Với thắc mắc trào ngược dạ dày uống nước yến được không, các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, người bệnh trào ngược có thể uống tối đa 70ml nước yến/ngày với tần suất 2-3 lần/tuần. Cùng thuốc dạ dày chữ Y tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết dưới đây nhé.
Mục lục
- I. Giá trị dinh dưỡng của nước yến sào
- II. Trào ngược dạ dày uống nước yến được không?
- III. 3 lý do người trào ngược dạ dày nên uống nước yến
- IV. Sử dụng nước yến đúng cách cho người bị trào ngược dạ dày
- V. Lưu ý khác cho người bị trào ngược khi uống nước yến
- VI. 6 cách chưng nước yến tốt cho người bị trào ngược dạ dày
I. Giá trị dinh dưỡng của nước yến sào
Nước yến sào là thực phẩm giàu dinh dưỡng, vô cùng quý giá và giá thành cao. Được xem là thực phẩm vàng tốt cho sức khỏe nhưng nhiều người băn khoăn không biết trào ngược dạ dày có nên uống nước yến không.
Nghiên cứu cho thấy, trong tổ yến có chứa đến khoảng 18 loại axit amin, 30 loại vi chất đặc biệt và 7 loại đường thiết yếu. Trong đó có rất nhiều chất và vi chất cơ thể chúng ta không tự tổng hợp được.
Dưới đây là thành phần và giá trị dinh dưỡng có trong 100g yến sào:
Dinh dưỡng | Giá trị | Công dụng |
Protein | 50 – 60% | Cung cấp năng lựng |
Proline | 5.27% | Phát triển và hồi phục các mô, cơ, da và tế bào. |
Axit aspartic | 4.69% | |
Leucine | 4.56% | Kiểm soát lượng đường trong máu |
Cystein | 0.49% | Giúp tăng cường trí nhớ, tăng khả năng hấp thu vitamin D. |
Fucose | 0.70% | Tốt cho não bộ |
Galactose | 16.90% | Tốt cho não bộ |
Glycine | 1.99% | Tốt cho làn da |
Valine | 4.12% | Thúc đẩy hình thành tế bào mới |
Isoleucine | 2.04% | Phục hồi sức khỏe |
Threonine | 2.69% | Tốt cho gan, tăng cường hệ miễn dịch. |
Methionine | 0.46% | Tốt cho cơ bắp, hỗ trợ phòng ngừa viêm khớp |
Phenylalanine | 4.50% | Tốt cho não, giúp tăng cường trí nhớ |
Histidine | 2.09% | Giúp cơ thể tăng trưởng và liên kết mô cơ bắp |
Lysine | 1.75% | Tăng hấp thu canxi, giúp xương chắc khỏe, ngừa lão hóa cột sống |
Tyrosine | 3.58% | Giúp cơ thể phục hồi nhanh nếu bị tổn thương hồng cầu. |
Trytophan | 0.70% | Phòng chống ung thư |
N-acetylglucosamine | 5.30% | Phục hồi sụn bao khớp trong trường hợp thoái hóa khớp |
N-acetylgalactosamine | 7.30% | Ảnh hưởng đến chức năng của khớp thần kinh, sự liên kết giữa các tế bào thần kinh. |
N-acetylneuraminic acid | 8.60% | Tăng khả năng miễn dịch, đẩy lùi vi khuẩn, virus |
Fe | 27.90% | Tốt cho hệ cho thần kinh và trí nhớ |
Cu | 5.87% | Tốt cho hệ cho thần kinh và trí nhớ |
Canxi | 0.76% | Tốt cho hệ cho thần kinh và trí nhớ |
Zn | 1.88% | Tốt cho hệ cho thần kinh và trí nhớ |
Crom | Kích thích tiêu hóa | |
Selen | Chống lão hóa, chống phóng xạ |
II. Trào ngược dạ dày uống nước yến được không?
Có thể thấy nước yến sào rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt giúp bồi bổ cho người bệnh. Do đó, với thắc mắc người bị trào ngược dạ dày uống nước yến không thì câu trả là HOÀN TOÀN ĐƯỢC.
Vậy tại sao người bị trào ngược dạ dày có thể uống nước yến? Hãy cùng tìm hiểu lý do trong phần nội dung tiếp theo của bài viết nhé!
III. 3 lý do người trào ngược dạ dày nên uống nước yến
Như ở trên đã giải đáp cho câu hỏi “trào ngược dạ dày ăn yến được không?“. Để hiểu chi tiết ta cùng đi sâu phân tích thành phần của yến. Nước yến giàu dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, người bệnh trào ngược dạ dày uống nước yến đúng cách giúp kiểm soát chứng bệnh trào ngược axit hiệu quả vì những lý do sau:
1. Khắc phục tổn thương dạ dày
Yến sào rất giàu threonine, chiếm khoảng 2.69%/100g. Threonine được biết đến với khả năng điều trị chứng rối loạn đường ruột, khó tiêu và loét dạ dày.
Ngoài ra, yến còn có chứa leucine (khoảng 4,56%/100g) có tác dụng hỗ trợ chữa lành vết thương và vết loét dạ dày nhanh chóng. Do đó, người bị trào ngược dạ dày thực quản uống nước yến có thể giảm đau và hỗ trợ quá trình chữa bệnh.
2. Giảm đau, làm dịu cảm giác khó chịu
Các hợp chất threonine có trong nước yến sào hoạt động như một chất bôi trơn, giúp giảm cơn đau dạ dày hiệu quả và nhanh chóng. Bệnh nhân bị trào ngược axit khi dùng nước yến sẽ thấy thoải mái dễ chịu hơn vì nước yến có đặc tính làm dịu.
3. Kích thích hệ tiêu hóa
Nước yến sào chứa crom (khoảng 2,18mg/1kg yến sào). Crom là dưỡng chất thiết yếu kích thích hoạt động của hệ tiêu hóa, giúp hấp thụ chất dinh dưỡng hiệu quả từ đó phòng ngừa kiệt sức và mệt mỏi.
Ngoài những lợi ích cụ thể với bệnh trào ngược dạ dày thực quản, uống nước yến còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe đáng chú ý khác như:
- Bổ phế: Trong Đông y, yến sào có khả năng bổ can thận, bổ phế, trừ đờm, giảm ho, thanh lọc phổi và hệ hô hấp.
- Tăng cường sức đề kháng: Nước yến chứa nhiều nguyên tố vi lượng và khoảng 18 loại axit amin giúp nâng cao sức đề kháng toàn diện.
- Tốt cho sức khỏe của xương: Yến giàu canxi nên uống nước yến giúp xương chắc khỏe, giảm lão hóa cột sống.
- Làm đẹp da: Threonine có trong nước yến giúp tăng cường sản xuất collagen và elastin, giúp làn da săn chắc và đàn hồi.
- Hỗ trợ hệ thần kinh: Các dưỡng chất thiết yếu như sắt, canxi, kali giúp ổn định tinh thần đều tìm thấy trong nước yến. Vì vậy uống nước yến giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ, thư giãn và có lợi cho hệ thần kinh.
IV. Sử dụng nước yến đúng cách cho người bị trào ngược dạ dày
Nước yến chỉ có lợi ích với người bị trào ngược dạ dày khi được sử dụng đúng cách. Vì vậy, người bệnh có thể uống nước yến theo hướng dẫn sau:
1. Lượng nước yến nên dùng
Mỗi ngày, người bị trào ngược dạ dày chỉ nên sử dụng tối đa 70ml nước yến. Với tổ yến, người bệnh nên sử dụng tối đa 20g/lần. Tiêu thụ quá nhiều nước yến sào có thể dẫn đến tiêu hóa kém do quá tải chất dinh dưỡng.
2. Tần suất uống
Tần suất uống nước yến phù hợp với người bị trào ngược dạ dày là 2-3 lần/tuần. Tần suất này vừa đảm bảo nhận được những lợi ích mong muốn từ yến và không gây quá tải dưỡng chất cho cơ thể.
3. Thời điểm sử dụng
Bạn có thể uống nước yến vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày, nhưng tốt nhất là vào buổi tối trước khi đi ngủ. Đây là thời điểm cơ thể có thể hấp thụ các chất dinh dưỡng hiệu quả hơn.
Vào ban đêm, nồng độ hormone trong cơ thể cao hơn giúp tăng cường hấp thụ chất dinh dưỡng. Nhờ vậy các đặc tính có lợi cho sức khỏe của yến sào sẽ được tận dụng tối đa.
4. Phương pháp chế biến
Hấp tổ yến được xem là phương pháp chế biến tốt nhất vì giúp giữ nguyên hương vị và tối đa chất dinh dưỡng trong tổ yến. Để tăng hương vị cho nước yến, bạn có thể cho thêm táo đỏ, quả kỷ tử hoặc thịt gà.
5. Thời gian sử dụng
Thời gian phát huy hiệu quả của tổ yến với mỗi người là khác nhau tùy cơ địa, thể trạng. Thông thường, bạn có thể nhìn thấy hiệu quả của nước yến với bệnh trào ngược dạ dày sau khoảng 1 tuần sử dụng.
V. Lưu ý khác cho người bị trào ngược khi uống nước yến
Bên cạnh cách chế biến và sử dụng nước yến, bệnh nhân trào ngược dạ dày cũng cần chú ý thêm một số vấn đề sau:
- Không nấu yến quá lâu: Chỉ nên chưng và nấu yến trong khoảng 20-30 phút. Không nên nấu quá lâu vì có thể làm cho các thành phần dinh dưỡng có trong thực phẩm này bị mất đi.
- Hạn chế dùng nhiều dầu mỡ: Để yến phát huy tối đa công dụng, bạn cần hạn chế việc dùng quá nhiều dầu mỡ và gia vị trong lúc chế biến.
- Chọn mua yến ở những cơ sở có uy tín: Để đảm bảo chất lượng, không nên mua yến sào vì có thể mua phải tổ yến giả và kém chất lượng.
- Nên sử dụng nước yến tự chưng: Hạn chế sử dụng các loại nước yến đóng chai sẵn vì thường có thêm hóa chất bảo quản không tốt cho sức khỏe và dạ dày.
- Đối tượng cần hạn chế hoặc không nên uống nước yến: Gồm người mắc bệnh phong, cảm mạo, lạnh người, viêm đường tiết niệu, tiêu chảy, tỳ vị hư hàn và các chứng bệnh liên quan khác; trẻ sơ sinh dưới 7 tháng tuổi; người bị bệnh gút; phụ nữ trong giai đoạn đầu của thai kỳ hoặc những người vừa mới sinh con; người cao tuổi hệ tiêu hóa yếu…
VI. 6 cách chưng nước yến tốt cho người bị trào ngược dạ dày
Dưới đây là cách chưng nước yến tốt cho người bị trào ngược dạ dày, bạn có thể tham khảo và áp dụng khi cần:
1. Tổ yến chưng đường phèn
Tổ yến chưng với đường phèn chế biến và thực hiện đơn giản nên có thể giữ lại tối đa các thành phần dinh dưỡng trong yến.
- Chuẩn bị: 20g tổ yến, đường phèn.
- Cách thực hiện: Tổ yến làm sạch rồi cho vào ngâm vào trong nước lạnh. Tiếp đó cho yến vào chưng cách thủy trong khoảng 15 phút. Khi yến đủ mềm thì cho đường phèn vào cho tới khi tan hết là được.
2. Tổ yến hầm hạt sen
Không chỉ có tác dụng cải thiện tiêu hóa, nước yến hầm hạt sen còn giúp giải nhiệt rất tốt và tăng sức đề kháng cho người bệnh trào ngược dạ dày.
