Skip to main content

Bệnh dạ dày có lây không? 3 con đường lây nhiễm

Tác giả: Đinh Thị Hiền

Tham vấn y khoa: Nguyễn Thị Thu

Bệnh dạ dày có lây không? Đây là thắc mắc của đa số những người bị dạ dày và người có người thân mắc bệnh này. Trên thực tế, bệnh dạ dày có tỷ lệ bị lây nhưng không hoàn toàn. Cụ thể, chỉ người nào bị bệnh dạ dày do vi khuẩn HP/Helicobacter Pylori thì mới có khả năng lây. Vậy bệnh dạ dày HP có thể lây khi nào? Cùng Yumangel tìm hiểu trong bài viết này nhé! 

I. Bệnh dạ dày gồm những bệnh gì? 

Trước khi đi vào tìm hiểu sâu hơn về bệnh dạ dày có lây HP, trước tiên ta cần biết các loại bệnh dạ dày phổ biến. Theo thống kê từ bộ y tế, tỷ lệ người bệnh dạ dày ở Việt Nam rất cao, chiếm khoảng 26% dân số cả nước. Trong đó, lứa tuổi mắc bệnh dạ dày nhiều nhất là từ 40- 49 tuổi và nguyên nhân chủ yếu là do cơ thể bị nhiễm vi khuẩn HP.

Tuy nhiên, bên cạnh viêm dạ dày do vi khuẩn HP, còn rất nhiều bệnh dạ dày phổ biến khác như:

  • Viêm loét dạ dày – tá tràng: Xảy ra khi lớp niêm mạc dạ dày hay tá tràng bị bào mòn làm lộ ra các lớp bên dưới thành dạ dày hoặc thành ruột.
  • Viêm dạ dày HP: Khi như độ pH trong dạ dày không ổn định, sức đề kháng bị suy yếu, vi khuẩn HP sẽ phá vỡ lớp nhầy, tấn công niêm mạc dạ dày, gây tổn thương cho dạ dày.
  • Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD): Là tình trạng thức ăn và dịch vị có trong dạ dày bị đẩy ngược lên thực quản.
  • Xung huyết dạ dày/chảy máu dạ dày: Đây là biến chứng từ viêm loét dạ dày trong thời gian dài do bệnh nhân không điều trị.
  • Ung thư dạ dày: Là tình trạng các tế bào bên trong dạ dày phát triển một cách mất kiểm soát và bất thường, dẫn đến hình thành các khối u.
  • Polyp dạ dày: Đây là các khối tăng trưởng bất thường tạo thành những khối u từ lớp biểu mô lót trong của dạ dày.

Các triệu chứng thường gặp của bệnh dạ dày gồm:

  • Đau bụng trên thượng vị.
  • Chán ăn.
  • Ợ chua, ợ nóng, ợ hơi.
  • Đầy bụng, khó tiêu.
  • Buồn nôn hoặc nôn ra máu
  • Đại tiện phân đen hoặc ra máu.
Viêm loét dạ dày – tá tràng, trào ngược thực quản, viêm dạ dày HP là những bệnh lý dạ dày thường gặp.

II. Bệnh dạ dày có lây không?

Để biết chính xác bệnh dạ dày có lây không, chúng ta cần tìm hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh. Bệnh dạ dày do nhiều nguyên nhân gây ra, cụ thể là:

  • Do nhiễm vi khuẩn HP/Helicobacter pylori.
  • Chế độ ăn uống, sinh hoạt không điều độ.
  • Sử dụng nhiều bia, rượu, hút thuốc lá, các chất kích thích.
  • Stress, căng thẳng thần kinh kéo dài.
  • Dùng kéo dài một số loại thuốc như: aspirin, thuốc chống viêm không steroid, diclofenac…

Theo các bác sĩ, bệnh dạ dày có lây nhiễm không còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Cụ thể:

  • Với bệnh nhân bị bệnh dạ dày nguyên đơn thuần là do yếu tố sinh hoạt và ăn uống thì hoàn toàn không lây nhiễm cho người khác.
  • Với bệnh nhân bị bệnh dạ dày nguyên nhân do vi khuẩn HP dạ dày thì bệnh lại có thể lây nhiễm sang cho những người khác.

Vi khuẩn HP là một trong các nguyên nhân chính gây bệnh dạ dày. Theo thống kê, có tới 90% người mắc các bệnh về dạ dày là do nguyên nhân nhiễm vi khuẩn HP. Tuy nhiên trên thực tế ở một mẫu số rộng hơn thì lại có đến 70% dân số Việt Nam nhiễm vi khuẩn HP và chỉ 1 phần trong số đó phát triển thành viêm dạ dày.

Điều này xảy ra do thông thường, trong cơ thể con người, vi khuẩn HP cư trú ở lớp màng nhầy của dạ dày, tá tràng và ở yên trong đó. Chỉ khi gặp điều kiện thuận lợi vi khuẩn HP mới phá vỡ lớp nhầy, tấn công tới niêm mạc, làm tổn thương dạ dày và hình thành viêm dạ dày HP.

Sau khi hình thành viêm dạ dày HP thì vi khuẩn HP sẽ có khả năng lây truyền từ người nhiễm bệnh sang người không nhiễm bệnh khi tiếp xúc trực tiếp với nguồn nước, nước bọt, ăn uống chung hoặc dụng cụ y tế không đảm bảo vệ sinh. Để biết thêm thông tin chi tiết về các con đường lây truyền, bạn có thể tham khảo ở phần tiếp theo của bài viết

Bệnh dạ dày sẽ lây nhiễm khi nguyên nhân là do vi khuẩn HP gây ra.

III. Bệnh dạ dày HP sẽ lây nhiễm qua những con đường nào? 

Bệnh nhân cần nắm được con đường lây nhiễm của bệnh dạ dày do vi khuẩn HP để chủ động bảo vệ bản thân khỏi nguy cơ lây nhiễm. Theo nhiều nghiên cứu được đưa ra, bệnh dạ dày do vi khuẩn HP có thể lây lan qua 3 con đường như sau.

1. Miệng – miệng

Vi khuẩn HP lây nhiễm qua tuyến nước bọt, vì ngoài dạ dày, vi khuẩn HP còn tồn tại trong cả nước bọt của người bệnh.

Một người bình thường khỏe mạnh nếu tiếp xúc với nước bọt của người bệnh trực tiếp, gián tiếp hay bất kỳ hình thức nào đều có nguy cơ nhiễm loại vi khuẩn HP. Một số hoạt động tiếp xúc có nguy cơ lây nhiễm cao như: hôn, mớm cơm, dùng chung nước chấm, bát đũa, cốc…

2. Phân – miệng

Con đường lây nhiễm dạ dày HP này ít gặp hơn nhưng vẫn có khả năng xảy ra. Khi đại tiện, vi khuẩn HP trong đường ruột sẽ được đào thải ra ngoài cùng với phân. Nếu bệnh nhân vệ sinh không sạch sẽ, vi khuẩn HP có thể bám vào cơ thể. Khi người khỏe mạnh có tiếp xúc gần với người bệnh có thể vô tình lây nhiễm loại vi khuẩn này.

3. Dạ dày – miệng hoặc dạ dày – dạ dày

Vi khuẩn HP lây lan qua đường dạ dày – miệng hoặc dạ dày – dạ dày chủ yếu là do các dụng cụ y tế không được vệ sinh sạch sẽ và khử trùng đúng cách. Điều này sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn HP bám vào dụng cụ nội soi dạ dày và lây lan sang người khỏe mạnh bình thường.

Các con đường lây nhiễm của bệnh dạ dày.

IV. Cách phòng tránh lây nhiễm bệnh dạ dày HP

Vậy để hạn chế khả năng lây nhiễm của vi khuẩn HP, ta cần làm gì? Cách phòng tránh lây nhiễm bệnh dạ dày HP hiệu quả nhất chính là kiểm soát tốt các con đường lây nhiễm. Mặc dù việc tiếp xúc là điều khó tránh nhưng bạn vẫn có thể giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm bằng cách áp dụng một số phương pháp sau:

  • Khi có dấu hiệu bị bệnh dạ dày bạn nên đi thăm khám ngay để điều trị dứt điểm, cắt đứt nguồn lây bệnh.
  • Không dùng chung các vật dụng cá nhân, muỗng thìa, bát đũa, cốc chén… với người bệnh.
  • Không nhai mớm cơm cho bé, đặc biệt là khi bị bệnh dạ dày.
  • Rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
  • Bảo quản thức ăn cẩn thận để tránh nguy cơ bị lây nhiễm từ các nguồn trung gian.
  • Hạn chế ăn uống ở các hàng quán vỉa hè vì không đảm bảo an toàn vệ sinh.
Không dùng chung các vật dụng cá nhân, muỗng thìa, bát đũa, cốc chén… với người bệnh.

V. Giải đáp một số thắc mắc khác về bệnh dạ dày

Bên cạnh thắc mắc bệnh dạ dày có lây không, còn khá nhiều thắc mắc khác về bệnh như: có nguy hiểm không, có di truyền không, có tái phát không và điều trị thế nào?

1. Bệnh dạ dày có di truyền không? 

Theo như khảo sát, tỉ lệ người bệnh mắc bệnh đau dạ dày và có người thân mắc bệnh lý này là 47%. Điều này cũng đồng nghĩa với việc bệnh dạ dày có tính di truyền.

Ở các gia đình nếu cả bố mẹ hoặc một trong hai người bị mắc bệnh dạ dày thì con sinh ra sẽ nguy cơ cao mắc phải bệnh lý này.

2. Bệnh dạ dày có nguy hiểm không?

Bệnh lý dạ dày nguy hiểm nhất là viêm, loét bờ cong nhỏ, môn vị, tiền môn vị hoặc hang vị. Đây là các vị trí rất dễ tiến triển thành ung thư. Khi bệnh trở nặng, bệnh nhân rất dễ gặp phải biến chứng xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày, ung thư dạ dày.

3. Bệnh dạ dày điều trị thế nào?

 

Bệnh nhân cần tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ để có hiệu quả cao nhất.

Cách điều trị bệnh dạ dày hiệu quả là sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ và thay đổi thói quen ăn uống – sinh hoạt:

  • Dùng thuốc: Tuân thủ phác đồ điều trị và chỉ định của bác sẽ về dùng các thuốc điều trị như: giảm đau, ức chế tiết acid, ức chế bơm proton, kháng histamin, thuốc kháng sinh. Người bệnh không được tự ý dùng thuốc bừa bãi.
  • Thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt: Kiêng ăn các món ăn chiên nướng nhiều dầu mỡ, hoa quả nhiều acid, chất kích thích. Tăng cường ăn nhiều rau xanh, hoa quả chín, ngũ cốc, uống đủ nước. Ngủ trước 23h, ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi ngày; giữ tinh thần vui vẻ, tránh căng thẳng; tập thể dục đều đặn hàng ngày…

4. Bệnh dạ dày có tái phát không?

Các bệnh lý ở dạ dày được đánh giá là có nguy cơ tái phát cao, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của bệnh nhân. Việc điều trị bệnh vì vậy cũng càng khó khăn và kéo dài hơn.

5. Bệnh dạ dày kiêng ăn gì?

Chế độ ăn uống khoa học giúp giảm các triệu chứng khó chịu và dạ dày mau chóng hồi phục. Theo đó, người bệnh dạ dày nên tránh ăn thực phẩm cay nóng, chua, giàu chất béo, các loại đậu, thực phẩm khó tiêu hóa. Tuyệt đối không hút thuốc lá, dùng các chất kích thích rượu, bia, cà phê..

Trên đây là một số thông tin giải đáp cho câu hỏi bệnh dạ dày có lây không mà Yumangel muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng những thông tin trong bài viết này là hữu ích đối với bạn. Bên cạnh đó, để được chuyên gia của thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel tư vấn kỹ hơn về vấn đề này, bạn vui lòng gọi đến hotline miễn cước 1800.1125 hoặc để lại bình luận trong bài viết nhé!

Có thể bạn quan tâm:

Đánh giá
Đinh Thị Hiền

Tác giả: Đinh Thị Hiền

Đinh Thị Hiền (Tốt nghiệp Học viện Báo chí và Tuyên truyền niên khóa 2014-2018). Cô có 3 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copy Write tại các lĩnh vực liên quan đến sức khỏe, làm đẹp,…

Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Thu

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với trên 3 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.