cường sức đề kháng. Mẹ cần bổ sung các thực phẩm giàu dinh dưỡng, đồng thời khuyến khích trẻ bú mẹ vì sữa mẹ chứa nhiều kháng thể tự nhiên, hỗ trợ bảo vệ trẻ khỏi các tác nhân gây bệnh, bao gồm H. pylori.

4. Tránh hoặc hạn chế tiếp xúc gần gũi

Tránh hoặc hạn chế tiếp xúc gần gũi tránh lây hp từ mẹ sang con

Tránh hoặc hạn chế tiếp xúc gần gũi

  • Việc hạn chế tiếp xúc gần không cần thiết giữa mẹ và trẻ, đặc biệt với dịch tiết như nước bọt, là biện pháp quan trọng trong việc ngăn chặn vi khuẩn lây lan.
  • Mẹ nên tránh hôn trẻ trực tiếp lên miệng hoặc má, đặc biệt khi đang nhiễm H. pylori hoặc chưa điều trị dứt điểm.
  • Thói quen nhai thức ăn cho trẻ hoặc dùng miệng để kiểm tra nhiệt độ đồ ăn cũng cần được loại bỏ, vì đây là những con đường dễ dàng lây truyền vi khuẩn.
  • Đảm bảo không để trẻ tiếp xúc với dịch tiết từ mẹ như nước bọt hoặc chất nôn.

» Đừng bỏ qua: Mẹ bị HP có nên cho con bú không?

5. Khám sức khỏe định kỳ

Cả mẹ và trẻ cần được thăm khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm các dấu hiệu nhiễm H. pylori. Nếu trẻ có dấu hiệu tiêu hóa bất thường như đau bụng hoặc buồn nôn, cần đưa trẻ đi khám ngay để kiểm tra và điều trị kịp thời. Các đợt khám định kỳ không chỉ giúp giám sát sức khỏe mà còn là cơ hội để mẹ nhận được những tư vấn cần thiết từ bác sĩ về cách chăm sóc trẻ tốt hơn.

Như vậy, thắc mắc mẹ bị HP con có bị không đã được giải đáp một cách rõ ràng. Vi khuẩn H. pylori có khả năng lây truyền từ mẹ sang con qua các con đường tiếp xúc gần gũi hoặc qua môi trường sống chung, đặc biệt khi điều kiện vệ sinh không đảm bảo. Tuy nhiên, việc áp dụng các biện pháp phòng tránh như duy trì vệ sinh cá nhân, hạn chế tiếp xúc không cần thiết, và điều trị sớm cho mẹ có thể giảm thiểu đáng kể nguy cơ lây nhiễm. Sự chủ động chăm sóc sức khỏe từ mẹ chính là yếu tố quan trọng nhất để bảo vệ trẻ khỏi các nguy cơ tiềm ẩn, đồng thời đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh và an toàn cho con yêu.

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu

Dược sĩ

Nguyễn Thị Thu

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.

Bùi Thị Hoa - Tốt nghiệp Khoa Báo chí - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội niên khóa 2003 - 2007. Cô có 17 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới sức khỏe, làm đẹp,...

0/5 (0 lượt bình chọn)

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *