Ốc cung cấp năng lượng và dinh dưỡng cho cơ thể nhưng một số người lại gặp phải tình trạng ăn ốc bị đau bụng kèm tiêu chảy và các triệu chứng tiêu hóa khác. Đọc ngay bài viết này của Yumangel để biết nguyên nhân, cách chữa và phòng tránh nhé!
Mục lục
I. Dinh dưỡng và lợi ích của ốc với sức khỏe
Ốc là tên gọi chung để chỉ các loài động vật thân mềm trong lớp Chân bụng (Gastropoda). Với hàm lượng protein, vitamin và chất khoáng dồi dào, ăn ốc mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe như:
- Cải thiện tình trạng thiếu máu.
- Có lợi cho sức khỏe tim mạch.
- Giảm nguy cơ mắc ung thư.
- Tốt cho răng và xương.
- Tốt cho mắt.
- Cải thiện thị lực.
- Giải nhiệt cơ thể.
- Hỗ trợ điều trị xơ gan, viêm gan.
- Phòng bệnh đái tháo đường.
Dù có nhiều lợi ích sức khỏe, nhiều người lại thường gặp phải tình trạng đau bụng sau khi ăn ốc. Vậy nguyên nhân do đâu?Hãy cùng đến với phần nội dung tiếp theo của bài viết!
Ăn ốc giúp cải thiện tình trạng thiếu máu
II. Ăn ốc bị đau bụng nguyên nhân do đâu?
Theo các chuyên gia sức khỏe, một số người sau khi ăn ốc bị đau bụng có thể xuất phát từ các nguyên nhân dưới đây:
1. Do ốc có tính hàn
Theo các tài liệu Đông y, bản ốc có tính hàn nên khi ăn dễ gây đau bụng, lạnh bụng, chướng bụng và tiêu chảy. Do đó, những người có cơ địa bụng yếu nếu ăn ốc sẽ có nguy cơ bị đau bụng cao hơn người khác.
2. Do ăn ốc chưa chín kỹ
Nơi sinh sống của ốc thường là ở dưới nước hoặc các nơi ẩm ướt có thể nhiễm vi khuẩn và ký sinh trùng. Nếu không được làm sạch và nấu chín kỹ vi khuẩn và ký sinh trùng trong ốc đó có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa như đau bụng, tiêu chảy, thậm chí là ngộ độc thực phẩm.
3. Do ốc chứa vi khuẩn vibrio parahaemolyticus
Ốc chứa nhiều vi khuẩn vibrio parahaemolyticus – đây là thủ phạm hàng đầu gây đau bụng, ngộ độc, tiêu chảy và viêm dạ dày.
Vi khuẩn vibrio parahaemolyticus
4. Do ăn phải ốc bị nhiễm độc
Ốc có thể bị nhiễm độc từ các yếu tố môi trường bên ngoài hoặc do tiếp xúc với các loại chất độc hại. Các loại độc tố này đều có thể gây đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy, thậm chí nặng có thể dẫn đến tử vong.
5. Do dị ứng
Một số người có cơ địa dị ứng với ốc khi ăn vào sẽ gây ra các triệu chứng như đau bụng, ngứa ngáy, khó thở, nổi mề đay, thậm chí là sốc phản vệ.
6. Do ăn kèm với thực phẩm không phù hợp
Ăn kèm ốc với những thực phẩm không phù hợp cũng là nguyên nhân gây đau bụng. Cụ thể:
- Thực phẩm chứa nhiều vitamin C: Ăn ốc với thực phẩm giàu vitamin C có thể bị đau bụng, khó tiêu, đầy bụng, thậm chí là ngộ độc. Vì vitamin C kết hợp với một số dưỡng chất trong ốc sẽ tạo thành hợp chất có độc tương tự như asen (thạch tín).
- Đồ uống lạnh: Một số đồ uống lạnh thường uống kèm khi ăn ốc như nước ngọt, rượu bia, trà đá… khiến đường ruột cùng lúc hấp thu mức nhiệt thấp gây lạnh bụng, tiêu chảy.
7. Cách chế biến nhiều dầu mỡ
Ốc có hàm lượng chất béo thấp nhưng một số cách chế biến ốc sẽ cho thêm bơ, phomai và dầu làm tăng lượng chất béo trong món ăn. Việc hấp thu nhiều chất béo cũng chính là nguyên nhân gây đau bụng và tiêu chảy sau khi ăn ốc.
Đọc thêm: Tại sao ăn hải sản bị đầy bụng? Nguyên nhân và cách xử lý
III. Triệu chứng đau bụng sau khi ăn ốc
Sau khi ăn ốc, người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng tiêu hóa và phản ứng cơ thể như (1):
- Đau bụng: Thường xuất hiện ở vùng bụng trên hoặc quanh rốn, mức độ đau có thể từ âm ỉ đến dữ dội.
- Buồn nôn, nôn mửa: Có thể kèm theo cảm giác khó chịu, chán ăn.
- Tiêu chảy: Phân lỏng, có thể đi nhiều lần trong ngày, đôi khi kèm theo đau quặn bụng.
- Đầy hơi, khó tiêu: Cảm giác trướng bụng, khó chịu sau khi ăn.
Ngoài các triệu chứng tiêu hóa, nếu nguyên nhân do dị ứng, có thể xuất hiện:
- Phản ứng ngoài da: Ngứa, phát ban, nổi mề đay.
- Phù mạch: Sưng môi, mặt, lưỡi.
- Khó thở: Dấu hiệu nguy hiểm cần can thiệp y tế ngay.
Khó thở sau khi ăn ốc cần gặp bác sĩ ngay
Trường hợp ngộ độc thực phẩm, có thể có thêm:
- Sốt: Thân nhiệt tăng cao, kèm ớn lạnh.
- Chóng mặt, đau đầu: Có thể do mất nước hoặc nhiễm độc.
IV. Cách xử lý khi bị đau bụng sau khi ăn ốc
Đau bụng sau khi ăn ốc có thể do nhiều nguyên nhân, từ rối loạn tiêu hóa nhẹ đến ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng. Việc xử lý đúng cách sẽ giúp giảm bớt khó chịu và ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là các bước cần thực hiện:
1. Đánh giá mức độ triệu chứng
- Triệu chứng nhẹ: Nếu chỉ bị đau bụng nhẹ, đầy hơi hoặc tiêu chảy thoáng qua, có thể tự điều trị tại nhà.
- Triệu chứng nghiêm trọng: Nếu đau dữ dội, nôn mửa nhiều hoặc có dấu hiệu nguy hiểm, cần đến bệnh viện ngay.
2. Các biện pháp xử lý tại nhà (triệu chứng nhẹ)
- Bù nước và điện giải: Uống nước lọc, oresol hoặc nước ấm để tránh mất nước.
- Nghỉ ngơi: Giúp cơ thể phục hồi và giảm áp lực lên hệ tiêu hóa.
- Chườm ấm bụng: Giúp giảm đau và thư giãn cơ trơn đường tiêu hóa.
- Dùng thảo dược hỗ trợ: Uống trà gừng, nước chanh ấm để giảm buồn nôn và đầy hơi.
3. Sử dụng thuốc không kê đơn (cần tham khảo ý kiến dược sĩ)
- Thuốc giảm đau (Paracetamol): Giúp giảm đau bụng nhẹ.
- Thuốc chống tiêu chảy (Loperamide): Chỉ dùng khi tiêu chảy không kèm sốt hoặc nhiễm khuẩn.
- Men tiêu hóa: Hỗ trợ đường ruột, giúp tiêu hóa dễ dàng hơn.
Paracetamol giúp giảm đau bụng nhẹ
4. Khi nào cần đến bệnh viện?
Tình trạng đau bụng do ăn nhiều ốc thường tự thuyên giảm sau khi áp dụng các cách giảm đau tại nhà. Nếu không thuyên giảm hoặc xuất hiện các triệu chứng kèm theo, bạn nên đi thăm khám ngay:
- Đau bụng dữ dội, đau quặn không thuyên giảm.
- Nôn mửa liên tục, không thể ăn uống.
- Tiêu chảy ra máu, phân có màu bất thường.
- Sốt cao kèm theo rét run, vã mồ hôi.
- Khó thở, chóng mặt hoặc dấu hiệu sốc phản vệ (nếu bị dị ứng nặng).
- Có tiền sử bệnh lý nghiêm trọng như bệnh dạ dày, gan, thận.
- Triệu chứng kéo dài hoặc không cải thiện sau khi tự điều trị tại nhà.
Lưu ý: Không tự ý dùng thuốc khi chưa xác định nguyên nhân chính xác. Nếu triệu chứng nghiêm trọng, cần được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.
V. Hướng dẫn cách ăn ốc đúng tránh bị đau bụng
Để tránh tình trạng đau bụng, rối loạn tiêu hóa hay ngộ độc thực phẩm khi ăn ốc, bạn cần chú ý từ khâu chọn lựa, chế biến đến cách thưởng thức. Dưới đây là những nguyên tắc quan trọng giúp đảm bảo an toàn thực phẩm và bảo vệ sức khỏe:
- Chọn ốc tươi, nguồn gốc rõ ràng: Mua ở nơi uy tín, chọn ốc còn sống, không có mùi lạ.
- Sơ chế kỹ: Ngâm ốc với nước vo gạo hoặc ớt, rửa sạch nhiều lần.
- Nấu chín hoàn toàn: Không ăn ốc sống, tái, loại bỏ phần không ăn được (1).
- Ăn lượng vừa phải: Tránh ăn quá nhiều để không gây khó tiêu.
- Giữ vệ sinh: Rửa tay sạch, dụng cụ chế biến phải đảm bảo vệ sinh.
- Lưu ý với người có hệ tiêu hóa yếu, dị ứng: Ăn ít để kiểm tra phản ứng, ngừng ăn ngay nếu có dấu hiệu bất thường.
- Đối tượng cần hạn chế ăn ốc: Người bị yếu bụng, dị ứng, rối loạn tiêu hóa hoặc mắc bệnh gout, tiểu đường, thận, huyết áp cao không nên ăn ốc. Ốc có tính hàn, dễ gây đau bụng, dị ứng hoặc làm nặng thêm bệnh lý nền.
Không ăn ốc sống, tái, loại bỏ phần không ăn được
Đau ốc bị đau bụng có thể do dị ứng, ngộ độc hoặc tiêu hóa kém. Để phòng tránh, hãy chọn ốc tươi, chế biến kỹ và ăn với lượng vừa phải. Nếu có triệu chứng nghiêm trọng, cần đi khám ngay.
*Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo, không thay thế tư vấn y khoa. Nếu gặp vấn đề sức khỏe, hãy liên hệ bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Có thể bạn quan tâm: