Ăn cay bị đau bụng: Nguyên nhân và cách chữa hiệu quả!

Ăn cay bị đau bụng là tình trạng rất nhiều người gặp phải, đặc biệt là những người có thói quen thích sử dụng các loại thực phẩm có hương vị cay, nóng. Vậy để giải quyết dứt điểm tình trạng này, bạn cần phải xử lý như thế nào? Cùng Yumangel tìm hiểu chi tiết vấn đề này ngay tại bài viết dưới đây.

I. Đồ ăn cay có tác dụng gì với cơ thể?

Đồ ăn cay, thường chứa các hợp chất như capsaicin (có trong ớt), không chỉ mang lại cảm giác kích thích vị giác mà còn có nhiều tác động đến sức khỏe con người. Dưới đây là một số tác dụng chính (1):

  • Tăng cường trao đổi chất: Capsaicin trong ớt có khả năng kích thích cơ thể sản sinh nhiệt (thermogenesis), giúp tăng tốc độ trao đổi chất. Điều này có thể hỗ trợ quá trình đốt cháy calo và giảm cân nếu kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý.
  • Giảm đau: Capsaicin được chứng minh là có tác dụng giảm đau tự nhiên. Nó hoạt động bằng cách ảnh hưởng đến các thụ thể đau trong cơ thể, thường được sử dụng trong các loại kem bôi trị đau khớp hoặc đau cơ.
  • Cải thiện sức khỏe tim mạch: Một số nghiên cứu cho thấy việc tiêu thụ ớt thường xuyên có thể giảm cholesterol xấu (LDL) và tăng cường tuần hoàn máu, từ đó hỗ trợ sức khỏe tim mạch.
  • Hỗ trợ tiêu hóa: Trái với suy nghĩ rằng đồ ăn cay gây hại cho dạ dày, một lượng vừa phải có thể kích thích tiết dịch vị, cải thiện tiêu hóa. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều, nó có thể gây kích ứng hoặc loét dạ dày.
  • Tăng cường hệ miễn dịch: Ớt chứa nhiều vitamin C và A, là những chất chống oxy hóa giúp tăng cường khả năng miễn dịch và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh.

Lưu ý: Mặc dù đồ ăn cay mang lại nhiều lợi ích, việc tiêu thụ quá mức có thể gây ra tác dụng phụ như ợ nóng, tiêu chảy hoặc kích ứng niêm mạc dạ dày. Người có tiền sử bệnh dạ dày hoặc dị ứng nên thận trọng.

Capsaicin được chứng minh là có tác dụng giảm đau tự nhiên

Capsaicin được chứng minh là có tác dụng giảm đau tự nhiên

II. Tại sao ăn cay bị đau bụng?

Khi dung nạp thức ăn cay nóng, các chất cay sẽ tiếp xúc trực tiếp với lớp niêm mạc dạ dày. Đặc biệt là Capsaicin có trong đồ ăn cay sẽ làm kích kích cơ thể giải phóng các hợp chất P – tác nhân gây ra cảm giác nóng rát và đau.  

Nghiên cứu của Trung tâm y tế NYU Langone của Mỹ khẳng định, các gia vị cay như cây cải ngựa hay mù tạt có thể làm tổn thương các tế bào, đặc biệt là tế bào niêm mạc dạ dày.

Việc tiêu thụ các thực phẩm và gia vị cay tuy không gây ra các bệnh ở đường tiêu hóa như: Trào ngược dạ dày, viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích, viêm loét dạ dày,… nhưng lại có thể khiến các triệu chứng bệnh nghiêm trọng hơn.

Capsaicin kích kích cơ thể giải phóng các hợp chất P gây ra cảm giác nóng rát và đau

Capsaicin kích kích cơ thể giải phóng các hợp chất P gây ra cảm giác nóng rát và đau

Tìm hiểu thêm: Bệnh viêm đại tràng là như thế nào? Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị

III. Ăn cay bị đau bụng có nguy hiểm không?

Không chỉ gây đau bụng, ăn cay còn có thể dẫn tới một số hậu quả khác như: Giảm vị giác, tổn thương hệ tiêu hóa, tiêu chảy hoặc khó tiêu, thậm chí là ung thư dạ dày… cụ thể:

1. Vị giác bị thuyên giảm

Vị giác sẽ thuyên giảm dần theo thời gian nếu bạn thường xuyên ăn gia vị hoặc thức ăn cay với nồng độ cao. Vì một hàm lượng lớn các capsaicin có trong gia vị cay sẽ làm lưỡi bị sưng, kích thích niêm mạc miệng và khiến lưỡi bị phù nề nếu hấp thụ quá nhiều.

Đặc biệt, bộ phận thụ cảm của lưỡi tiếp xúc với capsaicin liên tục và trong thời gian dài sẽ làm suy giảm vị giác.

2. Tổn thương hệ tiêu hóa

Khi tiếp xúc với capsaicin trong gia vị cay, niêm mạc dạ dày có thể bị tổn thương, trường hợp tiêu thụ capsaicin với nồng độ cao thì có thể gây sưng tấy niêm mạc thực quản.

Không chỉ vậy, capsaicin còn khiến hội chứng trào ngược thực quản dạ dày và các bệnh lý về đường tiêu hóa trầm trọng hơn, sức khỏe dạ dày suy giảm.

Ccapsaicin trong gia vị cay là nguyên nhân khiến bạn ăn cay bị đau bụng

Ccapsaicin trong gia vị cay là nguyên nhân khiến bạn ăn cay bị đau bụng

Có thể bạn quan tâm: Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (K21)

3. Gây khó tiêu hoặc tiêu chảy

Không chỉ đau bụng, bạn có thể gặp phải tình trạng khó tiêu sau khi ăn cay với các triệu chứng như: Bụng căng tức, chướng bụng, không thoải mái…

Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu cho thấy, capsaicin có trong gia vị và thực phẩm cay còn có tác dụng tương đương như một loại thuốc nhuận tràng.

Chính điều này đã khiến một số người bị tiêu chảy khi ăn quá cay hoặc ăn đồ cay với số lượng quá nhiều.

4. Khiến vết thương sau phẫu thuật nghiêm trọng hơn

Ngay khi vừa thực hiện phẫu thuật, bạn không nên ăn các thực phẩm cay nóng như tỏi, ớt, tiêu… Vì ngay cả khi bạn chỉ ăn một lượng rất nhỏ, các chất cay cũng khiến vết thương phẫu thuật bị nóng rát, lở loét.

Các chất cay khiến vết thương phẫu thuật bị nóng rát

Các chất cay khiến vết thương phẫu thuật bị nóng rát

5. Gây ung thư dạ dày

Nếu ăn phải thực phẩm và gia vị cay nóng bị thối, hỏng, mốc, cơ thể bạn sẽ dung nạp Aflatoxin. Trong khi đó Aflatoxin là một trong các yếu tố gây bệnh ruột kết và ung thư dạ dày

IV. Ăn gì để giảm nóng rát dạ dày sau khi ăn cay?

Nếu không may gặp phải tình trạng ăn đồ cay bị đau bụng nhưng chưa biết phải ăn gì để giảm nóng rát dạ dày sau khi ăn cay, bạn có thể tham khảo một trong cách khắc phục hiệu quả dưới đây: 

1. Uống một ít sữa

Để cải thiện tình trạng kích ứng, nóng rát niêm mạc miệng và dạ dày, bạn có thể uống chút sữa.

Sau khi uống sữa, lớp niêm mạc dạ dày dày sẽ được bao bọc bởi sữa nên cơn đau bụng khi ăn đồ cay sẽ thuyên giảm đáng kể. 

Bạn có thể uống chút sữa để giảm cay

Bạn có thể uống chút sữa để giảm cay

2. Ăn chuối

Sau khi ăn đồ cay bị đau bụng, bạn có thể ăn chuối. Vì loại quả này có tính kiềm tự nhiên cao nên giúp giảm triệu chứng nóng rát dạ dày hữu hiệu.

Bên cạnh đó, chuối còn chứa nhiều các thành phần tốt cho sức khỏe hệ tiêu hóa như:

  • Prebiotic có tác dụng cải thiện hội chứng ruột kích thích
  • Kali bảo vệ niêm mạc và giảm các cơn đau dạ dày;
  • Pectin giúp giảm đau, cải thiện các vấn đề ở dạ dày; chất chống oxy hóa delphinidin phòng ngừa hình thành các khối u dạ dày…
Prebiotic trong chuối có tác dụng cải thiện hội chứng ruột kích thích

Prebiotic trong chuối có tác dụng cải thiện hội chứng ruột kích thích

3. Mật ong

Hỗn hợp các loại đường và dưỡng chất có trong mật ong như: Carbohydrate, vitamin, nước, chất chống oxy hóa,…

Có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, làm lành vết thương, bảo vệ đường ruột, hỗ trợ hoạt động hệ tiêu hóa và ngăn ngừa ung thư.

Để cải thiện tình trạng ăn cay quá bị đau bụng, bạn hãy pha 2 thìa mật ong nguyên chất với 300ml nước ấm rồi uống.

Lưu ý: Không nên pha mật ong với nước nóng quá 50 độ C để không làm phá hủy các dưỡng chất; không nên dùng quá 50ml mật ong mỗi ngày để tránh bị nóng trong.

Mật ong có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, làm lành vết thương

Mật ong có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, làm lành vết thương

4. Ăn sữa chua

Sữa chua cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là các probiotic – lợi khuẩn sống có khả năng cải thiện chức năng hệ tiêu hóa, giảm triệu chứng của hội chứng ruột kích thích, chống táo bón, tăng cường miễn dịch cho cơ thể.

Bên cạnh đó, các men vi sinh probiotic trong sữa chua còn giúp trung hòa vị cay, giảm cảm giác cay nóng và giúp ăn ngon miệng trở lại.

Do đó, nếu gặp phải tình trạng ăn cay bị đau bụng tiêu chảy, bạn đừng bỏ qua sữa chua nhé!

Probiotic trong sữa chua còn giúp trung hòa vị cay

Probiotic trong sữa chua còn giúp trung hòa vị cay

5. Nghệ vàng

Sở dĩ bạn nên sử dụng nghệ vàng nếu ăn cay nhiều bị đau bụng là do dược liệu này có đặc tính kháng viêm và chống oxy hóa nên giúp hỗ trợ chữa trị một số bệnh lý về đường tiêu hóa như: đau dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét dạ dày tá tràng …

Khi bị đau bụng vì ăn cay, bạn có thể dùng 2 thìa bột nghệ cùng 1 thìa mật ong, kết hớp với 200ml nước ấm.

Không chỉ giảm đau, uống nghệ và mật ong đều đặn mỗi ngày còn giúp cải thiện chức năng hệ tiêu hóa và da khỏe đẹp hơn.

6. Uống nước rau củ

Sau khi bị đau bụng do ăn cay, bạn có thể ép chuối, dưa hấu, táo, gừng, cà rốt, cần tây, bắp cải lấy nước uống giúp giảm cơn đau.

Nước ép trái cây, rau củ có thể làm giảm độ cay

Nước ép trái cây, rau củ có thể làm giảm độ cay

7. Quả bơ

Bơ cung cấp nguồn vitamin A, B1, C, canxi, Photpho, lipid, acid folic, omega-3 dồi dào, không chỉ tốt cho hệ tiêu hóa mà còn cả hệ miễn dịch, tăng đề kháng, phòng ngừa ung thư và bảo vệ tim mạch.

Do bơ mềm và dễ tiêu hóa lại có khả năng bảo vệ thành dạ dày nên rất nhiều người chọn cách ăn bơ sau khi ăn cay và ăn ớt đau bụng.

Khi ăn bơ, triệu chứng nóng rát ở dạ dày do ăn cay sẽ thuyên giảm đáng kể.

8. Ăn dưa chuột

Nhờ có hàm lượng nước cao, lại giàu magie, kali, vitamin C, K, mangan,… nên sau khi ăn cay và ăn ớt nhiều bị đau bụng khó chịu, bạn hãy ăn 1 quả dưa chuột để làm dịu cơn đau đồng thời đào thải các độc tố bên trong cơ thể ra ngoài.

Ngoài ra, nhờ có hàm lượng chất xơ cao nên ăn dưa chuột mỗi ngày giúp phòng ngừa táo bón, đồng thời bổ sung lợi khuẩn và cải thiện chức năng hệ tiêu hóa.

9. Yumangel

Bên cạnh các phương pháp khắc phục ăn cay bị đau bụng đi ngoài từ tự nhiên, bạn có thể sử dụng thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel để giảm nhanh triệu chứng đau bụng do ăn cay.

Thành phần chính là almagate trong Yumangel có khả năng trung hòa axit dịch vị, hấp thụ và làm mất hoạt tính của axit dịch mật. Đồng thời, Yumangel còn tạo ra lớp màng nhầy, bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi tác nhân gây hại. 

Almagate trong Yumangel có khả năng trung hòa axit dịch vị

Almagate trong Yumangel có khả năng trung hòa axit dịch vị

V. Đau bụng kèm tiêu chảy khi ăn cay có sao không?

Ăn thực phẩm cay có thể kích thích hệ tiêu hóa, đặc biệt là với những người có dạ dày nhạy cảm hoặc mắc bệnh lý về đường ruột. Capsaicin – hợp chất tạo vị cay trong ớt – có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày và ruột, dẫn đến co thắt, đau bụng, thậm chí tiêu chảy.

Nếu tình trạng này chỉ xảy ra tạm thời sau khi ăn cay và không đi kèm triệu chứng nghiêm trọng khác, bạn có thể giảm thiểu bằng cách uống nhiều nước, ăn thực phẩm dịu nhẹ như chuối hoặc sữa chua. Tuy nhiên, nếu tiêu chảy kéo dài, có máu, hoặc đi kèm buồn nôn, sốt cao, bạn nên đi khám bác sĩ để loại trừ các vấn đề nghiêm trọng hơn như viêm dạ dày, hội chứng ruột kích thích (IBS) hoặc viêm loét đại tràng.

Nếu tình trạng kéo dài cần thăm khám bác sĩ

Nếu tình trạng kéo dài cần thăm khám bác sĩ

VI. Một số lưu ý về ăn uống để tránh bị đau bụng

Để hạn chế tối đa tình trạng ăn đồ cay nóng bị đau bụng, bạn còn cần chú ý có chế độ ăn uống khoa học và tránh sử dụng các loại thức ăn – thực phẩm sau:

  • Thực phẩm có tính acid cao: Điển hình là cà chua, chanh, quýt, cam, bưởi,… vì nếu dung nạp quá nhiều sẽ khiến cơ thể tăng tiết dịch vị nhiều hơn, từ đó các triệu chứng của bệnh trào ngược và đau dạ dày cũng nghiêm trọng hơn.
  • Thực phẩm giàu chất béo: Ví như kem, phô mai, bơ,… các thực phẩm này có thể gây ra hiện tượng co thắt ống tiêu hóa, làm chậm quá trình tiêu hóa của dạ dày và hoạt động lưu thông thức ăn ở đường tiêu hóa.
  • Các món ăn rán, chiên: Các món ăn như thịt rán, khoai chiên, gà chiên xù ngập dầu,… thường khó tiêu. Nếu bạn đang bị đau bụng hoặc đau dạ dày nhưng vẫn ăn các món ăn này thì sẽ khiến cơn đau bụng và đau dạ dày dữ dội, trầm trọng hơn.
  • Cà phê, bia, rượu, các loại đồ uống có chất kích thích: Không chỉ ảnh không tốt đến lớp niêm mạc dạ dày, những đồ uống này còn gây hại cho gan. 
Các món ăn như thịt rán, khoai chiên, gà chiên xù ngập dầu,… thường gây tình trạng khó tiêu

Các món ăn như thịt rán, khoai chiên, gà chiên xù ngập dầu,… thường gây tình trạng khó tiêu

Như vậy chúng tôi đã vừa cùng các bạn tìm hiểu về nguyên nhân và giải pháp khắc phục tình trạng ăn cay bị đau bụng. Bạn hoàn toàn có thể chủ động tình trạng ăn cay và ăn ớt cay bị đau bụng bằng cách ăn với liều lượng vừa phải, không ăn với số lượng nhiều.

Nếu còn bất kỳ băn khoăn nào, bạn vui lòng liên hệ hotline miễn cước 1800.1125 hoặc bình luận bên dưới nhé!

*Nội dung chỉ mang tính chất cung cấp thông tin, không thể thay thế ý kiến chuyên môn từ bác sĩ.

Có thể bạn quan tâm:

2 bình luận

  1. Avatar

    Thuy

    Ở Hà Nam mua yumangek ở đâu

    1. Thuốc dạ dày chữ Y - Yumangel

      Thuốc dạ dày chữ Y - Yumangel

      Chào bạn! Thuốc dạ dày chữ Y-Yumangel bán phổ biến ở các nhà thuốc bạn ạ, bạn qua nhà thuốc gần nhà hỏi thuốc dạ dày chữ Y là có bạn nhé.

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *