Skip to main content

Góc giải đáp: Trào ngược dạ dày ăn ổi được không?

Trào ngược dạ dày ăn ổi được không – câu trả lời là có. Tuy nhiên, bạn cần tìm hiểu cẩn thận để biết cách ăn ổi đúng cách, tránh gây ra gây áp lực cho dạ dày và ảnh hưởng không tốt tới tình trạng bệnh. Tham khảo bài viết dưới đây từ Yumangel để biết thêm chi tiết.

I. Tác dụng của quả ổi đối với sức khỏe

Ổi là một loại trái cây giàu chất dinh dưỡng và có nhiều tác dụng tích cực đối với sức khỏe con người. Dưới đây là một số thành phần chính trong quả ổi và tác dụng của chúng:

  • Vitamin C: Ổi là nguồn giàu vitamin C, một chất chống oxy hóa quan trọng giúp bảo vệ tế bào khỏi sự tổn thương do gốc tự do, củng cố hệ thống miễn dịch, và thúc đẩy quá trình phục hồi tế bào.
  • Chất xơ: Ổi cung cấp một lượng đáng kể chất xơ, giúp duy trì sức khỏe tiêu hóa bằng cách cải thiện chức năng ruột, thúc đẩy sự di chuyển của thức ăn qua dạ dày và ruột.
  • Vitamin A: Vitamin A trong ổi hỗ trợ sức khỏe mắt, da, và hệ thống miễn dịch. Nó cũng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của tế bào và mô.
  • Kali: Ổi chứa kali, một khoáng chất cần thiết cho cân bằng điện giải trong cơ thể, quản lý áp lực máu, và hỗ trợ chức năng cơ và thần kinh.
  • Chất kiềm: Một số nghiên cứu cho thấy ổi có khả năng kiềm hóa dạ dày, giúp làm dịu các triệu chứng trào ngược dạ dày.
  • Hợp chất polyphenol: Ổi cung cấp các hợp chất polyphenol, một loại chất chống oxy hóa có thể giảm nguy cơ các vấn đề tim mạch và các bệnh khác.

Theo nghiên cứu, thành phần dinh dưỡng trong 100 gam quả ổi có:

  • 36-50 calo năng lượng.
  • 77-86 g nước.
  • 2,8-5,5 g chất xơ tiêu hóa.
  • 0,9-1,0 g protein.
  • 0,1-0,5 g chất béo.
  • 9,5-10 g carbohydrates.
  • 9,1-17 mg canxi.
  • 17 8-30 mg phốt pho.
  • 0,30-0,70 mg sắt.
  • 200-400 IU vitamin A.
  • 200-400 mg vitamin C.
  • 0,046 mg vitamin B1 (Thiamine).
  • 0,03-0,04 mg vitamin B2.
  • 0,6 -1,068 mg vitamin b3 (Niacin).

Dưới đây là các lợi ích của ổi với sức khỏe:

  • Tăng cường miễn dịch giúp chống lại các bệnh nhiễm trùng và mầm bệnh thông thường.
  • Giảm nguy cơ phát triển ung thư: ung thư tuyến tiền liệt, ung thư vú…
  • Ngăn ngừa bệnh tiểu đường.
  • Giúp trái tim khỏe mạnh, giảm cholesterol xấu, tăng cholesterol tốt.
  • Hỗ trợ điều trị táo bón.
  • Giúp thị lực tốt hơn.
  • Giúp thư giãn cơ bắp, dây thần kinh, giảm căng thẳng.
  • Tốt cho phụ nữ có thai, hỗ trợ phát triển hệ thần kinh thai nhi.
  • Giảm cảm lạnh và ho.
  • Hỗ trợ giảm cân.
Tác dụng của quả ổi đối với sức khỏe
Quả ổi giàu dinh dưỡng tốt cho sức khỏe

II. Người bị trào ngược dạ dày ăn ổi được không

Người bị trào ngược dạ dày có thể ăn ổi bình thường. Thậm chí, theo nghiên cứu của các chuyên gia, quả ổi còn mang đến nhiều tác dụng trong việc cải thiện các triệu chứng liên quan đến dạ dày như viêm loét, trào ngược… Tất cả là nhờ các thành phần dinh dưỡng có trong quả ổi như:

  • Chất xơ: Trung bình 100g ổi cung cấp khoảng 6g chất xơ có tác dụng làm sạch hệ tiêu hóa, tăng nhu động ruột, cải thiện chức năng của đường ruột, giảm áp lực dạ dày và ngăn ngừa tình trạng tăng tiết acid dịch vị. Ngoài ra, chất xơ trong quả ổi còn rất hiệu quả trong việc điều trị tình trạng tiêu chảy, kiết lỵ.
  • Vitamin C: Hàm lượng vitamin C trong quả ổi rất cao (62 mg/100g) giúp tăng cường hệ miễn dịch, sức đề kháng của cơ thể. Đặc biệt, vitamin C có có khả năng ức chế prostaglandin – một chất gây viêm loét dạ dày.
  • Magie: Có khoảng 22mg magie được tìm thấy trong 100g ổi, vì vậy ăn ổi giúp trung hòa acid dạ dày và giảm các triệu chứng trào ngược acid.
  • Chất kiềm tự nhiên: Quả ổi có đặc tính kiềm giúp kháng khuẩn, tiêu viêm và giảm tình trạng trào ngược dạ dày và viêm loét dạ dày hiệu quả.
  • Trong Đông y: Ổi giúp kiện Tỳ vị, hỗ trợ điều trị khó tiêu, táo bón, viêm đường ruột, loại bỏ chất nhầy không cần thiết trong ruột…
  • Ổi có tình kiềm: Khi đi vào cơ thể sẽ giúp trung hòa lượng axit dư thừa, bảo vệ thành niêm mạc dạ dày khỏi acid, hạn chế tình trạng viêm loét, chảy máu dạ dày…

Tuy nhiên, khi ăn ổi người bị trào ngược dạ dày cần chú ý ăn ổi đúng cách. Một số tác hại khi ăn ổi không đúng cách người bị trào ngược dạ dày có thể gặp phải đó là:

  • Đầy hơi, chướng bụng: Quả ổi chứa nhiều fructose – một loại đường rất khó hấp thu. Do đó, nếu bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản ăn nhiều ổi dễ gặp phải tình trạng đầy hơi và chướng bụng.
  • Tiêu chảy hoặc hội chứng ruột kích thích: Ăn ổi nhiều đồng nghĩa nạp vào cơ thể lượng lớn đường fructose. Hệ tiêu hóa của người bị trào ngược dạ dày kém nên có thể bị tiêu chảy hoặc hội chứng ruột kích thích.
  • Tăng thời gian làm rỗng dạ dày: Ổi giàu chất xơ nhưng lại chứa ít chất béo và protein. Vì vậy nếu ăn quá nhiều có thể làm tăng lượng đường trong máu và khiến dạ dày rỗng nhanh hơn.
Người bị trào ngược ăn ổi rất tốt nhưng cần chú ý liều lượng
Người bị trào ngược ăn ổi rất tốt nhưng cần chú ý liều lượng

III. Hướng dẫn cách ăn ổi đúng cho người trào ngược dạ dày 

Để ăn ổi mang lại tối đa lợi ích cho sức khỏe và tránh các tác dụng phụ, người bệnh trào ngược dạ dày nên tham khảo cách ăn dưới đây:

1. Lượng ổi nên ăn trong ngày

Nếu muốn ăn ổi, người bệnh trào ngược dạ dày chỉ nên ăn từ 1-2 quả/ngày. Tiêu thụ quá nhiều ổi có thể dẫn đến đầy hơi, tiêu chảy, hội chứng ruột kích thích, tạo cảm giác thèm ăn đường…

Ngoài ra, ổ giàu chất xơ nên nếu người trào ngược ăn quá nhiều có thể gây ra tình trạng đầy bụng, khó tiêu.

2. Thời điểm ăn

Thời điểm thích hợp để ăn ổi là sau bữa ăn khoảng 30 phút. Bạn không nên ăn ổi vào các thời điểm sau:

  • Sáng sớm: Hàm lượng chất xơ trong ổi không dễ hòa tan nên nếu bạn ăn vào buổi sáng. Điều này có thể dẫn đến khó tiêu và khó hấp thu hơn.
  • Khi bụng đói: Lượng vitamin C cao trong ổi có thể chuyển đổi thành acid khiến tình trạng trào ngược dạ dày nghiêm trọng hơn.

3. Nên ăn cả vỏ

Khi ăn ổi, người bị trào ngược dạ dày nên ăn cả phần vỏ, không nên gọt bỏ. Vì lượng vitamin C trong ổi tập trung nhiều ở phần vỏ.

Tuy nhiên, trước khi ăn ổi bạn cần rửa sạch và cẩn thận để loại bỏ hết bụi bẩn và vi khuẩn. Tốt nhất hãy ngâm ổi trong nước muối pha loãng khoảng 15 phút.

4. Nên nhai kỹ

Quả ổi khá cứng nên khi ăn, người bệnh trào ngược dạ dày nên nhai thật kỹ để giảm áp lực tiêu hóa cho dạ dày.

5. Không nên ăn hạt ổi

Hệ tiêu hóa của người bệnh dạ dày hoạt động không tốt, có nguy cơ không tiêu hóa hoàn toàn hạt ổi, gây ra hội chứng ruột kích thích hoặc tiêu chảy, ảnh hưởng tới dạ dày.

 6. Không nên ăn ổi xanh, chát

Ăn ổi còn xanh và chát gây tăng tiết acid dịch vị, khiến dạ dày phải co bóp nhiều để tiêu hóa dẫn đến hiện tượng ợ hơi, ợ chua, táo bón,… Vì vậy, người bệnh nên ăn ổi đã chín để tránh gây áp lực lên dạ dày.

Người bệnh trào ngược dạ dày chỉ nên ăn từ 1-2 quả/ngày.
Người bệnh trào ngược dạ dày chỉ nên ăn từ 1-2 quả/ngày.

IV. Một số món ăn từ ổi tốt cho người trào ngược dạ dày thực quản 

Ngoài cách ăn trực tiếp quả ổi, bạn có thể chế biến ổi thành các loại nước ép tốt cho dạ dày và hệ tiêu hóa:

1. Nước ép ổi

Uống nước ép ổi giúp tăng sức đề kháng cho người trào ngược dạ dày. Cụ thể cách làm như sau:

  • Chuẩn bị: 1 quả ổi vừa chín tới, nước đường 20ml, 2-3 viên đá.
  • Cách làm: Ngâm ổi trong nước muối pha loãng 10 – 15 phút rồi rửa sạch, để ráo. Tiếp đó thái ổi thành từng miếng nhỏ, bỏ hạt. Cho ổi vào máy ép ép lấy nước cốt. Đổ nước ổi vào cốc rồi 2oml nước đường và vài viên đá vào khuấy đều rồi uống.

Yumangel giải đáp: Trào ngược dạ dày uống bột sắn dây được không

Nước ép ổi rất tốt cho người bị trào ngược
Nước ép ổi rất tốt cho người bị trào ngược

2. Nước ép ổi cà rốt

Bạn cũng có thể kết hợp ổi với cà rốt để tạo ra thức uống có lợi cho sức khỏe hệ tiêu hóa và dạ dày. Nước ép ổi cà rốt giúp làm giảm tiết acid dịch vị, bạn có thể thực hiện theo hướng dẫn sau:

  • Chuẩn bị: 2 quả ổi, 1 củ cà rốt, 20ml nước đường, 3 viên đá.
  • Cách làm: Ổi cho vào ngâm trong nước muối loãng sau đó rửa sạch, để ráo. Cà rốt gọt bỏ vỏ và rửa sạch. Thái ổi thành từng miếng (bỏ hạt); cà rốt cắt thành từng khúc ngắn. Cho lần lượt ổi và cà rốt vào ép lấy nước. Cho phần nước ép vào cốc sau đó thêm đường và đá vào khuấy đều.
Nước ép ổi cà rốt
Nước ép ổi cà rốt

3. Nước ép ổi táo

Uống nước ép ổi táo giúp trung hòa acid dạ dày, giảm các triệu chứng trào ngược acid nên rất tốt cho bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản:

  • Chuẩn bị: 2 quả ổi, 1 quả táo, 2 lá bạc hà, 20ml đường.
  • Cách làm: Ổi và táo ngâm trong nước muối loãng khoảng 30 phút. Sau đó, rửa sạch, để ráo rồi thái từng miếng nhỏ. Lá bạc hà sau khi rửa sạch thì đem thái sợi nhỏ. Cho ổi và táo vào ép lấy nước. Tiếp đó, lấy phần nước thu được cho vào xay cùng lá bạc hà. Thêm đường và đá viên là có thể uống.
Nước ép ổi táo
Nước ép ổi táo

Như vậy thắc mắc trào ngược dạ dày ăn ổi được không đã được giải đáp. Người bị trào ngược có thể ăn ổi nhưng cần chú ý chế biến và ăn đúng cách theo hướng dẫn ở trên. Ngoài ra, nên đi khám sớm ngay khi có dấu hiệu bị trào ngược dạ dày để bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

Xem thêm:

5/5 - (1 bình chọn)
Bùi Thị Hoa

Tác giả:

Bùi Thị Hoa - Tốt nghiệp Khoa Báo chí - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội niên khóa 2003 - 2007. Cô có 17 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới sức khỏe, làm đẹp,...

Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Thu

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với trên 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.