Tỷ lệ ung thư thực quản ở Việt Nam là 8,7/100.000 dân, cao thứ 15 trong những bệnh ung thư thường gặp, gây tử vong cho hơn 2.200 người mỗi năm. Căn bệnh này thường khó phát hiện ở giai vì không có triệu chứng rõ ràng. Đa phần bệnh nhân phát hiện mình ở giai đoạn muộn, khó chữa trị. Bởi vậy, hãy học cách phòng tránh căn bệnh nguy hiểm này càng sớm càng tốt bạn nhé!
Mục lục
- I – Tìm hiểu về ung thư thực quản
- 1. Bệnh ung thư thực quản là gì?
- 2. Nguyên nhân gây ra ung thư thực quản
- 3. Ung thư thực quản có triệu chứng gì?
- 4. Bệnh ung thư thực quản có chữa được không?
- 5. Ung thư thực quản sống được bao lâu?
- 6. Ung thư thực quản có lây không? Lây qua đường nào?
- 7. Ung thư thực quản có nên mổ không? Có nên xạ trị không?
- 8. Ung thư thực quản có đau không?
- 9. Ung thư thực quản có nguy hiểm không?
- 10. Các phương pháp phát hiện ung thư thực quản
- II – Ung thư thực quản có mấy giai đoạn?
- III – Các yếu tố nguy cơ gây ung thư thực quản
- IV – Ung thư thực quản và cách điều trị
- V – Ung thư thực quản nên ăn gì và không nên ăn gì?
- VI – Cách phòng tránh ung thư thực quản
I – Tìm hiểu về ung thư thực quản
Tìm hiểu ung thư thực quản bệnh học sẽ giúp chúng ta có thêm kiến thức để phòng tránh, phát hiện hoặc điều trị bệnh tốt hơn.
1. Bệnh ung thư thực quản là gì?
Ung thư thực quản là khối u ác tính xuất phát từ tế bào biểu mô thực quản. Theo thời gian, ung thư thực quản không được điều trị dứt điểm sẽ thâm nhập sâu hơn vào các lớp của thành thực quản.
Do thực quản không có thanh mạc nên u thực quản có khả năng xâm lấn vào các cơ quan lân cận nhanh hơn các dạng ung thư khác.
Ung thư thực quản ở chỗ nào? Ung thư thực quản nằm ở đâu?
2. Nguyên nhân gây ra ung thư thực quản
Hiện nay, vẫn chưa xác định rõ ràng nguyên nhân gây ung thư thực quản. Ung thư thực quản xảy ra khi các tế bào ở thực quản phân chia một cách không kiểm soát. Hiện nay có 2 loại ung thư thực quản chính là:
– Ung thư biểu mô tế bào vảy: Có tới 95% ung thư thực quản là ung thư biểu mô tế bào vảy. Loại ung thư này bắt nguồn từ tế bào vảy lót ở niêm mạc thực quản.
– Ung thư biểu mô tuyến: Chiếm khoảng 2,5 – 8% trường hợp ung thư thực quản nguyên phát. Loai ung thư này bắt nguồn từ các mô tuyến ở phần dưới thực quản, gần dạ dày.
Nguyên nhân gây ra bệnh ung thư thực quản là gì?
(→ Xem thêm: Bệnh hẹp thực quản là gì? Nguy hiểm không? Cách chữa hẹp thực quản)
3. Ung thư thực quản có triệu chứng gì?
Gần như không nhận biết được dấu hiệu ung thư thực quản sớm. Khi bệnh đã tiến triển, ung thư thực quản biểu hiện như sau:
– Bị nghẹn khi nuốt: Bệnh nhân có thể cảm thấy thức ăn bị vướng nghẹn ở cổ họng. Cảm giác này sẽ tăng dần, ban đầu chỉ cảm thấy khi sử dụng đồ ăn đặc, sau dần cảm thấy nghẹn ngay cả khi sử dụng đồ ăn dạng lỏng.
– Nôn trớ: Khi cảm giác nuốt nghẹn đã rõ, bệnh nhân có thể bị nôn trớ, thậm chí là nôn ngay trong bữa ăn.
– Tăng tiết nuốt bọt: Khi cảm giác nuốt nghẹn tăng, bệnh nhân sẽ khó nuốt nước bọt. Vì thế phải nhổ nước bọt ra ngoài.
– Các triệu chứng ho, khó thở, sặc, khàn tiếng, đau khi nuốt cũng thường xuyên xuất hiện
– Do ăn uống kém, bệnh nhân sẽ bị suy nhược, thiếu sức sống.
– Ung thư thực quản nôn ra máu: Triệu chứng này sẽ xuất hiện vào giai đoạn nặng của bệnh.
Ung thư thực quản dấu hiệu là gì?
4. Bệnh ung thư thực quản có chữa được không?
Ung thư thực quản chữa được không? Tỷ lệ tử vong do ung thư thực quản gây ra cao. Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn cho rằng, ung thư thực quản hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu được phát hiện và điều trị kịp thời.
Do vậy, khi có các triệu chứng bất thường ở thực quản, bạn nên đến các cơ sở y tế để thăm khám càng sớm càng tốt. Nếu phát hiện bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
>> Xem thêm VIDEO những thông tin về ung thư dạ dày <<
5. Ung thư thực quản sống được bao lâu?
Nếu không được sự can thiệp y tế, tiên lượng sống sau 5 năm của bệnh nhân ung thư thực quản tương đối thấp.
Theo thống kê, tỉ lệ sống 5 năm của ung thư thực quản các giai đoạn như sau:
– Giai đoạn 1: khoảng 72% bệnh nhân có thể sống thêm 5 năm.
– Giai đoạn 2: Khoản 64% bệnh nhân có thể sống thêm 5 năm
– Giai đoạn 3: Khoảng 50% bệnh nhân có thể sống thêm 5 năm
– Giai đoạn 4: Khoảng 38% bệnh nhân có thể sống thêm 5 năm
Mặc dù tỷ lệ sống thêm 5 năm của bệnh nhân ung thư thực quản không cao. Nhưng nếu được can thiệp y tế kịp thời, thời gian sống của bệnh nhân vẫn kéo dài thêm. Do vậy, bệnh nhân không nên quá lo lắng làm ảnh hưởng đến tâm lý trong quá trình điều trị bệnh.
Ngày càng có nhiều trường hợp ung thư thực quản ở người trẻ.
6. Ung thư thực quản có lây không? Lây qua đường nào?
Chưa có nghiên cứu khoa học nào chỉ ra ung thư thực quản là bệnh lây truyền. Nhưng nếu trong gia đình có người bị ung thư thực quản thì các thành viên khác cũng có nguy cơ mắc bệnh.
7. Ung thư thực quản có nên mổ không? Có nên xạ trị không?
Phẫu thuật, xạ trị và hóa trị là 3 phương pháp điều trị ung thư thực quản phổ biến nhất. Để biết có nên mổ hoặc xạ trị ung thư thực quản không, bạn nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra tình trạng bệnh, thể trạng, qua đó bác sĩ mới có thể tư vấn phác đồ điều trị phù hợp với từng bệnh nhân.
Ung thư thực quản có mổ được không?
( → Xem thêm: Bệnh viêm loét thực quản là gì? Nguy hiểm không? Cách điều trị loét thực quản)
8. Ung thư thực quản có đau không?
Trong thời gian ủ bệnh ung thư thực quản, bệnh nhân sẽ không cảm thấy triệu chứng rõ rệt nên cũng không thấy đau. Trải qua thời gian, ung thư phát triển, người bệnh sẽ cảm thấy đau tức nhiều khi nuốt. Cơn đau xuất hiện ngay cả khi nuốt nước bọt, có thể lan sang cổ và sau gáy.
9. Ung thư thực quản có nguy hiểm không?
Ung thư thực quản có thể chữa khỏi khi phát hiện sớm. Nhưng đa phần bệnh nhân phát hiện ra mình ung thư thực quản thì bệnh đã tiến triển đến giai đoạn muộn.
Lúc này, khối u có thể lan đến các bộ phận khác của cơ thể, tiên lượng xấu, biến chứng ung thư thực quản thậm chí đe dọa tính mạng.
Có thể ung thư thực quản là bệnh lý rất nguy hiểm. Vì thế, bạn nên thực hiện các biện pháp phòng tránh ung thư thực quản.
Ung thư thực quản bị vỡ/ vỡ khối u ung thư thực quản rất nguy hiểm.
10. Các phương pháp phát hiện ung thư thực quản
Các phương pháp giúp chẩn đoán ung thư thực quản bao gồm:
– Chụp X quang ung thư thực quản
– Nội soi: Giúp xác định vị trí, hình dạng khối u, sinh thiết…
– Các xét nghiệm đánh giá giai đoạn trước phẫu thuật: siêu âm qua nội soi, PET scan, CT scan, Nội soi ngực, ổ bụng.
II – Ung thư thực quản có mấy giai đoạn?
Ung thư thực quản được chia thành 4 giai đoạn từ giai đoạn 1 đến giai đoạn 4. Dưới đây là đặc điểm chi tiết của từng giai đoạn bệnh:
– Ung thư thực quản giai đoạn 1 còn được gọi là ung thư thực quản giai đoạn đầu. Đây là giai đoạn nhẹ nhất của bệnh. Lúc này khối u chỉ nằm ở lớp trên cùng của thành thực quản.
– Ung thư thực quản giai đoạn 2 (ung thư thực quản độ 2): Ung thư lan đến lớp sâu hơn của thành thực quản, có thể xâm lấn một vài hạch bạch huyết lân cận.
– Ung thư thực quản giai đoạn 3 (giai đoạn 3 ung thư thực quản): Ung thư lan đến lớp sâu hơn của thành thực quản, xâm lấn ổ hạch bạch huyết bên cạnh thực quản. Lúc này, biểu hiện ung thư thực quản giai đoạn 3 đã rõ ràng hơn.
– Ung thư thực quản giai đoạn cuối hay còn gọi là ung thư thực quản giai đoạn 4: Ung thư xâm lấn các bộ phận khác của cơ thể, như là ung thư thực quản di căn phổi, ung thư thực quản di căn hạch,…
Ung thư thực quản các giai đoạn có biểu hiện không giống nhau.
III – Các yếu tố nguy cơ gây ung thư thực quản
Dưới đây là các yếu tố nguy cơ ung thư thực quản:
– Thói quen sinh hoạt không lành mạnh: Hút thuốc, uống rượu…
– Chế độ ăn uống thiếu khoa học: Ăn ít trái cây và rau quả, sử dụng thực phẩm chứa nhiều nitrit, nitrat, thực phẩm nóng và cứng, cọ sát niêm mạc…
– Người bị béo phì
– Mắc các bệnh như trào ngược dạ dày thực quản, barrett thực quản, co thắt tâm vị, hội chứng plummer – Vinson.
– Xạ trị ở vùng ngực hoặc bụng trên
– Bỏng thực quản do hóa chất
IV – Ung thư thực quản và cách điều trị
Các phương pháp điều trị ung thư thực quản và ung thư vòm họng sẽ được bác sĩ tư vấn và chỉ định dựa trên nhiều yếu tố như giai đoạn bệnh, thể trạng của bệnh nhân, yêu cầu của bệnh nhân…
Dưới đây là các phương pháp chính giúp điều trị ung thư thực quản:
– Phẫu thuật: Phương pháp này sẽ cắt bỏ khối u, có thể cắt bỏ cùng một phần hoặc toàn bộ thực quản, các tổ chức bạch huyết ở lân cận, các tổ chức khác trong vùng.
– Xạ trị: Xạ trị thường được phối hợp với hóa trị. Phương pháp này được sử dụng trước hoặc sau phẫu thuật. Phương pháp này cũng có tác dụng giảm biến chứng của bệnh.
– Hóa trị: Dùng hóa chất để tiêu diệt tế bào ung thư, làm giảm các triệu chứng gây ra bởi ung thư thực quản.
Bên cạnh đó, nhiều bệnh nhân còn tìm đến thuốc đông y chữa ung thư thực quản. Tuy nhiên, trước khi điều trị, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để áp dụng phù hợp.
V – Ung thư thực quản nên ăn gì và không nên ăn gì?
1. Ung thư thực quản nên ăn uống gì?
– Sữa, sữa chua, các loại bánh mềm: Các loại thực phẩm này có thể tan ngay trong miệng, giúp bệnh nhân dễ nuốt, tạo cảm giác ngon miệng, cải thiện dinh dưỡng.
– Trứng: Vì trứng có hàm lượng protein cao nên bệnh nhân nên ưu tiên sử dụng trứng. Nên nấu cháo trứng để bệnh nhân dễ nuốt. Bệnh nhân không nên ăn trứng luộc vì dễ bị nghẹn, không nên ăn trứng rán vì nhiều dầu mỡ.
– Tinh bột: Các loại ngũ cốc như gạo, bột yến mạch… là những thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn của bệnh nhân.
– Nước trái cây, rau xanh: Giúp cung cấp vitamin và chất xơ cho người bệnh.
Ăn gì chữa ung thư thực quản?
2. Ung thư thực quản không nên ăn gì?
– Không nên sử dụng các loại thực phẩm cứng, ma sát vào thực quản như ngũ cốc cứng (hạt dẻ cười, hạt điều…), cơm cháy, hạt ổi, sụn,…
– Hạn chế ăn các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt dê
– Đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn chiên rán
– Thực phẩm đông lạnh, thực phẩm chế biến sẵn
– Thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh
– Không sử dụng thực phẩm lên men như dưa muối, cà muối
– Thực phẩm chứa nhiều gia vị cay nóng
– Các loại đồ uống chứa cồn, chứa gas, chất kích thích
Ung thư thực quản kiêng ăn gì?
VI – Cách phòng tránh ung thư thực quản
Để phòng tránh ung thư thực quản, chúng ta nên chú ý:
- Cân bằng chế độ ăn uống:
– Bổ sung hoa quả và rau vào chế độ ăn uống, không nên hoặc hạn chế thực phẩm chiên dầu mỡ, thực phẩm hun khói…
– Tốc độ ăn không quá nhanh vì có thể gây tổn thương cho thực quản
- Không sử dụng thực phẩm dễ gây ung thư:
– Các thực phẩm như lạc, đậu nành đã mốc, khoai tây đã mọc mầm thì không nên sử dụng.
– Không nên uống rượu bia vì chúng có thể làm tổn thương thực quản.
- Tập thể dục đều đặn:
Tập thể dục đều đặn giúp tăng cường sức khỏe tổng quát và ngăn ngừa được ung thư thực quản.
Trên đây là những thông tin cần thiết về ung thư thực quản. Mong rằng bạn có thêm kiến thức và phòng bệnh hiệu quả. Nếu cần được tư vấn thêm, vui lòng liên hệ tới hotline miễn cước 1800.1125 để gặp dược sĩ của Yumangel nhé!
Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.
Hà Thị Kim Liên - Tốt nghiệp Học viện Báo chí và Tuyên truyền niên khóa 2010-2014. Cô có 8 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới làm đẹp, sức khỏe…