Skip to main content

Viêm đại tràng có nên ăn bánh mì không? Nên ăn như thế nào?

Tác giả: Đinh Thị Hiền

Tham vấn y khoa: Nguyễn Thị Thu

Viêm đại tràng có nên ăn bánh mì không là câu hỏi mà rất nhiều người mắc phải căn bệnh này quan tâm, vì trên thực tế, đây là món ăn vô cùng thân quen và tiện lợi của người dân Việt. Để có được câu trả lời chính xác, phù hợp nhất cho vấn đề này, bạn đọc hãy cùng Yumangel tìm hiểu chi tiết ngay tại bài viết dưới đây!

I – Công dụng của bánh mì với sức khỏe

Bánh mì cho người đau đại tràngBánh mì mang đến nhiều lợi ích cho cơ thể

  • Cung cấp năng lượng: Bánh mì là nguồn cung cấp carbohydrate, chủ yếu là tinh bột. Carbohydrate là nguồn năng lượng quan trọng cho cơ thể, giúp cung cấp năng lượng cho hoạt động hàng ngày và hoạt động thể lực.
  • Ngăn ngừa các vấn đề tim mạch: Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, ăn bánh mì với dầu oliu hàng ngày có thể giảm các dấu hiệu liên quan đến bệnh tim sau 6 tuần.
  • Cung cấp chất xơ: Bánh mì từ các nguồn ngũ cốc nguyên hạt có thể cung cấp chất xơ, như sơ ri, giúp tăng cường chức năng tiêu hóa và duy trì sự khỏe mạnh của ruột. Bánh mì chứa chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa, đặc biệt, 2 lát bánh mì có thể cung cấp tới ⅓ nhu cầu chất xơ của cơ thể.
  • Nguồn vitamin và khoáng chất: Bánh mì chứa một số loại vitamin và khoáng chất như vitamin B, sắt, kẽm và magiê. Chúng có vai trò quan trọng trong nhiều quá trình của cơ thể, bao gồm chuyển hóa năng lượng, chức năng thần kinh và hệ miễn dịch.
  • Hỗ trợ giảm cân: Bánh mì được xem là thực phẩm không nên bỏ qua trong thực đơn giảm cân vì lượng calo trong bánh mì khá thấp. Ngoài ra, bánh còn có thể làm giảm cảm giác đói bụng và hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu.
  • Tốt cho xương: Nghe thật bất ngờ, nhưng 4 lát bánh mì có thể cung cấp 164mg Canxi vào cơ thể cần hàng ngày. Vì thế, ăn bánh mì giúp tăng cường sức khỏe xương và răng.
  • Cải thiện tâm trạng: Bánh mì chứa folate và axit folic, đây là 2 chất giúp cho hệ thần kinh khỏe mạnh hơn. Ngoài ra, vitamin E, phốt pho, vitamin B, kẽm, magie trong bánh mì cũng góp phần cải thiện tâm trạng và giảm các chứng bệnh liên quan đến thần kinh.

Có thể thấy, ăn bánh mì mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nhưng viêm đại tràng ăn được bánh mì không, hãy cùng giải đáp qua bài viết dưới đây bạn nhé!

(>> Xem thêm: Viêm đại tràng có nên ăn sữa chua? )

II – Viêm đại tràng có nên ăn bánh mì không?

Viêm đại tràng ăn được bánh mì không Người bị viêm đại tràng có thể ăn bánh mì

Các chuyên gia cho rằng, axit amin, khoáng chất, protein và tinh bột trong bánh mì rất tốt cho đại tràng.

Ngoài ra, bánh mỳ còn được biết đến với tính mềm, dễ tiêu hóa và có thể thấm hút dịch tiêu hóa còn dư thừa trong dạ dày.

Chính vì thế, người bị viêm đại tràng có thể sử dụng bánh mì trong thực đơn dinh dưỡng.

Tuy nhiên, người bệnh có cơ địa dị ứng lúa mì, dị ứng gluten hoặc mắc hội chứng ruột kích thích không nên ăn các loại bánh mì chứa lượng gluten cao.

III – Các loại bánh mì phù hợp với người viêm đại tràng

Ngoài vấn đề viêm đại tràng có nên ăn bánh mì hay không, thì việc lựa chọn loại bánh phù hợp cho người mắc căn bệnh này cũng là khá quan trọng.

Cụ thể, khi mắc phải bệnh viêm đại tràng, bạn nên sử dụng các loại bánh mì sau đây:

1. Bánh mì hữu cơ

Viêm đại tràng nên ăn bánh mì hay không

Bánh mì hữu cơ là loại bánh mì được sản xuất từ nguyên liệu hữu cơ, tức là không sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu hoặc hóa chất tổng hợp trong quá trình trồng trọt. Bánh mì hữu cơ thường được làm từ nguyên liệu ngũ cốc nguyên hạt và không chứa các chất bảo quản hoặc hương liệu nhân tạo.

Bánh mì hữu cơ có các ưu điểm với sức khỏe như:

  • Dinh dưỡng hơn: Bánh mì hữu cơ thường được làm từ nguyên liệu ngũ cốc nguyên hạt, giữ nguyên lớp vỏ giàu chất xơ và dưỡng chất. Điều này giúp bánh mì hữu cơ cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ hơn so với bánh mì thông thường. Theo đó, bánh mì hữu cơ chứa nhiều chất xơ hơn hẳn bánh mì thông thường, khoảng 49% chất xơ.
  • Không chất độc hại: Bằng cách tránh sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu hóa học, bánh mì hữu cơ giảm khả năng chứa các hợp chất hóa học gây hại. Điều này có thể làm giảm nguy cơ tiếp xúc với các chất cấm và chất ô nhiễm trong bánh mì.

2. Bánh mì nguyên hạt

Bánh mì nguyên hạt là loại bánh mì được làm từ nguyên liệu ngũ cốc nguyên hạt, bao gồm cả lớp vỏ bên ngoài và hạt bên trong. Thông thường, bánh mì nguyên hạt được làm từ các loại ngũ cốc như lúa mì, lúa mạch, lúa non, hoặc kê.

Các tác dụng của bánh mì nguyên hạt đối với sức khỏe bao gồm:

  • Cung cấp chất xơ: Bánh mì nguyên hạt chứa nhiều chất xơ hơn so với bánh mì thông thường. Chất xơ giúp duy trì sự khỏe mạnh của hệ tiêu hóa, tăng cường chức năng ruột, và giúp kiểm soát hàm lượng đường trong máu. Tuy vậy, ăn bánh mì nguyên hạt gần như không ảnh hưởng đến nồng độ đường huyết. Do đó, người bệnh có thể yên tâm sử dụng.
  • Cung cấp dưỡng chất: Bánh mì nguyên hạt giữ nguyên lớp vỏ giàu dưỡng chất như vitamin B, vitamin E, khoáng chất (như sắt, kẽm, magiê), và chất chống oxy hóa. Điều này giúp cung cấp nhiều dưỡng chất hơn cho cơ thể. Chất chống oxy hóa trong bánh mì nguyên hạt giúp chống viêm và thúc đẩy quá trình hồi phục niêm mạc đại tràng.
  • Giảm nguy cơ bệnh tim mạch: Bánh mì nguyên hạt chứa các chất chống oxy hóa và chất chống viêm, có thể giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, như bệnh động mạch và tai biến mạch máu não.
  • Giảm đau bụng, tiêu chảy ở người bị viêm đại tràng

3. Bánh mì đen

Bánh mì có tốt cho người đại tràngBánh mì đen cho người bị viêm đại tràng

Bánh mì đen, còn được gọi là bánh mì lúa mạch đen, là loại bánh mì được làm từ lúa mạch đen hoặc lúa mạch cả hạt đã được xay nhỏ. Màu đen của bánh mì đến từ việc sử dụng lớp vỏ lúa mạch đen. Loại bánh mì này chứa lượng chất xơ cao gấp 4 lần bánh mì từ lúa mì.

Đặc biệt, lúa mạch đen không chứa gluten nên người mắc hội chứng ruột kích thích và 1 số bệnh khác về đường tiêu hóa có thể yên tâm sử dụng.

4. Bánh mì Ezekiel

Bánh mì Ezekiel thường được làm từ các nguyên liệu nguyên hạt như lúa mì, lúa mạch, đậu, hạt đậu và hạt lanh. Nó không chứa bột mì trắng hoặc đường bổ sung.

Đối với người bị viêm đại tràng, việc ăn bánh mì Ezekiel có một số lợi ích. Bánh mì Ezekiel có thể tốt cho viêm đại tràng vì:

  • Chất xơ: Bánh mì Ezekiel có chứa chất xơ từ các nguyên liệu nguyên hạt. Chất xơ có thể giúp cải thiện chức năng tiêu hóa, ổn định đường huyết và giảm táo bón.
  • Không chứa bột mì trắng và đường bổ sung: Bánh mì Ezekiel không chứa Gluten hoặc đường bổ sung, điều này có thể là lợi ích cho người bị viêm đại tràng. Các thành phần này có thể làm tăng viêm và kích ứng ruột.

5. Bánh mì hạt lanh

Bánh mì ăn có tốt cho đại tràng

Bánh mì hạt lanh là loại bánh mì được làm từ hạt lanh, một loại hạt có chứa nhiều chất xơ và dưỡng chất có lợi cho sức khỏe. Hạt lanh có hàm lượng omega-3 cao và chứa các chất chống oxy hóa.

Đối với người bị viêm đại tràng, việc ăn bánh mì hạt lanh có thể có lợi. Dưới đây là một số lợi ích và yếu tố cần lưu ý:

  • Chất xơ: Bánh mì hạt lanh có chứa chất xơ từ hạt lanh. Chất xơ có khả năng cải thiện chức năng tiêu hóa, giúp duy trì sự khỏe mạnh của ruột, và giảm tình trạng táo bón.
  • Omega-3: Hạt lanh là một nguồn giàu omega-3, một loại axit béo có tác dụng chống viêm. Viêm đại tràng là một bệnh viêm nên việc tiêu thụ omega-3 có thể giúp giảm viêm và cải thiện triệu chứng.
  • Chất chống oxy hóa: Hạt lanh chứa các chất chống oxy hóa, như lignan, có khả năng giảm tình trạng viêm và bảo vệ tế bào khỏi tổn thương.

Vì thế, người bị viêm đại tràng có thể ăn bánh mì hạt lanh.

( >> Xem thêm: Đau dạ dày có nên ăn bánh mì không? )

IV – Những lưu ý về ăn bánh mì khi đau đại tràng

viêm đại tràng có nên ăn bánh mì

Để tận dụng tối đa lợi ích và hạn chế tác động tiêu cực khi ăn bánh mì, người bị viêm đại tràng nên lưu ý:

  • Chỉ nên ăn bánh mì vào buổi sáng và nên ăn với một lượng vừa đủ. Ăn quá nhiều bánh mì hoặc ăn vào buổi tối có thể gây ra tình trạng đầy bụng, khó tiêu.
  • Nên chọn bánh mì có kết cấu mềm thay vì bánh mì sấy khô. Vì bánh mì sấy khô dễ gây áp lực lên hệ tiêu hóa, kể cả đại tràng.
  • Sử dụng bánh mì rõ nguồn gốc, còn hạn sử dụng. Không ăn bánh mì quá hạn, bánh mì nấm mốc hoặc có mùi lạ.
  • Có thể kết hợp cùng các thực phẩm lành mạnh như rau xanh, ngũ cốc, thịt lợn, thịt gà, sữa chua, đậu, cá… 
  • Không chọn các loại bánh mì chứa quá nhiều đường.
  • Người bị dị ứng gluten, người mắc hội chứng ruột kích thích hoặc bị bệnh celiac không sử dụng bánh mì chứa gluten vì dễ khiến các triệu chứng khó chịu bùng phát.

Như vậy, qua bài viết này chúng ta đã biết người bị viêm đại tràng có nên ăn bánh mì không rồi. Nếu bạn còn bất kỳ băn khoăn nào liên quan đến tiêu hóa, vui lòng liên hệ với dược sĩ của thuốc chữa dạ dày chữ Y – Yumangel để được giải đáp nhé.

5/5 - (2 bình chọn)
Hà Thị Kim Liên

Tác giả:

Hà Thị Kim Liên - Tốt nghiệp Học viện Báo chí và Tuyên truyền niên khóa 2010-2014. Cô có 8 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới làm đẹp, sức khỏe…

Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Thu

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với trên 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.