Trào ngược dạ dày gây ra nhiều triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tinh thần của người bệnh. Vậy trào ngược dạ dày có đau bụng không? Câu trả lời là CÓ. Để biết lý do và cách khắc phục hiệu quả, đừng bỏ qua bài viết này của thuốc dạ dày chữ Y.
Mục lục
- I. Trào ngược dạ dày có đau bụng không?
- II. Nguyên nhân trào ngược dạ dày gây đau bụng
- III. Trào ngược dạ dày đau bụng có nguy hiểm không?
- IV. Trào ngược dạ dày đau bụng khi nào cần thăm khám ngay?
- V. Phương pháp chẩn đoán trào ngược dạ dày đau bụng
- VI. Cách điều trị trào ngược dạ dày đau bụng
- VII. Cách phòng ngừa trào ngược dạ dày đau bụng
I. Trào ngược dạ dày có đau bụng không?
Trào ngược dạ dày thực quản (Gastroesophageal Reflux Disease/GERD) là tình trạng dịch dạ dày trào ngược lên thực quản, thanh quản và miệng.
Nhiều người bị bệnh trào ngược dạ dày thỉnh thoảng hoặc thường xuyên gặp phải các cơn đau bụng. Vì vậy đã đặt câu hỏi bệnh trào ngược dạ dày có gây đau bụng không?
Các chuyên gia sức khỏe cho biết, đau bụng là một trong các triệu chứng điển hình của trào ngược dạ dày GERD. Tình trạng này xảy ra khi cơ vòng thực quản, một van cơ chịu trách nhiệm ngăn axit dạ dày chảy ngược vào thực quản, không hoạt động bình thường, dẫn đến các triệu chứng khó chịu.
Ngoài đau bụng, bệnh nhân GERD còn gặp phải nhiều triệu chứng khó chịu khác như: ợ hơi, ợ nóng, ợ chua; buồn nôn, nôn; đau tức ngực thượng vị; khó nuốt; khàn giọng và ho; miệng tiết nhiều nước bọt…
II. Nguyên nhân trào ngược dạ dày gây đau bụng
Như vậy, câu trả lời cho thắc mắc trào ngược dạ dày có đau bụng không là CÓ. Nguyên nhân của tình trạng này là do:
1. Rối loạn chức năng nội tạng
Cơ vòng thực quản gặp trục trặc hoặc suy yếu sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho axit dạ dày và các chất tiêu hóa khác chảy ngược vào thực quản, dẫn đến đau, khó chịu và nhiều triệu chứng GERD khác.
Sự suy yếu của cơ vòng cũng chính một yếu tố chính góp phần gây đau bụng. Triệu chứng này có thể xuất hiện ở nhiều bệnh nhân trào ngược, bao gồm cả trẻ em.
2. Tăng sản xuất axit dạ dày
Nồng độ axit trong dạ dày tăng cao có thể gây đau bụng do tăng áp lực trong dạ dày và thực quản.
Áp lực quá mức có thể dẫn đến trào ngược dạ dày và axit vào thực quản dẫn đến các triệu chứng như đau, đầy hơi, nôn mửa, khó chịu, thậm chí là sốt.
Có rất nhiều yếu tố kích thích và làm tăng sản xuất axit dạ dày, cụ thể gồm:
- Nồng độ Cortisol tăng cao: Cortisol là một loại hormone được sản xuất bởi tuyến thượng thận và có thể làm tăng sản xuất axit dạ dày. Nếu nồng độ cortisol cao sẽ tạo ra lượng axit dạ dày dư thừa gây đau bụng và trào ngược.
- Viêm dạ dày: Niêm mạc dạ dày bị tổn thương có thể kích hoạt sự gia tăng sản xuất axit dạ dày dẫn đến trào ngược axit và đau bụng.
- Tiêu thụ thực phẩm gây kích thích: Tiêu thụ các thực phẩm gây kích thích như caffeine, rượu, gia vị cay; đồ ăn chiên rán có thể kích thích sản xuất axit dạ dày.
3. Nguyên nhân khác
Bên cạnh đó, tình trạng trào ngược dạ dày bị đau bụng còn chịu tác động bởi một số các nguyên nhân khác dưới đây:
- Các bệnh lý khác ở dạ dày và thực quản: Ví dụ như loét dạ dày, viêm thực quản, viêm thực quản trào ngược, ung thư dạ dày cũng có thể dẫn đến các triệu chứng đau dạ dày và trào ngược axit.
- Tiêu hóa chậm: Tình trạng này khiến thức ăn lưu lại trong dạ dày lâu hơn gây đau bụng và trào ngược.
- Thói quen ăn uống không lành mạnh: Ăn quá no, không nhai kỹ, ăn trước khi đi ngủ, ăn nhiều đồ ăn nhanh, chiên rán cũng là yếu tố góp phần gây trào ngược dạ dày đau bụng.
- Dị ứng thực phẩm: Một số loại thực phẩm khi tiêu thụ có thể kích hoạt sản xuất axit dạ dày và khiến các triệu chứng bệnh trào ngược nặng hơn, trong đó có đau bụng. Các thực phẩm gây dị ứng phổ biến là cà phê, rượu, đồ ngọt, hành, tỏi, socola, mì ống…
- Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc giảm đau, ví dụ aspirin có thể gây tác dụng phụ đối với hệ tiêu hóa, trong đó có đau bụng người mắc GERD.
III. Trào ngược dạ dày đau bụng có nguy hiểm không?
Trào ngược dạ dày đau bụng nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể dẫn đến một loạt các biến chứng nguy hiểm sức khỏe. Cụ thể:
1. Đau thực quản
Đau thực quản là tình trạng người bệnh có cảm giác đau, nóng rát hoặc khó chịu ở vùng thực quản do axit dạ dày trào ngược. Triệu chứng này có thể ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống của người bệnh và cần được chăm sóc y tế kịp thời.
2. Viêm thực quản
Axit dạ dày liên tục trào ngược lên thực phẩm có thể gây viêm và tổn thương niêm mạc thực quản. Hậu quả là dẫn đến viêm thực quản với các triệu chứng như đau, khó chịu và rối loạn tiêu hóa.
Điều trị viêm thực quản kịp thời là điều cần thiết để ngăn ngừa xuất hiện các biến chứng nặng hơn.
3. Viêm thực quản tái phát
Viêm thực quản nếu không được điều trị triệt để và phòng ngừa tốt sẽ liên tục tái phát. Lúc này, người bệnh cần thăm khám bác sĩ để được tư vấn các phương pháp điều trị chuyên sâu hơn.
4. Viêm đại tràng
Trong một số trường hợp, axit dạ dày trào ngược có thể vượt ra ngoài khu vực thực quản, làm tổn thương và hỏng lớp niêm mạc đại tràng và dẫn đến viêm đại tràng.
Viêm đại tràng không chỉ khiến người bệnh khó chịu mà còn làm thay đổi thói quen đại tiện của người bệnh kèm theo nhiều triệu chứng tiêu hóa khác.
5. Viêm dạ dày
Dòng chảy axit dạ dày liên tục ngược về thực quản có thể dẫn đến viêm dạ dày và viêm niêm mạc dạ dày. Khi dạ dày bị viêm, người bệnh có thể bị buồn nôn, đau bụng và rối loạn tiêu hóa.
6. Suy thận
Trong một số trường hợp ít gặp, trào ngược axit dạ dày có thể tác động tiêu cực đến chức năng thận, nhất là ở những người có tiền bệnh thận hoặc đang dùng thuốc điều trị bệnh thận.
7. Viêm loét thực quản
Viêm loét thực quản là biến chứng thường gặp nhất ở bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản.
Nguyên nhân là do dịch acid dạ dày dư thừa tiết ra làm tổn thương niêm mạc, lâu dần tạo thành các ổ viêm loét gây chảy máu, buồn nôn, chán ăn…
8. Hẹp thực quản
Thực quản thường xuyên tiếp xúc với acid dạ dày trong thời gian dài sẽ bị sưng viêm, phù nề, thậm chí lớp niêm mạc còn bị ăn mòn. Hậu quả là hình thành các mô sẹo khiến thực quản bị thu hẹp khiến người bệnh khó ăn, khó nuốt, nôn trớ…
9. Thủng thực quản
Niêm mạc thực quản bị sưng viêm và loét nếu phải tiếp xúc với acid liên tục sẽ gây các tổn thương sâu dẫn đến thủng thực quản. Thủng thực quản không chỉ gây đau mà còn khiến người bệnh sốt cao, nôn mửa, tắc ruột, nặng hơn là suy hô hấp.
10. Barrett thực quản
Biến chứng Barrett thực quản hiếm gặp nhưng lại rất nghiêm trọng. Barrett thực quản xảy ra khi niêm mạc thực quản tiếp xúc lâu dài với axit dạ dày và theo thời gian sẽ làm nguy cơ phát triển ung thư thực quản.
11. Biến chứng hô hấp
Trào ngược dạ dày đau bụng kéo dài còn dẫn đến các biến chứng đường hô hấp như viêm thanh quản, ho mãn tính, hen phế quản, viêm họng,…
IV. Trào ngược dạ dày đau bụng khi nào cần thăm khám ngay?
Trào ngược dạ dày đau bụng kéo dài tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, người bệnh nên đi thăm khám để được bác sĩ điều trị kịp thời nếu có các triệu chứng sau:
- Đau bụng dữ đội và liên tục, không có dấu hiệu thuyên giảm.
- Kèm các triệu chứng như ói mửa, nôn ra máu, sốt cao.
- Xuất hiện các biến chứng như viêm loét thực quản, xuất huyết dạ dày.
V. Phương pháp chẩn đoán trào ngược dạ dày đau bụng
Trường hợp trào ngược dạ dày đau bụng xuất hiện liên tục và lâu ngày không khỏi, người bệnh nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa Tiêu hóa để được làm các xét nghiệm cần thiết như chụp X quang thực quản, nội soi dạ dày thực quản, đo áp lực thực quản và kiểm tra PH thực quản nhằm chẩn đoán và can thiệp điều trị kịp thời.
1. Chụp X quang thực quản
Có hai phương pháp chụp X – quang thực quản phổ biến hiện nay là nội soi huỳnh quang và barium thực quản. Trong đó, đa phần người bệnh được chỉ định thực hiện chụp X – quang barium thực quản vì phương pháp này an toàn, có độ chính xác cao và thời gian thực hiện nhanh chóng chỉ mất khoảng 10 – 15 phút.
Chẩn đoán trào ngược dạ dày thông qua X-quang có chất cản quang có thể gây ra cảm giác đầy hơi và đau dạ dày nhẹ. Tuy nhiên, đây là triệu chứng thường gặp và thường sẽ tự khỏi trong vài giờ. Vì vậy, nếu bệnh nhân thấy khó chịu kéo dài hơn 24 giờ nên thông báo ngay cho bác sĩ điều trị.
2. Nội soi dạ dày thực quản
Nội soi dạ dày thực quản là phương pháp đưa một ống soi mềm có gắn camera nhỏ ở đầu vào dạ dày thực quản để thăm khám, chẩn đoán được mức độ bệnh và đưa ra phương pháp điều trị thích hợp thông qua hình ảnh thu được.
Nội soi dạ dày thực quản ngoài việc phát hiện các vết thương rất nhỏ, giúp lấy mẫu xét nghiệm vi khuẩn HP và chẩn đoán ung thư thực quản, dạ dày. Có 2 cách nội soi dạ dày thực quản gồm:
- Nội soi không gây mê: Vì không được gây mê nên bệnh nhân khi thực hiện bị đau đớn khi ống soi được đưa vào và cảm giác khó chịu, buồn nôn khi rút ống ra.
- Nội soi gây mê: Phương pháp này sử dụng thuốc mê giúp bệnh nhân không bị đau đớn và khó chịu trong suốt quá trình nội soi.
3. Kiểm tra pH thực quản
Xét nghiệm này được thực hiện để đo hàm lượng axit bên trong thực quản của người bệnh trong 24 giờ thông qua một máy thu không dây nhỏ. Bác sĩ sẽ đặt thiết bị thu vào thực quản của bệnh nhân trong quá trình nội soi.
Căn cứ vào hình ảnh thu được, bác sĩ có thể kiểm tra bệnh nhân có các triệu chứng trào ngược dạ dày như ho mãn tính, đau tức ngực, hen suyễn, viêm thanh quản… để xác nhận thông tin về tần suất, thời gian và sự liên quan của triệu chứng đến trào ngược dạ dày đau bụng.
Lưu ý: Trong quá trình kiểm tra nồng độ pH thực quản dạ dày, bệnh nhân cũng cần ghi lại nhật ký ăn uống để hỗ trợ bác sĩ phân tích và có chẩn đoán tốt nhất về tình trạng bệnh.
4. Đo áp lực thực quản
Mục đích của xét nghiệm này là đo hoạt động của cơ trong thực quản thông qua cảm biến áp suất được gắn trong ống thông mũi dạ dày.
Kết quả đo áp lực thực quản có thể giúp bác sĩ xác nhận xem LES hoặc các cơ khác có hoạt động không bình thường hay không.
VI. Cách điều trị trào ngược dạ dày đau bụng
Tùy theo nguyên nhân và tình trạng bệnh mà bác sĩ có thể chỉ định 1 trong các cách điều trị trào ngược dạ dày đau bụng dưới đây:
1. Điều trị không dùng thuốc
Chế độ sinh hoạt và ăn uống ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng trào ngược dạ dày đau bụng. Dưới đây là một số hướng dẫn giúp khắc phục tình trạng này hiệu quả tại nhà:
- Nên ăn 5-6 bữa nhỏ/ngày để giảm áp lực cho dạ dày.
- Hình thành thói quen ăn chậm, nhai kỹ để tránh chướng bụng, đau bụng và đầy hơi khó chịu.
- Loại bỏ các thực phẩm có khả năng kích thích tăng tiết acid dạ dày như chanh, cam, bưởi; đồ chiên rán; rượu bia, thuốc lá, nước ngọt…
- Tăng cường ăn thực phẩm giàu chất xơ để trung hòa dịch vị acid dạ dày, ví dụ như rau xanh, củ quả, hạt dinh dưỡng, bánh mì…
- Không nên đi nằm, đi tắm hoặc đi ngủ ngay sau khi ăn no vì sẽ gây cản trở đến hoạt động tiêu hóa, thức ăn không được tiêu hóa hết gây trào ngược acid dạ dày.
- Nên sử dụng gối kê cao đầu khi nằm để tránh acid dạ dày trào ngược lên thực quản. Đồng thời nên nằm nghiêng về bên trái, không nên nằm nghiêng về bên phải.
- Giải tỏa căng thẳng, dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn để tăng cường chức năng cho dạ dày và hệ tiêu hóa.
Bên cạnh đó, người bị trào ngược dạ dày đau bụng cũng có thể tham khảo và áp dụng một số mẹo giảm đau do trào ngược tại nhà hiệu quả dưới đây:
- Trà gừng: Gừng có tính ấm nên khi uống sẽ giúp xoa dịu cảm giác đau bụng và đau thượng vị do trào ngược. Người bệnh hãy cho vài lát gừng vào đun sôi cùng 300ml nước rồi uống khi còn ấm. Nên uống trước các bữa ăn trong ngày.
- Mật ong: Mật ong chứa nhiều chất chống oxy hóa, khoáng chất và vitamin giúp cân bằng độ pH dịch vị dạ dày. Vì vậy uống mật ong cũng giúp cải thiện triệu chứng đau bụng, khó tiêu, buồn nôn, đầy bụng do trào ngược axit. Người bệnh có thể pha 1 thìa cà phê với 200ml nước ấm và uống trực tiếp.
- Dùng nghệ: Hàm lượng cucurmin trong nghệ có khả năng trung hòa acid dư thừa, thúc đẩy phục hồi tổn thương niêm mạc và giảm viêm loét dạ dày. Từ đó, giảm triệu chứng đau bụng, khó tiêu. Bệnh nhân trào ngược dạ dày có thể pha 1/2 thìa cà phê tinh bột nghệ với 1 thìa cà phê mật ong cùng 100ml nước ấm và uống.
- Baking soda: Không chỉ có tác dụng sát khuẩn và chống viêm dạ dày, baking soda còn có khả năng trung hòa acid trong dạ dày, giảm cảm giác đau bụng, nóng rát khó chịu do trào ngược. Người bệnh có thể pha 1 thìa baking soda với 200ml rồi uống. Nên uống từ 2 – 3 ly/ngày để cải thiện tình trạng.
2. Điều trị bằng thuốc
Trường hợp đã áp dụng các biện pháp trên nhưng tình trạng không cải thiện, người bệnh nên sử dụng thuốc theo tư vấn của bác sĩ. Các loại thuốc dùng trong điều trị trào ngược dạ dày đau bụng hiện nay gồm:
- Thuốc trung hòa acid: Các thuốc trung hòa acid thường dùng là thuốc có chứa các muối nhôm (carbonat, hydroxyd, phosphate) và các muối magnesi (carbonat, hydroxyd, trisilicate) như Maalox, Gastropulgite, Alusi…
- Thuốc Alginat: Công dụng ngăn dịch trào ngược.
- Thuốc đối kháng thụ thể histamin (thuốc chẹn H2): Làm giảm axit dạ dày, thuốc thường dùng là Ranitidine, Zantac, Tagamet.
- Thuốc ức chế bơm proton (PPI): Là thuốc ức chế axit mạnh hơn và cũng thúc đẩy quá trình lành vết thương. Thuốc thường dùng là Omeprazole, Pantoprazole, Esomeprazole, Rabeprazole, Lansoprazole, Dexlansoprazole.
- Thuốc giãn cơ: Tác dụng giảm cơ thắt cơ, thuốc thường dùng là Baclofen…
- Thuốc trợ vận động (Prokinetics): Giúp tăng đào thải acid trong thực quản, làm rỗng dạ dày và tăng nhu động của cơ thực quản. Thuốc thường dùng là Metoclopramide, Domperidone, Baclofen.
- Thuốc chống trầm cảm: Giúp bệnh nhân giảm lo âu, căng thẳng, stress. Các thuốc thường được sử dụng như: Imipramine, Nortriptyline, Trazodone, Sertraline…
3. Điều trị phẫu thuật
Nếu điều trị bằng thuốc không có hiệu quả, bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa có thể chỉ định phẫu thuật để điều trị dứt điểm. Hai phương pháp phẫu thuật thường được cân nhắc gồm:
- Phẫu thuật Nissen: Đây là thủ thuật thắt chặt cơ và ngăn ngừa trào ngược. Mục đích của phẫu thuật Nissen là thắt chặt và củng cố cơ vòng thực quản dưới. Người bệnh có thể chọn phẫu thuật nội soi hoặc mổ mở.
- Phẫu thuật Linx: Cấy ghép một vòng các hạt titan nhỏ chứa từ tín, quấn quanh ngã ba của dạ dày – thực quản để ngăn trào ngược từ dạ dày. Tác dụng của các hạt nam châm là cung cấp thêm lực để giữ cho cơ vòng thực quản đang yếu có thể đóng lại sau khi nuốt thức ăn. Tuy nhiên, thức ăn vẫn có thể đi qua bình thường. Ưu điểm của phẫu thuật Linx là ít xâm lấn nên thời gian hồi phục thường ngắn. Bệnh nhân cũng ít bị đau khi thực hiện phương pháp này.
Các bác sĩ cho biết, thời điểm tốt nhất để điều trị bệnh trào ngược dạ dày là ngay khi phát hiện các triệu chứng khó chịu ban đầu như ợ chua, ợ hơi, đầy bụng, khó tiêu….
Điều trị càng sớm theo phác đồ bài bản và khoa học thì hiệu quả điều trị càng cao. Ngược lại, nếu điều trị muộn, cơ vòng thực quản có thể tổn thương quá mức và mất khả năng đàn hồi buộc phải can thiệp ngoại khoa.
Trong quá trình điều trị trào ngược dạ dày đau bụng, để đảm bảo hiệu quả và an toàn người bệnh cần thực hiện những lưu ý sau:
- Tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, loại thuốc sử dụng và thời gian uống thuốc.
- Tuyệt đối không tự ý dùng bất kỳ loại thuốc điều trị nào khi chưa hỏi ý kiến và được sự đồng ý từ bác sĩ chuyên khoa.
- Cần đặc biệt chú ý khi điều trị hạ sốt tại nhà cho người cao tuổi, trẻ nhỏ, những người bị suy giảm hệ thống miễn dịch.
- Uống nhiều nước lọc, nước hoa quả, nước rau củ hoặc nước bù điện giải để tránh cơ thể bị mất nước.
- Không nên sử dụng những thực phẩm gây kích thích tăng tiết axit trong dạ dày như đồ uống có ga, rượu, bia, thức ăn cay nóng, đồ chua, đồ ăn dầu mỡ, các sản phẩm từ sữa….
- Trong sinh hoạt hàng ngày nên thư giãn và nghỉ ngơi điều độ, tránh tâm lý căng thẳng stress.
VII. Cách phòng ngừa trào ngược dạ dày đau bụng
Để kiểm soát và phòng ngừa tình trạng trào ngược dạ dày đau bụng, bạn nên thực hiện một số biện pháp sau:
1. Không ăn quá nhiều, quá no
Tránh ăn quá nhiều, nên chọn những bữa ăn nhỏ thay vì những bữa ăn nặng. Thói quen này giúp giảm áp lực cho dạ dày và giảm nguy cơ trào ngược.
Một số nghiên cứu cho thấy, ăn quá no trong 1 bữa khiến dạ dày bị giãn ra và gây áp lực lên cơ thắt thực quản dưới. Các bữa ăn nhỏ giúp dạ dày tiêu hóa thức ăn nhanh hơn, hạn chế tối đa nguy cơ kích thích dạ dày sản sinh ra nhiều axit.
2. Lựa chọn thực phẩm thông minh
Nên cắt giảm những thực phẩm có khả năng gây tăng tiết acid và trào ngược. Ví dụ như đồ uống có ga, thức ăn béo, cà phê, rượu, bia, thức ăn nhanh, đồ ăn nhiều axit, nhiều đường…
Thay vào đó, hãy ăn theo chế độ ăn giàu chất xơ, hoa quả tươi, rau xanh; thực phẩm ít đường và ít chất béo.
3. Tránh nằm sau khi ăn
Tránh nằm ngay sau bữa ăn. Điều này giúp dạ dày của bạn có đủ thời gian để tiêu hóa thức ăn đúng cách và giảm khả năng trào ngược axit.
4. Ăn chậm, nhai kỹ
Ăn chậm và nhai kỹ thức ăn trước khi nuốt không chỉ hỗ trợ hoạt động của tiêu hóa suôn sẻ hơn mà còn giúp ngăn nuốt không khí dư thừa gây khó chịu và đầy hơi.
5. Tránh căng thẳng
Nhiều nghiên cứu cho thấy, trạng thái tâm lý căng thẳng, stress có thể “tàn phá” hệ thống tiêu hóa. Do vậy, hãy sắp xếp thời gian khoa học để được nghỉ ngơi đầy đủ và thư giãn nhiều hơn.
Bên cạnh đó, nên tham gia vào các hoạt động giảm căng thẳng như tập yoga, tập hít thở sâu, đi xem phim, du lịch hoặc bất kỳ sở thích nào khác.
6. Nằm nghiêng về bên trái, nâng cao đầu
Tư thế ngủ nghiêng về bên trái giúp dạ dày ở vị trí thấp hơn thực quản. Không nên nằm ở tư thế nghiêng về bên phải vì sẽ khiến thực quản thấp hơn dạ dày dễ gây trào ngược.
Đồng thời, nên gối cao đầu hơn hoặc nâng cao đầu giường sao cho nâng cao phần cơ thể từ thắt lưng trở lên.
7. Ăn tối sớm hơn
Để ngăn axit dạ dày trào ngược lên thực quản, bạn nên ăn tối trước 8 giờ hoặc cách giờ đi ngủ tối thiểu 2-3 tiếng để đảm bảo thức ăn đã được tiêu hóa hết.
8. Giảm cân
Nếu đang bị thừa cân hoặc béo phì, việc giảm cân là cần thiết để giảm áp lực lên dạ dày và hệ tiêu hóa.
Bệnh trào ngược dạ dày kéo dài với các triệu chứng như đau bụng, ợ hơi, ợ chua, đau tức ngực, buồn nôn… ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng cuộc sống. Do đó, người bệnh nên chú ý đến chế độ ăn uống và sinh hoạt đồng thời kết hợp sử dụng thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel.
Thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel với thành phần chính là Almagate có khả năng trung hòa acid dạ dày dư thừa nhanh chóng nên giúp giảm các cơn trào ngược thực quản dạ dày. Chỉ sau 5-10 phút uống thuốc, các triệu chứng của bệnh trào ngược như ợ hơi, ợ chua, nóng, rát, buồn nôn, đau tức ngực sẽ thuyên giảm.
Ngoài ra, thuốc dạ dày Yumangel còn có tác dụng cải thiện một số triệu chứng bệnh như: loét tá tràng, loét dạ dày, viêm dạ dày; các chứng bệnh do tăng tiết acid gồm ợ nóng, ợ hơi, buồn nôn, nôn, đau dạ dày…
Thuốc Yumangel có vị dễ uống, được thiết kế dạng gói, uống ngay không cần pha với nước nên thuận tiện với những người bận rộn.
Tóm lại, trào ngược dạ dày có đau bụng không, câu trả lời là CÓ. Tình trạng này nếu ở mức độ nhẹ người bệnh có thể tự khắc phục tại nhà. Tuy nhiên, nếu trào ngược dạ dày đau bụng kéo dài không thuyên giảm hoặc có dấu hiệu trở nặng, hãy đến gặp ngay bác sĩ để được điều trị kịp thời và đúng cách.
Để được tư vấn kỹ hơn về cách điều trị các bệnh lý liên quan đến dạ dày, bạn đừng quên bình luận bên dưới hoặc gọi đến hotline miễn cước 1800.1125 gặp dược sĩ của thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel nhé.
Lưu ý:
Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.
Bùi Thị Hoa - Tốt nghiệp Khoa Báo chí - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội niên khóa 2003 - 2007. Cô có 17 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới sức khỏe, làm đẹp,...