Skip to main content

Đau dạ dày nên kiêng gì? 26 điều cần kiêng

Tác giả: Đinh Thị Hiền

Tham vấn y khoa: Nguyễn Thị Thu

Đau dạ dày nên kiêng gì? Nếu bạn là một người mắc bệnh dạ dày mãn tĩnh thì chắc hẳn bạn đã không lạ lẫm gì với các cơ đau quặn, nhất là sau khi cơ thể vừa tiêu hoá các loại thực phẩm không tốt cho dạ dày hay là bị áp lực, stress. Vậy đâu là những thứ người đau dạ dày nên kiêng để tránh tình trạng đau diễn ra trầm trọng hơn? Cùng Yumangel khám phá trong bài viết này nhé!

I. Đôi nét về bệnh đau dạ dày

Đau dạ dày hay đau bao tử là tình trạng dạ dày bị tổn thương chủ yếu do bị viêm loét. Bệnh gây ra các cơn đau âm ỉ, nóng rát hoặc tức tại vùng thượng vị kèm triệu chứng ợ chua, buồn nôn, nôn, chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu… khiến người bệnh rất khó chịu.

Các nguyên nhân gây bệnh đau dạ dày gồm: Do nhiễm vi khuẩn HP/Helicobacter pylori; thói quen ăn uống thiếu khoa học; chế độ sinh hoạt không lành mạnh; căng thẳng, stress kéo dài; lạm dụng thuốc Tây y; do một số bệnh ký tiêu hóa như: viêm ruột, viêm tuyến tụy,  ung thư tuyến tụy, bệnh túi mật, hội chứng ruột kích thích,…

Chế độ ăn uống và sinh hoạt không khoa học ảnh hưởng tiêu cực đến dạ dày nói riêng và cả hệ tiêu hóa nói chung. Do đó, mỗi người cần xây dựng cho mình thói quen ăn uống lành mạnh và sinh hoạt điều độ để hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh, tránh bệnh diễn tiến nặng hơn đồng thời ngăn bệnh tái phát.

đau dạ dày kiêng gì
Đau dạ dày là tình trạng dạ dày bị tổn thương chủ yếu do bị viêm loét.

II. Kiến thức cơ bản về chế độ ăn và sinh hoạt cho bệnh dạ dày

Chế độ ăn uống và sinh hoạt ảnh hưởng rất nhiều đến diễn biến của bệnh đau dạ dày nên người bệnh cần chú ý nắm được các nguyên tắc sau:

  • Nguyên tắc chung của chế độ ăn và sinh hoạt: Để có một sức khỏe tốt, bệnh nhân đau dạ dày cần có một chế độ ăn uống cũng như sinh hoạt lành mạnh; đảm bảo bữa đủ 4 nhóm dinh dưỡng (nhóm chất bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất) để nâng cao sức khỏe, tăng đề kháng và phòng ngừa bệnh tật.
  • Thức ăn người bệnh đau dạ dày nên tránh ăn các thực phẩm có thể gây kích ứng dj dày như và thực phẩm khó tiêu
  • Người đau dạ dày nên ăn các thực phẩm có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày, hỗ trợ chữa lành các vết loét và có khả năng giúp giảm tiết acid.
  • Người bệnh dạ dày nên hạn chế ăn uống không đúng cách
  • Chế độ sinh hoạt không khoa học cũng có thể là tác nhân gây bệnh đau dày.
đau dạ dày kiêng gì
Bệnh nhân đau dạ dày cần có một chế độ ăn uống cũng như sinh hoạt lành mạnh đồng thời đảm bảo bữa đủ 4 nhóm dinh dưỡng

III. Người bị bệnh đau dạ dày nên kiêng ăn gì?

Như đã chia sẻ ở trên, đau dạ dày sẽ gây ra các cơn đau kèm nóng rát thượng vị, ợ chua, ợ hơi do lượng acid dư thừa đẩy ngược lên khoang miệng khiến người bệnh vô cùng khó chịu. Tình trạng này sẽ ngày càng nặng nề hơn khi người bị đau dạ dày có một chế độ ăn uống không đúng cách, ăn các thức ăn không tốt cho dạ dày.

Vì thế, để cải thiện triệu chứng bệnh cũng như kiểm soát tình trạng đau, người bệnh đau dạ dày cần chú ý kiêng ăn một số nhóm thực phẩm không tốt dưới đây:

1. Thực phẩm có thể gây kích ứng dạ dày

Một số thực phẩm phẩm khi tiêu thụ có thể gây kích ứng dạ dày như đồ ăn cay, nóng, có vị chua, lên men, thuốc lá, rượu, bia, cà phê và các đồ uống có cồn khác.

1.1. Thực phẩm cay nóng

Theo các chuyên gia tiêu hóa, thực phẩm cay nóng không chỉ khiến cho lượng acid dạ dày tăng lên, mà còn làm nghiêm trọng hơn các vết loét dạ dày. Không chỉ vậy, các thực phẩm cay nóng còn gây kích thích niêm mạc dạ dày khiến các triệu chứng bệnh dạ dày càng nặng nề hơn.

Do đó, bệnh nhân đau dạ dày nên tránh ăn các thực phẩm cay nóng gồm:

  • Kim chi.
  • Ớt.
  • Tỏi.
  • Mì cay.
  • Mù tạt.
  • Hạt tiêu.
  • Hành lá.

1.2. Thực phẩm lên men, có vị chua

Nhóm thực phẩm lên men, có vị chua khi dung nạp vào cơ thể có thể khiến cho nồng độ acid dạ dày tăng lên và làm tổn thương lớp bảo vệ niêm mạc. Do đó, khi cơn đau dạ dày xuất hiện các triệu chứng ợ hơi, ợ nóng, ợ chua khó tiêu, người bệnh không nên ăn các thực phẩm sau:

  • Cà muối.
  • Hành muối.
  • Dưa muối.
  • Kim chi.
  • Chanh.
  • Cam.
  • Bưởi.
  • Xoài.
  • Me.
  • Khế.
  • Kiwi.

1.4. Thuốc lá, rượu, bia, cà phê

Thuốc lá, rượu, bia, cà phê và các đồ uống có cồn khác là những chất kích thích gây hại cho dạ dày. Khi tiêu thụ quá nhiều, có thể dẫn tới thủng dạ dày, chảy máu dạ dày, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và một số bệnh lý nguy hiểm khác.

Do đó, bệnh nhân đau dạ dày cần hạn chế sử dụng các chất kích thích để tránh gây ra các tổn thương nặng nề cho dạ dày.

 

đau dạ dày nên kiêng gì
Người bị đau dạ dày không nên ăn thực phẩm có vị chua, cay nóng dễ gây kích ứng dạ dày

2. Thực phẩm khó tiêu hóa

Các thực phẩm giàu chất béo, nhiều đường, các loại đậu khó tiêu hóa nên người bệnh nên tránh ăn để tránh tạo gánh nặng cho dạ dày:

2.1. Thực phẩm giàu chất béo

Theo các chuyên gia sức khỏe, ăn các thực phẩm giàu chất béo không chỉ gây mất cân bằng chỉ số pH của dạ dày mà còn ảnh hưởng đến hệ vi sinh đường ruột và làm chậm quá trình tiêu hóa gây táo bón.

Vì vậy, cho nên khi bị đau dạ dày, người bệnh không nên ăn các loại thực phẩm có hàm lượng chất béo cao như:

  • Thịt mỡ.
  • Mỡ động vật.
  • Khoai lang/khoai tây/ngô chiên.
  • Phô mai.
  • Bơ.
  • Xúc xích.
  • Lạp xưởng.
  • Gà rán.
  • Thức ăn chiên xào, nhiều dầu mỡ.

2.2. Thực phẩm nhiều đường

Nhóm thực phẩm có hàm lượng đường cao như nước ngọt, bánh ngọt, bánh rán, bánh nướng hay socola khi ăn vào không giúp người đau dạ dày dễ chịu hơn mà ngược lại còn khiến bệnh thêm trầm trọng. Lý do là bởi nhóm thực phẩm này có hàm lượng đường cao sẽ gây tổn thương ở vùng dạ dày.

Để tình trạng đau dạ dày không diễn tiến nặng hơn, người bệnh nên hạn chế một số thực phẩm có hàm lượng đường cao như:

  • Sữa đặc
  • Bánh ngọt.
  • Nước ngọt.
  • Socola.
  • Kẹo.
  • Bánh quy.
  • Bánh rán.
  • Bánh nướng.
  • Bánh kem.
  • Nước sốt BBQ.
  • Hoa quả đóng hộp.

2.3. Các loại đậu

Đường Fodmaps có trong các loại đậu không ảnh hưởng đến sức khỏe của người bình thường. Tuy nhiên, đối với các bệnh nhân bị đau dạ dày thì đường Fodmaps lại gây đầy hơi, đau bụng, ợ chua, khó tiêu, thậm chí là tiêu chảy.

Bên cạnh đó, một số loại đậu như đậu Hà Lan hay đậu tương còn chứa hoạt chất Carbohydrate phức hợp, khi bệnh nhân đau dạ dày ăn vào gây dư thừa acid dạ dày dẫn tới đầy hơi, khó chịu.

Để tránh tình trạng bệnh đau dạ dày diễn tiến xấu, người bệnh nên tránh ăn các loại đậu dưới đây:

  • Đậu Hà Lan.
  • Đậu tương.
  • Đậu xanh.
  • Đậu lăng.
  • Đậu đỏ.
  • Đậu phộng/lạc.
đau dạ dày nên kiêng gì
Thực phẩm nhiều đường, giàu chất béo cũng không tốt cho bệnh nhân đau dạ dày

Giải đáp: Đau dạ dày ăn mì tôm được không?

IV. Bệnh nhân đau dạ dày nên kiêng gì trong cách ăn? 

Bên cạnh việc loại bỏ các thực phẩm không tốt cho dạ dày ra khỏi các bữa ăn hàng ngày, bệnh nhân đau dạ dày còn nên quan tâm đến việc chế biến thực phẩm và ăn uống đúng cách.

1. Phương pháp nấu nướng không tốt cho dạ dày

Khi chế biến thực phẩm và nấu nướng, bệnh nhân đau dạ dày cần chú ý thay đổi các thói quen không tốt cho dạ dày dưới đây:

  • Không chế biến thực phẩm ở những nơi không đảm bảo vệ sinh hay sử dụng nguồn nước không sạch vì vi khuẩn có hại có thể xâm nhập tấn công và gây hại cho cơ thể.
  • Không chế biến thực phẩm dưới dạng các món sống, tái như gỏi, tiết canh; nên ăn chín, uống sôi.
  • Tránh ăn thực phẩm thô cứng, nhiều xơ, gân: Vì những thức ăn sẽ tạo áp lực và gánh nặng cho dạ dày. Nên thái nhỏ thức ăn và nấu chín kỹ để tránh dạ dày bị co bóp mạnh.
  • Hạn chế ăn các món ăn xào, rán, chiên, nướng vì khó tiêu hóa: Nên ưu tiên chế biến thực phẩm ở dạng hấp, luộc, om, kho vì dễ tiêu hóa và dễ hấp thu hơn.
  • Tránh chế biến thức ăn quá đặc hoặc quá lỏng: Thức ăn quá thô và đặc sẽ làm cho dịch vị khó thấm vào giữa khối thức ăn; ngược lại nếu quá lỏng và nhiều nước làm loãng dịch vị, giảm khả năng tiêu hóa.
đau dạ dày nên kiêng gì
Người bị đau dạ dày nên hạn chế ăn các món ăn xào, rán, chiên, nướng vì khó tiêu hóa

2. 9 Điều cần tránh trong cách ăn của bệnh nhân đau dạ dày

Cách ăn đúng giúp giảm triệu chứng bệnh và bệnh không tiến triển nặng hơn. Dưới đây là 9 điều bệnh nhân dạ dày nên kiêng khi ăn:

2.1. Không nên bỏ bữa, nhịn ăn 

Khi bạn bỏ bữa hoặc nhịn ăn, dạ dày trống rỗng sẽ tiết ra acid dịch vị và co bóp tiêu hóa. Lượng dịch vị tiết ra ít hoặc nhiều hơn nhu cầu cầu sẽ gây kích thích, gây đau dạ dày.

Vì vậy, người bệnh nên ăn uống đầy đủ và đúng giờ để tránh tình trạng bệnh đau dạ dày nặng hơn.

2.2. Không nên ăn quá nhanh

Thói quen ăn quá nhanh, nhai thức ăn không kỹ khiến thức ăn không được tiêu hóa kỹ ở khoang miệng mà trực tiếp chuyển đến dạ dày khi vẫn ở dạng thô. Điều này sẽ trực tiếp làm hại niêm mạc dạ dày, tăng gánh nặng và thời gian làm việc cho dạ dày, làm mệt mỏi cơ bắp dạ dày và giảm nhu động dạ dày.

Do đó, bạn nên ăn chậm, nhai kỹ để thức ăn được nghiền nhỏ ở miệng, các dịch tiêu hóa sẽ thấm được nhiều hơn và giúp thức ăn tiêu hóa tốt hơn, tránh gây áp lực cho dạ dày.

Nghiên cứu tại Đại học Ohio (Mỹ) cho biết:“Với các loại đồ ăn cứng và nhiều chất xơ nên được nhai ít nhất 30 lần trước khi nuốt. Đối với các loại thực phẩm mềm nên được nhai ít nhất 5 – 10 lần”.

2.3. Không nên vừa ăn vừa xem ti vi, điện thoại

Vừa ăn vừa xem ti vi, điện thoại là một trong các nguyên nhân gây đau dạ dày thường gặp. Thói quen này sẽ giảm lượng máu đến dạ dày và tăng cường đưa một lượng lớn máu về não nên không thể hỗ trợ dạ dày trong việc tiêu hóa thức ăn.

Các thức ăn chưa được tiêu hóa hết sẽ tồn lại trong dạ dày và trở thành môi trường lý tưởng để các loại vi khuẩn sinh sôi, gây ra nhiều bệnh lý ở dạ dày và ruột như: viêm dạ dày, viêm đường ruột.

Do đó, khi ăn người bệnh nên tập trung vào bữa ăn sẽ giúp gia tăng bài tiết của nước bọt và tiêu hoá sẽ dễ dàng hơn.

2.4. Không nên ăn quá no

Bệnh nhân đau dạ dày cũng không nên ăn quá no trong một bữa vì có thể khiến dạ dày căng to, chức năng co bóp yếu gây ảnh hưởng đến quá trình nhào trộn thức ăn, tăng cọ xát và làm gia tăng cơn đau.

Thay vào đó, bạn có thể ăn thành nhiều bữa nhỏ để dạ dày thường xuyên có thức ăn giúp trung hòa được acid dịch vị.

2.5. Không để bụng quá đói

Nguyên lý hoạt động của dạ dày khi tiêu hóa thức ăn là dạ dày sẽ tiết ra dịch vị và co bóp để nhào trộn thức ăn. Nếu để bụng quá đói, dạ dày trống rỗng thì acid dịch vị có thể tác động lên niêm mạc dạ dày và gây ra cơn đau. Mặt khác, hoạt động co bóp dạ dày trong giai đoạn này cũng có thể gây ra các cơn đau.

Trường hợp hệ tiêu hóa bị rối loạn, trì trệ có thể khiến lượng axit dịch vị tiết ra nhiều hoặc ít hơn so với nhu cầu cần thiết. Khi axit dịch vị tiết ra nhiều hơn so với thông thường sẽ gây nên tình trạng viêm, tổn thương, ăn mòn niêm mạc, viêm loét dạ dày.

Yumangel gợi ý: Bị viêm loét dạ dày kiêng ăn gì

2.6. Không nên ăn đêm, gần giờ đi ngủ

Việc ăn đêm khiến cho dạ dày không được nghỉ ngơi, tình trạng này nếu kéo dài khiến niêm mạc bị tổn hại, dạ dày kém tiêu hóa và tăng nguy cơ đau dạ dày. Vì vậy, bạn nên ăn bữa tối cách giờ đi ngủ khoảng từ 2-3 tiếng để thức ăn được tiêu hóa dần, giấc ngủ được ngon hơn.

Trường hợp phải thức khuya làm việc và cần ăn bạn nên chọn các món ăn nhẹ, dễ tiêu hóa như: nước ép trái cây, sữa, sữa chua, cháo… để tránh làm tổn thương dạ dày.

2.7. Tránh ăn các thức ăn quá lạnh hoặc quá nóng 

Thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh là tác nhân làm dạ dày co bóp mạnh hơn, kích thích cơn đau xảy ra. Nên ăn thức ăn ấm ở khoảng 40-50 độ C là tốt nhất cho việc tiêu hóa và hấp thu.

2.8. Không nên ăn hoa quả ngay sau bữa ăn

Thức ăn sau khi vào dạ dày phải mất khoảng từ 2-3 tiếng mới có thể được tiêu hóa hết. Nếu ngay sau khi ăn bạn tiếp tục ăn thêm hoa quả sẽ làm tăng thêm gánh nặng cho dạ dày.

Mặt khác, hoa quả còn có lượng lớn các loại axit, glucose, fructose, đường, tinh bột… khiến cơ quan tiêu hóa làm việc quá sức. Đặc biệt, nếu ăn hoa quả lạnh  sẽ khiến nhiệt độ dạ dày thay đổi đột ngột, ảnh hưởng đến tiêu hóa và nhu động ruột của dạ dày, thậm chí gây co thắt dạ dày.

2.9. Tránh ăn uống ở những nơi không đảm bảo vệ sinh

Để điều trị đau dạ dày một cách hiệu quả, bạn nên tránh ăn uống ở những nơi không đảm bảo vệ sinh như: vỉa hè, lòng đường. Đồng thời hạn chế sử dụng chung bát nước chấm, chung cốc. Vì đây có thể là nguyên nhân chính dẫn đến việc bạn bị lây nhiễm vi khuẩn Hp gây đau dạ dày.

V. Điều cần chú ý trong chế độ sinh hoạt của người bệnh dạ dày

Chỉ thay đổi chế độ ăn uống thôi chưa đủ, bệnh nhân đau dạ dày còn nên kết hợp cùng chế độ sinh hoạt lành mạnh với 6 điều cần kiêng dưới đây:

1. Lối sống và vận động thể chất

Về lối sống và vận động thể chất, người bị đau dạ dày nên chú ý:

1.1. Không nên vận động ngay sau khi ăn

Sau khi ăn từ 1 – 3 tiếng, máu sẽ tập trung tại cơ quan tiêu hóa để xử lý thức ăn. Nếu bạn vận động mạnh sẽ gây đau dạ dày. Vì vậy sau khi vừa ăn bạn chỉ nên vận động đi lại nhẹ nhàng, không nên vận động mạnh.

1.2. Không nên nằm hoặc ngủ ngay sau khi ăn no

Thói quen ăn xong nằm hoặc ngủ ngay khiến não rơi vào trạng thái ức chế, hệ tiêu hóa và toàn bộ cơ thể ngừng nghỉ. Hậu quả là thức ăn không được tiêu hóa triệt để, thậm chí một số thực phẩm sót lại trong cơ quan tiêu hóa bị vi khuẩn có hại tấn công sẽ gây ra các bệnh về dạ dày và đường ruột.

Thời gian thích hợp để đi nằm hoặc đi ngủ là khoảng 2-3 giờ sau bữa ăn để thức ăn được tiêu hóa hết.

1.3. Không nên tắm sau khi ăn

Quá trình tắm bạn phải thực hiện các động tác kỳ cọ gây giãn nở mạch mách ngoài da, giảm lưu thông máu đến cơ quan tiêu hóa và nội tạng. Điều này khiến cho quá trình tiêu hóa bị trì trệ và ảnh hưởng đến hoạt động của dạ dày.

1. 4. Tránh thức khuya, ngủ muộn

Thức khuya, ngủ muộn thường xuyên làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng và ảnh hưởng tới kết quả điều trị bệnh dạ dày. Bệnh nhân đau dạ dày không nên thức khuya vì sẽ làm giảm hiệu quả của thuốc điều trị.

Không chỉ người đau dạ dày, người bình thường cũng nên đi ngủ trước 23h và ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi đêm.

1.5. Tránh tăng cân quá mức

Thừa cân, béo phì không chỉ là lý do gây đau dạ dày mà còn ảnh hưởng đến cả sức khỏe tổng thể. Vì vậy, bạn nên duy trì cân nặng ở mức phù hợp, trường hợp bị béo phì, thừa cân thì nên giảm cân.

đau dạ dày nên kiêng gì
Bệnh nhân đau dạ dày không nên bỏ bữa, nhịn ăn

2. Căng thẳng và tình trạng tâm lý

Căng thẳng thần kinh, stress, thường xuyên suy nghĩ, lo lắng tâm lý bất ổn làm tăng cũng là nguyên nhân phổ biến gây đau dạ dày. Vì vậy người bị đau dạ dày nên chú ý:

2.1. Tránh căng thẳng, stress 

Rất ít người biết rằng, căng thẳng và stress cũng là một trong các nguyên nhân gây đau dạ dày phổ biến. Sở dĩ căng thẳng, stress gây đau dạ dày là vì khi tâm trạng căng thẳng, hệ thần kinh trung ương sẽ làm giảm lưu thông máu đến hệ tiêu hóa khiến bộ phận này bị ngưng trệ. Máu lưu thông không tốt gây ảnh hưởng đến các cơn co thắt của dạ dày và gây đau dạ dày.

Bệnh nhân đau dạ dày nên cố gắng giữ tinh thần thoải mái, sắp xếp công việc hợp lý để có thời gian nghỉ ngơi, thư giãn hoặc đi du lịch để tránh bị căng thẳng, áp lực khiến cho bệnh dạ dày trở nên nghiêm trọng hơn.

2.2. Không nên suy nghĩ nhiều 

Suy nghĩ nhiều khiến hệ thần kinh hoạt động quá mức, từ đó kích thích dạ dày tăng bài tiết dịch axit. Axit dịch vị dư thừa kết hợp với việc người bệnh để bụng đói, dạ dày rỗng sẽ làm tăng nguy viêm loét, trào ngược dạ dày thực quản với biểu hiện cơn đau dạ dày.

Tránh căng thẳng, stress vì đây cũng là một trong các nguyên nhân gây đau dạ dày.

VI. Kết hợp dùng Yumangel giúp giảm đau dạ dày hiệu quả

Bệnh nhân đau dạ dày bên cạnh điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt nên kết hợp dùng thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel. Sản phẩm có bán rộng rãi tại các nhà thuốc trên toàn quốc.

Thành phần chính của Yumangel là Almagate có tác dụng trung hòa acid dạ dày dư nhanh nên làm thuyên giảm cơn đau dạ dày nhanh chóng chỉ sau 5-10 phút sử dụng. Sản phẩm ở dạng hỗn dịch, tạo ra lớp màng tương tự như lớp chất nhầy trên bề mặt niêm mạc, giúp bảo vệ dạ dày khỏi các tác nhân gây hại.

Thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel ở dạng gói nhỏ, xé uống ngay không cần pha với nước nên tiện sử dụng và dễ dàng để mang đi. Sản phẩm được chỉ định với các trường hợp sau:

  • Các trường hợp tăng tiết acid gây các triệu chứng như nóng rát, ợ hơi, ợ chua, đầy bụng, khó tiêu …
  • Người bị bệnh viêm dạ dày, loét dạ dày – tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản.
  • Người thường xuyên uống rượu bia, đồ uống có chất kích thích như cà phê, chè mạn, làm việc căng thẳng…
Thuốc Yumangel giúp giảm nhanh cơn đau dạ dày

Với thắc mắc đau dạ dày nên kiêng gì, người bệnh nên thực hiện và tuân thủ các vấn đề như trên sẽ giúp hỗ trợ điều trị và cải thiện tình trạng bệnh đau dạ dày hiệu quả.

Để được dược sĩ của thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel tư vấn kỹ hơn về bệnh dạ dày, bạn vui lòng gọi đến hotline miễn cước 1800.1125 nhé!

Có thể bạn quan tâm:

5/5 - (2 bình chọn)
Bùi Thị Hoa

Tác giả:

Bùi Thị Hoa - Tốt nghiệp Khoa Báo chí - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội niên khóa 2003 - 2007. Cô có 17 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới sức khỏe, làm đẹp,...

Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Thu

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với trên 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.

10 bình luận cho “Đau dạ dày nên kiêng gì? 26 điều cần kiêng”

  1. AvatarVũ duy Khánh,

    Đau bụng phần trên buồn nôn tiết nước bọt nhiều có phải là đau dạ dày k ạ?

    • Thuốc dạ dày chữ Y - YumangelThuốc dạ dày chữ Y - Yumangel,

      Chào bạn!Đau bụng trên rốn thường là dấu hiệu điển hình của bệnh dạ dày, có thể là viêm loét dạ dày đó ạ! Bạn có triệu chứng nào khác như ợ hơi, ợ chua, buồn nôn không ạ?

  2. Mới chớm đau dạ dày có cách nào chưa khỏi hẳn không ạ ?

    • Thuốc dạ dày chữ Y - YumangelThuốc dạ dày chữ Y - Yumangel,

      Chào bạn, đau dạ dày có thể điều trị khỏi được bạn nhé. Bạn nên thăm khám sớm để kiểm tra nguyên nhân gây ra tình trạng đau dạ dày, cũng như đánh giá vị trí, mức độ tổn thương của dạ dày, từ đó bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp ạ.
      Hiện tại nếu bạn vẫn đang có các triệu chứng đau rát, khó chịu ở dạ dày, bạn có thể sử dụng thuốc dạ dày chữ Y-Yumagel để điều trị triệu chứng, giảm nhanh cơn đau dạ dày, khó chịu sau 5-10 phút dùng nhé ạ.
      Nếu bạn cần tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ trực tiếp tổng đài miễn cước 1800 1125 (giờ hành chính) để được tư vấn ạ!

  3. AvatarVõ phiếu,

    Cho tôi hỏi Thuốc Y-Yumagel là thuốc tây hay thực phẩm chức năng vậy

    • Thuốc dạ dày chữ Y - YumangelThuốc dạ dày chữ Y - Yumangel,

      Chào bạn! YUmangel là thuốc tây y ạ! Thuốc dạ dày chữ Y- Yumangel là thuốc điều trị các triệu chứng của viêm loét dạ dày và trào ngược dạ dày thực quản như buồn nôn, ợ hơi, ợ chua, đau vùng thượng vị, nóng rát dạ dạ… nhờ tạo lớp màng bảo vệ niêm mạc dạ dày và trung hoà acid. Khi có triệu chứng bạn uống Yumangel thì triệu chứng giảm nhanh sau khoảng 5-10 phút.
      Bên cạnh tác dụng giảm tức thời triệu chứng, thuốc dạ dày chữ Y cũng giúp bao niêm mạc dạ dày được dùng kết hợp với các thuốc điều trị nguyên nhân khác giúp tổn thương dạ dày mau lành để bệnh khỏi hoàn toàn.

  4. Chào bác sĩ. Bác sĩ cho em hỏi, em hay thấy buồn nôn, cứ đói chút là lại buồn nôn, tức ngực. Như vậy uống thuốc chữ Y có tác dụng không ạ.

    • Thuốc dạ dày chữ Y - YumangelThuốc dạ dày chữ Y - Yumangel,

      Chào bạn, thuốc dạ dày chữ Y- Yumangel là thuốc điều trị các triệu chứng của viêm loét dạ dày và trào ngược dạ dày thực quản như buồn nôn, ợ hơi, ợ chua, đau vùng thượng vị, nóng rát dạ dạ… nhờ tạo lớp màng bảo vệ niêm mạc dạ dày và trung hoà acid. Khi có triệu chứng bạn uống Yumangel thì triệu chứng giảm nhanh sau khoảng 5-10 phút.
      Bên cạnh tác dụng giảm tức thời triệu chứng, thuốc dạ dày chữ Y cũng giúp bao niêm mạc dạ dày được dùng kết hợp với các thuốc điều trị nguyên nhân khác giúp tổn thương dạ dày mau lành để bệnh khỏi hoàn toàn.
      Nếu bạn thường xuyên có những triệu chứng trên nên bỏ túi hàng ngày để dùng bất kỳ khi nào cần bạn nhé

  5. AvatarThuy Trang,

    Chào bác sĩ, bác sĩ cho cháu hỏi, nếu đau dạ dày một cách liên tục thì có nên thường xuyên uống thuốc giảm đau không ạ, và nếu vẫn cứ tiếp tục giữ những thói quen xấu thì có khiến dạ dày nặng hơn không ạ? Có thể giải đáp không ạ

    • Thuốc dạ dày chữ Y - YumangelThuốc dạ dày chữ Y - Yumangel,

      Chào bạn! nếu bạn thường xuyên đau liên tục và muốn dùng thuốc giảm đau thì hoàn toàn được bạn nhé, tuy nhiên, để an toàn và tránh tác dụng phụ không mong muốn xảy ra, bạn cần đi khám chuyên khoa để được tư vấn loại thuốc giảm đau phù hợp cho mình nhé, bên cạnh đó, bạn cần chế độ ăn uống hợp lý, vận động thường xuyên, hạn chế các đồ ăn cay nóng, dầu mỡ, và thức khuya để tình trạng bệnh không diễn biến nặng hơn bạn nhé!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.