Nhiều ý kiến cho rằng, người bị viêm loét dạ dày không nên ăn sữa chua vì thực phẩm này vị chua không tốt cho dạ dày. Ngược lại, cũng có ý kiến cho rằng bệnh nhân viêm loét nên ăn sữa chua vì tốt cho hệ tiêu hoá. Vậy viêm loét dạ dày ăn sữa chua được không? Cùng Yumangel – Thuốc dạ dày chữ Y điều trị viêm loét dạ dày khám phá trong bài viết này nhé!
Mục lục
I. Tầm quan trọng của chế độ ăn uống với bệnh nhân viêm loét dạ dày
Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc phối hợp với điều trị để giảm thiểu triệu chứng, cải thiện chức năng tiêu hoá và tình trạng dinh dưỡng người bệnh. Một chế độ ăn uống khoa học và hợp lý giúp hỗ trợ đẩy lùi bệnh hiệu quả nhanh chóng và ngược lại. Vì vậy, bệnh nhân viêm loét dạ dày rất quan tâm đến chế độ ăn uống, trong đó có thắc mắc viêm loét dạ dày ăn sữa chua được không?
II. Viêm loét dạ dày ăn sữa chua được không?
Để biết viêm loét dạ dày có được ăn sữa chua không, bạn hãy tham khảo các thông tin chúng tôi cung cấp dưới đây:
1. Giá trị dinh dưỡng và lợi ích của sữa chua với sức khỏe
Theo các nghiên cứu, trong 100g sữa chua có chữa các thành phần dinh dưỡng với định lượng như sau:
Dinh dưỡng | Giá trị |
Năng lượng | 61 Kcal |
Chất đạm (Protein) | 3.3g |
Canxi | 120mg |
Kali | 155mg |
Magie | 12mg |
Vitamin C | 1mg |
Vitamin B6 | 0.032mg |
Vitamin B12 | 0.37μg |
Vitamin A | 25μg |
Sữa chua chứa nhiều chất dinh dưỡng như canxi, kali, magie, vitamin B2, B1. Tiêu thụ sữa chua giúp:
- Có lợi cho hệ tiêu hóa.
- Giảm huyết áp.
- Ngăn ngừa viêm nhiễm vùng kín.
- Tăng cường miễn dịch.
- Tăng cường sức khỏe răng và xương.
- Giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng sau khi tập luyện thể dục thể thao.
- Có lợi cho sức khỏe hệ tim mạch.
- …
Sữa chua mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Vậy với bệnh nhân viêm loét dạ dày thì sao, có nên ăn sữa chua không? Câu trả lời sẽ được giải đáp ngay dưới đây!
2. Viêm loét dạ dày ăn sữa chua được không?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bệnh nhân viêm loét dạ dày không chỉ được ăn sữa chua mà đây còn là thực phẩm rất tốt với người bệnh.
Nồng độ acid trong sữa chua thấp hơn nhiều so với nồng độ acid trong dịch vị dạ dày. Do đó, người bệnh viêm loét dạ dày có thể ăn sữa chua mà không lo ảnh hưởng làm ảnh hưởng đến tổn thương bên trong dạ dày.
Bệnh nhân viêm loét dạ dày ăn sữa chua mang lại nhiều tác dụng và lợi ích cho dạ dày như sau:
- Enzyme protease trong sữa chua giúp cơ thể hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn,cải thiện tình trạng chướng bụng, khó tiêu ở bệnh nhân mắc bệnh dạ dày.
- Acid lactic có khả năng kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn HP. Từ đó, người bệnh có thể kiểm soát và phòng ngừa bệnh viêm loét nguyên nhân do vi khuẩn HP.
- Probiotics có trong sữa chua như Lactobacillus Acidophilu, Bifidobacterium Bifidum, Bifidobacterium Breve và Bacillus Coagulans không chỉ tốt cho hệ tiêu hoá, ổn định môi trường dạ dày mà còn giúp cân bằng dịch vị, giảm tiết acid dư thừa, từ đó xoa dịu các vết viêm loét dạ dày.
