Trẻ sơ sinh chưa biết nói nên khi bị đau bụng hay gặp bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, trẻ sẽ có cách “thông báo” đặc biệt để bố mẹ biết. Với trường hợp đau bụng, các dấu hiệu trẻ sơ sinh bị đau bụng có thể thông qua tiếng khóc cùng một số hành vi bất thường. Cùng điểm qua 9+ dấu hiệu điển hình để nhận biết trẻ sơ sinh bị đau bụng dưới đây để có thể nhận biết sớm bố mẹ nhé!
Mục lục
I. 9+ Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị đau bụng điển hình và thường gặp nhất
Theo trang ncbi.nlm.nih.gov, chứng đau bụng ở trẻ sơ sinh ảnh hưởng đến khoảng 3% đến 28% trẻ sơ sinh trên toàn thế giới. Tình trạng này thường bắt đầu từ tuần thứ 3 đến tuần thứ 6 sau khi sinh.
Trang webmd.com cho hay, đau bụng ở trẻ sơ sinh thường bắt đầu khi trẻ được 2 tuần tuổi nếu trẻ đủ tháng hoặc muộn hơn nếu trẻ sinh non. Tình trạng này trở nên tồi tệ hơn từ 4 đến 6 tuần tuổi.
Cũng theo webmd.com và ncbi.nlm.nih.gov, các bác sĩ không biết chính xác nguyên nhân gây đau bụng ở trẻ sơ sinh. Một số lý thuyết về nguyên nhân trẻ sơ sinh bị đau bụng bao gồm: hệ thống tiêu hóa đang phát triển với các cơ thường co thắt; đầy hơi, hệ thần kinh đang phát triển; các hormone gây đau bụng hoặc cáu kỉnh; nhạy cảm với ánh sáng hoặc tiếng ồn; trẻ bị quá nhiều kích thích, sợ hãi, thất vọng hoặc phấn kích; dị ứng sữa…
Khi bị đau bụng, “mẹ ơi, con đau bụng”, trẻ sơ sinh thường bộc lộ sự khó chịu thông qua tiếng khóc. Vậy làm sao để ba mẹ biết khi nào trẻ sơ sinh đang bị đau bụng? Dưới đây là 9+ biểu hiện trẻ sơ sinh bị đau bụng điển hình và hay gặp nhất:
1. Khóc quá nhiều, khóc to và kéo dài
Theo ncbi.nlm.nih.gov, khóc quá nhiều được coi là đặc điểm đặc trưng của đau bụng ở trẻ sơ sinh. Đáng chú ý là trẻ sơ sinh bị ảnh hưởng thường khóc hơn 3 giờ một ngày trong hơn 3 ngày mỗi tuần.
Trẻ sơ sinh khóc do đau bụng khác với khóc bình thường ở một số điểm sau:
- Trẻ sơ sinh khóc dữ dội trong 3 tháng đầu sau sinh.
- Trẻ khóc nhiều hơn 3 ngày/tuần.
- Các cơn khóc thường kéo dài hơn 3 giờ mỗi ngày khi trẻ được hơn 6 tuần tuổi.
- Thời gian khóc có thể giảm xuống 1 – 2 tiếng khi trẻ được 3 đến 4 tháng.
- Mỗi đợt khởi phát đột ngột, thường xảy ra vào buổi tối hoặc cuối buổi chiều.
- Tiếng khóc rất dữ dội, to và the thé như thể đang la hét, đau đớn.
- Bé khóc rất to, thường la hét, ưỡn người hoặc giơ hai chân lên, và có thể xì hơi.
- Gồng người, cong lưng và uốn cong đầu gối khi khóc.
- Khuôn mặt đỏ ứng khi khóc.
- Trẻ không ngừng khóc dù bố mẹ đã dỗ dành, ôm ấp, vỗ về và xoa dịu.
Do đó, theo các bác sĩ, nếu trẻ sơ sinh khóc nhiều hơn bình thường thì rất có thể trẻ đang bị tổn thương hoặc có bệnh lý đi kèm, trong đó có tình trạng đau bụng.
2. Trẻ không chịu bú hoặc bú ít
Theo kidshealth.org, thông thường, trẻ sơ sinh bú mẹ trực tiếp khoảng từ 1.5 – 2 giờ/1 cữ. Với trẻ uống sữa công thức thì thời gian này sẽ lâu hơn khoảng 2 – 3 giờ/1 cữ.
Do đó, nếu trẻ sơ sinh không chịu bú hoặc bú trong thời gian ngắn so với bình thường hoặc lượng ăn của trẻ giảm dưới 50% lượng hằng ngày thì rất có thể con đang bị đau bụng hoặc khó chịu trong người. Bố mẹ nên đưa con đi thăm khám sớm để tìm ra nguyên nhân và khắc phục kịp thời.
3. Trẻ sơ sinh bị nôn trớ, buồn nôn
Trẻ sơ sinh thường xuyên bị buồn nôn và nôn trớ cũng là dấu hiệu trẻ sơ sinh bị đau bụng hay gặp bố mẹ cần lưu ý.
Nôn trớ là hiện tượng sinh lý khá phổ biến ở trẻ sơ sinh. Nguyên nhân là hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt và thực quản – dạ dày trẻ còn nằm trên 1 đường thẳng.
Tuy nhiên, nếu trẻ sơ sinh thường xuyên buồn nôn và nôn trớ nhiều lần trong ngày thì rất có thể trẻ đang bị đau bụng và khó chịu ở hệ tiêu hóa.
5. Trẻ khó chịu, đầy bụng
Không chỉ bị quấy khóc do đâu và khó chịu, trẻ sơ sinh bị đau bụng còn kèm theo triệu chứng bị chướng hơi, đầy bụng.
Khi bố mẹ nhìn vào bụng bé có thể thấy được bụng của con căng chướng. Hoặc trẻ bú xong không thấy xì hơi hay ợ hơi. Đây rất có thể là dấu hiệu cảnh báo trẻ sơ sinh bị đau bụng hoặc gặp vấn đề ở hệ tiêu hóa.
6. Bụng của trẻ căng cứng, cảm giác sờ vào đau
Ở trạng thái khỏe mạnh bình thường, bụng của bé thường mềm, khi ba mẹ sờ vào trẻ không có cảm giác đau và không khóc, thậm chí còn thích thú.
Ngược lại, nếu ba mẹ sờ vào bụng của con thấy căng cứng, trẻ có biểu hiện bị đau và khóc thì rất có thể là con đang bị đau bụng. Đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo trẻ sơ sinh đang mắc một số bệnh lý về tiêu hóa như liệt ruột, viêm ruột, ứ tắc phân…
7. Trẻ ưỡn lưng, nắm chặt các ngón tay
Khi bị đau bụng, ngoài khóc và bỏ bú hoặc bú ít, bố mẹ còn có thể thấy trẻ ưỡn lưng và nắm chặt các ngón tay. Sờ bụng trẻ thấy bụng chướng hay cứng, chân tay trẻ gập luân phiên về phía bụng.
Việc trẻ sơ sinh liên tục thực hiện những hành động trên là để giúp làm giảm cơn đau và biểu thị sự khó chịu để ba mẹ biết. Vì vậy, ba mẹ nên chú ý nhé.
8. Lượng phân thay đổi, có thể ít hoặc nhiều hơn
Tính chất phân của trẻ sơ sinh thay đổi cũng là dấu hiệu trẻ sơ sinh bị đau bụng. Cụ thể hơn, lượng phân của trẻ thay đổi, phân có thể ra nhiều hoặc ít hơn bình thường. Kèm theo đó là biểu hiện liên tục quấy khóc.
9. Dấu hiệu khác
Một số dấu hiệu khác giúp ba mẹ nhận biết trẻ sơ sinh bị đau bụng gồm:
- Vặn vẹo hoặc đau cơ, khuôn mặt lộ rõ sự đau đớn, nhắm nghiền mắt, nhăn nhó.
- Ợ hơi, thải ra nhiều khí hơn bình thường.
- Có thể bị tiêu chảy hoặc táo bón.
- Hay cáu gắt hơn bình thường.
- Khó ngủ, ngủ kém, giấc ngủ bị xáo trộn.
- Bỏ bú hoặc bú kém
- Tiêu đàm máu.
- Bụng chắc, cứng.
Trên đây là các dấu hiệu trẻ sơ sinh bị đau bụng điển hình và thường gặp. Bố mẹ nên tìm hiểu và nắm được để phát hiện chứng đau bụng ở trẻ sơ sinh sớm để hỗ trợ con kịp thời.
II. 10 dấu hiệu trẻ sơ sinh bị đau bụng cần thăm khám ngay
Theo ncbi.nlm.nih.gov, hội chứng đau bụng ở trẻ sơ sinh là tình trạng lành tính và thường tự khỏi khi trẻ được 3 đến 4 tháng tuổi. Tuy nhiên, ba mẹ cũng không nên chủ quan, nên đưa trẻ đi khám ngay khi có 1 trong 10 dấu hiệu nguy hiểm sau:
- Trẻ sơ sinh bị sốt cao trên 38 độ kèm đau bụng quanh rốn.
- Trẻ sơ sinh đau bụng, đi ngoài có kèm phân dính máu.
- Trẻ sơ sinh đau bụng kèm nôn trớ nhiều không dứt.
- Trẻ sơ sinh đau bụng, bỏ ăn, không tăng cân hoặc sụt cân.
- Trẻ thường xuyên nôn trớ nhiều lần trong ngày.
- Bụng của trẻ căng chướng, khó chịu.
- Trẻ sơ lơ mơ, thậm chí ngủ li bì.
- Ba mẹ không thể xoa dịu cơn khóc của con.
- Phân của trẻ có lẫn máu.
- Trẻ bị khó thở.
Trang ncbi.nlm.nih.gov cho hay, để chẩn đoán cơn đau bụng ở trẻ sơ sinh, bác sĩ sẽ hỏi bố mẹ về triệu chứng trẻ gặp phải và tiền sử bệnh của bé. Khi đánh giá trẻ sơ sinh quấy khóc, bác sĩ lâm sàng sẽ xem xét và chẩn đoán phân biệt với các tình trạng sau:
- Tăng áp lực nội sọ, nhiễm trùng huyết hoặc viêm màng não.
- Vật lạ trong mắt.
- Ankyloglossia hoặc các khó khăn khi ăn uống bằng miệng khác.
- Viêm tai giữa.
- Các tình trạng tiêu hóa có thể điều trị được, bao gồm hẹp môn vị, trào ngược dạ dày thực quản hoặc tắc nghẽn.
- Tình trạng tim mạch, chẳng hạn như nhịp tim nhanh trên thất.
- Dị ứng protein sữa bò hoặc không dung nạp sữa công thức.
- Dây buộc tóc của dương vật, ngón tay hoặc ngón chân.
- Xoắn tinh hoàn hoặc thoát vị bẹn.
- Chấn thương không ngẫu nhiên.
- Các triệu chứng ban đầu của rối loạn phổ tự kỷ.
- Hội chứng kiêng khem ở trẻ sơ sinh.
- Bệnh tăng nhãn áp.
- Nứt hậu môn.
Bác sĩ cũng có thể yêu cầu trẻ sơ sinh thực hiện một số xét nghiệm để loại trừ các vấn đề khác. Sau khi có kết quả chẩn đoán chính xác, bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định điều trị phù hợp.
III. Ba mẹ nên làm gì khi trẻ sơ sinh có dấu hiệu bị đau bụng?
Khi nhận thấy trẻ sơ sinh có biểu hiện đau bụng, ba mẹ có thể áp dụng một số cách dưới đây nhằm giúp trẻ bớt khó chịu:
1. Cho trẻ uống men vi sinh
Mẹ vi sinh giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột nên hữu ích khi trẻ bị đau bụng. Bố mẹ có thể cho bé uống men vi sinh theo đơn kê từ bác sĩ để giúp con dịu cơn đau và cải thiện các rối loạn tiêu hóa.
2. Thay đổi sữa
Nếu trẻ sơ sinh bị đau bụng do bú sữa mẹ hoặc sữa công thức, ba mẹ hãy cân nhắc cho con uống các loại sữa thủy phân, giúp dễ tiêu, giảm gánh nặng cho hệ tiêu hóa.
3. Vỗ ợ hơi cho trẻ sau bú
Trẻ sơ sinh thường có xu hướng hít phải nhiều khí khi bú sữa. Để loại bỏ khí thừa ra ngoài, các mẹ nên vỗ ợ hơi cho con sau khi bú. Để vỗ ợ hơi, mẹ nên bế bé ở tư thế thẳng đứng, khum bàn tay, đập nhẹ nhàng và dứt khoát vào lưng bé để giúp ợ hơi.
4. Massage bụng
Massage vùng bụng cho bé không chỉ giúp hệ tiêu hóa tiêu hóa tốt hơn, ngăn hình thành khí mà còn kích thích lưu thông máu làm dịu cơn đau hiệu quả. Mẹ có thể sử dụng một số loại tinh dầu như hạnh nhân, ô liu, dầu tràm thoa lên tay rồi nhẹ nhàng massage cho bé theo chuyển động tròn. Khi massage, đừng quên tương tác và trò chuyện với bé nhé!
5. Tắm nước ấm
Tắm nước ấm giúp giảm đau bụng cho trẻ sơ sinh, cho bé cảm giác thư giãn và ngủ ngon hơn. Mẹ sử dụng nước ấm tắm cho bé như hàng ngày kết hợp dùng tay vuốt nhẹ bụng để đẩy khí ra ngoài.
6. Chú ý chế độ ăn của mẹ
Với trẻ sơ sinh bú mẹ, nếu con bị đau bụng có thể là do mẹ ăn uống thiếu khoa học (ăn nhiều thực phẩm chứa chất kích thích như nước ngọt có ga, bia rượu, cà phê, gia vị cay nóng.
Để khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh bú mẹ bị đau bụng, các mẹ nên ăn uống khoa học, cân bằng và đủ dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin và chất xơ để cải thiện chất lượng sữa.
Trường hợp đã áp dụng những cách trên nhưng tình trạng đau bụng ở trẻ sơ sinh không thuyên giảm, ba mẹ nên đưa con đi thăm khám bác sĩ ngay để được điều trị phù hợp.
Trên đây các dấu hiệu trẻ sơ sinh bị đau bụng điển hình giúp bố mẹ nhận biết sớm những bất thường ở trẻ và triệu chứng đau bụng cần thăm khám ngay bố mẹ cần biết để hỗ trợ xử lý kịp thời cho con. Hy vọng những thông tin chúng tôi cung cấp ở trên có thể giúp trang bị thêm cho ba mẹ nhiều kiến thức hữu ích để áp dụng vào quá trình chăm sóc con.
Tài liệu tham khảo:
- https://www.aafp.org/pubs/afp/issues/2015/1001/p577.html
- https://www.webmd.com/parenting/baby/what-is-colic
- https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK518962/#:~:text=Up%20to%2028%25%20of%20newborns,of%20which%20are%20mentioned%20below.
- https://kidshealth.org/en/parents/feednewborn.html#:~:text=Breastfeeding%20should%20be%20on%20demand,ounces%20every%202%E2%80%934%20hours.
Có thể bạn quan tâm:
Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.
Bùi Thị Hoa - Tốt nghiệp Khoa Báo chí - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội niên khóa 2003 - 2007. Cô có 17 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới sức khỏe, làm đẹp,...