Đau dạ dày kéo dài nhiều ngày có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý ở đường tiêu hóa như viêm loét dạ dày và hành tá tràng, ung thư dạ dày và viêm loét hang vị. Người bệnh cần chủ động thăm khám ngay khi có những dấu hiệu mà Yumangel.vn chia sẻ dưới đây nhé!
Mục lục
I. Tìm hiểu về bệnh đau dạ dày
Bệnh đau dạ dày xảy ra do niêm mạc dạ dày bị tổn thương và không được điều trị kịp thời nên dẫn đến viêm loét. Bệnh nhân phải chịu đựng các cơn đau dạ dày gây nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày.
Theo các nghiên cứu, bệnh đau dạ dày thường được ghi nhận là một cơn đau xuất hiện tại 3 vùng đặc trưng trên cơ thể là vùng bụng phía trên bên trái, vùng bụng giữa và đặc trưng nhất là thượng vị (vùng bụng trên rốn).
Không chỉ gây ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày, bệnh nhân đau dạ dày nếu không điều trị kịp thời có thể phải đối mặt với các biến chứng vô cùng nguy hiểm như thủng dạ dày, ung thư dạ dày…
Cơn đau dạ dày ở giai đoạn đầu của bệnh chỉ thi thoảng với xuất hiện. Tuy nhiên, khi bệnh tiến triển nặng, cơn đau sẽ tăng mạnh cả về mức độ, tần suất và thời gian khiến bệnh nhân vô cùng mệt mỏi và khó chịu. Vậy đau dạ dày kéo dài nhiều ngày cảnh báo bệnh gì?
II. Đau dạ dày kéo dài nhiều ngày cảnh báo bệnh gì?
Đau dạ dày kéo dài nhiều ngày và lặp đi lặp lại liên tục có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang mắc các bệnh nguy hiểm liên quan đến hệ tiêu hóa như:
- Viêm loét dạ dày và hành tá tràng.
- Viêm loét hang vị.
- Ung thư dạ dày.
1. Viêm loét dạ dày và hành tá tràng
Viêm loét dạ dày và hành tá tràng là tình trạng niêm mạc dạ dày và hành tá tràng bị viêm loét. Nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (HP); lạm dụng quá mức lượng thuốc kháng viêm không có steroid (NSAIDs); ăn nhiều thức ăn cay nóng và chua; uống nhiều bia rượu…
Các triệu chứng điển hình của bệnh viêm loét dạ dày và hành tá tràng gồm:
- Đau dạ dày thường xuyên, chủ yếu tại vùng thượng vị.
- Đầy bụng, khó tiêu.
- Buồn nôn.
- Ợ chua, ợ hơi.
- Nóng rát tại vùng thượng vị.
- Mất ngủ, ngủ không ngon giấc do dạ dày luôn khó chịu, đau đớn.
- Rối loạn đường tiêu hóa: Táo bón, tiêu chảy, sôi bụng.
Đặc điểm của cơn đau dạ dày do viêm loét dạ dày và hành tá tràng:
- Cơn đau dạ dày thường xuất hiện khi bệnh nhân đói bụng hoặc sau bữa ăn khoảng 2 – 3 tiếng.
- Một số người có thể bị đau vào lúc nửa đêm hoặc rạng sáng.
- Các cơn đau dạ dày thường chỉ ở mức độ âm ỉ, bị tức bụng, đôi lúc có thể chuyển thành các cơn đau quặn từng cơn.
Bệnh viêm loét dạ dày và hành tá tràng nếu để kéo dài không điều trị có thể dẫn đến các biến chứng rất nguy hiểm đe dọa tính mạng người bệnh như:
- Chảy máu dạ dày: Chảy máu các vết loét từ dạ dày và hành tá tràng là biến chứng phổ biến nhất. Theo thống kê, có khoảng 15-20% các bệnh nhân bị viêm loét dạ dày tá tràng bị chảy máu 1 hoặc nhiều lần.
- Thủng hay dò các ổ loét: Biến chứng này thường xuất hiện sau chảy máu dạ dày. Biến chứng thủng dạ dày thường khởi đầu bởi những cơn đau dữ dội như đang bị dao đâm vào.
- Hẹp môn vị: Biến chứng hẹp môn vị xảy ro do hành tá tràng, u tiền môn vị hay hang vị bị biến dạng. Triệu chứng cảnh báo là người bệnh liên tục có cơn đau tại vùng thượng vị, nôn ra các thức ăn vừa ăn và thức ăn cũ.
- Ung thư hóa: Tỷ lệ bị ung thư hóa của viêm loét dạ dày tá tràng khoảng 5-10%, thường xảy ra bệnh nhân viêm loét dạ dày đã kéo dài >10 năm.
2. Viêm loét hang vị
Viêm loét hang vị là tình tràng niêm mạc của vùng hang vị dạ dày bị tổn thương gây đau. Cơn đau do viêm loét hang vị thường là đau âm ỉ và đau quặn thắt cùng xảy ra.
Ở giai đoạn đầu còn nhẹ, cơn đau thường xuất hiện sau khi ăn, khi nặng hơn sẽ đau nhiều về đêm hoặc đau bất kỳ lúc nào trong ngày. Bên cạnh đau dạ dày, bệnh nhân viêm loét hang vị còn gặp phải một số triệu chứng khó chịu sau:
- Buồn nôn, nôn mửa.
- Rối loạn đại tiện: Phân lúc lỏng lúc đặc, có khi vón cục như phân dê.
- Kém hấp thu, giảm cân.
- Da xanh xao, mệt mỏi.
Nếu không được điều trị sớm và đúng cách, viêm loét hang vị dạ dày có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm tương tự như viêm loét dạ dày tá tràng, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh.
3. Ung thư dạ dày
Thống kê cho thấy, khoảng 25% trường hợp bệnh nhân ung thư dạ dày có tiền sử bị viêm loét dạ dày và thường diễn tiến từ viêm dạ dày mạn tính. Một số yếu tố khác làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày như: nhiễm khuẩn HP, hút thuốc, uống nhiều rượu; chế độ ăn uống không khoa học, yếu tố di truyền…
Mức độ nguy hiểm của ung thư dạ dày tăng thêm khi các triệu chứng cảnh báo không rõ ràng nên khi phát hiện thì bệnh đã ở giai đoạn nặng. Do đó, bạn cần chú ý thăm khám khi thấy cơ thể xuất hiện các dấu hiệu sau:
- Đau vùng thượng vị: Lúc đầu chỉ đau nhẹ nhưng khi bệnh tiến triển sẽ đau nhiều hơn và liên tục.
- Cảm giác buồn nôn và nôn.
- Ăn không ngon, nhanh no.
- Ung thư dạ dày tiến triển nặng hơn khiến bệnh nhân bị đau cả khi no và đói; giảm cân, da xanh xao, thường xuyên mệt mỏi, đại tiện phân đen, nôn ra máu.
- Có thể xuất hiện triệu chứng di căn xa: Vị trí thượng gặp là phúc mạc, gan, hạch…
III. Đau dạ dày kéo dài nhiều ngày nên làm gì?
Trường hợp bị đau dạ dày kéo dài nhiều ngày, người bệnh nên đến ngay bệnh viện/cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám, chẩn đoán nguyên nhân và chỉ định phác đồ điều trị kịp thời. Điều này giúp phòng tránh được biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra đồng thời cải thiện chất lượng cuộc sống.
Người bị đau dạ dày kéo dài liên tục trong nhiều ngày không nên tự ý mua thuốc giảm đau hay bất kỳ loại thuốc nào về uống khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ. Việc dùng thuốc bừa bãi không chỉ gây hại cho sức khỏe mà còn khiến tình trạng bệnh nặng hơn gây khó khăn cho việc điều trị về sau.
VI. Đau dạ dày khi nào cần đi khám?
Đau dạ dày ở giai đoạn nhẹ với các triệu chứng thoáng qua nên thường bị người bệnh bỏ qua không thăm khám và điều trị. Tuy nhiên, người bệnh nên thăm khám khi có một trong các dấu hiệu dưới đây:
- Đau dạ dày kéo dài nhiều ngày và thường xuyên xảy ra.
- Cơn đau dạ dày tăng dần cấp độ và kéo dài hơn 2 tuần.
- Thường xuyên buồn nôn, chán ăn, khó tiêu, chướng bụng, ợ nóng, ợ chua.
- Khó nuốt, nấc nghẹn khi ăn hoặc uống.
- Tiêu chảy hoặc táo bón kéo dài.
- Giảm cân đột ngột không rõ nguyên nhân.
Bệnh nhân bị đau dạ dày kéo dài nhiều ngày cần chủ động thăm khám sớm để phát kịp thời phát hiện và điều trị các bệnh lý, tránh biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Có thể bạn quan tâm:
Chưa có bình luận!