Skip to main content

Thụt tháo đại tràng là gì? Chia sẻ cách thụt tháo đại tràng tại nhà

Tác giả: Đinh Thị Hiền

Tham vấn y khoa: Nguyễn Thị Thu

Thụt tháo đại tràng là gì, có ảnh hưởng gì không? Ngoài giải đáp hai thắc mắc này, bài viết còn cung cấp nhiều thông tin hữu ích khác về kỹ thuật thụt tháo đại tràng kèm theo quy trình thực hiện chi tiết.

I – Thụt tháo đại tràng là gì? 

Tháo thụt đại tràng là kỹ thuật sử dụng ống thông đưa nước qua hậu môn vào đại tràng để làm mềm, lỏng phân và làm thành ruột nở rộng. Thành ruột khi được kích thích sẽ co lại và đẩy phân ra ngoài. 

phương pháp thụt tháo đại tràng là gìKỹ thuật thụt tháo đại tràng giúp làm sạch bộ phận đại tràng. 

II – Tại sao phải thụt tháo đại tràng? 

Kỹ thuật thụt tháo đại tràng thường được thực hiện nhằm hỗ trợ chẩn đoán và điều trị một số bệnh lý ở đại tràng.

Thụt đại tràngCó nên thụt tháo đại tràng không?

III – Đối tượng nên và không nên thụt tháo đại tràng 

Không phải ai cũng có thể thực hiện thủ thuật thụt tháo đại tràng thải độc, dưới đây là các đối tượng được chỉ định nên và không nên thụt đại tràng.

1. Đối tượng chỉ định tháo thụt đại tràng

Các đối tượng được chỉ định sử dụng phương pháp thụt tháo đại tràng gồm:

– Bệnh nhân bị táo bón kéo dài lâu ngày.

– Người bệnh trước khi thực hiện phẫu thuật ổ bụng, nhất phẫu thuật đại tràng. 

có nên thụt tháo đại tràng khôngBệnh nhân bị táo bón lâu ngày cần thực hiện tháo thụt đại tràng.  

– Bệnh nhân trước khi mổ nội soi đại tràng, ổ bụng, trực tràng nhằm phát hiện các tổn thương.

– Bệnh nhân trước khi chụp X-quang đại tràng có chụp ổ bụng, bơm thuốc cản quang. 

– Thai phụ trước khi đẻ.

2.  Đối tượng chống chỉ định thụt tháo trực tràng, đại tràng

– Bệnh nhân viêm ruột thừa. 

– Bệnh nhân tắc xoắn ruột

– Người bệnh thương hàn.

– Bệnh nhân viêm hoại tử ruột, có nguy cơ thủng ruột

– Người đang có tổn thương ở trực tràng, hậu môn.

IV – Quy trình thụt tháo đại tràng diễn ra thế nào? 

Quy trình thụt tháo đại tràng gồm các bước lần lượt như sau:

– Bước 1: Đặt bệnh nhân nằm ở tư thế nằm nghiêng về bên trái, trải tấm lót cao su ở dưới mông.

– Bước 2: Đổ nước vào bốc thụt rồi treo cao lên cách mặt giường khoảng 60 – 80cm. 

– Bước 3: Bôi trơn khoảng 6 – 8cm đầu canuyn rồi đưa ống thông qua hậu môn vào trong đại tràng. Hướng đầu ống về phía rốn rồi cho nước chảy từ từ vào đại tràng. 

– Bước 3: Sau khi hoàn thành đưa nước vào trong đại tràng, nhân viên y tế sẽ kẹp ống lại, rút ống ra và nút lại vùng hậu môn. Bệnh nhân được yêu cầu nhịn đi  đại tiện càng lâu càng tốt.

– Bước 4: Nhân viên y tế giúp bệnh nhân đi đại tiện đồng thời quan sát đặc điểm của phân và dịch thải ra. 

Cách thụt tháo đại tràng thải độcHướng dẫn cách thụt tháo đại tràng. 

!Lưu ý trong lúc đưa nước vào đại tràng, nếu người bệnh muốn đi đại tiện hoặc kêu đau bụng thì cần phải dừng ngay thủ thuật. Cần theo dõi huyết áp, mạch, nhịp thở, nhiệt độ của người bệnh để phát hiện các bất thường sao khi thụt tháo đại tràng. 

Thụt tháo đại tràng là kỹ thuật đòi hỏi chuyên môn y tế nên bệnh nhân không nên tự ý áp dụng cách thụt tháo đại tràng tại nhà. Trong trường hợp bắt buộc cần mua dụng cụ thụt tháo đại tràng, thuốc thụt tháo đại tràng và thực hiện tại nhà thì cần được sự hướng dẫn và giám sát y tế để đảm bảo an toàn. 

V – Thụt tháo đại tràng có đau không? Có ảnh hưởng gì không?

Trong quá trình thực hiện tháo thụt đại tràng, người bệnh sẽ có cảm giác đau nhẹ và khó chịu khi ống thông được đưa vào đại tràng.

Ở thời điểm bơm nước vào đại tràng qua ống thông, nhiều bệnh nhân có triệu chứng đau bụng, khó chịu, muốn đi đại tiện.

Tuy nhiên, tất cả cảm giác và triệu chứng ở trên đều là biểu hiện thường gặp khi thụt tháo đại tràng nên không đáng lo. 

Cách thụt tháo đại tràng thải độcKhi thực hiện kỹ thuật thụt tháo đại tràng bệnh nhân có thể bị đau nhẹ.  

Thụt tháo đại tràng có ảnh hưởng gì không? Tháo thụt đại tràng có thể gây một số bất tiện nhưng không nguy hiểm và ảnh hưởng tới sức khỏe, điều quan trọng là bệnh nhân cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn thụt tháo đại tràng của bác sĩ.

VI – Cách để tránh phải thụt tháo đại tràng

Đại tràng có độ dài khoảng 1.52m, dung tích chứa khoảng 9kg chất thải. Do đó, nêu đại tràng không được làm sạch thường xuyên có thể gây tích tụ chất thảo ngày một nhiều ở ruột.

Điều này không chỉ gây mất thẩm cho vẻ bề ngoài mà còn tiềm ẩn những vấn đề không tốt của sức khỏe. Do đó, để tránh bị tháo thụt đại tràng và giúp bộ phận này luôn khỏe mạnh, bạn cần thay đổi lối sống theo hướng tích cực hơn bằng cách:

– Uống 3 lít nước mỗi ngày vừa giúp hỗ trợ đào thải độc tố trong cơ thể ra ngoài vừa tránh được táo bón giảm bớt gánh nặng cho đại tràng.

– Tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ, canxi, vitamin D vào các bữa ăn hàng ngày; không hút thuốc lá, thuốc lá; hạn chế uống bia rượu…

– Tập thể dục đều đặn hàng ngày giúp kiểm soát cân nặng, tinh thần thư thái cơ thể khỏe mạnh,và giảm nguy cơ mắc các bệnh lý về đại tràng. 

Tháo thụt đại tràng là kỹ thuật cần thiết để giúp bác sĩ có thể quan sát đại tràng rõ ràng nhất, hỗ trợ hiệu quả cho việc phát hiện và chẩn đoán bệnh chính xác hơn. Do vậy, khi được chỉ định thực hiện thủ thuật tháo thụt đại tràng, người bệnh cần tuân thủ đúng theo các hướng dẫn của nhân viên y tế.

5/5 - (2 bình chọn)
Đinh Thị Hiền

Tác giả: Đinh Thị Hiền

Đinh Thị Hiền (Tốt nghiệp Học viện Báo chí và Tuyên truyền niên khóa 2014-2018). Cô có 3 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copy Write tại các lĩnh vực liên quan đến sức khỏe, làm đẹp,…

Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Thu

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với trên 3 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.