- Các lợi khuẩn trong sữa chua khi đi vào dạ dày sẽ tạo ra một lớp màng tiết ra kháng sinh, bảo vệ niêm mạc dạ dày trước sự tấn công của hại khuẩn. Từ đó tăng cường đề kháng và miễn dịch cho dạ dày, hỗ trợ quá trình phục hồi vết loét tốt.
Hệ vi sinh đường ruột được cân bằng sẽ giúp dạ dày tăng tiết dịch bảo vệ niêm mạc. Hệ tiêu hóa khỏe mạnh cũng đồng nghĩa với việc tăng đề kháng tự nhiên của cơ thể. Nhờ vậy, tình trạng viêm loét dạ dày cũng nhanh được cải thiện.
Như vậy, sữa chua không chỉ an toàn mà còn tốt cho bệnh nhân viêm loét dạ dày, người bệnh nên thêm vào khẩu phần ăn hàng ngày. Tuy nhiên khi ăn sữa chua cần lưu ý là chọn loại sữa chua phù hợp với tình trạng bệnh và ăn đúng cách để nhận được tối đa lợi ích.
III. Nguyên tắc chọn sữa chua cho người viêm loét dạ dày
Để chọn được loại sữa chua phù hợp, bệnh nhân viêm loét dạ dày cần nắm được một số nguyên tắc sau:
- Ưu tiên các loại sữa chua có lợi khuẩn sống: Nên chọn các loại sữa chua có chứa lợi khuẩn sống như: sữa chua uống men sống, sữa chua organic. Vì sữa chua làm từ sữa tiệt trùng hoặc đã qua xử lý nhiệt thường có ít lợi khuẩn.
- Chọn sữa chua ít đường, không chất bảo quản: Bệnh nhân viêm loét dạ dày nên ăn sữa chua có thành phần ít đường, ít hương liệu, không chất bảo quản và chất tạo màu. Bởi vì các chất này là nguyên nhân gây kích thích dạ dày tăng tiết acid khiến tình trạng viêm loét nặng hơn. Tốt nhất người bệnh nên ăn sữa chua không đường.
- Chọn sữa chua giàu canxi, vitamin và chất khoáng: Người bị viêm loét dạ dày nên ưu tiên mua sữa chua chứa nhiều canxi, vitamin và khoáng chất để cải thiện và nâng cao sức khỏe hệ miễn dịch, giúp giảm viêm và sưng dạ dày.
- Hạn chế dùng sữa chua có nhiều loại phụ gia: Các loại phụ gia như chất tạo hương hay đường tinh luyện giúp làm tăng hương vị cho sữa chua. Tuy nhiên, các loại phụ gia này có thể chứa một số chất kích thích acid dạ dày, kích thích tế bào ung thư phát triển, làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh về tim mạch, béo phì, tiểu đường,…
IV. Hướng dẫn cách ăn sữa chua đúng cho người viêm loét dạ dày
Tiêu thụ sữa chua với mức độ phù hợp mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ người bị viêm loét dạ dày và ngược lại. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần chú ý thời điểm ăn, cách kết thực phẩm hay cách bảo quản…
1. Lượng sữa chua nên ăn
Với người có sức khoẻ bình thường, có thể ăn hàng ngày với lượng từ 1-2 cốc sữa chua/ngày. Nhưng đối với bệnh nhân viêm loét dạ dày, lượng sữa chua nên là ăn là khoảng 3 – 4 cốc/tuần. Ăn sữa chua với lượng phù hợp giúp đảm bảo hệ tiêu hóa luôn hoạt động tốt và không bị ảnh hưởng.
Lạm dụng ăn quá nhiều sữa chua có thể gây mất cân bằng đường tiêu hóa, các lợi khuẩn phải cạnh tranh môi trường sống và dễ bị đào thải, gây lãng phí. Mặt khác, sữa chua có hàm lượng dinh dưỡng khá cao nên nếu ăn nhiều người bệnh dễ bị đầy bụng và khó tiêu.
2. Thời điểm ăn sữa chua
Bệnh nhân viêm loét dạ dày nên ăn sữa chua vào bữa sáng hoặc sau các bữa chính khoảng từ 1-2 tiếng. Ăn sữa chua ở các thời điểm này giúp kích thích ăn ngon, giảm cholesterol trong máu, thúc đẩy hoạt động tiêu hoá…
Không nên ăn sữa chua khi đói vì axit có trong sữa chua làm tăng nguy cơ mắc bệnh dạ dày. Ngoài ra, axit trong dạ dày lúc đói còn khiến lợi khuẩn trong sữa chua khó tồn tại. Cũng không nên ă sữa chua vào buổi tối gần giờ đi ngủ vì lượng đạm dồi dào trong sữa chua có thể gây tình trạng khó tiêu, ảnh hưởng đến giấc ngủ.
3. Kết hợp thực phẩm
Khi ăn sữa chua, người bị viêm loét dạ dày có thể kết hợp với bánh mì, các loại hạt (hạt điều, óc chó, mắc ca); các loại hoa quả (dâu tây, chuối, táo, xoài chín, bơ) để tăng hiệu quả cải thiện tình trạng viêm loét dạ dày.
Không nên kết hợp sữa chua với nước ngọt có gas, các nước uống họ canh, xúc xích, thịt xông khói vì sẽ gây áp lực lên dạ dày, kích thích dạ dày tiết acid, rối loạn tiêu hóa.
4. Lưu ý khác
- Không nên hâm nóng sữa chua: Vì khi ở nhiệt độ cao các lợi khuẩn trong sữa chua sẽ bị tiêu diệt. Điều này làm mất đi tác dụng của sữa chua đối với dạ dày cũng như hệ tiêu hóa và cơ thể. Nếu không muốn ăn sữa chua lạnh, bạn có thể bỏ sữa chua ra khỏi tử trước thời điểm ăn khoảng 15-20 phút.
- Nhiệt độ thích hợp để bảo quản sữa chua: Mức nhiệt độ thích hợp để bảo quản sữa chua giúp giữ được hương vị và dưỡng chất tốt nhất là ở ngăn mát tủ lạnh, khoảng 6 – 8 độ C. Tuyệt đối không bảo quản sữa chua ở ngăn đá vì sẽ giết chết các lợi khuẩn trong sữa chua. Ngoài ra, ăn sữa chua đông đá còn dễ dẫn đến cảm cúm, đau họng, tăng co thắt dạ dày,…
- Trường hợp không nên ăn sữa chua: Bệnh nhân viêm loét dạ dày nếu kèm theo bệnh lý sau không nên ăn sữa chua: người có cơ địa không tiêu hóa được Lactose; người bị dị ứng sữa; người mắc bệnh viêm gan, tiểu đường, người bị xơ cứng động mạch, viêm tuyến tụy…
- Người bệnh đang dùng kháng sinh nhóm sulfonamides, chloramphenicol tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi ăn sữa chua để tránh trường hợp tương tác với các thành phần trong sữa chua khiến cho thuốc bị mất tác dụng.
Bên cạnh chế độ ăn uống khoa học, người bệnh có thể tham khảo sử dụng thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel. Yumangel có tác dụng trung hòa axit dạ dày, đồng thời tạo màng nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày. Từ đó, nhanh chóng làm giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh viêm loét dạ dày như: ợ hơi, ợ chua, đau rát thượng vị, buồn nôn…
Có thể bạn quan tâm: Viêm loét dạ dày nên ăn gì và kiêng gì
Như vậy thắc mắc viêm loét dạ dày ăn sữa chua được không đã được các chuyên gia dinh dưỡng giải đáp là hoàn toàn có thể ăn. Tuy nhiên, hãy ăn đủ lượng và đúng cách để không bị phản tác dụng bạn nhé! Để được dược sĩ của thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel tư vấn kỹ hơn về bệnh viêm loét dạ dày, bạn vui lòng gọi đến hotline miễn cước 1800.1125 nhé!
Chưa có bình luận!