Trào ngược dạ dày nên uống gì tốt? 23 loại nước nên uống

Nước lọc, nước muối ấm, nước nghệ và mật ong, nước dừa, nước ép táo, trà thảo mộc… là những đáp án cho câu hỏi trào ngược dạ dày nên uống gì để nhanh chóng cải thiện triệu chứng bệnh. Cùng Yumangel tìm hiểu chi tiết trong bài viết này nhé!

I. Trào ngược dạ dày là bệnh gì?

Trào ngược dạ dày còn gọi là trào ngược dạ dày – thực quản, xuất hiện khi lượng axit dịch vị của dạ dày tiết ra nhiều hơn bình thường. Từ đó, axit cùng với thức ăn từ dạ dày sẽ trào ngược lên thực quản.

Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến trào ngược dạ dày thực quản là do thực quản và cơ hoành bị suy yếu; thức ăn chưa tiêu hóa hết hoặc vùng bụng bị tác động mạnh. Trào ngược dạ dày thường có các biểu hiện như ợ hơi, ợ chua, nóng rát họng, miệng đắng, đau bụng… khiến người bệnh chán ăn, mệt mỏi.

Ngay khi nghi ngờ có dấu hiệu bị trào ngược dạ dày, người bệnh nên đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám xác định chính xác nguyên nhân và tư vấn điều trị phù hợp. Với trường hợp bệnh nhẹ, người bệnh chỉ cần thay đổi thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống là có thể cải thiện triệu chứng bệnh.

Trào ngược dạ dày xuất hiện khi lượng axit dịch vị của dạ dày tiết ra nhiều hơn bình thường.

II. Trào ngược dạ dày nên uống gì?

Với thắc mắc bị trào ngược dạ dày uống gì tốt và hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh, các chuyên gia gợi ý cho người bệnh một số loại nước sau:

1. Nước lọc

Uống nhiều nước lọc khi bị trào ngược dạ dày thực quản là giải pháp tối ưu và tiết kiệm nhất. Vì có độ PH trung tính nên người bệnh trào ngược uống nước lọc giúp trung hòa lượng axit trong dạ dày.

Tuy nhiên, không phải vì vậy mà người bị trào ngược lạm dụng uống quá nhiều nước. Vì khi bị quá tải nước thì sẽ làm phá vỡ sự cân bằng chất khoáng trong cơ thể. Điều này làm tăng nguy cơ tái phát trào ngược dạ dày.

Nước lọc có độ PH trung tính nên người bệnh trào ngược uống nước lọc giúp trung hòa lượng axit trong dạ dày

2. Nước khoáng tự nhiên chứa kiềm

Người bệnh trào ngược cũng có thể cân nhắc dùng nước khoáng tự nhiên chứa kiềm vì có hiệu quả tốt việc trung hòa axit trong dạ dày. Tuy nhiên, khi sử dụng bạn nên chia nhỏ lượng nước uống trong ngày thành nhiều lần.

Nước khoáng tự nhiên chứa kiềm tốt cho người bệnh trào ngược dạ dày

3. Nước muối ấm

Nước muối ấm có khả năng khắc phục được chứng rối loạn dạ dày, bổ sung chất điện giải, chất khoáng và bù nước cho cơ thể nên rất tốt trong điều trị trào ngược dạ dày.

  • Chuẩn bị: 1 thìa cà phê muối, 350ml nước nóng.
  • Cách thực hiện: Cho muối vào nước nóng rồi khuấy đều lên cho tới khi muối tan hết. Uống ngay khi còn ấm.
  • Lưu ý: Pha loãng muối với nồng độ vừa phải, không nên lạm dụng quá nhiều muối.

Người bị trào ngược dạ dày nên uống nước muối ấm

4. Trà thảo dược

Trà thảo dược được biết đến với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, đặc biệt là dạ dày. Vậy bị trào ngược dạ dày nên uống trà gì? Một số loại trà thảo dược tốt cho bệnh trào ngược dạ dày người bệnh có thể tham khảo gồm:

  • Trà gừng: Từ xưa, gừng đã được y học cổ truyền sử dụng trong nhiều bài thuốc điều trị bệnh tiêu hóa. Đặc tính của gừng là ấm nóng, khả năng kháng viêm, kháng khuẩn và chống oxy hóa hiệu quả. Do đó, uống trà gừng giúp giảm cảm giác đau bụng, buồn nôn…
  • Trà cam thảo: Cam thảo có tác dụng giảm viêm loét dạ dày, các triệu chứng do trào ngược dạ dày gây ra như buồn nôn, ợ chua. Người bệnh chỉ cần cho 4 lát cam thảo vào hãm cùng 200ml nước sôi sau đó đợi khoảng 4-5 phút là có thể uống. Lưu ý, không nên dùng vượt quá 8g cam thảo/ngày, người trào ngược mắc thêm bệnh tiểu đường thì nên hạn chế sử dụng.
  • Trà hoa cúc: Không chỉ có tác dụng bảo vệ dạ dày mà còn giúp đào thải độc tố và thanh lọc cho cơ thể. Bạn lấy 10g hoa cúc khô hãm với nước sôi trong khoảng 10 phút. Khi uống có thể cho thêm mật ong vào.

Một số loại trà giúp giảm trào ngược axit dạ dày hiệu quả

5. Giấm táo

Uống nước giấm táo cung cấp vitamin và lợi khuẩn cho đường ruột. Từ đó, giúp tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất và kháng khuẩn của dạ dày.

  • Chuẩn bị: 1 thìa cà phê giấm táo, 300ml nước ấm.
  • Cách thực hiện: Pha giấm táo với nước ấm theo tỉ lệ đã nêu ở trên và khuấy đều. Chia nước thành 3 lần uống và uống hết trong ngày. Thời điểm tốt để uống nước giấm táo là trước mỗi bữa ăn.

Uống nước giấm táo cung cấp vitamin và lợi khuẩn cần cho đường ruột

6. Nước dừa

Nhiều người thắc mắc: “Trào ngược dạ dày uống nước dừa được không?”. Theo các chuyên gia y tế của Yumangel cho biết nước dừa mang tính kiềm, có tác dụng trung hòa lượng axit dư thừa trong dạ dày, từ đó làm giảm các triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày. Không chỉ vậy, nước dừa còn có khả năng tạo thành một lớp màng nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi sự tấn công của vi khuẩn trong axit dư thừa.

Người bị trào ngược dạ dày nên uống 2 cốc nước dừa/ngày, vào buổi sáng và tối để hỗ trợ cải thiện và phòng ngừa triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày hiệu quả. Gợi ý: Cách uống nước dừa chữa trào ngược dạ dày hiệu quả

Nước dừa mang tính kiềm, có tác dụng trung hòa lượng axit dư thừa trong dạ dày

7. Thức uống bổ sung probiotics

Lời giải đáp tiếp theo cho câu hỏi trào ngược dạ dày nên uống gì đó là sử dụng thức uống bổ sung. Probiotics là lợi khuẩn có tác dụng cân bằng hệ vi sinh trong đường ruột và đẩy nhanh tốc độ tiêu hóa thức ăn nên hỗ trợ cải thiện các triệu chứng của bệnh trào ngược.

Mỗi ngày người bị trào ngược dạ dày nên uống khoảng 1 – 2 ly sữa chua hoặc ăn 1-2 hộp sữa chua để giúp tăng cường sức khỏe dạ dày, và ngăn ngừa tình trạng trào ngược dạ dày.

Người bị trào ngược nên bổ sung thức uống bổ sung probiotics vào chế độ ăn hàng ngày

8. Uống sữa dê hoặc sữa tách béo hoàn toàn

Sữa bò chứa khá nhiều chất béo nên sẽ gây áp lực lên hệ tiêu hóa hoặc gây tiêu hóa chậm. Vì vậy người bị trào ngược uống sữa bò có thể bị tiêu chảy, đầy bụng, chướng bụng…

Do đó, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên người bị trào ngược dạ dày uống sữa dê thay vì uống sữa bò. Sữa dê ít chất béo nên dễ tiêu hóa. Bên uống trước khi ăn khoảng 30 phút.

Uống sữa dê hoặc sữa tách béo hoàn toàn tốt cho bệnh nhân trào ngược

9. Nước nghệ và mật ong

Các đặc tính của nghệ gồm: chống oxy hóa, kháng nấm, kháng virus, kháng khuẩn, chống ung thư, chống viêm… Thành phần curcumin trong nghệ giúp chữa lành vết loét và tổn thương ở dạ dày nhanh hơn.

  • Chuẩn bị: 1 miếng nghệ tươi, 2 thìa cà phê mật ong.
  • Cách thực hiện: Nghệ rửa sạch rồi đập dập. Cho vào ngâm trong nước sôi khoảng 3-5 phút thì cho mật ong vào khuấy đều và uống. Nên uống trước bữa ăn khoảng 30 phút.

Nước nghệ và mật ong

Yumangel gợi ý: Bột sắn dây trị trào ngược dạ dày

10. Nước ép rau củ

Nếu đang băn khoăn không biết bị trào ngược dạ dày uống nước gì tốt thì đừng bỏ qua danh sách các loại nước ép rau củ vừa đào thải độc tố, vừa đẹp da và đặc biệt có tác dụng trong việc điều trị bệnh trào ngược như:

  • Nước ép khoai tây: Ngoài các chất chống oxy hóa, khoai tây còn có hàm lượng tinh bột cao rất có lợi cho vi khuẩn đường ruột. Tinh bột trong khoai tây khi được chuyển hóa thành butyrat axit béo chuỗi ngắn giúp giảm các triệu chứng do trào ngược dạ dày gây ra. Người bệnh trào ngược có thể sử dụng 1 – 2 cốc nước ép khoai tây mỗi ngày.
  • Nước ép bắp cải: Sulforaphane, Kaempferol và các chất chống oxy hóa trong bắp cải có tác dụng chống viêm rất tốt. Hợp chất gefarnate trong bắp cải giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi axit. Mặt khác, bắp cải còn giàu chất xơ hòa tan giúp làm tăng số lượng vi khuẩn có lợi trong ruột. Người bị trào ngược dạ dày nên uống 1-2 cốc nước ép bắp cải mỗi ngày.
  • Nước ép củ dền đỏ: Betalain tìm thấy trong củ dền đỏ có khả năng chống viêm và giảm thiểu tình trạng đau dạ dày do tâm lý căng thẳng gây ra. Người bị trào ngược nên uống 1-2 cốc nước ép dền đỏ mỗi ngày để nâng cao sức khỏe dạ dày.
  • Nước ép nha đam: Nha đam có khả năng kháng khuẩn, chống viêm,nhuận tràng. Song người bệnh trào ngược dạ dày không nên dùng quá 100ml nước ép nha đam/ngày.
  • Nước ép lá bạc hà: Người mắc trào ngược dạ dày kèm theo dấu hiệu nôn và buồn nôn có thể uống nước ép lá bạc hà để cải thiện tình trạng bệnh. Mỗi ngày người bệnh chỉ nên sử dụng tối đa 8g lá bạc hà tươi để áp lấy nước uống.
  • Nước ép cà rốt: Cà rốt chứa rất nhiều vitamin A, C, K và các hoạt chất có vai trò kháng viêm. Có thể kết hợp cùng táo, ổi… để thay đổi khẩu vị. Lưu ý mỗi ngày chỉ nên uống tối đa 100ml nước ép cà rốt.
  • Nước ép dưa chuột: Ngoài chất xơ, dưa chuột còn chứa nhiều chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất như canxi, folate, chất béo, vitamin C, đặc biệt là Erepsin – một loại protein dễ tiêu hóa. Uống nước ép dưa chuột giúp giảm các triệu chứng ợ nóng do trào ngược dạ dày thực quản gây ra.

Nước ép rau củ tốt cho người bị trào ngược dạ dày

11. Nước ép hoa quả

Một số loại nước ép hoa quả tốt cho dạ dạ và hệ tiêu hóa người bệnh trào ngược có thể sử dụng đó là:

  • Nước ép táo: Táo rất giàu pectin, chất xơ hòa tan nên có khả năng hỗ trợ quá trình tiêu hoá. Tuy nhiên, người bị trào ngược dạ dày chỉ nên sử dụng táo ngọt, không nên dùng táo xanh, táo chua. Đồng thời mỗi ngày nên uống tối đa 2 cốc nước ép táo.
  • Nước ép việt quất: Loại quả này giàu C và chất xơ có công dụng chống oxy hóa, giúp chữa lành các vết loét dạ dày nhanh hơn. Lượng nước ép việt quất nên dùng với người bị trào ngược là tối đa 200ml ngày.
  • Nước ép thanh long: Không chỉ có chất xơ hòa tan, chất nhầy trong quả thanh long hoạt động như một lớp màng bảo vệ niêm mạc dạ dày tránh khỏi các tác động xấu gây hại cho cơ thể. Do đó người bệnh trào ngược nên uống 1 cốc nước ép thanh long mỗi ngày.
  • Nước ép dưa hấu hoặc dưa gang: Hai loại nước ép này có hiệu quả tốt trong việc trung hòa acid dư thừa trong dạ dày. Khi sử dụng còn cung cấp vitamin dồi dào cho cơ thể, hỗ trợ cải thiện tình trạng ợ chua, ợ nóng ở người bị trào ngược dạ dày.

Nước ép dưa hấu tốt cho sức khỏe của bệnh nhân trào ngược dạ dày

Tham khảo:

Trào ngược dạ dày ăn ổi được không

III. Trào ngược dạ dày không nên uống nước gì? 

Một số loại nước theo các chuyên gia sức khỏe người bệnh trào ngược dạ dày không nên sử dụng gồm:

1. Các loại nước có tính axit cao

Nước ép quýt, cam, bưởi, cà chua hoặc dâu tây đều là các thức uống chứa nhiều axit citric. Khi tiêu thụ có thể làm nặng thêm chứng trào ngược và khiến thực quản bị tổn thương nặng hơn.

Giải đáp: Trào ngược dạ dày uống nước cam được không?

2. Nước ngọt có ga

Các loại nước ngọt chứa hàm lượng đường khá cao nên khi uống có thể gây ợ nóng, chướng hơi. Mặt khác, hương liệu được sử dụng trong nước ngọt còn có thể gây kích ứng dạ dày và thực quản nặng hơn. Do đó, nếu đang bị trào ngược axit dạ dày bạn nên tránh xa thức uống này.

3. Rượu, bia

Uống nhiều rượu bia không chỉ là nguyên nhân gây trào ngược dạ dày thực quản mà còn dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác. Do đó, rượu bia là thức uống nên loại bỏ ra khỏi chế độ ăn uống hàng ngày của người trào ngược dạ dày.

4. Cà phê, thức uống chứa nhiều caffeine

Cà phê có thể kích thích dạ dày tiết nhiều dịch vị axit hơn, nhất là khi uống quá nhiều và liên tục. Lúc này, lượng axit dư thừa tiếp tục trào ngược lên thực quản gây mất kiểm soát tình trạng bệnh.

Ngoài ra, các loại thức uống chứa nhiều caffeine khác như trà, soda hoặc socola sữa cũng có thể gây tác dụng tương tự. Vì vậy người bị trào ngược nên hạn chế uống ở mức tối đa.

Người bị trào ngược nên kiêng uống cà phê, rượu bia, các loại nước có tính axit cao, nước ngọt có ga…

IV. Kết hợp dùng Yumangel giúp giảm trào ngược hiệu quả

Ngoài việc hiểu bị trào ngược dạ dày nên uống gì thì bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản cần điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học và kết hợp dùng thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel.

Thành phần chính của Yumangel là Almagate có tác dụng trung hòa acid dạ dày dư nhanh nên làm thuyên các triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày nhanh chóng chỉ sau 5-10 phút sử dụng. Sản phẩm ở dạng hỗn dịch, tạo ra lớp màng tương tự như lớp chất nhầy trên bề mặt niêm mạc, giúp bảo vệ dạ dày khỏi các tác nhân gây hại.

Thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel ở dạng gói nhỏ, xé uống ngay không cần pha với nước nên tiện sử dụng và dễ dàng để mang đi. Sản phẩm được chỉ định với các trường hợp sau:

  • Các trường hợp tăng tiết acid gây các triệu chứng như nóng rát, ợ hơi, ợ chua, đầy bụng, khó tiêu …
  • Người bị bệnh viêm dạ dày, loét dạ dày – tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản.
  • Người thường xuyên uống rượu bia, đồ uống có chất kích thích như cà phê, chè mạn, làm việc căng thẳng…

Thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel

Trào ngược dạ dày thực quản là bệnh lý dễ tái phát và diễn ra dai dẳng. Do đó, ngoài việc tìm hiểu trào ngược dạ dày uống gì và không nên uống gì, bạn nên kết hợp thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt, người bệnh nên đến bệnh viện để được bác sĩ tư vấn phác đồ điều trị bệnh dứt điểm.

Để được dược sĩ của thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel tư vấn kỹ hơn về bệnh dạ dày, bạn vui lòng gọi đến hotline miễn cước 1800.1125 nhé!

Có thể bạn quan tâm:

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu

Dược sĩ

Nguyễn Thị Thu

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.

Bùi Thị Hoa - Tốt nghiệp Khoa Báo chí - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội niên khóa 2003 - 2007. Cô có 17 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới sức khỏe, làm đẹp,...

0/5 (0 lượt bình chọn)

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *