Skip to main content

Ăn tỏi bị đầy bụng: 4 nguyên nhân, 10 giải pháp

Tác giả: Đinh Thị Hiền

Tham vấn y khoa: Nguyễn Thị Thu

Một số người ăn tỏi bị đầy bụng do ăn quá nhiều hoặc ăn sai cách. Tìm hiểu ngay nguyên nhân, giải pháp khắc phục và phòng ngừa qua bài viết sau!

I. Lợi ích và tác hại của tỏi

Tỏi không chỉ sử dụng như một gia vị trong món ăn mà còn là vị thuốc tự nhiên giúp ngăn ngừa rất nhiều vấn đề sức khỏe. Ở Việt Nam, có nhiều loại tỏi với hình dáng và hương vị khác nhau.

1. Lợi ích

Theo nghiên cứu, trong 100g tỏi có chứa:

  • 6,36g protein.
  • 33g carbohydrates.
  • 150 kcal.
  • Vitamin nhóm B: B1, B2, B3, B6.
  • Chất khoáng: Sắt, canxi, kali, magie, mangan, photpho.

Tác dụng của tỏi chủ yếu đến từ hoạt chất allicin. Đây là hoạt chất mạnh nhất của tỏi, được tạo ra khi tỏi được băm nhuyễn, enzyme trong tỏi bị kích hoạt sẽ kích thích alliin hình thành allicin. 

Tỏi có nhiều công dụng đối với sức khỏe, nhất là khi ăn sống. Cụ thể:

  • Phòng và điều trị cảm cúm.
  • Tăng cường hệ miễn dịch. 
  • Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư.
  • Hỗ trợ cải thiện chức năng xương khớp.
  • Phòng ngừa các bệnh tim mạch.
  • Giảm thiểu rủi ro thai kỳ.
  • Lọc độc tố trong máu.
  • Ngăn ngừa bệnh Alzheimer.
  • Tốt cho trí não.
  • Giảm lượng đường trong máu.
  • Chống viêm.
  • Tốt cho gan.
  • Phòng ngừa mụn, làm đẹp da.

2. Tác hại

Việc tiêu thụ quá thường xuyên tỏi với lượng lớn có thể gây một số tác hại cho sức khỏe như: 

  • Gây các vấn đề tiêu hóa: đầy bụng, chướng khí, đau dạ dày…
  • Tăng nguy cơ chảy máu.
  • Có hại cho gan.
  • Ợ nóng.
  • Chóng mặt.
  • Ảnh hưởng thị lực. 
Ăn tỏi đúng cách mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe

II. Ăn tỏi có bị đầy bụng không?

Hoạt chất Allicin trong tỏi có tác dụng chống viêm nhiễm, sát trùng và kháng khuẩn. Do đó, tỏi được dùng trong điều các bệnh về đường tiêu hóa và hô hấp như: đầy hơi, đầy bụng, đau bụng, khó tiêu, ợ nóng. 

Vì vậy, với câu hỏi ăn tỏi có bị đầy bụng không thì câu trả lời là không. Ngược lại, sử dụng tỏi đúng cách và với lượng vừa phẩir còn có tác dụng hỗ trợ cải thiện triệu chứng đầy hơi, đầy bụng. Lý do vì khi ăn tỏi, khí hơi ở trong dạ dày được đẩy ra ngoài dễ dàng hơn qua đường hậu môn.

Tuy nhiên, một số người có thể gặp tình trạng bị đầy bụng sau khi ăn tỏi do ăn quá nhiều và ăn không đúng cách. Để hiểu rõ chi tiết nguyên nhân ăn tỏi bị đầy bụng, hãy cùng đến phần nội dung tiếp theo.

Ăn tỏi đúng cách không gây đầy bụng

III. 4 nguyên nhân ăn tỏi bị đầy bụng

Ăn quá nhiều, ăn tỏi lúc đói, ăn kèm một số thực phẩm kỵ hoặc do bị dị ứng với tỏi là 4 nguyên nhân chính khiến bạn bị đầy bụng sau khi ăn tỏi:

1. Do ăn tỏi quá nhiều

Tỏi khi ăn với lượng vừa phải có tác dụng trị chướng bụng, đầy hơi. Tuy nhiên nếu bạn lạm dụng ăn quá nhiều tỏi sẽ gây phản tác dụng, trong đó có tình trạng đầy bụng. 