- Chuẩn bị: 20g yến sào, long nhãn, hạt sen, hạt chia, táo đỏ, đường phèn.
- Cách thực hiện: Tổ yến làm sạch rồi đem chưng lên cho chín mềm. Các nguyên liệu khác sau khi rửa sạch cũng cho vào ninh chín mềm. Tiếp đó cho hạt chia và yến sào đã chưng trước đó vào nồi. Thêm đường phèn theo khẩu vị rồi đun thêm 10 phút nữa thì tắt bếp.
3. Yến chưng sữa tươi
Kết hợp yến sào với sữa tươi mang lại nhiều lợi ích cho hệ tiêu hóa và dạ dày. Cách thực hiện khá đơn giản như sau:
- Chuẩn bị: 20g tổ yến, sữa tươi không đường, đường phèn.
- Cách thực hiện: Sơ chế và làm sạch tổ yến rồi cho vào chưng cùng với vài lát gừng để loại bớt mùi tanh. Khi nước sôi thì bạn đổ sữa tươi vào sao cho ngập hết yến rồi đun sôi trở lại. Thêm đường phèn tùy theo khẩu vị của bạn khi yến đã chín mềm.
4. Yến sào hấp lê
Sự kết hợp yến sào với lê không chỉ giúp khử mùi tanh của yến mà còn có thêm vị thanh ngọt từ quả kê. Với bệnh nhân trào ngược dạ dày gây chán ăn thì uống nước yến hấp lê sẽ giúp kích thích hệ tiêu hóa nên ăn ngon miệng hơn.
- Chuẩn bị: 20g tổ yến, 1 thìa nhỏ kỷ tử, 1 quả lê.
- Cách thực hiện: Lê rửa sạch rồi cắt bỏ phần cuống và gọt bỏ vỏ. Dùng dao khoét và loại bỏ phần lõi của quả lê. Sau đó cho yến, kỷ tử vào bên trong cùng chú nước rồi đem đi hấp cách thủy. Thời gian hấp khoảng 40 phút là chín.
5. Yến chưng đu đủ và nước cốt dừa
Theo Đông y, đu đủ và nước cốt dừa có khả năng cải thiện các triệu chứng của viêm loét và trào ngược dạ dày hiệu quả.
- Chuẩn bị: 28g yến, 1 quả đu đủ xanh, 200ml nước cốt dừa.
- Cách thực hiện: Đu đủ sơ chế sạch rồi bào thành sợi mỏng. Tổ yến chia thành 4 phần bằng nhau vào bát rồi thêm đu đủ và nước cốt dừa vào. Cho vào hấp cách thủy trong khoảng 40 phút với lửa nhỏ.
- Xem thêm: Chữa trào ngược dạ dày bằng đu đủ
6. Tổ yến hầm chim bồ câu
Tổ yến hầm chim bồ câu vừa bổ dưỡng vừa rất ngon miệng, rất phù hợp với những người bị bệnh tiêu hóa, cần phải tẩm bổ.
- Chuẩn bị: 20g tổ yến, 1 con chim bồ câu, táo tàu, hạt sen, vỏ quýt.
- Cách thực hiện: Đầu tiên cần sơ chế sạch các nguyên liệu đã chuẩn bị ở trên. Sau đó cho chim bồ câu vào hầm cho chín mềm. Tiếp tục cho các nguyên liệu còn lại vào, trừ tổ yến. Sau khi đun được khoảng 30 phút thì cho tổ yến vào hầm cùng.
Trên đây là một số thông tin giúp bạn trả lời câu hỏi bị trào ngược dạ dày uống được nước yến không. Bệnh nhân trào ngược axit nên uống nước yến theo các hướng dẫn và lưu ý ở trên để tối đa hóa lợi ích của yến sào đối với những người bị trào ngược dạ dày.
Xem thêm:
Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.
Bùi Thị Hoa - Tốt nghiệp Khoa Báo chí - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội niên khóa 2003 - 2007. Cô có 17 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới sức khỏe, làm đẹp,...