Bệnh viêm hồi tràng có thể gây biến chứng thủng hồi tràng, giãn hồi tràng cấp tính, thậm chí là ung thư hồi tràng nếu không được điều trị kịp thời. Dưới đây là những thông tin cần biết được thuốc dạ dày yumangel tổng hợp về bệnh viêm loét hồi tràng giúp bạn đọc có thể chủ động phát hiện, điều trị và phòng ngừa bệnh.
Mục lục
I – Bệnh viêm hồi tràng là gì?
Viêm loét hồi tràng là gì? Viêm loét hồi tràng có tên tiếng Anh là Ileitis (1) là tình trạng niêm mạc hồi tràng bị viêm nhiễm và có các vết loét. Hồi tràng là một bộ phận của ruột non, nằm sau của tá tràng và hỗng tràng.
- Xem thêm: Cấu tạo hồi tràng gồm những gì
II – Nguyên nhân gây viêm hồi tràng
Bệnh viêm loét hồi tràng do do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó 3 nguyên nhân chính và phổ biến gồm: nhiễm trùng, thiếu máu cục bộ và nhiễm hóa chất. Cụ thể:
- Do nhiễm trùng: Nguyên nhân gây nhiễm trùng đường ruột là do vi rút hoặc vi khuẩn gây ra. Trong đó vi khuẩn E Coli, Salmonella, Shigella, Campylobacter là các nguyên nhân chủ yếu gây viêm hồi tràng.
- Do thiếu máu cục bộ ở hồi tràng: Các động mạch cung cấp máu tới hồi tràng có thể bị xơ vữa khiến bộ phận này bị thiếu máu dẫn tới viêm. Ngoài ra, xoắn ruột hay thoát vị bẹn cũng là nguyên nhân gây thiếu máu cục bộ ở hồi tràng.
- Nhiễm hóa chất: Một số hóa chất khi dung nạp vào cơ thể có thể gây hại cho đường ruột, bao gồm cả hồi tràng dẫn đến bị viêm và tổn thương. Trong đó, tác dụng phụ của thuốc xổ là một trong những nguyên nhân chính gây viêm nhiễm hồi tràng.
III – Biểu hiện viêm loét hồi tràng
Các triệu chứng và biểu hiện viêm hồi tràng bệnh nhân có thể gặp phải gồm:
- Đau bụng.
- Tiêu chảy.
- Sốt.
- Giảm cân bất thường.
- Đi ngoài phân có lẫn máu.
- Táo bón.
- Kiệt sức.
Các triệu chứng của bệnh viêm hồi tràng dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý về đường tiêu hóa khác. Do đó, bạn không nên chủ quan, hãy thăm khám với bác sĩ nếu các dấu hiệu trên kéo dài để có kết luận chính xác.
IV – Bị viêm loét hồi tràng có nguy hiểm không?
Viêm hồi tràng có nguy hiểm không? Nếu được điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh viêm hồi tràng thường không gây biến chứng nguy hiểm.
Ngược lại, nếu việc điều trị bệnh bị chậm trễ thì có thể trở thành viêm hồi tràng mãn tính và dễ tái phát trở lại.
Lúc này, việc điều trị bệnh sẽ gặp nhiều khó khăn và mất nhiều thời gian hơn do tổn thương đã trở nên rộng và sâu. Thậm chí, nhiều bệnh nhân phải sống chung với bệnh cả đời.
Viêm hồi tràng mãn tính lâu năm có nguy cơ xuất hiện những biến chứng nguy hiểm như: thủng hồi tràng (2,8%), giãn hồi tràng cấp tính (2-6%), máu nặng (1-5%), thậm chí là ung thư hồi tràng – 1 trong 5 loại ung thư nguy hiểm nhất hiện nay.
- Gợi ý: Bệnh thủng tạng rỗng là gì
V – Viêm sưng hồi tràng kiêng ăn gì và nên ăn gì?
Hồi tràng bị viêm loét gây ảnh hưởng trực tiếp tới việc tiêu hoá thức ăn và khiến cơ thể không được cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết. Vì vậy với bệnh nhân viêm hồi tràng thì một chế độ ăn khoa học và hợp lý là điều vô cùng quan trọng.
1. Viêm hồi tràng nên ăn gì?
Dưới đây là những thực phẩm tốt cho bệnh nhân viêm hồi tràng:
- Một số loại cá: Cá hồi, cá mòi và cá thu giàu omega 3 rất dễ hấp thụ. Tác dụng của Omega 3 là kích thích cơ thể sản sinh ra các tế bào và hormone điều hoà quá trình đông máu, đồng thời làm giảm viêm niêm mạc hồi tràng hiệu quả.
- Các loại rau họ bí: Bí ngô, bí đao, bí xanh có chứa rất nhiều chất xơ hoà tan, nên giúp đường ruột khỏe mạnh, ngoài ra còn có thể chống lại viêm loét và tổn thương ở hồi tràng.
- Sữa chua: Thực phẩm này giàu probiotics có lợi cho đường ruột đồng thời giúp hệ miễn dịch khỏe mạnh hơn. Tuy nhiên, người bệnh chỉ nên ăn các loại sữa chua không có đường hoặc ít đường với độ chua vừa phải để tránh gây kích thích vết loét.
- Quả bơ: Loại bỏ quản chứa các chất béo không bão hoà đơn cực kỳ tốt cho cơ thể. Đặc biệt, nghiên cứu cho thấy, ăn bơ giúp chống lại tình trạng thiếu dinh dưỡng cho người bệnh.
- Trứng: Trứng cung cấp và giúp cơ thể dung nạp protein cực tốt, ngoài vitamin nhóm B còn có khả năng chuyển hoá thực phẩm thành năng lượng.
- Các loại thịt trắng: Thịt hải sản, gia cầm cung cấp cho cơ thể các chất béo không bão hoà quan trọng và cần thiết. Mặt khác, so với thịt đỏ thì hàm lượng cholesterol trong thịt trắng cũng thấp hơn nhiều.
2. Viêm hồi tràng nên kiêng ăn gì?
Người bị viêm loét hồi tràng nên kiêng hoặc hạn chế ăn các thực phẩm khó tiêu và có thể khiến các triệu chứng của bệnh trở nên nặng hơn. Cụ thể gồm:
- Thực phẩm nhiều đường: Bao gồm cả đường tự nhiên và đường nhân tạo như manitol, xylitol,… Nhóm thực phẩm này khiến hồi tràng co thắt, bụng khó tiêu và tiêu chảy.
- Đồ ăn nhiều dầu mỡ: Vì các thức ăn này khiến người bệnh bị đầy hơi, chướng bụng.
- Các đồ ăn khô cứng, khó tiêu hoá: Không chỉ vậy các thức ăn này còn có thể n cọ xát làm tổn thương niêm mạc ruột. Các thực phẩm thuộc nhóm này bao gồm: hoa quả khô, sấy; ngũ cốc nguyên hạt, bắp rang bơ…
- Đồ ăn tanh sống: Nhòm đồ ăn này thường chứa các vi khuẩn gây hại cho hệ vi sinh đường ruột. Mặt khác các vi khuẩn ký sinh có thể gây đau bụng, đi ngoài, nặng hơn là ngộ độc thực phẩm. Một số thực phẩm thuộc nhóm này gồm: nem chua, gỏi sống, rau sống, tiết canh…
- Đồ ăn cay nóng: Thành phần capsaicin trong đồ ăn cay nóng gây rối loạn chức năng của hồi tràng, và ảnh hưởng không tốt đến hệ vi sinh trong đường ruột. Hậu quả là khiến tình trạng viêm loét trầm trọng hơn và dễ kích thích các triệu chứng rối loạn tiêu hoá.
- Chất kích thích: Caffeine, cồn, gas là các thực phẩm bệnh nhân viêm sưng hồi tràng nên tránh xa nếu không muốn tình trạng bệnh nặng hơn.
VI – Cách điều trị bệnh viêm loét hồi tràng
Tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị loét hồi tràng phù hợp. Vì vậy bệnh nhân cần thăm khám để bác sĩ có căn cứ xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh.
Viêm hồi tràng uống thuốc gì? Một số loại thuốc chữa viêm loét hồi tràng được bác sĩ chỉ định trong chữa bệnh loét hồi tràng gồm: các loại thuốc kháng viêm thuốc ức chế miễn dịch, thuốc giảm đau và thuốc chống tiêu chảy.
Bên cạnh đó, bác sĩ còn kê đơn bổ sung thêm sắt, canxi, vitamin B-12 cho bệnh nhân. Người bệnh không tự ý mua bất kỳ loại thuốc chữa viêm hồi tràng nào về tự điều trị tại nhà.
VII – Cách phòng tránh bệnh viêm hồi tràng
Viêm hồi tràng ở trẻ em và ở người lớn có thể phòng tránh nếu bạn tuân thủ một số nguyên tắc dưới đây trong chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày:
- Tuyệt đối không nên lạm dụng các loại thuốc kháng sinh. Chỉ sử dụng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ.
- Hạn chế ăn các thực phẩm dễ gây kích ứng như: đồ ăn cay nón, các chất kích thích, thức ăn chưa được nấu chín kỹ…
- Tăng cường bổ sung chất xơ, vitamin và khoáng chất cho cơ thể bằng cách ăn nhiều rau xanh và hoa quả.
- Uống đủ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày, ngoài nước lọc có thể uống thêm nước ép rau của và hoa quả.
- Hạn chế tiêu thụ thức ăn nhiều chất béo, các chế phẩm từ sữa.
- Nên chia nhỏ bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ; ăn vào giờ cố định.
- Ngủ đúng giờ và đủ giấc.
- Tập luyện thể dục nhằm tăng cường sức đề kháng.
- Cố gắng giữ tâm trạng vui vẻ, thoải mái, tránh căng thẳng kéo dài.
Bệnh viêm hồi tràng tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời. Vì vậy bạn nên đi thăm khám ngay khi nhận thấy cơ thể có những biểu hiện không bình thường ở bộ phận hồi tràng.
Tài liệu tham khảo:
- https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2914216/
Xem thêm:
Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.
Hà Thị Kim Liên - Tốt nghiệp Học viện Báo chí và Tuyên truyền niên khóa 2010-2014. Cô có 8 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới làm đẹp, sức khỏe…