2. Do ăn tỏi lúc đói

Tỏi vị cay nên nếu bạn ăn vào lúc bụng đang đói có gây kích thích dạ dày dẫn đến đau bụng. Chất allicin trong tỏi khi đi vào dạ dày làm phát tác tính kháng sinh gây nóng trong dạ dày.

3. Do kết hợp tỏi với các thực phẩm kiêng kỵ

Ăn tỏi với thịt chó, thịt gà, trứng vịt,  cá diếc hay cá trắm, có thể gây ra tác dụng phụ như: chướng bụng, đầy bụng, đầy hơi, đau bụng, thậm chí là kiết lỵ.

4. Do dị ứng với tỏi

Nếu chỉ ăn tỏi với lượng nhỏ, ăn khi no và không ăn với các thực phẩm kiêng kỵ  nhưng vẫn bị đầy bụng thì rất có thể bạn bị dị ứng với các thành phần trong tỏi. Trong trường hợp này, tốt nhất bạn không nên ăn tỏi.

Ăn quá nhiều tỏi, ăn lúc bụng đói, kết hợp với thực phẩm kiêng kỵ hoặc dị ứng tỏi là nguyên nhân gây tình trạng ăn tỏi bị đầy bụng.

IV. 10 giải pháp khắc phục tình trạng ăn tỏi bị đầy bụng

Hiện tượng bị đầy bụng do ăn tỏi có thể tự khỏi mà không cần phải dùng thuốc điều trị. Bạn có thể tham khảo một số mẹo dân gian chữa đầy bụng tại nhà dưới đây: 

1. Dùng túi chườm nóng

Sử dụng túi chườm nóng để thực hiện các động tác chườm nhẹ nhàng lên vùng bụng và bẹ sườn cho đến tình trạng đầy hơi chướng bụng thuyên giảm. 

Nếu không có túi chườm nóng chuyên dụng, bạn có thể cho nước sôi vào chai rồi vặn nút thật chặt. Tiến hành chườm và lăn nhẹ nhàng chai trên vùng bụng cho đến khi thấy cảm giác đầy bụng thuyên giảm.

Chườm nóng vùng bụng giúp giảm cảm giác đầy bụng

2. Xoa bóp bụng

Xoa bóp bụng nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ từ sườn bên phải sang trái, xuống dưới, sang phải rồi trở về điểm xuất phát cho đến khi có thể ợ hơi. Để tăng thêm hiệu quả, bạn có thể xoa thêm chút dầu nóng lên bụng.

Xoa bóp bụng nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ giúp giảm đầy bụng, khó tiêu

3. Tập yoga

Nếu bạn đang tập luyện yoga thì một số tư thế yoga dưới đây có thể giúp cải thiện tình trạng đầy bụng khó chịu do ăn tỏi:

  • Tư thế thả khí: Chuẩn bị ở tư thế nằm ngửa, hai đầu gối lên và đưa hai tay đan vào nhau ốm gối vào sát ngực. Đung đưa nhẹ nhàng đầu gối qua trái rồi qua phải. Đưa người trở về tư thế ban đầu, nghỉ vài giây và lặp lại động tác trên thêm vài lần.
  • Tư thế cánh cung: Chuẩn bị ở tư thế nằm úp, 2 chân và 2 tay duỗi thẳng. Hai đầu gối gập lại và từ từ đưa phần thân lên trên, 2 tay giữ chặt lấy mắt cá chân tạo thành tư thế hình cánh cung. Hít thở sâu 5 nhịp rồi thả lỏng cơ thể. Lặp lại 10 lần.
Tập yoga tư thế cánh cung giúp cải thiện tình trạng đầy bụng sau khi ăn tỏi

4. Uống trà hoa cúc

Trong hoa cúc có chứa hoạt chất chống viêm tự nhiên, giúp giảm khí và làm dịu niêm mạc dạ dày. Cách thực hiện rất đơn giản như sau:

  • Chuẩn bị: 3 bông hoa cúc khô hoặc tươi.
  • Thực hiện: Rửa sạch hoa cúc rồi cho vào hãm với nước sôi trong 15 phút. Khi uống bạn có thể cho thêm chút mật ong để tăng hương vị.
Uống trà hoa cúc giúp loại bỏ khí trong dạ dày ra ngoài

5. Uống nước gừng

Một trong các tác dụng chữa bệnh nổi bật của gừng là trị đầy hơi chướng bụng, rối loạn tiêu hóa, giải độc… Thảo dược này giúp thải khí từ đường tiêu hóa ra ngoài và làm dịu dạ dày. Khi ăn tỏi bị đầy bụng, bạn có thể áp dụng 1 trong 3 cách sau: 

  • Cách 1: Ngâm vài lát gừng mỏng trong nước nóng rồi uống từng ngụm nhỏ khi còn ấm. 
  • Cách 2: Hãm trà gừng và uống sau ăn giúp giảm đầy bụng khó tiêu.
  • Cách 3: Pha nước gừng tươi với 1 thìa mật ong nguyên chất rồi uống.
Uống nước gừng trị đầy hơi chướng bụng, rối loạn tiêu hóa, giải độc

6. Uống nước lá bạc hà

Lá bạc hà giúp hỗ trợ tiêu hóa và kích thích đường ruột làm tan các khí hơi – nguyên nhân gây chướng bụng. Bạn có thể thực hiện theo hướng dẫn sau:

  • Cách 1: Rửa sạch vài lá bạc hà rồi nhai trực tiếp cùng vài hạt muối.
  • Cách 2: Đun lá bạc hà với nước để lấy nước uống.
  • Cách 3: Hãm lá bạc hà với nước sôi trong 15 phút để lấy trà uống.
Uống nước lá bạc hà giảm đầy hơi, chướng bụng

7. Uống nước chanh ấm 

Uống nước chanh giúp hỗ trợ tiêu hóa vì axit trong chanh có khả năng kích thích sản sinh axit clohidric giúp tiêu thức ăn. Uống 1 cốc nước chanh ấm khi ăn tỏi bị đầy bụng giúp giảm tình trạng nhanh chóng.

  • Chuẩn bị: 2 thìa cà phê nước cốt chanh.
  • Thực hiện: Pha nước cốt chanh với 350ml nước ấm. Bạn có thể thêm mật ong để giảm độ chua và dễ uống hơn.
Uống nước chanh ấm

8. Dùng nước lá ổi

Lá ổi có khả năng hỗ trợ điều trị đầy hơi và chướng bụng hiệu quả nhờ thành phần tanin giúp làm se niêm mạc ruột và giảm dịch nhầy trong dạ dày. Mặt khác, vị chát của lá ổi còn giúp chống lại các vi khuẩn gây chướng khí.

  • Chuẩn bị: 7 – 10 lá ổi non.
  • Thực hiện: Lá ổi đem rửa sạch và ngâm nước muối loãng rồi cho vào xay nhuyễn với 1 cốc nước. Lọc lấy nước ổi và uống. Nếu quá khó uống bạn có thể pha thêm chút mật ong.
Nước lá ổi

9. Dùng quế

Một mẹo giảm đầy bụng do ăn tỏi khác bạn có thể áp dụng là sử dụng bột quế. Tiêu thụ bột quế giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa, giảm bớt lượng khí gas trong dạ dày, từ đó giảm chứng khó tiêu, đầy hơi, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, buồn nôn…

Cách thực hiện như sau: 

  • Cách 1: Pha 1/2 thìa bột quế với 250ml nước ấm rồi uống.
  • Cách 2: Pha 1/2 thìa bột quế vào cốc sữa ấm rồi uống khi thấy bị đầy hơi chướng bụng.
Tiêu thụ bột quế giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa, giảm bớt lượng khí gas trong dạ dày

10. Sử dụng Yumangel

Khi ăn tỏi bị đầy bụng, bạn hãy thử dùng thuốc dạ dày chữ Y-Yumangel. Thuốc Yumangel được dùng điều trị cho các trường hợp tăng tiết axit gây triệu chứng đầy bụng, khó tiêu, nóng rát, ợ hơi, ợ chua…

Thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel

V. Ăn tỏi bị đầy bụng khi nào cần đi khám bác sĩ?

Trong trường hợp tình trạng đầy bụng sau khi ăn tỏi không thuyên giảm sau khi áp dụng các cách trên hoặc kéo dài và có dấu hiệu nặng hơn, bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị phù hợp.

Trong một số trường hợp đầy bụng có thể là triệu chứng cảnh báo bệnh lý. Bạn cần thăm khám nếu bị đầy bụng kèm theo một số triệu chứng sau:

  • Đi ngoài nhiều lần trong ngày.
  • Đi ngoài ra máu hoặc phân nhầy. 
  • Chán ăn, thay đổi khẩu vị.
  • Táo bón kéo dài.
  • Nôn ói thường xuyên.
  • Đau bụng dữ dội.
  • Đi ngoài phân đen, phân bất thường.
  • Giảm cân đột ngột.
  • Sốt cao.
Nên đi khám bác sĩ nếu tình trạng đầy bụng kéo dài không khỏi

VI. Hướng dẫn cách ăn tỏi đúng tránh bị đầy bụng

Ăn tỏi đúng cách với lượng vừa phải giúp phòng tránh tình trạng đầy bụng sau khi ăn. Dưới đây là một số nguyên tắc bạn cần thực hiện khi ăn tỏi: 

1. Lượng tỏi nên ăn

Nên ăn tỏi với lượng vừa phải, tối đa 15g/ngày. Ăn nhiều tỏi không chỉ gây đầy bụng, đầy hơi, ợ nóng mà còn làm tăng nguy cơ chảy máu, có thể gây hại cho gan và mắt.

2. Thời điểm không nên ăn tỏi

Không nên ăn tỏi khi bụng đói vì sẽ kích thích niêm mạc dạ dày – ruột không tốt cho hệ tiêu  hóa, đặc biệt là người bị đau dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng. Cũng không nên ăn tỏi lúc đang bị tiêu chảy vì sẽ khiến tình trạng bệnh nặng hơn.

3. Thực phẩm phẩm tránh kết hợp với tỏi

Không ăn tỏi cùng trứng vịt, thịt gà, thịt chó, cá trắm, cá diếc, trứng. Bởi vì:

  • Tỏi kết hợp thịt gà gây nóng và khó tiêu
  • Ăn tỏi trứng gà gây đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu, buồn nôn và choáng váng.
  • Dùng tỏi cùng cá trắm gây chướng bụng và khó tiêu.
  • Ăn chung tỏi với cá diếc dẫn đến co giật đường tiêu hóa.
  • Kết hợp tỏi với thịt cho gây khó chịu cho hệ tiêu hóa.

4. Lưu ý khác

Một số lưu ý khác khi ăn tỏi bạn cần nắm được đó là:  

  • Không nên ăn tỏi khi đã mọc mầm, hỏng hoặc dập nát.
  • Người có tiền sử mắc bệnh về thận, gan nên hạn chế ăn tỏi.
  • Người bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào của tỏi không nên ăn tỏi.
  • Chọn mua tỏi có xuất xứ rõ ràng, đảm bảo chất lượng. 
  • Dừng ăn tỏi nếu xuất hiện các triệu chứng dị ứng như phát ban, phồng rộp, khó thở, sưng mặt…
Nên ăn tỏi với lượng vừa phải, tối đa 15g/ngày.

Trên đây là tổng hợp những thông tin về tình trạng ăn tỏi bị đầy bụng kèm theo nguyên nhân, giải pháp khắc phục và phòng ngừa. Hy vọng sẽ hữu ích cho bạn!

Có thể bạn quan tâm:

Đánh giá
Bùi Thị Hoa

Tác giả:

Bùi Thị Hoa - Tốt nghiệp Khoa Báo chí - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội niên khóa 2003 - 2007. Cô có 17 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới sức khỏe, làm đẹp,...

Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Thu

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với trên 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.