Skip to main content

4 Cách dùng rau diếp cá trị trào ngược dạ dày

Sử dụng rau diếp cá trị trào ngược dạ dày được nhiều người tin dùng vì an toàn, lành tính và hiệu quả. Đọc ngay bài viết sau từ Thuốc dạ dày Yumangel để biết cách dùng rau diếp cá chữa bệnh trào ngược dạ dày hiệu quả nhất nhé!

I. Thành phần dinh dưỡng và tác dụng của rau diếp cá

Rau diếp cá có nguồn gốc từ các vùng khác nhau của Châu Á, bao gồm cả Việt Nam. Loại rau này chứa nhiều dược liệu và chất dinh dưỡng giúp tăng cường sức khỏe. Các thành phần dinh dưỡng của rau diếp cá gồm có:

  • Ancaloit
  • Alpha-Pinene
  • Canxi
  • Decanal
  • Dodecanal
  • Flavonoid
  • Glycoside
  • Hyperin
  • Isoquercetin
  • Axit lauric
  • Limonene
  • Magiê
  • Methyl Decanoate
  • Myrcene
  • Kali
  • Pyridine
  • Quercetin
  • Rutin

Ăn rau diếp cá giúp: hỗ trợ hệ thống miễn dịch; điều trị viêm xoang mãn tính; tiêu diệt virus Herpes; chữa trị dị ứng, bệnh tiểu đường; kiểm soát cân nặng, lợi tiểu, chống viêm, kháng khuẩn, điều trị nhiễm trùng đường hô hấp, thải độc cơ thể…

Theo Đông y, rau diếp cá có công dụng tán nhiệt, dùng chữa bệnh trĩ, vết lở loét. Tinh dầu diếp cá có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn mạnh. Đặc biệt, khi kết hợp với magie thì rau diếp cá có tác dụng nhuận tràng.

Rau diếp cá chứa nhiều dược liệu và chất dinh dưỡng giúp tăng cường sức khỏe.

II. Rau diếp cá trị trào ngược dạ dày được không?

Trào ngược dạ dày thực quản là hiện tượng một phần thức ăn và dịch trong dạ dày trào ngược lên thực quản – cơ quan nối miệng với dạ dày. Trào ngược dạ dày gây viêm thực quản, dẫn đến cảm giác nóng rát và khó chịu, về lâu dài gây tổn thương thực quản.

Với các trường hợp bệnh trào ngược dạ dày ở mức độ nhẹ và mới khởi phát, người bệnh có thể giảm tình trạng bệnh bằng cách thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt kết hợp sử dụng các mẹo dân gian chữa trào ngược, trong đó có rau diếp cá.

Vậy rau diếp cá trị trào ngược dạ dày được không? Nhờ hàm lượng vitamin A, B1, B2, C và  K cùng các khoáng chất như mangan, crom, magie, axit folic dồi dào nên rau diếp cá mang lại nhiều lợi ích với điều trị bệnh trào ngược dạ dày.

  • Hàm lượng vitamin, khoáng chất và chất xơ dồi dào: Có khả năng điều tiết hoạt động sản xuất acid dạ dày, đẩy nhanh tốc độ tiêu hóa, giúp thức ăn không tồn đọng lâu trong dạ dày, tránh tình trạng trào ngược.
  • Khả năng chống viêm, kháng khuẩn tự nhiên: Rau diếp cá còn có khả năng chống viêm, kháng khuẩn tự nhiên, từ đó ngăn ngừa hiện tượng viêm loét dạ dày thực quản do acid dư thừa ăn mòn. Ngoài ra, ăn rau diếp cá còn có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn HP – thủ phạm gây trào ngược.
  • Thanh lọc, giải độc: Rau diếp cá theo Đông y còn có tác dụng thanh lọc, giải độc, cung cấp lượng chất xơ dồi dào để quá trình tiêu hóa diễn ra thuận lợi. Từ đó, góp phần giảm thiểu các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày.

Với các công dụng kể trên, người bệnh trào ngược dạ dày hoàn toàn có thể dùng rau diếp cá để hỗ trợ điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Có thể bạn chưa biết: Trào ngược dạ dày không nên ăn rau gì

Người bệnh trào ngược axit có thể sử dụng rau diếp cá để hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh

III. 4 cách dùng rau diếp cá trị trào ngược dạ dày hiệu quả nhất

Khi sử dụng rau diếp cá chữa trào ngược dạ dày, người bệnh cần chú ý dùng đúng cách và đúng liều lượng để phát huy tối đa hiệu quả chữa bệnh. Dưới đây là 4 cách dùng rau diếp cá trị trào ngược dạ dày hiệu quả nhất người bệnh có thể tham khảo:

1. Ăn sống rau diếp cá

Ăn sống rau diếp cá giúp cơ thể hấp thụ trọn vẹn các dưỡng chất có trong loại rau này. Tuy nhiên,  khi ăn rau diếp cá sống bạn cần rửa sạch, ngâm với nước muối pha loãng khoảng 15 phút nhằm loại bỏ hết bụi bẩn, ký sinh trùng, vi khuẩn bám trên rau.

Người bị trào ngược dạ dày nên ăn rau diếp cá trong bữa ăn và trước khi ăn no. Điều này không chỉ giúp phát huy tốt nhất công dụng của rau diếp các trong việc bảo vệ niêm mạc dạ dày và hỗ trợ hệ tiêu hóa làm việc hiệu quả mà còn giúp giảm gánh nặng cho dạ dày.

Ăn sống rau diếp cá giúp cơ thể hấp thụ trọn vẹn các dưỡng chất có trong loại rau này.

2. Uống nước rau diếp cá tươi 

Để có nước rau diếp cá chữa trào ngược, người bệnh có thể thực hiện theo hướng dẫn sau:

  • Bước 1: Rửa sạch 20g rau diếp cá tươi, ngâm trong nước muối để làm sạch bụi bẩn, vi khuẩn.
  • Bước 2:  Vớt rau diếp cá ra rổ đồng thời để cho ráo nước.
  • Bước 3: Cho rau diếp cá máy sinh tố xay cùng 200ml nước đun sôi để nguội vào. Lọc lấy nước cốt, bỏ hết bã.
  • Bước 4: Thêm 300ml – 400ml nước đun sôi để nguội vào nước cốt rau diếp khuấy đều lên rồi uống. Nếu nước rau diếp cá quá khó uống, bạn có thể cho thêm chút muối hoặc đường cho dễ uống.
Uống nước rau diếp cá tươi

3. Canh rau diếp cá 

Nếu bạn không thể ăn sống hoặc nước ép rau diếp cá vì mùi tanh khó chịu thì có thể chọn phương pháp nấu canh với loại rau này để trị bệnh trào ngược dạ dày.

  • Nguyên liệu: 20g rau diếp cá tươi.
  • Cách nấu: Sau khi làm sạch rau diếp cá, bạn cho rau diếp cá nấu canh như các món canh thông thường. Khi ăn nên ăn cả nước và cái để nhanh chóng giảm triệu chứng của bệnh trào ngược.
Canh rau diếp cá

4. Trà rau diếp cá khô 

Bệnh nhân trào ngược dạ dày cũng có thể dùng rau diếp cá phơi khô để hãm như trà uống hàng ngày:

  • Chuẩn bị: 2kg rau diếp cá tươi.
  • Cách làm:  Rau diếp cá sau khi rửa sạch thì đêm ngâm với nước muối lãng khoảng 15 phút. Vớt ra để ráo sau đó đem phơi hoặc sấy khô. Bảo quản rau diếp cá khô trong lọ bảo quản ở nơi thoáng mát để dùng dần.
  • Cách dùng: Mỗi lần lấy 10g diếp cá khô bỏ vào ấm rồi đổ nước sôi vào hãm trong 20 phút. Mỗi ngày uống một ấm trà diếp cá và uống liên tục trong khoảng 10 ngày.
Trà rau diếp cá khô

Lưu ý: Rau diếp cá mặc dù có tác dụng đối với bệnh trào ngược dạ dày nhưng chỉ hỗ trợ giảm các triệu chứng của bệnh chứ không thể điều trị bệnh triệt để. 

IV. Người bị trào ngược dạ dày dùng rau diếp cá cần lưu ý gì? 

Để sử dụng rau diếp cá trị bệnh trào ngược dạ dày hiệu quả và an toàn, người bệnh cần tuân thủ một số nguyên tắc sau:

  • Lượng dùng: Nên ăn rau diếp cá với lượng vừa đủ, mỗi ngày nên dùng từ 10 – 12g rau diếp khô, rau diếp cá tươi chỉ nên dùng từ 20 – 40g. Tốt nhất nếu dùng rau diếp cá để trị bệnh, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ.
  • Tần suất: Nên sử dụng rau diếp cá với tần suất 2-3 lần/tuần.
  • Áp dụng đúng: Khi dùng rau diếp cá, bạn cần áp dụng đúng cách, không tự ý thay đổi lượng rau và thời gian sử dụng.
  • Đối tượng không nên sử dụng: Người yếu bụng, người đang dùng thuốc nhuận tràng, trẻ em và phụ nữ mang thai không nên dùng rau diếp cá chữa trào ngược dạ dày.
  • Kết hợp với lối sống khoa học: Trong quá trình dùng rau diếp trị trào ngược dạ dày, người bệnh cần có chế độ ăn uống đủ dinh dưỡng, khoa học và hợp lý. Đồng thời điều chỉnh chế độ sinh hoạt khoa học kết hợp luyện tập điều độ  giúp hỗ trợ đẩy lùi bệnh hiệu quả hơn.
  • Chỉ phù hợp với tình trạng bệnh nhẹ: Dược tính của rau diếp cá nhẹ nên chỉ  khả năng khắc phục tạm thời các triệu chứng của bệnh trào ngược. Phương pháp này phù hợp với tình trạng bệnh ở thể nhẹ, không phát huy tác dụng trong trường hợp bệnh trào ngược nặng.
Nên ăn rau diếp cá với lượng vừa đủ, mỗi ngày nên dùng từ 10 – 12g rau diếp khô, rau diếp cá tươi chỉ nên dùng từ 20 – 40g.

V. Tác hại khi sử dụng rau diếp cá sai cách 

Rau diếp cá khi lạm dụng sử dụng quá nhiều có thể gây ra một số ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe như sau:

  • Gây ảnh hưởng xấu đến chức năng thận: Rau diếp cá có tính hàn, hoạt động như một loại thuốc lợi tiểu. Do đó, nếu ăn hoặc uống quá nhiều rau diếp cá sẽ khiến thận phải chịu nhiều áp vì quá trình bài tiết hoạt động mạnh mẽ.
  • Bị hoa mắt chóng mặt: Cơ thể tiếp nhận một lượng lớn khoáng chất từ rau diếp cá khiến quá trình đào thải nước và các chất điện giải diễn ra nhanh chóng. Hậu quả là làm sụt giảm thể tích nước trong cơ thể, gây hạ huyết áp với triệu chứng hoa mắt, chóng mặt…
  • Tiêu chảy, lạnh bụng: Người có thể trạng hàn, mắc chứng tay chân lạnh sử dụng rau diếp có thường bị lạnh bụng, tiêu chảy.

Sử dụng rau diếp cá trị trào ngược dạ dày mang lại hiệu quả nhất định với tình trạng bệnh nhẹ. Với mức độ bệnh nặng, người bệnh nên sớm đi thăm khám bác sĩ để xác định nguyên nhân và có phương án điều trị phù hợp.

Có thể bạn quan tâm:

Đánh giá
Bùi Thị Hoa

Tác giả:

Bùi Thị Hoa - Tốt nghiệp Khoa Báo chí - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội niên khóa 2003 - 2007. Cô có 17 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới sức khỏe, làm đẹp,...

Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Thu

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với trên 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.