Trào ngược dạ dày khi mang thai 3 tháng đầu: Nguyên nhân, điều trị, phòng ngừa

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ thông tin về triệu chứng và nguyên nhân khiến mẹ bầu bị trào ngược dạ dày khi mang thai 3 tháng đầu. Đồng thời liệt kê một số phương pháp điều trị y tế và biện pháp khắc phục tại nhà để điều trị chứng trào ngược axit khi mang thai trong giai đoạn 3 tháng đầu.

I. Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây trào ngược dạ dày khi mang thai 3 tháng đầu

Trào ngược dạ dày hay trào ngược axit là hiện tượng xảy ra khi các chất trong dạ dày trào ngược lên thực quản (ống nối cổ họng với dạ dày).

Trang medicalnewstoday.com cho hay, theo một nghiên cứu từ năm 2010, trào ngược axit nặng hoặc bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) ảnh hưởng đến khoảng 80% phụ nữ mang thai. Chứng ợ nóng có thể phát triển ở bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ, nhưng phổ biến nhất là trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba.

Theo tìm hiểu, tình trạng mẹ bầu bị trào ngược dạ dày khi mang thai 3 tháng đầu có thể do một số nguyên nhân sau:

1. Do nồng độ hormone thay đổi

Chứng trào ngược dạ dày khi mang thai có thể xảy ra do nồng độ hormone thay đổi, ảnh hưởng đến các cơ của đường tiêu hóa. Nội tiết tố thai kỳ có thể khiến cơ thắt thực quản dưới (van cơ giữa dạ dày và thực quản) giãn ra, khiến axit dạ dày chảy ngược vào thực quản. 

Trang thebump cho hay, những thay đổi nội tiết tố xảy ra trong thai kỳ có thể làm chậm tốc độ di chuyển của thức ăn qua dạ dày và ruột của bạn, làm tăng khả năng một số thức ăn sẽ trào ngược trở lại. Đồng thời, cơ thắt thực quản – van giữ thức ăn trong dạ dày – thư giãn hơn khi mang thai, làm tăng khả năng axit sẽ trào ngược trở lại.

Theo medicalnewstoday.com, khi mang thai, người phụ nữ sản xuất lượng hormone progesterone tăng lên. Hormon này có nhiệm vụ thư giãn các mô cơ trơn khắp cơ thể. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc thư giãn tử cung để tử cung có thể căng ra và phát triển khi thai nhi phát triển.

Tuy nhiên, progesterone cũng có thể làm giãn cơ vòng nối thực quản với dạ dày. Cơ thắt cho phép thức ăn đi vào dạ dày đồng thời ngăn chặn thức ăn và axit dạ dày rò rỉ vào thực quản. Progesterone làm lỏng cơ thắt, khiến axit trào ngược lên thực quản.

2. Tăng áp lực lên dạ dày  

Tử cung của mẹ bầu phát triển và mở rộng khi có em bé sẽ gây áp lực lên dạ dày, chèn ép vào bụng dẫn đến trào ngược axit từ dạ dày lên trên thực quản.

3. Nguyên nhân khác 

Một số nguyên nhân khác có thể là nguyên nhân khiến mẹ bầu bị trào ngược axit khi mang thai 3 tháng đầu gồm:

  • Nhiễm khuẩn vi khuẩn HP.
  • Sỏi mật.
  • Căng thẳng, stress, lo lắng kéo dài.
  • Cân nặng tăng gây áp lực nên thực quản và dạ dày.

4. Yếu tố nguy cơ

Bên cạnh các nguyên nhân kể trên còn có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ bà bầu bị trào ngược ở giai đoạn 3 tháng đầu. Gồm:

  • Chế độ ăn uống không khoa học: ăn nhanh nuốt vội, ăn quá no, ăn nhiều đồ cay nóng, vừa ăn vừa làm việc, nằm hoặc ngủ ngay sau ăn; uống thức uống chứa caffein hoặc có ga; ăn nhiều thực phẩm dễ gây trào ngược thực quản…
  • Mẹ bầu có tiền sử thoát vị Hiatal hoặc hen suyễn.
  • Thai phụ đã từng bị trào ngược dạ dày.
  • Bổ sung sắt không đúng cách.
  • Thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc.
  • Đang uống thuốc chống dị ứng, thuốc trị cao huyết áp.
Nguyên nhân khiến mẹ bầu 3 tháng đầu bị trào ngược chủ yếu là do nồng độ hormone thay đổi và áp lực dạ dày tăng lên. 

Nguyên nhân khiến mẹ bầu 3 tháng đầu bị trào ngược chủ yếu là do nồng độ hormone thay đổi và áp lực dạ dày tăng lên.

II. Triệu chứng nhận biết mẹ bầu bị trào ngược dạ dày khi mang thai 3 tháng đầu

Triệu chứng điển hình của mẹ bầu khi bị trào ngược ở giai đoạn 3 tháng đầu là ợ nóng. Cùng với đó là rất nhiều triệu chứng khác như đau họng, ho, đầy hơi, ợ hơi, buồn nôn, nôn mửa…

1. Ợ nóng 

Triệu chứng chính của trào ngược dạ dày thực quản ở mẹ bầu khi mang thai 3 tháng đầu là ợ nóng. Tức là mẹ bầu có cảm giác nóng rát ở giữa ngực. 

Triệu chứng ợ nóng có thể đi kèm với cảm giác nặng nề hoặc căng tức ở ngực hoặc dạ dày. Tình trạng ợ nóng có thể tăng lên sau khi ăn hoặc uống; khi nằm hoặc cúi xuống.

Chứng ợ nóng có thể ảnh hưởng đến bất cứ bệnh nhân nào khi mắc trào ngược nhưng triệu chứng này đặc biệt phổ biến khi mang thai.

2. Đầy hơi, ợ chua

Acid từ dạ dày khi trào ngược lên thực quản có thể khiến mẹ bầu có cảm giác nóng rát kèm theo ợ hơi, ợ chua và có vị đắng trong miệng. 

3. Buồn nôn, ói mửa

D acid dạ dày liên tục đẩy lên thực quản và cổ họng khiến mẹ bầu có cảm giác buồn nôn, thậm chí là nôn mửa liên tục, nhất là sau khi ăn no.

4. Khó nuốt thức ăn

Tình trạng ợ chua, ợ nóng diễn ra thường xuyên và trong thời gian dài khiến niêm mạc thực quản bị sưng, phù. Về lâu dài, sẽ khiến lối đi xuống của thực ăn hẹp lại. Hậu quả là thai phụ bị khó nuốt và đau cổ họng khi ăn dẫn đến chán ăn, ăn ít.

5. Khàn tiếng và ho

Dịch acid dạ dày chứa một lượng enzyme pepsin và axit clohydric (HCl).  Khi acid bị trào ngược lên thực quản liên tục nhiều lần sẽ khiến dây thanh quản bị sưng nên mẹ bầu bị mất tiếng, khàn tiếng. 

Bên cạnh đó, khi dịch acid trào ngược đi xuống thanh quản sẽ gây ra hiện tượng ho ở mẹ bầu. 

6. Đầy bụng, khó tiêu

Thức ăn còn thừa và đọng lại ở dạ dày chưa tiêu hóa kịp sẽ sản sinh ra chất độc gây hại cho dạ dày và dẫn đến hiện tượng chướng và đầy bụng. Mẹ bầu có cảm giác khó chịu không muốn ăn do bụng luôn căng chướng.

Bà bầu bị trào ngược khi mang thai 3 tháng đầu thường bị ợ nóng, buồn nôn, nôn mửa… 

Bà bầu bị trào ngược khi mang thai 3 tháng đầu thường bị ợ nóng, buồn nôn, nôn mửa…

III. Trào ngược dạ dày khi mang thai 3 tháng đầu nguy hiểm thế nào?

Phụ nữ bị trào ngược khi mang thai là tình trạng khá phổ biến, nếu được xử lý và điều trị kịp thời đúng cách sẽ không gây nguy hiểm đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, nếu trào ngược axit tiến triển nặng và kéo dài có thể gây ra nhiều biến chứng phức tạp hơn.

1. Thiếu dinh dưỡng, sụt cân 

Trào ngược dạ dày khiến thai phụ liên tục buồn nôn và nôn mửa kèm theo ợ chua, ợ nóng, ợ hơi, đầy hơi và chướng bụng nên vô cùng khó chịu.

Tình trạng này nếu kéo dài có thể khiến mẹ bầu căng thẳng, buồn chán, stress, chán ăn dẫn đến thiếu dinh dưỡng nuôi cơ thể và thai nhi, sut cân.

2. Mất ngủ, kém hấp thu dinh dưỡng

Trào ngược axit xuất hiện nhiều về đêm khiến mẹ bầu ngủ không sâu giấc, hay thức giấc, khó ngủ, thậm chí là mất ngủ. Về lâu dài, mẹ bầu bị mất ngủ, thiếu ngủ khiến cơ thể kém hấp thu dinh dưỡng, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của cả hai mẹ con.

3. Viêm loét dạ dày, viêm tai, viêm xoang

Trào ngược dạ dày ở mẹ bầu 3 tháng đầu không được kiểm soát và tiến triển nặng hơn có thể dẫn đến viêm loét dạ dày, viêm xoang, viêm tai. Do đó, thai phụ không nên chủ quan, hãy chủ động thăm khám càng sớm càng tốt khi có dấu hiệu bị trào ngược dạ dày.

Mẹ bầu bị trào ngược dạ dày kéo dài có thể bị suy dinh dưỡng, sụt cân, viêm loét dạ dày… 

Mẹ bầu bị trào ngược dạ dày kéo dài có thể bị suy dinh dưỡng, sụt cân, viêm loét dạ dày…

IV. Trào ngược dạ dày khi mang thai 3 tháng đầu chẩn đoán bằng cách nào? 

Trào ngược dạ dày khi mang thai 3 tháng đầu thường dễ bị nhầm lẫn với một số vấn đề sức khỏe khác như ốm nghén, hội chứng dạ dày kích thích. Vì vậy, bác sĩ cần tiến hành chẩn đoán chính xác trước khi tiến hành điều trị. 

Sau khi thăm khám lâm sàng cho mẹ bầu thông qua hỏi về triệu chứng, tiền sử bệnh lý, tiền sử dùng thuốc để có những đánh giá sơ bộ ban đầu, bác sĩ có thể chỉ định mẹ bầu thực hiện 1 trong các xét nghiệm cận lâm sàng dưới đây:

1. Nội soi trên 

Nội soi trên là xét nghiệm chính được sử dụng để chẩn đoán GERD và cần dùng thuốc an thần. Phương pháp này chỉ được bác sĩ chỉ định khi:

  • Mẹ bầu mang thai chưa quá 5 tháng tuổi. 
  • Các triệu chứng trào ngược dạ dày nghiêm trọng.

Trong quá trình thực hiện, bác sĩ sẽ đưa một ống mỏng và dẻo hoặc ống nội soi xuống cổ họng để quan sát các khu vực của đường tiêu hóa, bao gồm thực quản, dạ dày và một phần ruột non. 

2. Theo dõi pH 24 giờ

Theo dõi pH thực quản 24 giờ là tiêu chuẩn vàng để đo mức độ tiếp xúc với axit và là xét nghiệm có thể lặp lại để chẩn đoán trào ngược dạ dày trong thai kỳ. 

Xét nghiệm pH cho phép đánh giá mức độ trào ngược axit và không axit trong thực quản. Bác sĩ đưa một ống thông mỏng vào mũi, xuống thực quản và vào dạ dày để theo dõi sự thay đổi độ axit trong 1 ngày.

3. Đo áp lực thực quản độ phân giải cao

Kỹ thuật  này được sử dụng để phát hiện các rối loạn vận động của thực quản và thường được sử dụng để xác định xem có vấn đề gì với cách thức ăn di chuyển từ thực quản đến dạ dày hay không. 

Kỹ thuật này bao gồm việc đưa một ống mỏng, linh hoạt có cảm biến áp suất qua mũi, xuống thực quản và vào dạ dày. Đồng thời đo áp suất, mô hình và hoạt động của các cơ vòng trong thực quản.

4. Kiểm tra pH không dây Bravo

Xét nghiệm pH thực quản không dây (xét nghiệm Bravo) là một thủ thuật xâm lấn tối thiểu để đo mức độ axit (độ pH) trong thực quản. Phương pháp này thường được sử dụng nếu các triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản (GERD) không đáp ứng với thuốc.

Để thực hiện xét nghiệm, bác sĩ sẽ đưa ống nội soi xuống cổ họng và vào thực quản để đặt đầu dò ghi lại độ pH theo thời gian. Đầu dò truyền thông tin đến một máy phát đeo trên thắt lưng của bệnh nhân và bác sĩ sẽ sử dụng thông tin đó để đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh GERD.

5. Nội soi thực quản qua mũi

Trong quá trình nội soi thực quản qua mũi (TNE), một ống mỏng và linh hoạt được đưa vào mũi, đi qua thực quản và vào dạ dày. Một đèn nhỏ và camera trên ống nội soi cho phép bác sĩ chẩn đoán các vấn đề về thực quản và dạ dày. T

TNE là một thủ thuật nhanh chóng, có thể được sử dụng thay thế cho phương pháp nội soi trên đòi hỏi phải dùng thuốc an thần.

6. Xét nghiệm khác 

Bên cạnh đó, bác sĩ có thể chỉ định mẹ bầu thực hiện một số kiểm tra khác như test thở C13 mới, test phân để tìm máu ẩn, xét nghiệm máu để kiểm tra xem có vi khuẩn HP hay không.

Một số xét nghiệm giúp bác sĩ chẩn đoán mẹ bầu có bị trào ngược hay không như theo dõi PH 24 giờ, nội soi, đo áp lực thực quản… 

Một số xét nghiệm giúp bác sĩ chẩn đoán mẹ bầu có bị trào ngược hay không như theo dõi PH 24 giờ, nội soi, đo áp lực thực quản…

V. Phương pháp điều trị trào ngược dạ dày cho mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu

Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu bị trào ngược được khuyến nghị áp dụng thay đổi lối sống và sinh hoạt để cải thiện tình trạng. Điều trị bằng thuốc không được khuyến khích và chỉ sử dụng khi thực sự cần thiết.

1. Thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt

Dưới đây là một số lời khuyên cho mẹ bầu trong ăn uống và sinh hoạt giúp hỗ trợ cải thiện trào ngược: 

– Loại bỏ thực phẩm làm tăng nguy cơ gây trào ngược: chẳng hạn như thực phẩm có tính axit (hoa quả họ cam quýt và cà chua); socola, cà phê, bia, rượu, thực phẩm giàu chất béo, đồ ăn nhanh, thức ăn và gia vị cay. Đây đều là các thực phẩm dễ làm giãn cơ thắt thực quản. 

– Hình thành các thói quen ăn uống tốt: ăn chậm, nhai kỹ tránh bị nghẹn; ăn nhiều bữa nhỏ, ăn vừa đủ; chế biến thức ăn chín mềm, cắt nhỏ; ăn các món ăn dễ tiêu như súp, cháo, canh; uống đủ nước; tăng cường rau xanh, hoa quả tươi…

– Loại bỏ các thói quen ăn uống không tốt: ăn quá no;  ăn đêm, ăn sát gần giờ đi ngủ; vừa ăn vừa uống nước; vận động và nằm ngủ ngay sau khi ăn no…

– Thay đổi tư thế nằm: mẹ bầu nên nằm cao đầu, nghiêng sang trái hoặc đặt gối dưới vai để ngăn axit trào ngược lên thực quản khi đang nằm ngủ.  

– Tập luyện, vận động nhẹ nhàng: Giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan, thoải mái, hạn chế tình trạng căng thẳng tinh thần.  

– Tăng cân hợp lý trong thai  kỳ, tránh tăng cân quá mức. 

– Mặc quần áo rộng rãi thoải mái, chất liệu mềm mại để tránh gây áp lực lên vùng bụng, dạ dày, thực quản. 

Loại bỏ thực phẩm có thể làm tăng nguy cơ gây trào ngược như nước ngọt có ga, đồ ăn nhanh… 

Loại bỏ thực phẩm có thể làm tăng nguy cơ gây trào ngược như nước ngọt có ga, đồ ăn nhanh…

2. Phương pháp tự nhiên

Mẹ bầu 3 tháng đầu bị trào ngược dạ dày có thể áp dụng một số phương pháp chữa bệnh tự nhiên dưới đây:

– Nghệ: Nghệ chứa nhiều thành phần chất chống oxy hóa, chống viêm, chống loét. Ngoài ra, nghệ còn có khả năng tiêu vi khuẩn H.pylori – một trong các nguyên nhân gây trào ngược axit. Thành phần curcumin giúp giảm giảm viêm đáng kể. Mẹ bầu có thể pha 1 thìa tinh bột nghệ với nước ấm sau đó uống. Nên uống 1 lần/ngày trước bữa ăn

– Gừng: Gừng có tác dụng kháng viêm, chống buồn nôn, giảm đau bụng và tiêu chảy. Đặc biệt, gừng chứa các hoạt chất có khả năng ức chế sự hình thành prostaglandin. Từ đó giúp trung hòa lượng acid trong dạ dày, hạn chế trào ngược axit. Mẹ bầu có thể hãm vài lát gừng tươi với nước sôi vào uống hết trong ngày. Nên uống đều đặn mỗi ngày. 

– Tư thế nằm đúng: Mẹ bầu nên nằm nghiêng sang bên trái, vì ở tư thế này dạ dày sẽ thấp hơn cuống họng. Từ đó giúp hạn chế tình trạng dịch acid bị đẩy lên gây ra hiện tượng trào ngược dạ dày. 

Mẹ bầu nên nằm nghiêng về bên trái để giúp cải thiện tình trạng trào ngược. 

Mẹ bầu nên nằm nghiêng về bên trái để giúp cải thiện tình trạng trào ngược.

2. Điều trị bằng thuốc

Trong thời gian mang thai, mẹ bầu cần hạn chế tối đa sử dụng thuốc và hóa chất. Vì vậy, thuốc điều trị trào ngược dạ dày chỉ được bác sĩ chỉ định khi tình trạng bệnh nghiêm trọng và chuyển biến nặng, không cải thiện sau khi áp dụng các biện pháp khắc phục tại nhà.

Mẹ  bầu nên đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và chỉ định loại thuốc phù hợp, hiệu quả và an toàn, đảm bảo không ảnh hưởng đến mẹ và thai nhi. Không nên tự ý mua thuốc về uống hoặc áp dụng các mẹo dân gian truyền miệng. 

Theo trang thebump.com, thuốc trị trào ngược axit nào an toàn khi mang thai có thể là thuốc kháng axit như Tums và Mylanta, Firoozi nói. Nếu trào ngược không thuyên giảm, bác sĩ có thể chỉ định Famotidin (Pepcid).

Tuy nhiên, không phải tất cả các thuốc kháng axit đều an toàn trong thai kỳ. Thebump.com khuyến nghị  mẹ bầu nên tránh hoàn toàn các loại thuốc có chứa bicarbonate. Vì loại thuốc này có nguy cơ nhiễm toan chuyển hóa ở mẹ và thai nhi cũng như tình trạng quá tải chất lỏng.

Mẹ bầu chỉ uống thuốc khi có chỉ định của bác sĩ. 

Mẹ bầu chỉ uống thuốc khi có chỉ định của bác sĩ.

VI. Mẹ bầu 3 tháng đầu bị trào ngược khi nào cần gặp bác sĩ?

Can thiệp kịp thời sẽ giúp ngăn chặn các tác động không tốt của bệnh trào ngược dạ dày đến bà bầu và thai nhi. Do đó, mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu bị trào ngược dạ dày nên đi khám bác sĩ ngay nếu xuất hiện một trong các triệu chứng dưới đây:

  • Đau đầu.
  • Sốt. 
  • Chóng mặt.
  • Nôn mửa liên tục.
  • Sụt cân nhanh.
  • Đi ngoài phân đen.

Trang medicalnewstoday.com cho hay, phụ nữ mang thai 3 tháng đầu nên đến gặp bác sĩ nếu bị ợ chua nặng hoặc dai dẳng mà không đáp ứng với các phương pháp điều trị tại nhà. 

Những cơn đau ợ chua dưới xương sườn đôi khi có thể là dấu hiệu của tiền sản giật. Nếu không được theo dõi thường xuyên và điều trị cần thiết, tình trạng nghiêm trọng này có thể đe dọa tính mạng của người phụ nữ và thai nhi.

Các dấu hiệu và triệu chứng khác của tiền sản giật bao gồm:

  • Huyết áp cao.
  • Đau đầu dữ dội.
  • Sưng mặt, tay và chân.
  • Có vấn đề về tầm nhìn.

Trong hầu hết các trường hợp, trào ngược dạ dày khi mang thai 3 tháng đầu  và các triệu chứng liên quan sẽ biến mất sau khi phụ nữ sinh con. Nếu mẹ bầu đang phải đối mặt với tình trạng trào ngược trong thai kỳ, hãy nói chuyện với bác sĩ để được tư vấn khắc phục phù hợp để thấy thoải mái và dễ chịu hơn.

Để phòng ngừa trào ngược dạ dày khi mang thai 3 tháng đầu, các chuyên gia khuyên mẹ bầu nên ăn nhiều bữa nhỏ; ăn chậm và nhai kỹ; tránh ăn gần sát giờ đi ngủ và nằm ngay sau khi ăn no; hạn chế tối đa đồ ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, chế biến sẵn; uống đủ nước và ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi…

Nếu còn bất kỳ câu hỏi nào về trào ngược dạ dày hoặc về bệnh lý liên quan đến dạ dày, vui lòng liên hệ tới hotline 1800.1125 (miễn phí cước) để được dược sĩ của thuốc dạ dày chữ Y tư vấn trực tiếp.

Tài liệu tham khảo:

  • https://www.thebump.com/a/acid-reflux-during-pregnancy
  • https://www.cooperhealth.org/services/gastroesophageal-reflux-disease-gerd/diagnosis
  • https://www.medicalnewstoday.com/articles/acid-reflux-pregnancy

Tham khảo:

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu

Dược sĩ

Nguyễn Thị Thu

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.

Bùi Thị Hoa - Tốt nghiệp Khoa Báo chí - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội niên khóa 2003 - 2007. Cô có 17 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới sức khỏe, làm đẹp,...

0/5 (0 lượt bình chọn)

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *