Rau muống giàu dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe, tuy nhiên vẫn rất nhiều người đặt câu hỏi: Đau dạ dày có ăn được rau muống không? Vì lo sợ loại rau này có thể khiến các triệu chứng bệnh nặng hơn. Nếu còn băn khoăn về câu hỏi này, bạn đọc có thể cùng Yumangel tìm hiểu chi tiết ngay tại bài viết dưới đây nhé.
Mục lục
I – Công dụng của rau muống với sức khỏe
Theo nghiên cứu khoa học hiện đại, các thành phần dinh dưỡng được tìm thấy trong rau muống gồm có: Canxi, phospho, vitamin A, B, C, sắt, nước, xenluloza, chất xơ, gluxit, protit…
Ăn rau muống giúp hỗ trợ điều trị thiếu máu
Do đó, ăn rau muống mang lại nhiều tác dụng cho sức khỏe, cụ thể như: Giảm cholesterol; cải thiện chứng táo bón và khó tiêu, giúp đôi mắt sáng khỏe; điều trị bệnh về da; trẻ hóa và chống lão hóa da; giúp mái tóc chắc khỏe.
Bên cạnh đó, rau muống còn hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày, nhiễm trùng đường tiểu, cải thiện chứng mất ngủ và khó ngủ.
Trong khi đó, một số tài tài liệu y học cổ truyền cho rằng, rau muống tính mát nên có tác dụng lợi tiểu, giải độc, nhuận tràng, giảm tình trạng bị mất xương, chống táo bón, trị mụn, giảm sốt, hỗ trợ chữa trị bệnh tiểu đường…
II – Đau dạ dày có ăn được rau muống không?
Để giải đáp thắc mắc đau dạ dày có ăn rau muống được không, các chuyên gia sức khỏe cho rằng người bị đau dạ dày vẫn có thể ăn rau muống bình thường.
Vì trên thực tế, đây là thực phẩm lành tính, không những không gây hại mà còn hỗ trợ cải thiện các triệu chứng bệnh đau dạ dày hữu hiệu. Tuy nhiên bạn cần lưu ý ăn rau muống với lượng vừa phải và khoa học.
Người bị đau dạ dày có thể ăn rau muống với lượng vừa phải
Cụ thể, hàm lượng chất xơ cao trong rau muống khi đi vào cơ thể sẽ kích thích nhu động ruột, nên hoạt động của hệ tiêu hóa diễn ra thuận tiện và dễ dàng hơn, đồng thời giảm áp lực lên dạ dày.
Thành phần sắt và photpho trong rau muống có tác dụng tốt đến dạ dày nên có thể hỗ trợ cải thiện hiệu quả các triệu chứng của bệnh.
Vì vậy, nếu bạn đang phân vân không biết đau dạ dày có ăn được rau muống không thì có thể yên tâm ăn thực phẩm này!
- Xem thêm: Đau dạ dày ăn bơ được không?
III – Một số cách chế biến rau muống cho người dạ dày
Người bị đau dạ dày muốn ăn rau muống có thể chế biến thành món luộc hoặc kết hợp cùng một số loại rau khác như cỏ mực, rau má, vỏ quýt, rau sam… Chi tiết từng cách như sau:
1. Rau muống luộc
Luộc được xem là cách đơn giản và tối ưu nhất để giúp bạn giảm áp lực lên dạ dày khi bạn thưởng thức rau muống.
Với chế biến rau muống luộc, bạn cần thực hiện theo các bước sau đây:
Các nguyên liệu cần chuẩn bị: rau muống 200g, muối.
Cách thực hiện:
- Nhặt và rửa sạch rau muống.
- Ngâm rau muống với 1 thìa cà phê muối pha loãng trong 5 phút. Rửa sạch rau muống lại bằng nước rồi vớt ra cho ráo nước.
- Đun sôi khoảng 700ml nước cùng 1 muỗng cà phê muối.
- Khi nước đã sôi thì bạn cho rau muống vào, dùng đũa nhấn rau xuống để đảm bảo ngập nước.
- Luộc trong 5 phút thì vớt rau muống ra.
2. Kết hợp rau muống với 1 số loại rau khác
Người bệnh đau dạ dày có thể chế biến rau muống thành thức uống tốt cho sức khỏe dạ dày bằng cách kết hợp với một số loại rau khác như: rau sam, vỏ quýt, cỏ mực và rau má.
Nguyên liệu cần chuẩn bị gồm: 20g rau muống; 16g rau sam; 20g rau má; 20g cỏ mực và 12g vỏ quýt.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch tất cả các nguyên liệu rồi cho vào ấm sắc cùng 500ml nước.
- Đun sôi nhỏ lửa cho tới khi còn 250ml nước là được.
Cách sử dụng:
- Chia 250ml nước thu được thành 2 phần và uống hết trong ngày.
- Nên uống khi bụng đói và kiên trì uống trong 2 tháng.
Có thể bạn quan tâm: Bệnh dạ dày có lây không?
IV – Lưu ý cho người đau dạ dày khi ăn rau muống
Bên cạnh việc ăn rau muống với lượng vừa phải, người bị đau dạ dày khi ăn rau muống cần chú ý thêm một số vấn đề sau:
– Không nên chế biến rau muống dưới dạng xào nhiều dầu mỡ vì rất khó tiêu hóa, gây áp lực lên dạ dày và khiến triệu chứng bệnh nặng hơn.
Nên hạn chế ăn rau muống xào vì khó tiêu hóa và gây áp lực lên dạ dày
- Rau muống khá cứng nên khi ăn bạn cần chắc chắn mình đã nhai thật kỹ để không tạo áp lực cho dạ dày.
- Nếu trên da đang có vết thương hở bạn không nên ăn rau muống vì rất dễ hình thành sẹo lồi.
- Một số đối tượng khác cũng không nên ăn muồng gồm: đang mắc bệnh lý viêm nhiễm đường tiết niệu, đau nhức xương khớp, cao huyết áp, thận, gout…
- Những người có hệ tiêu hóa hoạt động kém hoặc dễ bị dị ứng nên hạn chế ăn rau muống.
- Chỉ ăn rau muống khi chắc chắn an toàn, đảm bảo chất lượng. Cảnh giác với rau muống ngâm hóa chất hoặc không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm vì rất hại cho dạ dày và sức khỏe.
- Nếu đang sử dụng thuốc Tây y hoăc Đông y chữa trị bệnh bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về việc ăn rau muống.
Hy vọng với những thông tin chúng tôi vừa cung cấp các bạn đã biết đau dạ dày có ăn được rau muống không?Hãy nhớ, người bị đau dạ dày có thể ăn rau muống nhưng cần chú ý ăn lượng vừa phải, không lạm dụng ăn quá nhiều đồng thời có chế độ ăn đa dạng để đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể luôn khỏe mạnh.
Có thể bạn quan tâm:
Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.
Hà Thị Kim Liên - Tốt nghiệp Học viện Báo chí và Tuyên truyền niên khóa 2010-2014. Cô có 8 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới làm đẹp, sức khỏe…