Nội soi đại tràng là một kỹ thuật y tế giúp phát hiện các bất thường trong đại tràng. Vậy nội soi đại tràng bao nhiêu tiền và có đau không, mất nhiều thời gian không? Câu trả lời sẽ được thuốc dạ dày Yumangel giải đáp trong bài viết này!
Mục lục
- I. Nội soi đại tràng là gì?
- II. Mục đích nội soi đại tràng
- III. Các phương pháp nội soi đại tràng
- IV. Khi nào cần nội soi đại tràng?
- V. Quy trình thực hiện nội soi đại tràng
- VI. 5 biến chứng có thể xảy ra khi nội soi đại tràng
- VII. Nên ăn gì và kiêng gì sau khi nội soi đại tràng?
- VIII. Các câu hỏi thường gặp khi nội soi
- 1. Nội soi đại tràng nhiều có tốt không?
- 2. Cần ăn kiêng gì trước khi đi nội soi đại tràng?
- 3. Nội soi đại tràng mất bao nhiêu lâu?
- 4. Nội soi đại tràng có đau không?
- 5. Nên gây tê hay gây mê khi nội soi đại tràng?
- 6. Có nên nội soi đại tràng khi mang thai không?
- 7. Trường hợp nào không nên nội soi?
- 8. Nội soi đại tràng hết bao nhiêu tiền?
I. Nội soi đại tràng là gì?
Nội soi đại tràng là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh thông qua ống soi mềm. Ống soi mềm được gắn dụng cụ quay giúp bác sĩ quan sát bên trong lòng đại tràng. Kỹ thuật chẩn đoán này sẽ giúp phát hiện các bất thường bên trong đại tràng như khối u, polyp, loét đại tràng…
II. Mục đích nội soi đại tràng
Nội soi đại tràng có thể được thực hiện nhằm mục đích:
- Chẩn đoán các bệnh lý đường ruột: Giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh lý gây ra các triệu chứng bất thường đường tiêu hóa như: đau bụng, tiêu chảy mãn tính, táo bón mãn tính, đi ngoài ra máu…
- Tầm soát ung thư và các bệnh lý khác đường tiêu hóa: Nội soi là phương pháp hiệu quả nhất để tầm soát ung thư đại trực tràng và phát hiện các polyp đại trực tràng. Hội phẫu thuật viên Hoa Kỳ (American College of Surgeons) ước tính, có tới 90% các khối u hoặc polyp có thể được phát hiện thông qua các cuộc nội soi đại tràng.
- Điều trị các vấn đề đại trực tràng: Kỹ thuật nội soi có thể được dùng để cắt polyp, cầm máu, lấy dị vật, nong chỗ hẹp, điều trị trĩ, điều trị xoắn đại tràng.
- Theo dõi bệnh lý đại trực tràng sau điều trị: Ví dụ sau khi cắt polyp, nếu polyp lành tính, bệnh nhân thường được chỉ định soi kiểm tra sau 3 năm, sau đó cứ 5 năm một lần…
III. Các phương pháp nội soi đại tràng
Có 2 phương pháp nội soi đại tràng là nội soi thường không gây mê và nội soi có gây mê. Cụ thể:
1. Nội soi đại tràng không gây mê
- Khái niệm: Phương pháp này thực hiện cho bệnh nhân mà không cần gây mê, bệnh nhân hoàn toàn tỉnh táo trong quá trình thực hiện.
- Ưu điểm: Chi phí thấp.
- Nhược điểm: Người bệnh sẽ có cảm giác khó chịu, đau đớn. Nguy hiểm là nhiều trường hợp bệnh nhân ngọ nguậy, thay đổi tư thế khi đang nội soi dẫn đến tổn thương lòng đại tràng. Một số trường hợp bệnh nhân quá khó chịu, gây áp lực khiến bác sĩ phải kết thúc nội soi sớm, dễ bỏ sót tổn thương.
2. Nội soi đại tràng có gây mê
- Khái niệm: Sử dụng phương pháp nội soi gây mê, người bệnh sẽ được bác sĩ gây mê trước khi thực hiện.
- Ưu điểm: Giảm bớt khó chịu cho người bệnh khi nội soi; thời gian gây mê ngắn 10 – 15 phút; khoảng 3 – 5 phút sau khi nội soi bệnh nhân có thể tỉnh lại và không đau; bác sĩ nội soi thuận lợi và chính xác hơn.
- Nhược điểm: Chi phí cao hơn nội soi không gây mê; tăng nguy cơ gặp phải các biến chứng do thuốc mê gây ra.
Có 2 phương pháp nội soi đại tràng là nội soi thường không gây mê và nội soi có gây mê.
IV. Khi nào cần nội soi đại tràng?
Một số trường hợp nên được nội soi đại tràng là:
- Những người ở độ tuổi 50 trở lên và có khả năng mắc ung thư đại tràng, nên nội soi trung bình 10 năm 1 lần.
- Nếu bệnh nhân đã mắc polyp đại tràng trước đó, bác sĩ có thể chỉ định nội soi để phát hiện polyp đại tràng mới.
- Người bị đau bụng nhiều lần.
- Đi đại tiện có lẫn máu trong phân hoặc phân có màu hắc ín.
- Thay đổi thói quen đi đại tiện.
- Thiếu máu nhược sắc.
- Mắc bệnh viêm loét đường ruột, viêm loét đại trực tràng…
V. Quy trình thực hiện nội soi đại tràng
Quy trình nội soi gồm 3 giai đoạn chính: Trước khi nội soi, trong khi nội soi và sau khi nội soi. Cụ thể các bước thực hiện cho từng giai đoạn như sau:
1. Trước khi nội soi
Các công việc cần làm trước khi nội soi gồm:
- Bác sĩ thăm khám và thực hiện một số xét nghiệm cần thiết trước khi nội soi: Người bệnh cần trao đổi rõ với bác sĩ về tiền sử bệnh cũng như các loại thuốc đang dùng. Nếu đang mang thai hoặc nghi ngờ mang thai cũng cần thông báo cho bác sĩ.
- Người bệnh được bác sĩ phát thuốc và hướng dẫn cách dùng thuốc để làm sạch đại tràng.
- Bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân ngưng một số loại thuốc đang sử dụng như: thuốc sắt, thuốc trị tiểu đường, thuốc chống đông máu trước và trong ngày nội soi.
- Trước thời điểm nội soi đại tràng 1 ngày: Người bệnh cần tránh ăn các thức ăn rắn, thực phẩm có hàm lượng chất xơ cao, các loại nước có màu. Chỉ ăn thức ăn lỏng, mềm và dễ tiêu.
- Trước thời điểm nội soi 2 tiếng: Người bệnh tuyệt đối không nên ăn hay uống bất kỳ thứ gì.
- Trường hợp nội soi có gây mê, người bệnh cần nhịn ăn 12 giờ trước khi nội soi và cần có người nhà đi theo để chăm sóc sau khi nội soi xong.
2. Trong quá trình nội soi
Thông thường, quá trình nội soi đại tràng sẽ mất tầm 30 – 60 phút và diễn ra như sau:
- Đầu tiên người bệnh sẽ cởi bỏ trang phục đang mặc, khoác áo choàng của bệnh viện; rồi nằm nghiêng về bên trái, chân gập gần lên bụng trên bàn kiểm tra.
- Trường hợp nội soi có gây mê, người bệnh sẽ được tiêm thuốc gây mê qua đường tĩnh mạch để gây mê toàn thân.
- Bác sĩ tiến hành chèn ống nội soi và thổi khí vào đại tràng. Khi đại tràng phồng lên, bác sĩ có thể quan sát chi tiết hình ảnh đại tràng nhờ camera gắn vào ống nội soi.
- Khi nội soi, nếu có polyp bất thường, bác sĩ sẽ dùng bộ phận cuối cùng của ống nội soi để lấy mẫu sinh thiết hoặc cắt bỏ.
Lưu ý: Trong suốt quá trình nội soi, bạn có thể cảm thấy khó chịu hoặc chuột rút, hãy hít thở thật sâu và giữ vững tinh thần nhé.
3. Sau khi nội soi
Một số vấn đề người bệnh cần nắm được sau khi nội soi gồm:
- Người bệnh được đưa về phòng nghỉ ngơi, thư giãn cho tới khi tình trạng khó chịu ở bụng thuyên giảm.
- Sau khi nội soi đại tràng gây mê, người bệnh nên ở lại bệnh viện khoảng 2 tiếng. Đây là thời gian đủ để tác dụng của thuốc an thần và thuốc mê biến mất.
- Các triệu chứng thường gặp sau nội soi: chướng bụng, đau âm ỉ ở bụng, muốn đi ngoài nhưng không đi được. Nếu thực hiện cắt polyp hoặc sinh thiết thì có thể thấy dải máu nhỏ trong phân. Người bệnh khi gặp các triệu chứng này thì không cần quá lo lắng vì sẽ nhanh chóng tự biến mất sau vài này.
- Triệu chứng nghiêm trọng sau nội soi: Nếu có các triệu chứng nghiêm trọng như sốt, đau bụng dữ dội, chóng mặt, đại tiện ra máu nhiều… người bệnh nên ở lại bệnh viện để được theo dõi.
- Khoảng 2 tiếng sau khi nội soi, bệnh nhân có thể ăn cháo lỏng để bù đắp năng lượng do nhịn ăn trước khi nội soi đại tràng. Tiếp đó, bệnh nhân có thể tiếp tục ăn các món dạng lỏng như cháo, súp, các món đã được nấu nhừ, hầm kỹ, thịt băm để đại tràng dễ tiêu hóa.
VI. 5 biến chứng có thể xảy ra khi nội soi đại tràng
Nội soi đại tràng là thủ thuật khá an toàn nhưng khi thực hiện vẫn tiềm ẩn một số rủi ro nhất định. Cụ thể là:
1. Đau bụng, đầy hơi, khó chịu vùng bụng
Người bệnh nội soi có thể gặp phải biến chứng đau bụng, đầy hơi và khó chịu ở vùng bụng là do khi nội soi bác sĩ bơm hơi vào đại tràng để nhìn rõ hơn các chi tiết niêm mạc ruột. Đồng thời bác sĩ còn đưa thiết bị nội soi và di chuyển nó trong lòng cơ quan này.
Tất cả các cảm giác khó chịu ở vùng bụng sẽ biến mất hoàn toàn trong vòng 1 – 2 ngày sau nội soi.
2. Chảy máu sau nội soi
Trường hợp bác sĩ có tiến hành sinh thiết hoặc cắt bỏ polyp đại trực tràng, người bệnh có thể thấy máu chảy từ trực tràng hoặc máu lẫn trong phân sau khi thực hiện nội soi. Biến chứng này thường chỉ kéo dài một vài ngày.
Tuy nhiên, nếu tình trạng máu chảy nhiều hoặc chảy không ngừng, người bệnh cần thông báo ngay với bác sĩ.
Lưu ý: Một số loại thuốc như aspirin có thể làm tăng nguy cơ chảy máu khi nội soi đại tràng Do đó, bệnh nhân trước khi nội soi cần thông báo với bác sĩ nếu có dùng những loại thuốc này.
3. Phản ứng xấu với thuốc mê
Một số người bệnh thực hiện nội soi đại tràng gây mê có triệu chứng rùng mình, run rẩy sau khi tỉnh dậy. Rất hiếm trường hợp người bệnh xảy ra các tai biến nặng như trụy tim mạch, suy hô hấp do phản ứng với thuốc gây mê.
4. Nhiễm trùng
Biến chứng nhiễm trùng có thể xảy ra nếu bệnh nhân dùng chung dụng cụ nội soi với bệnh nhân khác. Điều này tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn E. coli, Enterobacter, Klebsiella; virus viêm gan B, viêm gan C,…
5. Rách hoặc thủng đại tràng
Biến chứng này rất hiếm xảy ra (0,14 – 0,2%). Nguyên nhân gây thủng hoặc rách đại tràng có thể liên quan đến viêm loét nặng, dính sau mổ, hẹp đại tràng, bác sĩ ít kinh nghiệm… Yumangel gợi ý: Nguyên nhân gây thủng đại tràng Sigma
Tỷ lệ xảy ra biến chứng sau nội soi đại tràng thường rất thấp nhưng người bệnh không nên chủ quan mà cần theo dõi sát sao các triệu chứng. Nếu có các biểu hiện sốt, như đau bụng dữ dội,chóng mặt, nôn mửa, đi ngoài ra máu thường xuyên, chảy máu trực tràng, gặp vấn đề khi trung tiện thì cần thông báo ngay cho bác sĩ.
VII. Nên ăn gì và kiêng gì sau khi nội soi đại tràng?
Sau khi thực hiện thủ thuật nội soi đại tràng, người bệnh cần chú ý ăn uống đúng cách để giúp đại tràng và đường ruột sớm ổn định. Dưới đây là những thực phẩm nên ăn và cần kiêng sau khi nội soi.
1. Các thực phẩm nên ăn sau nội soi
Sau khi hoàn thành nội soi, bệnh nhân nên ăn các thực phẩm sau:
Các món ăn mềm, dễ tiêu như cháo loãng, súp, canh: Lưu ý khi ăn cần để cháo, canch, súp nguội bớt, chỉ còn hơi ấm trước khi ăn. Khi nấu cũng hạn chế nêm nếm quá nhiều gia để tốt hơn cho hoạt động của đường ruột.
Trứng gà: Thực phẩm này giúp bổ sung vitamin A, E, D có tác dụng đẩy nhanh quá trình hồi phục sau nội soi.
Một số loại trái cây: Bệnh nhân nội soi đại tràng nên ăn các loại trái cây giàu vitamin, khoáng chất và các chất chống oxy hóa để tăng cường hệ miễn dịch và nâng cao sức khỏe đường tiêu hóa. Một số trái cây nên ăn như chuối, bơi, thanh long, đu đủ… Không nên ăn các loại quả có vị chua vì có thể gây kích thích, ảnh hưởng tới đại tràng trong quá trình phục hồi.
2. Các thực phẩm không nên ăn sau nội soi
Người bệnh sau khi nội soi nên tránh ăn các thức ăn không tốt cho dạ dày, dễ gây kích ứng niêm mạc đại tràng, áp lực cho hệ tiêu hóa và gây khó khăn cho quá trình phục hồi. Cụ thể là:
- Thức ăn cứng, khó tiêu hóa.
- Đồ ăn quá nóng, quá cay, quá lạnh.
- Món ăn chứa nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, chế biến sẵn.
- Rượu bia, cà phê, đồ uống có gas,trà đặc, thuốc lá hoặc chất kích thích.
VIII. Các câu hỏi thường gặp khi nội soi
Xung quanh thủ thuật nội soi, người bệnh có rất nhiều thắc mắc cần giải đáp trước khi thực hiện. Ví dụ như: cần ăn kiêng gì trước khi thực hiện nội soi, thời gian nội soi mất bao lâu, nội soi đại tràng có đau không, hết bao nhiêu tiền…
1. Nội soi đại tràng nhiều có tốt không?
Nội soi đại tràng giúp phát hiện bệnh nhưng không nên quá lạm dụng phương pháp này. Không có thời gian cố định giữa các lần nội soi, nó tùy thuộc vào tình trạng của bệnh nhân và theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Bạn có thể tham khảo khoảng thời gian giữa 2 lần nội soi đại tràng cho từng trường hợp cụ thể:
- Kiểm soát bệnh: khoảng 3 – 5 năm.
- Nếu quá trình nội soi có polyp thì nên nội soi 1 – 2 năm/1 lần.
- Bệnh nhân bị viêm đại tràng nên nội soi 2 năm/ 1 lần.
2. Cần ăn kiêng gì trước khi đi nội soi đại tràng?
Những thực phẩm và thức ăn người thực hiện thủ thuật nội soi vùng đại tràng cần kiêng gồm:
- Các loại rau, thực phẩm nhiều xơ: Để giảm thiểu tối đa lượng thức ăn, chất cặn bã hay phân ở trong đại tràng, giúp làm sạch đại tràng dễ dàng hơn
- Các thực phẩm từ hạt: Thực phẩm này gây chướng bụng, khó tiêu gây tồn đọng nhiều thức ăn và chất cặn bã trong đại tràng.
- Các đồ ăn rắn, cứng: Điều này giúp đại tràng sạch sẽ, bác sĩ quan sát rõ nét các tổn thương ở đại tràng giúp đưa ra chẩn đoán chính xác nhất.
- Các món đồ có chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá: Vì các thực phẩm này có chất kích thích này dễ khiến quá trình nội soi đại tràng xảy ra sai sót, ảnh hưởng tới chẩn đoán bệnh.
- Các loại nước có màu như cà phê, sữa, rượu vang: Khiến hình ảnh nội soi hiển thị không rõ ràng, bác sĩ quan sát khó khăn.
- Các món đồ chua, cay nóng: Dễ gây kích ứng niêm mạc đại tràng nên có thể làm ảnh hưởng tới kết quả chẩn đoán của bác sĩ.
3. Nội soi đại tràng mất bao nhiêu lâu?
Thời gian nội soi đại tràng trung bình kéo dài từ 30 – 60 phút, tùy vào từng trường hợp bệnh nhân hoặc có làm thêm các thủ thuật như cắt polyp, sinh thiết, cầm máu, nong hẹp đại tràng… hay không.
4. Nội soi đại tràng có đau không?
Trong đa số trường hợp, thủ thuật nội soi đại tràng không gây đau. Bệnh nhân khi thực hiện chỉ cảm giác hơi khó chịu, căng tức vùng bụng sau đó sẽ tự khỏi sau khi nội soi xong.
Tuy nhiên, với bệnh nhân nhạy cảm, họ có thể cảm thấy sợ và đau khi nội soi. Lúc này, người bệnh tốt nhất nên chọn phương pháp nội soi đại tràng gây mê không đau. Người bệnh được gây mê toàn thân nên hoàn toàn không cảm thấy đau đớn.
5. Nên gây tê hay gây mê khi nội soi đại tràng?
Bệnh nhân sẽ được gây tê khi nội soi đại tràng theo phương pháp truyền thống (không gây mê) và gây mê toàn thân theo kỹ thuật nội soi gây mê không đau. Người bệnh cần tuân theo chỉ định của bác sĩ về phương pháp nội soi.
6. Có nên nội soi đại tràng khi mang thai không?
Khi mang thai, các phương pháp như chụp X – Quang hay chụp CT bị nghiêm cấm. Vì tia cực tím có thể gây dị tật cho thai nhi. Nếu bệnh lý liên quan đến đại tràng ở mức độ nhẹ, các phương pháp từ thảo dược tự nhiên có thể can thiệp hiệu quả, thì phương án nội soi có thể trì hoãn đến khi sinh xong.
Một số trường hợp bất khả kháng dưới đây, mẹ bầu có thể được bác sĩ chỉ định nội soi:
- Mẹ bầu bị táo bón hoặc tiêu chảy mất kiểm soát.
- Mẹ bầu đi đại tiện phân có kèm máu trong 1 thời gian dài.
- Mẹ bầu thường xuyên bị đau bụng khu vực xung quanh đại tràng.
- Mẹ bầu bị giảm cân nhanh không phải do nghén.
7. Trường hợp nào không nên nội soi?
Phương pháp nội soi đại tràng ít khi được chỉ định cho các trường hợp bệnh nhân sau:
- Nhồi máu cơ tim.
- Suy tim mạch.
- Thuyên tắc phổi.
- Thủng đại tràng.
- Nghi ngờ thủng ruột, tắc ruột.
- Bị nhiễm độc tiêu hóa.
- Viêm loét kết tràng nhiễm độc.
- Bệnh nhân vừa phẫu thuật đường ruột hoặc mới xạ trị vùng bụng/khoang chậu.
- Phụ nữ mang thai, đặc biệt là 3 tháng đầu thai kỳ.
8. Nội soi đại tràng hết bao nhiêu tiền?
Chi phí nội soi đại tràng không như nhau giữa các bệnh viện công và bệnh viện tư. Chi phí có thể tham khảo như sau:
- Bệnh viện công: Nội soi không gây mê khoảng 500.000đ. Nội soi gây mê khoảng 1.500.000đ.
- Bệnh viện tư: Nội soi không gây mê khoảng 700.000đ – 900.000d. Nội soi gây mê khoảng 1.800.000đ – 2.500.000đ.
Nội soi đại tràng là thủ thuật hiệu quả trong chẩn đoán và điều trị các bệnh lý đại trực tràng. Phương pháp này còn giúp tầm soát, phát hiện sớm những tổn thương nghi ngờ ung thư để chủ động phòng ngừa và điều trị hiệu quả.
Nếu bạn cần được tư vấn thêm, vui lòng liên hệ hotline 1800.1125 (miễn phí cước) để được dược sĩ của thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel giải đáp trực tiếp.
Xem thêm:
Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.
Hà Thị Kim Liên - Tốt nghiệp Học viện Báo chí và Tuyên truyền niên khóa 2010-2014. Cô có 8 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới làm đẹp, sức khỏe…