Đau dạ dày là tình trạng mà nhiều phụ nữ mang thai phải đối mặt. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc luôn tiềm ẩn rủi ro cho cả mẹ và bé. Vậy, phụ nữ có thai uống thuốc dạ dày được không? Làm sao để điều trị đau dạ dày khi mang thai an toàn? Hãy cùng Yumangel tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Mục lục
I. Nguyên nhân gây bệnh dạ dày ở phụ nữ có thai
Đau dạ dày là một trong những vấn đề tiêu hóa phổ biến ở phụ nữ mang thai, do sự thay đổi lớn về cả thể chất lẫn nội tiết tố. Có nhiều nguyên nhân gây bệnh bao tử ở bà bầu như:
-
Thai nhi lớn tử cung của mẹ cũng phải thay đổi, vị trí của tử cung sẽ cao hơn gây chèn ép bao tử, gây ra các triệu chứng như ợ hơi, ợ chua, và trào ngược acid.
- Hormone progesterone tăng cao trong thai kỳ làm giãn cơ vòng thực quản dưới, khiến acid dễ trào ngược lên, gây ra cảm giác khó chịu.
-
Trong 3 tháng đầu, tình trạng nôn diễn ra thường xuyên sẽ khiến bao tử bị ảnh hưởng. Mặt khác, stress, lo lắng, thức khuya cũng là một trong các nguyên nhân gây bệnh bao tử ở phụ nữ có thai.
Xem thêm: Dấu hiệu trào ngược dạ dày khi mang thai
II. Phụ nữ có thai uống thuốc dạ dày được không?
Việc dùng thuốc trong thai kỳ có thể ảnh hưởng đến thai nhi, đặc biệt trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối. Vậy phụ nữ có thai uống thuốc dạ dày được không? Sử dụng thuốc thế nào để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé?
Có thai uống thuốc dạ dày được không?
Về vấn đề này, các chuyên gia cho biết, để giảm bớt các triệu chứng khó chịu của bệnh dạ dày, các mẹ bầu không nên uống thuốc dạ dày mà nên tham khảo các phương pháp điều trị khác. Tuy nhiên, trong trường hợp phải sử dụng tới thuốc điều trị, phụ nữ có thai vẫn có thể uống một số loại thuốc dạ dày nhưng cần cực kỳ cẩn trọng. Thuốc chỉ nên được sử dụng khi có chỉ định từ bác sĩ và chỉ sau khi đánh giá kỹ lưỡng lợi ích và nguy cơ. Đặc biệt, việc dùng thuốc trong 3 tháng đầu cần được theo dõi chặt chẽ.
Nguy cơ khi mẹ bầu uống thuốc dạ dày không theo chỉ định
Tự ý mua thuốc dạ dày và sử dụng không đúng liều lượng có thể khiến cho bệnh nặng hơn và đối mặt với nhiều tác dụng phụ, đặc biệt là ở phụ nữ có thai. Bởi trong thuốc dạ dày có chứa một số thành phần gây ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Một số nguy cơ bao gồm:
- 3 Tháng đầu thai kỳ
Trong ba tháng đầu, thai nhi đang trong quá trình hình thành các cơ quan quan trọng như hệ thần kinh, tim, tay chân và mắt. Đây là giai đoạn cực kỳ nhạy cảm, chỉ cần một tác động nhỏ cũng có thể gây hậu quả lớn, dẫn đến dị tật bẩm sinh hoặc thậm chí dọa sảy thai.
Việc sử dụng thuốc dạ dày trong giai đoạn này, nếu không đúng loại và liều lượng, có thể làm gián đoạn quá trình phát triển này và gây ra dị tật ở thai nhi.
- 3 Tháng cuối thai kỳ
Trong giai đoạn cuối của thai kỳ, thai nhi đã phát triển gần như hoàn chỉnh nhưng hệ cơ quan vẫn chưa thực sự hoàn thiện. Một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của các cơ quan như phổi và hệ thần kinh.
Tự ý dùng thuốc dạ dày vào thời điểm này có thể dẫn đến tình trạng sinh non hoặc biến chứng như khó thở sau sinh do sự phát triển chưa hoàn thiện của phổi. Một số loại thuốc còn có thể gây ra co bóp tử cung, làm tăng nguy cơ sinh non.
Hoạt chất có thể sử dụng cho phụ nữ mang thai
Một số thành phần thuốc có thể được sử dụng trong quá trình mang thai như:
- Hoạt chất Almagate: Hoạt chất này được biết đến với công dụng trung hòa acid dạ dày, tạo lớp màng bảo vệ niêm mạc dạ dày vì thế sẽ giúp giảm nhanh các triệu chứng đau dạ dày, trào ngược dạ dày. Hoạt chất này gần như không được hấp thụ qua đường tiêu hóa và được đào thải qua phân nên trong trường hợp cần thiết, dưới chỉ định của bác sĩ thì bà bầu có thể sử dụng một số loại thuốc chứa hoạt chất này. (Tìm hiểu thêm: thuốc chữ y có dùng cho bà bầu được không)
III. Một số nguyên tắc khi dùng thuốc dạ dày cho bà bầu
Việc sử dụng thuốc dạ dày trong thai kỳ cần tuân theo những nguyên tắc nghiêm ngặt để bảo đảm an toàn cho cả mẹ và thai nhi. Dưới đây là các lưu ý quan trọng:
Không tự ý dùng thuốc, phải có chỉ định của bác sĩ
Phụ nữ mang thai tuyệt đối không nên tự ý mua và sử dụng thuốc dạ dày. Dù nhiều loại thuốc có thể không cần kê đơn, nhưng trong thai kỳ, mọi loại thuốc đều có thể tiềm ẩn rủi ro. Chỉ có bác sĩ chuyên khoa mới có thể đánh giá mức độ an toàn của từng loại thuốc đối với sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, kể cả các loại thuốc thường dùng để giảm đau dạ dày nhẹ, mẹ bầu cần đến khám bác sĩ để được tư vấn và chỉ định loại thuốc phù hợp.
Sử dụng đúng liều lượng
Tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ về liều lượng và thời gian sử dụng thuốc là vô cùng quan trọng. Việc sử dụng liều thấp hoặc cao hơn khuyến cáo có thể dẫn đến các biến chứng không mong muốn.
Nếu sử dụng quá liều, mẹ bầu có thể gặp tình trạng rối loạn tiêu hóa hoặc tăng tác dụng phụ của thuốc, gây hại đến sức khỏe của thai nhi. Ngược lại, sử dụng liều thấp hoặc không đều đặn có thể làm giảm hiệu quả điều trị bệnh, kéo dài triệu chứng đau dạ dày.
Theo dõi các phản ứng bất thường
Khi sử dụng thuốc dạ dày, bà bầu cần chú ý theo dõi các phản ứng của cơ thể, đặc biệt là khi dùng thuốc lần đầu. Các dấu hiệu bất thường có thể bao gồm: buồn nôn, chóng mặt, ngứa ngáy, phát ban hoặc các triệu chứng khác.
Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào bất thường xuất hiện, mẹ bầu cần ngưng sử dụng thuốc ngay lập tức và báo với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn kịp thời.
Cân nhắc trước các lựa chọn điều trị thay thế
Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể khuyến cáo mẹ bầu sử dụng các phương pháp điều trị không dùng thuốc hoặc sử dụng các loại thảo dược tự nhiên để giảm triệu chứng đau dạ dày. Ví dụ như: chế độ ăn uống khoa học, nghỉ ngơi hợp lý, hoặc sử dụng các loại trà thảo mộc như trà gừng, trà hoa cúc để giảm khó chịu.
Hạn chế dùng thuốc kéo dài
Bà bầu không nên sử dụng thuốc dạ dày kéo dài mà không có sự theo dõi từ bác sĩ. Một số thuốc có thể gây ra tác dụng phụ lâu dài nếu dùng liên tục hoặc quá thời gian quy định.
Xem thêm: Đau dạ dày sau sinh: nguyên nhân và cách chữa
IV. Các lựa chọn điều trị thay thế
1. Điều chỉnh chế độ ăn uống
- Nên chia nhỏ bữa ăn: Tránh tình trạng ăn quá no (gây áp lực lên dạ dày) hoặc để bụng quá đói (gây tăng tiết axit dịch vị dạ dày).
- Hạn chế tiêu thụ các thực phẩm và thức uống gây kích thích dạ dày như: đồ ăn nhanh, đồ hộp, thực phẩm có vị chua, thức ăn cay nóng và nhiều gia vị, rượu bia, cà phê…
- Ăn chậm, nhai kỹ: Giúp giảm bớt gánh nặng cho dạ dày trong quá trình tiêu hóa, đồng thời giúp cơ thể hấp thu dưỡng chất tốt hơn.
2. Uống đủ nước
- Trong thời gian mang thai, mẹ bầu nên bổ sung đủ 2.5 – 3 lít nước/ ngày nhằm duy trì lượng nước ối trong tử cung và trung hòa dịch vị dạ dày.
3. Thay đổi thói quen sinh hoạt
-
Không nên vận động ngay sau khi ăn: Thay vào đó, các mẹ nên ngồi nghỉ ngơi sau khi ăn ít nhất 30 phút để hạn chế nguy cơ bùng phát các triệu chứng khó chịu của bệnh dạ dày.
- Kiểm soát căng thẳng, hạn chế thức khuya: Các mẹ nên cố gắng sắp xếp cân đối thời gian làm việc và nghỉ ngơi, tránh làm việc quá sức, thức khuya, thiếu ngủ gây căng thẳng mệt mỏi.
-
Tập luyện nhẹ nhàng: Sau 3 tháng đầu thai kỳ, các mẹ có thể luyện tập các bộ môn nhẹ nhàng như bơi lội, yoga,… nhằm cải thiện độ linh hoạt của xương chậu và ổn định hoạt động của cơ quan tiêu hóa.
4. Sử dụng thảo dược tự nhiên
Sử dụng thảo dược thiên nhiên: Nếu không nhất thiết phải dùng thuốc Tây y, các mẹ có thể sử dụng một số loại thảo dược từ thiên nhiên có công dụng thanh nhiệt, giảm tiết dịch acid trong dạ dày, giúp giảm cơn đau và làm lành các vết loét ở thành niêm mạc dạ dày.
- Trà gừng: Giúp giảm buồn nôn và đau dạ dày, đồng thời cải thiện chức năng tiêu hóa.
- Nghệ và mật ong: Hỗn hợp này giúp giảm viêm loét dạ dày, hỗ trợ quá trình làm lành niêm mạc dạ dày, đồng thời không gây hại cho thai phụ.
- Trà bạc hà: Có tác dụng giảm triệu chứng khó tiêu, đầy hơi và trào ngược axit.
5. Sử dụng thực phẩm giàu probiotic
-
Probiotic có trong sữa chua hoặc thực phẩm lên men có thể giúp duy trì hệ vi sinh vật đường ruột khỏe mạnh, cải thiện tiêu hóa và hỗ trợ trong việc giảm viêm loét dạ dày.
Tóm lại, khi phụ nữ mang thai gặp phải tình trạng đau dạ dày, việc sử dụng thuốc cần được cân nhắc kỹ lưỡng. Mặc dù bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc trong những trường hợp cần thiết, nhưng mẹ bầu tuyệt đối không nên tự ý dùng thuốc. Hy vọng những chia sẻ trong bài viết đã giúp bạn trả lời câu hỏi “phụ nữ mang thai uống thuốc dạ dày được không?” và có phương án điều trị an toàn
Có thể bạn quan tâm:
Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.
Bùi Thị Hoa - Tốt nghiệp Khoa Báo chí - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội niên khóa 2003 - 2007. Cô có 17 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới sức khỏe, làm đẹp,...