Đầy hơi khó tiêu là một trong những triệu chứng rối loạn tiêu hóa thường gặp. Nguyên nhân có thể do ăn quá nhiều, quá nhanh, ăn nhiều thực phẩm khó tiêu hóa hoặc do bệnh lý. Cùng Thuốc Yumangel chính hãng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
I. Đầy hơi khó tiêu là gì?
Đầy hơi khó tiêu là một trong những triệu chứng rối loạn tiêu hóa thường gặp. Tình trạng này thường khiến bệnh nhân có cảm giác nặng nề, căng chướng, đầy tức hoặc lạnh vùng quanh rốn hoặc thượng vị. Kèm theo đó là một số triệu chứng như ợ hơi, buồn nôn nhưng không nôn được.
Hiện tượng đầy hơi khó tiêu nếu thường xuyên xuất hiện và kéo dài sẽ khiến người bệnh mệt mỏi, kiệt sức. Lúc này, việc thăm khám là cần thiết để tránh bệnh trở nặng gây khó khăn cho việc điều trị về sau.
II. Cách nhận biết đầy hơi khó tiêu
Triệu chứng khó tiêu thường xuyên xuất hiện hoặc theo từng đợt trong một vài ngày. Tình trạng này có thể xảy ra trong hoặc sau khi ăn khiến người bệnh cảm thấy nóng bỏng vùng thượng vị, nhất là sau khi uống rượu, ăn thức ăn nhiều chất béo, đường sữa, thức ăn cay nóng. Trong một số trường hợp, người bệnh còn bị đau quặn bụng thành cơn.
Chứng đầy hơi khiến bụng người bệnh luôn căng tức, nặng ở phía trên, cảm giác óc ách như chứa đầy nước rất khó chịu. Cảm giác này sẽ giảm bớt khi bệnh nhân đi ngoài hoặc đánh hơi. Khi đầy hơi, người bệnh còn bị ợ hơi, ợ chua, thở phì phò, có cảm giác buồn nôn, thậm chí là nôn vào buổi sáng, táo bón hoặc tiêu chảy…
Thông thường, triệu chứng đầy bụng khó tiêu sẽ kéo dài khoảng vài phút đến vài giờ sau khi ăn, một số người có thể bị vài ngày.
III. Nguyên nhân gây đầy hơi khó tiêu
Đầy hơi khó tiêu, chướng bụng nguyên nhân có thể do ăn uống tức sai cách do mắc phải một số bệnh lý tiêu hóa mãn tính trong thời gian dài. Cụ thể:
1. Nguyên nhân do ăn uống
Ăn uống không đúng cách và ăn nhiều các thực phẩm tạo hơi là nguyên nhân dẫn đến tình trạng đầy bụng khó tiêu:
- Ăn uống không đúng cách: Một số thói quen ăn uống không đúng cách gây đầy bụng khó tiêu như: ăn quá nhanh, qua ăn no, nói chuyện nhiều khi ăn; uống đồ uống có gas, nhai kẹo cao su, ăn kẹo cứng, có thói quen hút thuốc, tiêu thụ liên tục chất kích thích như cafe, rượu, bia, … Tất cả những điều này đều có thể tạo ra nhiều hơi trong bụng và gây đầy hơi, chướng bụng.
- Ăn nhiều thực phẩm tạo hơi: Một số thực phẩm tuy tốt cho sức khỏe nhưng lại tại hơi có thể gây hiện tượng đầy hơi khó tiêu như ngũ cốc, đậu, bắp cải, các sản phẩm từ sữa…
2. Nguyên nhân do bệnh lý
Hiện tượng đầy hơi, khó tiêu cũng có thể do nguyên nhân bệnh lý gồm:
- Bệnh Celiac: Khiến người bệnh không dung nạp Gluten nên khi ăn thức ăn chứa chất này sẽ gặp rối loạn tự miễn dịch. Hậu quả là gây triệu chứng khó tiêu, đầy bụng, đau tức bụng,…
- Chứng không dung nạp lactose: Gây triệu chứng đầy hơi khó tiêu tương tự như bệnh Celiac, khi bệnh nhân uống sữa hoặc ăn thực phẩm từ sữa.
- Vi khuẩn đường ruột phát triển quá mức trong dạ dày và ruột: Dẫn đến tình trạng dư thừa vi khuẩn trong ruột non gây ra triệu chứng đầy hơi, khó tiêu, đau bụng, tiêu chảy…
- Chứng trào ngược dạ dày thực quản: Acid dạ dày trào ngược lên thực quản không chỉ gây đau tức vùng bụng, ngực, ợ chua, hôi miệng, đau họng mà còn tạo cảm giác đầy hơi khó tiêu
- Hội chứng ruột kích thích: Hội chứng này liên quan đến sự nhạy cảm của dây thần kinh ở ruột. Người bệnh dễ bị rối loạn tiêu hóa, đầy hơi khó tiêu, chướng bụng, đau quặn bụng, tiêu chảy, táo bón khi ăn thực phẩm khó tiêu hoặc căng thẳng.
- Một số bệnh lý khác: Đầy hơi, khó tiêu cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý khác của hệ tiêu hóa như viêm loét dạ dày tá tràng, hẹp môn vị dạ dày, tắc ruột, ung thư dạ dày, nhiễm ký sinh trùng Giardia, viêm ruột mãn tính (bệnh Crohn)…
3. Nguyên nhân do dùng thuốc
Việc sử dụng hoặc đang điều trị bệnh bằng một số loại thuốc như kháng viêm, giảm đau, huyết áp, kháng sinh, tiểu đường, tránh thai, … cũng có thể gây chướng bụng, đầy hơi khó tiêu…
- Yumangel gợi ý: Đau dạ dày uống mật ong được không?
IV. Cách xử lý hiệu quả khi bị đầy hơi khó tiêu
Có thể thấy, có rất nhiều nguyên nhân gây ra triệu chứng đầy hơi khó tiêu. Nếu nguyên nhân là do ăn uống thì người bệnh có dễ dàng cải thiện bằng cách thay chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh.
Tuy nhiên, nếu tình trạng đầy hơi khó tiêu do nguyên nhân bệnh lý thì thường kéo dài, khó điều trị và dễ tái phát. Vì vậy, người bệnh nên đến bệnh viện để bác sĩ xác định chính xác nguyên nhân và tư vấn phác đồ điều trị phù hợp.
1. Điều trị bằng thuốc
Trong quá trình điều trị, người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối theo hướng dẫn điều trị bằng thuốc của bác sĩ. Một số loại thuốc sau có thể giúp giảm khí tụ bên trong cơ thể, giải quyết tình trạng đầy hơi khó tiêu gồm:
- Thuốc nhuận tràng.
- Thuốc làm mềm phân.
- Thuốc giảm cảm giác đầy hơi.
Để nâng cao hiệu quả điều trị, bệnh nhân nên kết hợp với hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ và giãn cơ. Đồng thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt hợp lý:
- Thay đổi thói quen ăn uống khoa học: Duy trì thói quen ăn đúng giờ, đủ bữa; ăn chậm nhai kỹ; cân bằng dinh dưỡng giữa thực phẩm đạm, mỡ, đường; hạn chế ăn đồ ăn chiên rán, nhiều chất xơ và tinh bột; không dùng chất kích thích như cafe, rượu, bia, thuốc lá, các gia vị nóng mù tạt, ớt, hạt tiêu, đồ uống nhiều gas…
- Chế độ sinh hoạt hợp lý: Vận động đều đặn hàng ngày với bộ môn thể thao phù hợp; dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, nghe nhạc, đi du lịch để giải tỏa stress, tinh thần thoải mái giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn. Làm việc điều độ, ngủ đủ 7 – 8 tiếng/ngày giúp thư giãn và nạp năng lượng cho cơ thể khỏe mạnh.
2. Điều trị tại nhà
Người bệnh cũng có thể tham khảo một số cách giúp giảm nhanh triệu chứng đầy hơi khó tiêu tại nhà dưới đây:
- Chườm ấm vùng bụng: Có thể dùng khăn ấm, chai nước ấm hoặc túi chườm ấm chườm lên vùng bụng trên rốn kết hợp xoa nhẹ bụng để giảm cảm giác đầy bụng khó tiêu.
- Kê cao gối khi nằm: Sau khi ăn, bạn không nên nằm hoặc vận động mạnh ngay, chỉ nên vận động thật nhẹ nhàng hoặc ngồi nghỉ ngơi. Nếu triệu chứng đầy hơi khó tiêu do chứng trào ngược dạ dày thực quản thì nên kê gối cao khi nằm ngủ để tránh tình trạng acid dạ dày trào ngược lên thực quản gây khó chịu.
- Vận động nhẹ nhàng: Sau khi ăn nên vận động nhẹ nhàng để thức đẩy hoạt động co bóp của đường ruột, giúp tiêu hóa thức ăn tốt hơn đồng thời loại bỏ khí dư thừa trong dạ dày ra ngoài dễ dàng.
V. Đầy hơi khó tiêu khi nào cần khám bác sĩ?
Tình trạng đầy hơi khó tiêu sinh lý thường không quá nghiêm trọng và có thể tự khỏi sau một vài giờ hoặc vài ngày mà không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu thường xuyên bị đầy hơi khó tiêu kèm theo các triệu chứng dưới đây, bạn nên đi khám bác sĩ ngay:
- Chán ăn, ăn không ngon.
- Thay đổi thói quen đại tiện.
- Tiểu tiện hoặc đại tiện ra máu.
- Giảm cân không rõ nguyên nhân.
- Cơ thể suy nhược, mệt mỏi.
VI. Thắc mắc thường gặp khi bị đầy hơi khó tiêu
Xung quanh vấn đề bị đầy hơi khó tiêu, người bệnh có khá nhiều thắc mắc với mong muốn có thêm thông tin hữu ích về tình trạng này:
1. Hay bị đầy hơi khó tiêu là dấu hiệu của bệnh gì?
Đầy hơi khó tiêu thường là hiện tượng sinh lý, xảy ra khi ăn quá nhiều, quá no và quá nhanh tích tụ khí hơi ở bên trong dạ dày. Tuy nhiên, đầy hơi khó tiêu cũng có thể là dấu của một bệnh lý tiêu hóa như hẹp môn vị dạ dày, viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản, hội chứng ruột kích thích…
2. Bị đầy hơi khó tiêu nên ăn gì?
Bác sĩ khuyên bệnh nhân bị đầy hơi khó tiêu nên ăn các thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa kết hợp bổ sung thêm chất xơ và men sinh sinh để dễ tiêu hóa.
Đặc biệt, khi bị đầy hơi khó tiêu, người bệnh có thể tham khảo thực đơn BRAT (gồm Banana: chuối; Rice: cơm; Apple: táo; Toast: bánh mì). Thực đơn ăn uống giàu tinh bột này ngoài việc giảm thiểu các triệu chứng của bệnh dạ dày còn hỗ trợ phục hồi hệ tiêu hóa.
3. Đầy hơi khó tiêu nên uống nước gì?
Người bị đầy hơi khó tiêu nên uống những loại trà thảo mộc có tác dụng tốt trên hệ tiêu hóa như: trà gừng, trà hoa cúc, trà bạc hà…
4. Có thể phòng ngừa đầy hơi khó tiêu không?
Không có cách phòng ngừa hoàn toàn tình trạng đầy hơi khó tiêu. Biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất là xây dựng hệ tiêu hóa khỏe mạnh thông qua chế độ ăn uống và dinh dưỡng lành mạnh kết hợp thói quen ăn uống khoa học.
Là một trong các triệu chứng thường gặp của một số bệnh lý ở đường tiêu hóa, hiện tượng đầy hơi khó tiêu có thể tự khỏi sau khi thay đổi cách ăn uống đúng cách và hợp lý. Trường hợp không tự khỏi sau một vài ngày, người bệnh nên đi thăm khám để được bác sĩ điều trị kịp thời.
Có thể bạn quan tâm:
Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.
Bùi Thị Hoa - Tốt nghiệp Khoa Báo chí - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội niên khóa 2003 - 2007. Cô có 17 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới sức khỏe, làm đẹp,...