Đau dạ dày có dẫn đến ung thư không? Có khoảng 1-3% số người mắc bệnh dạ dày có biến chứng ung thư dạ dày. Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày gồm nhiễm khuẩn HP, di truyền, chế độ ăn uống không khoa học… Cùng Thuốc dạ dày chữ Y tìm hiểu thêm trong bài viết này nhé!
Mục lục
I. Các biến chứng của đau dạ dày
Đau dạ dày là tình trạng bên trong dạ dày xuất hiện các tổn thương, niêm mạc dạ dày bị viêm, loét gây đau đớn cho người bệnh. Một số triệu chứng của bệnh: đau thượng vị; ăn uống kém; ợ hơi, ợ chua, ợ nóng; cảm giác buồn nôn, nôn; chảy máu tiêu hóa…
Các nguyên nhân gây đau dạ dày gồm: Nhiễm khuẩn HP; hút thuốc lá; sử dụng quá nhiều đồ uống kích thích, rượu bia, cà phê; chế độ ăn uống thiếu khoa học (ăn quá no, ăn đêm, ăn nhiều thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, bỏ bữa, nhai nuốt thức ăn nhanh); căng thẳng kéo dài; tác dụng phụ của thuốc giảm đau không kháng sinh, thuốc điều trị ung thư…
Bệnh nhân đau dạ dày ở giai đoạn cấp tính, nếu phát hiện và điều trị sớm có thể chữa khỏi chỉ sau vài tuần. Tuy nhiên, đau dạ dày ở giai đoạn mãn tính có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng của bệnh nhân như:
- Xuất huyết dạ dày: Là tình trạng máu trong ống tiêu hóa chảy từ thực quản tới hậu môn. Bệnh nhân bị xuất huyết dạ dày sẽ nôn ra máu và đi cầu ra máu; phân có màu thâm đen hoặc lẫn máu.
- Hẹp môn vị: Hẹp môn vị khiến người bệnh sẽ cảm thấy vô cùng khó chịu với các dấu hiệu như: đau bụng dữ dội, cơn đau dồn dập, liên tục và kéo dài; buồn nôn hoặc nôn; tiêu chảy, mệt mỏi, không còn sức lực…
- Thủng dạ dày: Khi xảy ra biến chứng này, người bệnh bị đau dữ dội ở vùng thượng vị, cảm giác như có dao đâm vào bụng; cơn đau sau đó lan ra khắp ổ bụng. Người bệnh không còn sức lực, tay chân lạnh, mệt mỏi, mặt tái, toát mồ hôi, có thể tụt huyết áp.
- Ung thư dạ dày: Đây là biến chứng nguy hiểm đe dọa tính mạng người bệnh.
II. Đau dạ dày có dẫn đến ung thư không?
Với thông tin cung cấp ở trên có thể đưa ra câu trả lời cho câu hỏi đau dạ dày có dẫn đến ung thư không như sau: Đau dạ dày nếu kéo dài và không được điều trị có thể tiến triển thành ung thư. Đây là biến chứng nguy hiểm nhất của đau dạ dày vì có tỷ lệ tử vong cao.
Theo thống kê, có khoảng 1-3% số người mắc bệnh dạ dày có biến chứng ung thư dạ dày. Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày gồm nhiễm khuẩn HP, di truyền, chế độ ăn uống không khoa học…
Dấu hiệu của ung thư dạ dày ở giai đoạn đầu không điển hình, dễ nhầm lẫn với viêm dạ dày nên bệnh nhân thường chủ quan và chỉ phát hiện bệnh khi đã bước sang giai đoạn muộn.
Ung thư dạ dày nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm, thời gian sống thêm 5 – 10 năm của bệnh nhân khá cao, khoảng 71%. Do đó, khi nhận thấy có dấu hiệu nghi ngờ mắc 1 trong các biến chứng trên, người bệnh nên đến bệnh viện gần nhất để được điều trị kịp thời, tăng cơ hội sống.
III. Cách điều trị đau dạ dày gây biến chứng ung thư dạ dày
Căn cứ vào kích thước và vị trí của khối u trong cơ thể cũng như các triệu chứng người bệnh gặp phải mà bác sĩ có thể đề nghị thực hiện các phương pháp điều trị ung thư dạ dày dưới đây:
1. Phẫu thuật
Mục đích là để loại bỏ khối u ra khỏi cơ thể. Bác sĩ có thể chỉ định cắt bỏ toàn bộ hoặc một phần dạ dày nơi bị tổn thương và các hạch lympho xung quanh.
Phẫu thuật ung thư dạ dày có thể được thực hiện bằng nội soi, mổ mở hoặc phẫu thuật bằng robot.
2. Thuốc điều trị nhắm mục tiêu
Mục đích khi cho bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn cuối uống thuốc điều trị nhắm mục tiêu là thay đổi cách thức hoạt động của tế bào và giúp cơ thể kiểm soát sự lây lan của ung thư.
Thuốc hoạt động bằng cách “nhắm mục tiêu” các điểm giúp tế bào ung thư tồn tại và phát triển để hạn chế sự nhân lên, bất hoạt hoặc tiêu diệt tế bào ác tính.
3. Xạ trị
Phương pháp xạ trị sử dụng các tia bức xạ năng lượng cao để tác động trực tiếp vào các tế bào ung thư nhằm tiêu diệt chúng. Phương pháp có thể thực hiện đơn lẻ hoặc kết hợp với phẫu thuật để mang lại hiệu quả cao nhất.
4. Hóa trị
Sử dụng các loại hóa chất để tiêu diệt các tế bào ung thư, làm chậm sự tăng sinh của các tế bào. Các hóa chất dùng trong phương pháp hóa trị có thể sử dụng cho bệnh nhân qua đường uống hoặc truyền tĩnh mạch.
5. Phương pháp khác
Ung thư dạ dày có thể gây tắc hoặc hẹp đường tiêu hoá khiến bệnh nhân đau đớn, suy kiệt và ốm yếu. Do đó, bác sĩ có thể áp dụng các phương pháp dưới đây để cải thiện triệu chứng cho bệnh nhân:
- Đặt ống stent: Kỹ thuật này sẽ đưa 1 ống stent vào để mở rộng dạ dày giúp thức ăn có thể lưu thông hoàn toàn xuống ruột.
- Liệu pháp laser: Dùng chùm ánh sáng nóng để đốt cháy các tế bào ung thư gây tắc nghẽn.
IV. Giải pháp phòng ngừa biến chứng ung thư do đau dạ dày
Điều trị dứt điểm đau dạ dày kết hợp thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt khoa học giúp phòng ngừa bệnh đau dạ dày gây biến chứng ung thư
1. Điều trị dứt điểm bệnh đau dạ dày, thăm khám sức khỏe định kỳ
Để giảm nguy cơ xuất hiện biến chứng ung thư dạ dày, người bệnh đau dạ dày cần:
- Chủ động thăm khám và điều trị ngay khi thấy phát sinh các triệu chứng bất thường. Khi điều trị bệnh cần tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị đau dạ dày theo chỉ định của bác sĩ.
- Tái khám thường xuyên theo lịch hẹn để được theo dõi và đánh giá tiến độ phục hồi.
- Hạn chế sử dụng các loại thuốc kháng sinh, kháng viêm, thuốc giảm đau. Trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào cũng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để tránh gây ảnh hưởng xấu tới niêm mạc dạ dày.
2. Sinh hoạt lành mạnh
Một số lưu ý trong thói quen sinh hoạt bệnh nhân đau dạ dày nên áp dụng và thực hiện là:
- Vận động hợp lý, tập thể dục đều đặn khoảng 30 phút/ngày với tần suất 5 lần/tuần để có sức khỏe thể chất tốt và tinh thần thoải mái. Hoạt động thể chất đã được các nghiên cứu khoa học chứng minh có hiệu quả điều hòa nhu động và hạn chế hiện tượng dạ dày tăng tiết quá mức.
- Nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc, tránh căng thẳng, giữ tâm trạng thư giãn cũng giúp phòng ngừa viêm loét dạ dày – tá tràng hiệu quả.
3. Ăn uống khoa học
Về chế độ ăn uống, bệnh nhân đau dạ dạ dày nên chú ý các vấn đề sau:
- Ăn chậm, nhai kỹ; ăn uống đúng giờ, tránh bỏ bữa, đặc biệt là bữa sáng; không ăn sau 8 giờ tối; không ăn quá no hoặc để quá đói.
- Tránh ăn đồ quá chua, lạnh, cay, nóng, khô, ngọt, dầu mỡ, nhiều muỗi, uống rượu, bia, trà, cà phê, hút thuốc lá,…
- Tăng cường bổ sung vitamin A, D, B12, K, sắt, canxi, kẽm,… từ các thực phẩm như ngũ cốc, rau củ quả tươi; tinh bột dễ tiêu, dầu thực vật nhằm trung hòa axit dạ dày.
Trên đây là giải đáp của chúng tôi cho thắc mắc đau dạ dày có dẫn đến ung thư không? Đau dạ dày nếu không được điều trị và để kéo dài có thể gây biến chứng ung thư dạ dày nguy hiểm. Vì vậy, người bệnh cần chủ động điều trị bệnh đau dạ dày ở giai đoạn sớm.
Có thể bạn quan tâm:
Chưa có bình luận!