Xuất huyết dạ dày thường là biến chứng nguy hiểm của các bệnh lý liên quan đến dạ dày. Bệnh có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Vì thế cần phát hiện sớm và chữa trị kịp thời.
Mục lục
I – Tìm hiểu về bệnh xuất huyết dạ dày/chảy máu dạ dày
1. Xuất huyết dạ dày là gì? Hình ảnh dạ dày bị xuất huyết
Xuất huyết dạ dày tiếng Anh là Gastrointestinal hemorrhage.
Được biết, đây là tình trạng dạ dày bị chảy máu do những tổn thương trên niêm mạc dạ dày không kịp lành lại.
Xuất huyết dạ dày có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, thậm chí gây tử vong cũng không phải là tình trạng hiếm gặp.
Tuy nhiên, dấu hiệu bị xuất huyết dạ dày lại dễ bị nhầm lẫn với dấu hiệu của các bệnh lý liên quan đến dạ dày, đặc biệt là viêm dạ dày. Vì thế, nhiều người thường không được chữa bệnh chảy máu dạ dày, khiến cho tình trạng nặng hơn.
Xuất huyết dạ dày là tình trạng chảy máu trên niêm mạc dạ dày.
2. Xuất huyết dạ dày nguyên nhân do đâu?
- Xuất huyết dạ dày ở trẻ em và trẻ sơ sinh
Xuất huyết dạ dày ở trẻ em bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, nguyên nhân chính là do tổn thương dạ dày, sau đó vết loét lớn dần ăn vào mạch máu.
– Nguyên nhân do viêm loét dạ dày – tá tràng: Trẻ từ 2 tuổi có thể bắt đầu bị viêm loét dạ dày – tá tràng. Những trẻ này thường hít phải khói thuốc lá, phụ huynh cho ăn dặm sớm, nhiễm khuẩn Hp, lạm dụng thuốc chống viêm không steroid.
– Nguyên nhân do polyp dạ dày: polyp dạ dày là những khối u nhỏ, thường lành tính. Một số khối u sẽ phát triển bất thường, vỡ ra và gây xuất huyết tại đó.
Trường hợp trẻ em bị xuất huyết tiêu hóa thường gặp ở ruột hơn là ở dạ dày. Và rất ít trường hợp trẻ sơ sinh bị xuất huyết dạ dày.
- Xuất huyết dạ dày ở người lớn
Các nguyên nhân phổ biến gây xuất huyết dạ dày ở người lớn là:
– Tiền sử mắc bệnh lý liên quan đến dạ dày: Viêm loét dạ dày tá tràng mạn tính, ung thư dạ dày hoặc các bệnh có thể làm tổn thương niêm mạc dạ dày. Xuất huyết dạ dày là một trong những biến chứng của viêm loét dạ dày.
– Mang vác nặng hoặc có vật cứng đâm vào bụng cũng là nguyên nhân gây ra xuất huyết dạ dày.
– Tâm lý: Những người mắc các bệnh liên quan đến tiêu hóa, cộng thêm trạng thái tâm lý căng thẳng sẽ khiến mạch máu căng lên, kéo theo xung huyết dạ dày.
– Thường xuyên hút thuốc lá, uống rượu bia, ăn đồ ăn cay nóng… sẽ kích thích các vết loét trên dạ dày trở nên trầm trọng hơn và chảy máu.
Xuất huyết dạ dày vì nhịn ăn sáng cũng có thể xảy ra.
3. Xuất huyết dạ dày có biểu hiện gì?
Chảy máu dạ dày có biểu hiện gì? Dưới đây là các dấu hiệu của chảy máu dạ dày:
– Nôn ra máu: Đây là dấu hiệu bị chảy máu dạ dày rất phổ biến, hầu người bệnh nào cũng gặp phải. Người bệnh có thể nôn ra máu đỏ hoặc máu đen phù thuộc vào tình trạng bệnh. Nếu người bệnh bị viêm loét dạ dày nôn ra máu thì tỷ lệ cao người bệnh đã xuất huyết dạ dày.
– Xuất huyết dạ dày đi ngoài ra máu: Đi ngoài ra máu cũng là triệu chứng điển hình của xuất huyết dạ dày. Khi người bệnh đại tiện ra phân có màu đen sẫm thì không còn nhẹ nữa rồi. Bạn cần đi khám chữa sớm.
– Đau thượng vị: Khi bạn gặp cơn đau dữ dội, có cảm giác như dao đâm ở vùng thượng vị, kèm theo vã mồ hôi, mặt tái nhợt… bạn cần đến gặp bác sĩ ngay lập tức, tránh những biến chứng khôn lường.
– Thiếu máu: Xuất huyết dạ dày tá tràng lâu dần sẽ sinh ra tình trạng thiếu máu. Lúc này, người bệnh sẽ cảm thấy hoa mắt, chóng mặt, choáng váng…
Ngoài ra, xuất huyết dạ dày khi mang thai còn có thêm một số triệu chứng điển hình như: thường xuyên toát mồ hôi, chóng mặt, choáng váng, cảm thấy nóng rát vùng bụng trên rốn.
Chảy máu dạ dày biểu hiện như thế nào?
4. Xuất huyết dạ dày có chữa được không?
Theo các chuyên gia, nếu vết loét nhẹ hoặc vết xước thì có thể dùng thuốc uống. Nhưng trong trường hợp nặng hơn thì chảy máu dạ dày cách chữa như thế nào? Khi bệnh nặng và có những biến chứng nguy hiểm, bệnh nhân cần được phẫu thuật gấp.
5. Xuất huyết dạ dày có lây không?
Xuất huyết dạ dày có lây không còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Nếu bạn tiếp xúc với người xuất huyết dạ dày có vi khuẩn Hp. Bạn có thể bị lây nhiễm vi khuẩn này. Dần dần, có thể bị viêm loét dạ dày, sau đó dẫn đến xuất huyết.
>> Xem VIDEO hậu quả của việc bỏ qua triệu chứng của bệnh đau dạ dày <<
II – Bệnh chảy máu dạ dày có nguy hiểm không? Hậu quả khi bị chảy máu dạ dày
Xuất huyết dạ dày có nguy hiểm không? Xuất huyết dạ dày cấp tính là biến chứng vô cùng nguy hiểm của các bệnh lý liên quan đến dạ dày.
Khi ở giai đoạn đầu, bệnh không có nhiều biểu hiện rõ ràng, nhưng vẫn làm tăng nguy cơ thiếu máu.
Khi tình trạng nặng hơn, bệnh nhân thường thiếu máu, gây hoa mắt, chóng mặt, chân tay lạnh ngắt, mạch yếu.Trường hợp này không được xử lý sớm sẽ đe dọa đến tính mạng.
Xuất huyết dạ dày nguy hiểm không?
III – Bị xuất huyết dạ dày có phải mổ không?
Nếu xuất huyết dạ dày gây ra biến chứng dưới đây cần được mổ trong thời gian sớm:
– Vết loét sâu và lan rộng: Khi đã dùng thuốc để điều trị mà ổ viêm loét vẫn không lành, bệnh nhân cần được phẫu thuật để tránh diễn tiến nguy hiểm.
– Thủng dạ dày: Tình trạng này cần được phẫu thuật gấp vì để lâu có thể đe dọa tính mạng.
– Không cầm được máu bằng biện pháp thông thường: Để cầm máu, bệnh nhân cần được chỉ định phẫu thuật ngay.
– Co giật, thở gấp, khó thở: Lúc này, cơn đau dữ dội và ngày càng đau hơn, khiến cơ thể không kịp cung cấp máu tươi để cung cấp oxy cho não.
– Ung thư dạ dày: Đây là biến chứng cực kỳ nguy hiểm. Tùy thuộc tình trạng, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị thích hợp, có thể phẫu thuật.
Nếu phẫu thuật xuất huyết dạ dày nằm viện bao lâu? Thực ra nằm viện bao lâu còn phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng bệnh. Do đó, rất khó đưa ra đáp án chính xác cho câu hỏi này.
IV – Bị chảy máu dạ dày nên ăn gì nên ăn gì và kiêng ăn gì?
1. Người bị chảy máu dạ dày nên ăn gì?
Người bị xuất huyết dạ dày có thể sử dụng các thực phẩm có lợi sau đây:
– Củ dền để tái tạo hồng cầu: Củ dền chứa nhiều sắt, mangan, magie, kali… vì thế có khả năng kích thích tủy sống tái tạo máu.
– Bổ sung đạm: Đạm giúp tăng cường thể trạng và giảm mệt mỏi.
– Rau mồng tơi: Chất nhầy pectin trong rau mồng tơi có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày.
– Khoai lang: Có tác dụng hỗ trợ quá trình điều trị vì khoai lang giúp nhuận tràng, làm giảm táo bón, chống oxy hóa…
– Xuất huyết dạ dày có nên uống sữa? Sữa hỗ trợ làm dịu và làm lành vết thương. Vì thế, người bệnh có thể uống sữa với đúng khẩu phần được khuyến nghị.
Ngoài ra, người bị xuất huyết dạ dày có thể sử dụng trứng, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt, các loại rau xanh…
Xuất huyết dạ dày ăn gì tốt?
2. Xuất huyết dạ dày không nên ăn gì?
Chảy máu dạ dày cần kiêng gì? Dưới đây là những thực phẩm mà người xuất huyết dạ dày cần phải kiêng:
– Rượu bia, cà phê
– Nước ngọt có gas
– Kiêng thức ăn giàu chất béo và gia vị
– Thực phẩm chế biến sẵn
– Chảy máu dạ dày kiêng gì? Thực phẩm khô và cứng
Xuất huyết dạ dày nên kiêng gì?
3. Xuất huyết dạ dày ăn hoa quả gì?
Xuất huyết dạ dày nên ăn hoa quả gì cũng là câu hỏi được khá nhiều người quan tâm. Vì hoa quả là thực phẩm rất dễ sử dụng, hầu hết mọi người đều thích ăn, nhất là trong mùa hè.
Vậy chảy máu dạ dày ăn hoa quả gì? Cùng xem bạn nhé!
– Quả bơ: Đây chính là đáp án không thể thiếu. Vì bơ cung cấp nhiều năng lượng, giúp bồi bổ cơ thể sau khi mất đi một lượng máu đáng kể.
– Đu đủ: Giúp làm giảm các vết viêm loét trên niêm mạc dạ dày.
– Chuối: Hỗ trợ giảm tăng tiết axit dịch vị, nhờ vậy niêm mạc dạ dày được bảo vệ tốt hơn.
– Táo: Có tác dụng kích thích hệ tiêu hóa.
Xuất huyết dạ dày nên ăn quả gì?
4. Xuất huyết dạ dày nên ăn cháo gì?
– Cháo gạo nếp và nho khô: Mỗi tuần, bạn nên bổ sung 2 – 3 bữa cháo gạo nếp và nho khô để giảm triệu chứng viêm loét và xuất huyết.
– Cháo kê: Hạt kê có vị ngọt và tính hàn nên rất bổ máu, đồng thời giúp giải độc và thanh lọc cơ thể.
– Cháo táo tàu, hạt sen và long nhãn: Đây là món cháo rất bổ dưỡng, nên thích hợp để bồi bổ cho người bị xuất huyết.
V – Cách xử lý khi bị xuất huyết dạ dày
1. Chảy máu dạ dày và cách điều trị bằng thuốc tây y
Xuất huyết dạ dày uống thuốc gì? Người bị xuất huyết dạ dày sẽ được bác sĩ chỉ định một số loại thuốc làm giảm triệu chứng và phòng ngừa tái phát như:
– Thuốc giảm tiết và trung hòa axit dạ dày.
– Thuốc kháng H2 và thuốc ức chế bơm proton.
– Thuốc chống co thắt
Nhìn chung chảy máu dạ dày dùng thuốc gì rất cần được tham khảo ý kiến của bác sĩ. Bệnh nhân không nên tùy tiện sử dụng thuốc.
Xuất huyết dạ dày nên uống thuốc gì?
2. Chữa xuất huyết dạ dày bằng thuốc nam
Cách điều trị bằng nam y cũng được 1 số bệnh nhân áp dụng nhằm đẩy nhanh tốc độ bình phục.
Bạn có thể tham khảo một số bài thuốc sau đây, tuy nhiên, hãy tham khảo người có chuyên môn và bác sĩ, không nên tự ý sử dụng bạn nhé.
- Chữa xuất huyết dạ dày bằng nghệ
Hoạt chất curcumin trong nghệ có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn và hỗ trợ điều trị chảy máu dạ dày.
Bạn phơi khô và nghiền nhỏ nghệ vàng, sắn dây và chuối non. Sau đó, bạn trộn hỗn hợp bột trên với mật ong theo tỷ lệ 3: 1, rồi hòa với nước ấm để uống.
Mỗi ngày, bạn uống 3 lần trước bữa ăn để giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh.
- Chữa xuất huyết dạ dày bằng gừng
Bạn giã nát gừng tươi. Sau đó trộn gừng với đường và sữa bò rồi mang đi hấp cách thủy. Bạn lấy thành phẩm ăn khi còn ấm là được.
3. Bệnh xuất huyết dạ dày và cách chữa trị bằng phẫu thuật
Có 2 phương pháp phẫu thuật cho bệnh nhân xuất huyết dạ dày là nội soi dạ dày và phẫu thuật mổ hở.
– Nội soi dạ dày: Phương pháp nội soi dạ dày được chỉ định khi bệnh nhân đã được rửa dạ dày mà vẫn không cầm máu.
– Phẫu thuật mổ hở: Được áp dụng khi bệnh nhân chảy máu ồ ạt, có nguy cơ tử vong cao.
Trên đây là những thông tin về bệnh xuất huyết dạ dày. Nếu bạn còn băn khoăn gì, hãy để lại bình luận bên dưới hoặc vui lòng gọi đến hotline 1800.1125 (miễn phí cước) để được dược sĩ của Yumangel giải đáp nhé.
Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.
Hà Thị Kim Liên - Tốt nghiệp Học viện Báo chí và Tuyên truyền niên khóa 2010-2014. Cô có 8 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới làm đẹp, sức khỏe…
Nguyễn văn an
E đã chữa xuất huyết dạ dầy xong dc 10 ngày thì đã ăn dc cơm chưa ạ
Thuốc dạ dày chữ Y - Yumangel
Chào bạn! Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị ạ