Đau dạ dày ăn hồng được không? Ăn hồng ngâm hay hồng chín?

Đau dạ dày ăn hồng được không là thắc mắc của không ít người. Trong số các loại trái cây, quả hồng thường rất được yêu thích nhờ hương vị ngọt ngào và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, với những người bị đau dạ dày, câu hỏi “Đau dạ dày ăn hồng được không?” lại trở thành mối băn khoăn lớn. Hãy cùng Yumangel tìm hiểu câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!

I – Đau dạ dày ăn hồng được không? Tại sao?

Đa phần tất cả các loại hồng hiện nay đều chứa 2 hợp chất là Pectin và tannin. Trong đó:

  • Tanin: Là chất làm nên vị chát của quả hồng. Chất này khi được nạp vào cơ thể qua dạ dày sẽ kết hợp với axit trong dạ dày, từ đó tạo thành kết tủa. Chất kết tủa này gây khó khăn cho hệ tiêu hóa, từ đó có thể gây khó tiêu, đầy bụng, nguy hiểm hơn có thể hình thành sỏi dạ dày
  • Pectin: Pectin là một loại chất xơ hòa tan. Trong điều kiện thông thường, pectin khá tốt cho hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, nếu kết hợp với Tanin thì hiệu quả sẽ ngược lại, cụ thể chúng sẽ khiến thức ăn trong dạ dày kết dính với nhau, từ đó khiến việc tiêu hóa khó khăn hơn, gây đau, đầy bụng

Với những thông tin trên ta có thể biết được câu trả lời chính là: Đau dạ dày không nên ăn hồng. Nếu vậy thì ăn hồng liệu có làm đau dạ dày không? Nếu bạn bị đau dạ dày nhưng lại thích ăn hồng thì phải làm sao? Cùng theo dõi trong phần tiếp theo của bài viết nhé!

nhung-loi-ich-suc-khoe-cua-qua-hong-gion_800x400

Đau dạ dày có ăn hồng được không?

III – Ăn hồng thế nào để tránh đau dạ dày?

Như đề cập ở phần trên của bài viết, người đau dạ dày không nên ăn hồng, tuy nhiên điều này không có nghĩa là hoàn toàn không được ăn. Trong một số trường hợp, nếu người đau dạ dày thực sự muốn ăn thì có thể cân nhắc đến một số lưu ý sau:

  • Không ăn hồng bị chát: Có thể thấy, nguyên nhân chính gây ra tình trạng đau dạ dày khi ăn hồng là tanin, chất tạo vị chát của quả hồng. Như vậy để hạn chế tình trạng đau dạ dày khi ăn hồng hãy chọn những loại hồng ít chát nhất. Một số loại hồng ít chát như: hồng thạch, hồng chín rục,… Tuyệt đối cần tránh một số loại hồng có độ chát cao như hồng xanh, hồng ngâm, hồng giòn. Những loại hồng này vừa không ngon lại không tốt cho sức khoẻ dạ dày
  • Ăn hồng khi no: việc ăn no trước khi ăn hồng cũng có tác dụng giúp người ăn tránh các tác dụng tiêu cực của quả hồng. Bởi khi ăn no lượng axit dịch vị đã hoạt động để tiêu hoá thức ăn, không thừa ra để kết hợp cùng tanin và pectin thành chất kết tủa gây đau dạ dày
  • Ăn một lượng nhỏ: dù là hồng chín hay ăn khi no thì một sự thật hiển nhiên là nếu ăn nhiều hồng vẫn sẽ khiến bạn khó tiêu, đặc biệt nếu bạn đau dạ dày thì tình trạng này sẽ tồi tệ hơn. Vì thế, nếu thực sự thích ăn thì bạn cũng chỉ nên ăn 1 quả hồng mỗi ngày thôi nhé!

Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan tới câu hỏi “Đau dạ dày ăn hồng được không?”. Với bài viết này bạn có thể hiểu là người bị bệnh dạ dày không nên tiêu thụ hồng. Tuy nhiên trong trường hợp bạn rất thích ăn loại quả thơm ngon này thì vẫn có thể nhé, chỉ cần chú ý các lưu ý ở mục 2 của bài viết trước khi ăn là được nha. Hy vọng những thông tin chúng tôi chia sẻ trong bài viết này là hữu ích. Chúc bạn một ngày tốt lành!

Có thể bạn quan tâm:

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu

Dược sĩ

Nguyễn Thị Thu

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.

Hà Thị Kim Liên - Tốt nghiệp Học viện Báo chí và Tuyên truyền niên khóa 2010-2014. Cô có 8 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới làm đẹp, sức khỏe…

0/5 (0 lượt bình chọn)

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *