Đau hậu môn sau khi đi vệ sinh là triệu chứng thường gặp, cơn đau có thể xảy ra trước, trong và sau khi đi đại tiện. Hiện tượng này gây ảnh hưởng rất lớn tới tâm lý của người bệnh cũng như các hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng đau hậu môn khi đi vệ sinh qua bài viết sau.
Mục lục
I – Nguyên nhân bị đau hậu môn sau khi đi vệ sinh
Đi đại tiện bị đau rát hậu môn có thể xảy ra trước, trong và sau khi khi đi. Có 2 nhóm nguyên nhân gây ra tình trạng này là nhóm nguyên nhân không phải do bệnh lý và nhóm nguyên nhân do bệnh lý.
1. Nguyên nhân không phải bệnh lý
Các nguyên nhân khiến đi vệ sinh đau hậu môn không phải do bệnh lý gồm:
– Do ăn nhiều thức ăn cay nóng gây các rắc rối ở hệ tiêu hóa, đặc biệt là hậu môn.
– Do thói quen nhịn đi vệ sinh quá lâu khiến phân tích tụ ở trong trực tràng lâu ngày gây táo bón. Hậu quả là gây đau hậu môn khi đi đại tiện.
Ăn nhiều thức ăn cay nóng là một trong các nguyên nhân gây đau hậu môn sau khi đi vệ sinh.
– Do vệ sinh hậu môn không sạch sẽ gây ngứa ngáy, khó chịu, đặc biệt là vi khuẩn có điều kiện thuận tấn công khiến tình trạng đi vệ sinh nặng bị đau hậu môn nặng nề hơn.
– Do quan hệ tình dục bằng đường hậu môn dẫn đến nứt hậu môn và gây ra tình trạng đi cầu đau hậu môn.
2. Nguyên nhân do bệnh lý
Các nguyên nhân bị đau hậu môn khi đi vệ sinh do bệnh lý gồm:
– Do các bệnh lý về da ở khu vực hậu môn như mụn, vẩy nến.
– Bệnh trĩ ngoại tắc gây cảm giác đau rát hậu môn kèm ngứa ngáy khi đi đại tiện.
– Áp xe hậu môn: Là các ổ chứa mủ ở cạnh hậu môn hoặc trực tràng.
– Rò hậu môn: Hay còn gọi là mạch lươn, là đường dẫn bã tuyến bị nhiễm trùng bên trong ra ngoài vùng da cạnh hậu môn.
Đau hậu môn khi đi vệ sinh còn do nhiều bệnh lý gây ra.
– Nứt kẽ hậu môn: Là tình trạng xuất hiện một vết rách hoặc vết xước nhỏ nằm ở vùng hậu môn.
– Nhiễm nấm hoặc các bệnh lây qua đường tình dục như: lậu, chlamydia, virus HPV, herpes, giang mai…
– Do ung thư hậu môn.
– Do tiêu chảy kéo dài.
II – Bị đau hậu môn sau khi đi vệ sinh có nguy hiểm không?
Đi vệ sinh bị đau hậu môn gây cảm giác khó chịu, sợ đi đại tiện và bất tiện trong sinh hoạt. Đặc biệt, nếu tình trạng này kéo dài có thể làm tăng nguy cơ viêm nhiễm và mắc các bệnh lý mãn tính.
Sau khi đi vệ sinh bị đau hậu môn nếu kéo dài có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính.
Hầu hết các trường hợp bị đau hậu môn sau khi đi vệ sinh thường không liên quan đến ung thư. Tuy nhiên, nếu hiện tượng đi vệ sinh đau hậu môn kéo dài không khỏi và không điều trị có thể gây chảy máu, thay đổi thói quen đi đại tiện và tăng cảm giác đau.
III – Cách khắc phục đau hậu môn khi đi vệ sinh
Để khắc phụ tình trạng đau hậu môn sau khi đi vệ sinh, bên cạnh việc xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học, người bệnh nên đi thăm khám để được bác sĩ xác định chính xác nguyên nhân và có phác đồ điều trị phù hợp.
Bên cạnh đó, nếu tình trạng bệnh nhẹ, người bệnh có thể tham khảo và áp dụng một số mẹo dưới đây để cải thiện:
– Chườm lạnh: Bạn có thể dùng khăn sạch bọc vài viên đá để chườm vào khu vực hậu môn bị sưng nóng. Nhiệt lạnh sẽ giúp làm co mạch, hạn chế tuần hoàn máu và hỗ trợ làm giảm hiện tượng viêm.
– Ngâm nước muối ấm: Sau khi đi vệ sinh nếu bị đau bạn có thể sử dụng nước muối ấm để ngâm hậu môn giúp làm dịu kích thích da.
Người bệnh nên đi khám bác sĩ ngay khi có triệu chứng đau hậu môn sau khi đi vệ sinh.
– Dùng dầu dừa: Thoa dầu dừa 2 – 3 lần/ngày lên vùng hậu môn giúp hỗ trợ phục hồi vết nứt và ngăn viêm nhiễm ở hậu môn.
– Dùng lá diếp cá: Thành phần Quercetin trong lá diếp cá có tác dụng bảo vệ thành mạch và giảm sung huyết. Nếu bị đau hậu môn sau sinh bạn có thể giã nát lá diếp cá rồi đắp lên vùng hậu môn giúp giảm đau, sưng và ngứa ngáy.
(>> Xem thêm: Đau hậu môn sau sinh nguy hiểm không? Nguyên nhân, xử lý )
IV – Biện pháp phòng tránh đi vệ sinh bị đau hậu môn
Xây dựng thói quen ăn uống khoa học và sinh hoạt lành mạnh giúp phòng tránh hiệu quả tình trạng đau hậu môn sau khi đi vệ sinh. Cụ thể:
1. Xây dựng thói quen ăn uống khoa học
Thói ăn uống không khoa học là một trong các nguyên nhân chính gây đau rát hậu môn khi đi vệ sinh. Để phòng ngừa, bạn nên chú ý:
– Uống đủ từ 2-3 lít nước/ngày.
– Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ: rau xanh, củ quả, trái cây, nước ép, sinh tố… để phòng ngừa táo bón.
– Nên ăn vào khung giờ cố định để hệ tiêu hóa và bài tiết hoạt động ổn định.
Tăng cường ăn nhiều thực phẩm chất xơ và uống đủ nước giúp phòng ngừa đau rát hậu môn khi đi vệ sinh.
– Chỉ ăn thực phẩm đã nấu chín, đun sôi; không ăn thức ăn còn tái sống, không đảm bảo vệ sinh.
– Hạn chế ăn các thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, thức ăn có nguy cơ gây dị ứng như hải sản, các loại đậu…
– Hạn chế tiêu thụ bia, rượu, nước ngọt, cà phê…
2. Xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh
Việc xây dựng thói quen sinh hoạt lành mạnh sẽ giúp hạn chế nguy cơ bị đau hậu môn khi đi đại diện. Cụ thể bạn nên:
– Đi vệ sinh ngay khi có nhu cầu, không nên nhịn.
– Hình thành thói quen đi vệ sinh vào một khung giờ cố định trong ngày để giảm tình trạng rối loạn đại tiện và ổn định hoạt động bài tiết đường ruột.
– Không nên ngồi một chỗ quá lâu, thi thoảng cần đứng lên đi lại để tránh gây áp lực lên hậu môn.
– Vệ sinh sạch sẽ hậu môn mỗi ngày, nhất là sau khi đi đại tiện.
– Không nên quan hệ tình dục qua đường hậu môn.
Không nên nhịn đi đại điện, hãy đi ngay khi có nhu cầu.
– Cố gắng giữ cho tinh thần luôn thoải mái, tránh căng thẳng thần kinh.
– Tập thể dục mỗi ngày, kiểm soát cân nặng phù hợp.
– Đi ngủ trước 23h đêm và ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi ngày.
– Mặc quần rộng rãi, thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt tránh tổn thương hậu môn.
Đau hậu môn sau khi đi vệ sinh nếu kéo dài sẽ gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe thể chất và tinh thần của người bệnh. Vì vậy, bạn không nên xem nhẹ khi gặp phải tình trạng này, hãy đi thăm khám khi xuất hiện triệu chứng để được điều trị kịp thời, tránh bệnh trở nặng.
Chưa có bình luận!