Top 29 thuốc Tây trị trào ngược dạ dày thực quản hiệu quả

Tùy thuộc vào tình trạng bệnh bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị và sử dụng thuốc Tây trị trào ngược dạ dày thực quản phù hợp cho từng bệnh nhân. Dưới đây là tổng hợp 29 loại thuốc Tây phổ biến và hiệu quả dùng trong điều trị trào ngược dạ dày thực quản. 

Trào ngược dạ dày còn có nhiều tên gọi khác như trào ngược axit, trào ngược dạ dày thực quản hay trào ngược thực quản. Các thuật ngữ này đều dùng để chỉ tình trạng dịch vị axit từ dạ dày trào ngược lên thực quản.

Trào ngược dạ dày là một bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa khá phổ biến. Không chỉ khiến người bệnh khó chịu, bệnh còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Do đó, bệnh nhân nên sử dụng thuốc chữa trào ngược dạ dày thực quản để kiểm soát tình trạng bệnh.

Vậy trào ngược dạ dày uống thuốc gì? Căn cứ vào tình trạng bệnh của từng bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị và dùng thuốc điều trị trào ngược dạ dày thực quản phù hợp. Trong đó, các loại thuốc dưới đây là phổ biến nhất bởi tính an toàn và hiệu quả cao.

Dưới đây là danh sách chi tiết 8 nhóm thuốc tây trị trào ngược dạ dày thực quản được chúng tôi nghiên cứu và tổng hợp từ các bác sĩ đầu ngành dưới đây:

STT Nhóm thuốc uống trào ngược dạ dày thực quản Loại thuốc thường dùng
1 Nhóm thuốc ức chế Proton (PPI)
  • Esomeprazole
  • Lansoprazole
  • Omeprazole
  • Rabeprazole
  • Pantoprazole
2 Nhóm thuốc trung hòa Acid
  • Maalox
  • Gastropulgite
  • Alusi
3 Nhóm thuốc kháng thụ thể Histamin H2
  • Cimetidine
  • Famotidine
  • Nizatidine
  • Ranitidine
  • Zantac
  • Tagamet
4 Nhóm thuốc điều hòa nhu động ruột
  • Metoclopramid
  • Sulpirid 
  • Domperidon
5 Nhóm thuốc tạo màng bọc
  • Silicate Al
  • Sucralfate
  • Prostaglandin
6 Nhóm thuốc kháng sinh 
  • Amoxicillin
  • Clarithromycin
  • Tetracyclin
  • Metronidazole
7 Nhóm thuốc chống trầm cảm
  • Imipramine
  • Nortriptyline
  • Trazodone
  • Sertraline
8 Nhóm thuốc trào ngược dạ dày dạng không cần kê đơn
  • Yumangel

I. Thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel

Bệnh nhân trào ngược dạ dày nhẹ và không quá nghiêm trọng có thể điều trị tại nhà. Ngoài cách thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt thì có thể kết hợp dùng thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel.

Hoạt chất Almagate trong thuốc Yumangel có tác dụng trung hòa acid dạ dày nhanh chóng mà không làm tăng thể tích tiết dịch trong dạ dày. Mặt khác, Yumangel dạng hỗn dịch còn tạo ra lớp màng như lớp nhầy trên niêm mạc giúp bao bọc tế bào niêm mạc dạ dày, làm giảm tổn thương bởi acid dịch vị hay các gốc tự do. 

Uống thuốc trào ngược dạ dày Yumangel  giúp làm giảm nhanh các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày như ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, đau vùng thượng vị…  chỉ sau 5-10 phút sử dụng. 

Yumangel có vị bạc hà thơm nhẹ, thiết kế dạng gói nhỏ rất thuận tiện cho việc mang đi. Đặc biệt, chỉ cần xé là có thể uống ngay mà không cần phải pha với nước nên không mất nhiều thời gian chuẩn bị.

Thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel

II. Nhóm thuốc ức chế Proton (PPI)

Công dụng của nhóm thuốc ức chế Proton PPI là ngăn tiết acid dạ dày cho hiệu quả mạnh nhất và được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Thuốc dùng trong điều trị trào ngược dạ dày thực quản ở mức trung bình, nặng và có biến chứng.

Cơ chế hoạt động của thuốc là ức chế sự hoạt động của enzym H+ K+ ATPase, từ đó ức chế bài tiết acid dịch vị. Thời gian điều trị bằng thuốc thường kéo dài từ 4 đến 8 tuần, hoặc có thể đến 12 tuần.

Các loại thuốc ức chế bơm Proton (PPI) được dùng phổ biến hiện nay trong điều trị trào ngược dạ dày thực quản gồm:

1. Viên uống trào ngược dạ dày Esomeprazole

Esomeprazole là thuốc dùng để điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản; phòng và điều trị loét dạ dày tá tràng do dùng thuốc chống viêm không steroid hoặc do Helicobacter pylori, điều trị hội chứng Zollinger–Ellison.

  • Thành phần: Esomeprazol 40 mg.
  • Cơ chế hoạt động: Thuốc Esomeprazole hoạt động bằng cách giảm lượng acid do dạ dày tạo ra. Từ đó làm giảm các triệu chứng như khó nuốt, ợ nóng và ho kéo dài. 
  • Dạng bào chế: Viên nang cứng chứa vi hạt bao tan trong ruột. 
  • Liều dùng: Điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản nặng có viêm thực quản: 20 – 40 mg x 1 lần/ngày trong 4-8 tuần, có thể uống thêm 4-8 tuần nữa nếu vẫn còn triệu chứng hoặc biểu hiện của viêm qua nội soi. Điều trị duy trì sau khi đã khỏi viêm thực quản: 20 mg x1 lần/ngày, có thể kéo dài tới 6 tháng. Điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản có triệu chứng nhưng không bị viêm thực quản: 20 mg x 1 lần/ngày trong 4 tuần, có thể uống thêm 4 tuần nữa nếu các triệu chứng chưa khỏi hoàn toàn.
  • Cách dùng: uống trước bữa ăn ít nhất 1 tiếng. Phải nuốt cả viên thuốc, không được nghiền nhỏ hoặc nhai vi hạt.
  • Tác dụng phụ: Thường gặp là đau đầu, chóng mặt, ban ngoài da, buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy, táo bón, đầy hơi, khô miệng.
  • Giá bán tham khảo: Khoảng 60.000 VNĐ/hộp (2 vỉ x 10 viên).

Thuốc  Esomeprazole

2. Lansoprazole

Thuốc Lansoprazole thường được chỉ định để điều trị một số vấn đề về dạ dày và thực quản, chẳng hạn như trào ngược dạ dày thực quản, loét dạ dày. 

  • Thành phần: Hoạt chất Lansoprazole 30 mg.
  • Cơ chế hoạt động: Lansoprazole hoạt động bằng cách giảm lượng axit trong dạ dày. Từ đó làm giảm các triệu chứng như ợ chua, khó nuốt và ho dai dẳng. Thuốc còn giúp chữa lành tổn thương do axit trong dạ dày và thực quản, giúp ngăn ngừa loét và ung thư thực quản.
  • Dạng bào chế: Viên uống. 
  • Liều dùng: Uống 1 viên/lần/ngày, trong 4 tuần, nếu cần thiết có thể dùng tiếp trong 4 tuần nữa.
  • Cách dùng: Uống trước khi ăn, không cắn vỡ hay nhai viên nang.
  • Tác dụng phụ: Các phản ứng không mong muốn thường gặp nhất với Lansoprazole là ở đường tiêu hoa như tiêu chảy, đau bụng, ngoài ra một số người bệnh có đau đầu, chóng mặt.
  • Giá bán tham khảo: 45.000 VNĐ/hộp (3 vỉ x 10 viên).

Thuốc Lansoprazole

3. Omeprazole

Omeprazole hoạt động bằng cách làm giảm tiết axit trong dạ dày, từ đó giảm các triệu chứng như ợ chua, khó nuốt và ho dai dẳng do trào ngược acid, loét dạ dày – thực quản. Mặt khác, thuốc còn có tác dụng chữa lành các tổn thương do axit dạ dày gây ra và ngăn ngừa vết loét.

  • Thành phần: Omeprazol 20 mg. 
  • Dạng bào chế: Viên nang. 
  • Liều dùng: Liều thường dùng là 20 – 40 mg (1 – 2 viên) x 1 lần/ngày trong 4 đến 8 tuần. Sau đó có thể điều trị duy trì với liều 20mg mỗi ngày 1 lần.
  • Cách dùng: Uống thuốc 30 phút trước bữa ăn sáng.
  • Tác dụng phụ: Thường gặp: nhức đầu, buổn ngủ, chóng mặt, nôn, buồn nôn, táo bón, chướng bụng. Ít gặp hơn là mất ngủ, mệt mỏi, rối loạn cảm giác, ngứa, nổi mề đay, tăng tạm thời men gan transaminase.
  • Giá bán tham khảo: 21.000 VNĐ/hộp (3 vỉ x 10 viên). 

Thuốc Omeprazole

4. Rabeprazole

  • Thành phần: Rabeprazol 20mg. 
  • Cơ chế hoạt động: Rabeprazol ngăn chặn tiết acid dạ dày bằng cách ức chế bơm H +/K +/ ATPase ở bề mặt tiết của tế bào thành dạ dày, ngăn tiết acid dạ dày.
  • Dạng bào chế: Viên nén. 
  • Liều dùng: Uống 1 viên thuốc Rabeprazol 20/lần/ngày, sử dụng trong vòng 4 – 8 tuần. Trong điều trị dài hạn, có thể sử dụng liều duy trì 10mg hay 20mg/lần mỗi ngày tùy theo đáp ứng của bệnh nhân.
  • Cách dùng: Uống thuốc vào buổi sáng trước khi ăn. Không được nhai, nghiền hay bẻ viên thuốc.
  • Tác dụng phụ: Tác dụng phụ thường gặp gồm: nhức đầu, chóng mặt, nổi ban da, ngứa ngáy, chóng mặt, mệt mỏi, táo bón, buồn nôn/nôn, đầy hơi, đau bụng, đau khớp, đau cơ, nổi mề đay, khô miệng…

Thuốc Rabeprazole

5. Pantoprazole

Pantoprazol là một thuốc ức chế bơm proton ( enzym H+/K+ – ATPase ) có trên bề mặt tế bào thành dạ dày, ngăn cản sự bài tiết acid vào lòng dạ dày. 

  • Thành phần: Pantoprazol 40mg
  • Dạng bào chế: Viên nén. 
  • Liều dùng: Liều thường dùng từ 20 – 40mg x 1 lần/ngày trong 4 tuần, có thể kéo dài đến 8 tuần khi cần thiết. Điều trị tiếp tục với liều 20 – 40mg mỗi ngày. Đối với những trường hợp tái phát nên điều trị với liều 20mg mỗi ngày.
  • Cách dùng: Uống nguyên viên thuốc, không được bẻ, nhai hoặc làm vỡ viên uống trào ngược dạ dày. Nên uống thuốc trước ăn khoảng 30 – 60 phút.
  • Tác dụng phụ: Tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng Pantoprazole gồm: toàn thân (mệt, chóng mặt, đau đầu); da (mày đay, ban da); tiêu hóa (khô miệng, buồn nôn, nôn, đầy hơi, đau bụng, táo bón, tiêu chảy; cơ khớp (đau cơ, đau khớp). Ngoài ra, một số tác dụng phụ ít gặp có thể có như suy nhược, choáng váng, mất ngủ, ngứa da, tăng men gan.
  • Giá bán tham khảo: 68.000 VNĐ/hộp (2 vỉ x 10 viên). 

Thuốc Pantoprazole

III. Nhóm thuốc trung hòa Acid

Công dụng của nhóm thuốc trào ngược dạ dày này là làm giảm tính axit bằng cách trung hòa axit, làm giảm nồng độ axit trong dạ dày và giảm lượng axit trào ngược lên thực quản. Thuốc có tác dụng nhanh nên giúp giảm ngay các triệu chứng của trào ngược dạ dày thực quản.

Lưu ý: Không khuyến khích sử dụng thuốc trong thời gian dài. Nếu đang dùng thuốc kháng axit, nên tránh dùng chúng cùng lúc với thuốc khác vì có thể gây tương tác bất lợi.

Các thuốc thường dùng gồm: thuốc có chứa các muối nhôm (carbonat, hydroxyd, phosphate); các muối magnesi (carbonat, hydroxyd, trisilicate) như Maalox, Gastropulgite, Alusi…

1. Maalox

Maalox là thuốc trung hòa acid dạ dày nhờ thành phần muối nhôm và magie. Thuốc có tác dụng điều trị triệu chứng rối loạn do tăng acid dạ dày-tá tràng trong các chứng: khó tiêu, viêm dạ dày, thoát vị hoành, loét dạ dày tá tràng.

  • Thành phần: 400mg nhôm hydroxyd gel khô, 400mg magnesium hydroxide. 
  • Dạng bào chế: Viên nén nhai. 
  • Liều dùng và cách dùng: Người lớn (> 15 tuổi): nhai 1 đến 2 viên sau bữa ăn hoặc khi có cơn đau (hay khó chịu). Tối đa 6 lần mỗi ngày. Không dùng quá 12 viên/ngày. Nhai kỹ viên thuốc càng lâu càng tốt.
  • Tác dụng phụ: Rối loạn nhu động ruột (tiêu chảy hoặc táo bón); mất phosphor sau khi dùng thuốc dài ngày hoặc dùng liều cao, vì thuốc có chứa nhôm. Thiếu hụt phosphor có thể gây ảnh hưởng tới xương.
  • Giá bán tham khảo: 44.000 VNĐ/hộp. 

Thuốc Maalox

2. Gastropulgite

Thuốc Gastropulgite là một loại thuốc ở dạng hỗn dịch với thành phần chính là Attapulgite kết hợp với nhôm hoạt tính. Thuốc nằm trong nhóm thuốc kháng acid, vì vậy có khả năng chống trào ngược và loét dạ dày. 

  • Thành phần: Attapulgite mormoiron hoạt hoá 2.5g, Gel nhôm hydroxyd và magnesi carbonat sấy khô 0.5g. 
  • Dạng bào chế: Hỗn hợp dịch uống. 
  • Cách dùng và Liều dùng: Người lớn hòa 1 gói với nửa ly nước, uống khi có cơn đau hoặc sau bữa ăn trong trường hợp trào ngược dạ dày thực quản. Thông thường khuyến cáo không dùng quá 6 gói một ngày.
  • Tác dụng phụ: Do sự có mặt của nhôm, nên khi dùng lâu dài hoặc với liều cao sẽ gây giảm phospho.
  • Giá bán tham khảo: Dao động từ 120.000- 130.000 VNĐ/hộp.

Thuốc Gastropulgite

3. Alusi

Thuốc Alusi được dùng trong điều trị bệnh về đường tiêu hóa như: tình trạng tăng tiết acid dịch vị gây ợ chua, nóng rát vùng thượng vị, đầy bụng khó tiêu; điều trị viêm loét dạ dày tá tràng…

  • Thành phần: Magnesium trisilicate 2,5g và nhôm hydroxyd khô 1,25g.
  • Công dụng: Thành phần Magnesi trisilicat của thuốc tan trong acid dịch vị dạ dày, giải phóng các anion trung hòa với acid trong dạ dày nên làm tăng pH. Thuốc làm giảm độ acid trong thực quản và giảm hoạt động của enzym pepsin. Nhôm hydroxyd có tính kiềm giúp trung hòa acid dịch vị, làm tăng pH dạ dày. Khi pH tăng sẽ ức chế tác dụng của enzyme pepsin nên có tác dụng trong điều trị viêm loét dạ dày tá tràng.
  • Dạng bào chế: Thuốc bột.
  • Liều dùng: 1/2 gói/lần x 2 lần/ngày hoặc dùng theo chỉ định của bác sĩ. 
  • Cách dùng: Uống vào giữa các bữa ăn, hoặc sau ăn 30 phút – 2 giờ, tối trước khi đi ngủ hoặc khi có triệu chứng.
  • Tác dụng phụ: Thường gặp là táo bón, phân rắn, phân trắng, chát miệng, cứng bụng, buồn nôn, nôn. Ít gặp hơn là giảm phosphat máu, magnesi máu.
  • Giá bán tham khảo: 100.000 VNĐ/hộp 25 gói x 5g.

Thuốc Alusi

IV. Nhóm thuốc kháng thụ thể Histamin H2

Thuốc kháng thụ thể Histamin H2 có tác dụng tranh chấp với thụ thể H2 tại tế bào thành, giảm tiết acid dịch vị trong dạ dày. Từ đó giúp hạn chế tình trạng viêm loét thực quản. Tính từ một khía cạnh khác thuốc kháng thụ thể Histamin H2 là một dạng thuốc chống trào ngược dạ dày thực quản.

Một số tên gọi khác của nhóm thuốc kháng thụ thể Histamin H2 là thuốc chẹn H2, thuốc chẹn thụ thể H2, chất đối kháng thụ thể H2. Các loại thuốc thường chẹn H2 thường dùng gồm Cimetidine, famotidine, nizatidine, Ranitidine, Zantac, Tagamet…

1. Cimetidine

Cimetidine là thuốc kháng acid có tác dụng chống trào ngược và chống loét. Loại thuốc này hiện được sử dụng rộng rãi trong các bệnh lý về dạ dày – ruột.

  • Thành phần: Cimetidine (Cimetidin).
  • Dạng bào chế: Viên nén hoặc viên nén bao phim: 200 mg, 400 mg, 800 mg. Thuốc uống: 200 mg/5 ml, 300 mg/5 ml. Thuốc tiêm: Cimetidine hydrochloride 100 mg/ml, 150 mg/ml, 100 mg/ml (ống 2 ml), 150 mg/ml (ống 2 ml). Dịch truyền: 6 mg cimetidine/ml (300, 900 hoặc 1 200 mg) trong natri clorid 0,9%.
  • Liều dùng: Liều 400mg x4 lần/ ngày hoặc 800mg x 2 lần/ ngày x 4-8 tuần.
  • Cách dùng: Có thể sử dụng thuốc Cimetidine theo đường uống hoặc tiêm. Tổng liều ≤ 2,4g/ngày dù dùng theo bất kì đường nào. Giảm liều ở người suy thận và có thể giảm liều ở người suy gan.
  • Tác dụng phụ: Khi sử dụng Cimetidin có thể gặp những tác dụng không mong muốn sau: rối loạn tiêu hóa , tiêu chảy, đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, mệt mỏi, ngủ gà, nổi ban trên da, chứng to vú ở đàn ông…

Thuốc Cimetidine

2. Famotidin

Thuốc Famotidin làm giảm khả năng tiết cả số lượng và nồng độ HCl của dịch vị. Thuốc được chỉ định điều trị trong những bệnh lý: loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản và các bệnh lý tăng tiết ở đường tiêu hóa như hội chứng Zollinger – Ellison, đa u tuyến nội tiết. 

  • Thành phần: Famotidin và các tá dược khác.
  • Dạng bào chế: Viên nén bao phim. 
  • Liều dùng: Liều dùng theo đường uống cho người lớn là 20 mg x 2 lần/ngày, kéo dài 6 tuần. 
  • Cách dùng: Thuốc Famotidin thường được dùng đường uống. Tuy nhiên, vẫn có thể dùng thuốc theo đường tiêm tĩnh mạch chậm hoặc truyền tĩnh mạch chậm ở những người quá tăng tiết acid hoặc loét tá tràng dai dẳng hoặc người không có khả năng nuốt.
  • Tác dụng phụ: Những tác dụng không mong muốn của thuốc Famotidin thường gặp trên lâm sàng như: nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, rối loạn tiêu hóa: táo bón dài ngày, tiêu chảy.
  • Giá bán tham khảo: 85.000 VNĐ/hộp 10 vỉ x 10 viên. 

Thuốc Famotidin

3. Nizatidine

Nizatidine được sử dụng để điều trị viêm loét thực quản, trào ngược dạ dày thực quản. Thuốc có tác dụng làm giảm lượng axit trong dạ dày.

  • Thành phần: Nizatidin. 
  • Dạng bào chế: Viên nén 75 mg; viên nang 150 mg, 300 mg; thuốc tiêm 25 mg/ml; Dung dịch, uống 15 mg/mL (473 mL, 480 mL).
  • Liều dùng: Người lớn mỗi lần uống 150 mg, ngày 2 lần có thể tới 12 tuần với người lớn. Cũng có thể uống 300 mg 1 lần lúc đi ngủ nhưng nên uống làm 2 lần. Trẻ em ≥ 12 tuổi, uống 150mg/lần x 2 lần/ngày, dùng tới 8 tuần.
  • Cách dùng: Nizatidine dùng đường uống và đường truyền tĩnh mạch. 
  • Tác dụng phụ: Tác dụng thường gặp là phát ban, ngứa, viêm da tróc vảy, ho, chảy nước mũi, viêm họng, viêm xoang, đau ngực, đau lưng.

Thuốc Nizatidine

4. Ranitidine

Thuốc Ranitidine có thành phần chính là Ranitidine. Tác dụng của thuốc là điều trị bệnh lý viêm loét tá tràng, loét dạ dày lành tính, loét sau phẫu thuật, bệnh trào ngược thực quản, hội chứng Zollinger – Ellison.

  • Thành phần: Ranitidine.
  • Cơ chế tác dụng: Thuốc Ranitidine ức chế cạnh tranh với histamin ở thụ thể H2 của tế bào vách. Thuốc có tác dụng trong làm giảm lượng acid dịch vị tiết ra cả ngày và đêm, cả trong tình trạng bị kích thích nguyên nhân do thức ăn, insulin, amino acid, histamin hoặc pentagastrin. Thuốc Ranitidine có tác dụng ức chế tiết acid dịch vị mạnh hơn Cimetidin từ 3 – 13 lần nhưng tác dụng không mong muốn lại ít hơn.
  • Dạng bào chế: Thuốc Ranitidine có những dạng thuốc và hàm lượng như sau: dạng viên nén, thuốc uống: 25 mg; 75 mg; 150 mg; 300 mg; dạng viên nang, thuốc uống: 150 mg; 300 mg; dung dịch pha tiêm,thuốc tiêm: 50mg/2ml, 150 mg/6 ml, 1000 mg/40 ml.
  • Liều dùng: Liều điều trị với người lớn (cả người già) là 1 viên thuốc Ranitidine 150 mg vào buổi sáng và 150 mg vào buổi tối; 1 viên thuốc Ranitidine 300 mg khi đi ngủ. Liều điều trị với trẻ em ≥ 12 tuổi: trẻ cân nặng trên 30kg và trong độ tuổi 3-11: liều điều trị tính toán dựa vào các chỉ số trên (cân nặng).
  • Cách dùng: Dùng thuốc Ranitidine bằng đường uống. Lưu ý nhai cả viên thuốc với một ít nước.
  • Tác dụng phụ: Trong quá trình sử dụng thuốc, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ như viêm tụy, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, tăng men gan, rối loạn điều tiết mắt, viêm gan, đôi khi xuất hiện vàng da; đau đầu, chóng mặt, yếu mệt, vú to ở nam giới…
  • Giá bán tham khảo: 24.000 VNĐ/hộp 300g x 3 vỉ x 10 viên. 

Thuốc Ranitidine

5. Zantac

Công dụng thuốc Zantac là ngăn các tác động của histamin ở dạ dày và giúp giảm lượng acid trong dạ dày hay các triệu chứng ợ nóng, ợ chua và khó tiêu. Thuốc Zantac có tác dụng điều trị và phòng ngừa ợ nóng, khó tiêu và ợ chua gây ra bởi một số loại thực phẩm và thức uống.

  • Thành phần: Hoạt chất ranitidine 150mg.
  • Dạng bào chế: Viên nén, viên nén sủi bọt. 
  • Cách dùng: Dùng thuốc bằng đường uống, có thể sử dụng kèm với thức ăn để giảm nguy cơ bị kích ứng dạ dày. Lưu ý có thể nhai thuốc với một lượng nước vừa đủ.
  • Liều dùng: Người lớn (bao gồm cả người già): Liều tham khảo 150mg vào buổi sáng và 150mg vào buổi tối hoặc uống 300mg khi đi ngủ. Trẻ em ≥ 12 tuổi: Trẻ em > 30kg và trong độ tuổi từ 3-11, liều dùng tính toán dựa vào các chỉ số cân nặng. Tham khảo ý kiến của bác sĩ để có liều cụ thể.
  • Tác dụng phụ: Người dùng thuốc có thể gặp phải một số các biểu hiện của tác dụng phụ không mong muốn như: tiêu chảy, viêm tụy, tăng men gan, ban đỏ đa dạng, rối loạn điều tiết mắt; đau đầu, chóng mặt, yếu mệt; giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu; xuất hiện tình trạng vú to ở bệnh nhân nam…
  • Giá bán tham khảo: 750.000 VNĐ/2 hộp x 140 viên. 

Thuốc Zantac

6. Tagamet

Tagamet là thuốc có công dụng đối kháng thụ thể H2, ức chế tiết acid dạ dày và giảm tiết Pepsin.

Theo đó, thuốc được chỉ định để điều trị viêm loét dạ dày, loét tá tràng (dạng nhẹ), loét đường tiêu hóa tái phát, chứng trào ngược dạ dày thực quản, một số bệnh lý khác liên quan đến sự tăng tiết acid và dự phòng xuất huyết trước khi gây mê ở những bệnh nhân có nguy cơ.

  • Thành phần: Tagamet® 200 mg.
  • Dạng bào chế: Viên nén bao phim. 
  • Cách dùng: Thuốc có thể dùng kèm với thức ăn hoặc không. Tuy nhiên, thời điểm thích hợp để uống thuốc là trong bữa ăn chính và trước khi đi ngủ.
  • Liều dùng: Người bị chứng trào ngược dạ dày thực quản do tăng tiết acid cần dùng khoảng 400mg thuốc Tagamet mỗi ngày, chia làm 4 lần dùng. Thời gian điều trị bằng thuốc không được ít hơn 4 tuần và nhiều hơn 8 tuần để có thể làm lành các tổn thương do bào mòn thực quản và giảm các triệu chứng của bệnh.
  • Tác dụng phụ: Các tác dụng phụ không mong muốn khi dùng thuốc Tagamet là: giảm ham muốn và khả năng hoạt động tình dục, buồn nôn và nôn, đau bụng, tiêu chảy, đau nhức đầu, rụng tóc, môi chảy máu, tay chân bầm tím, dễ chóng mặt và ngất xỉu, rối loạn nhịp tim…

Thuốc Tagamet

V. Nhóm thuốc điều hòa nhu động ruột

Công dụng của nhóm thuốc điều hoà nhu động ruột là giúp tăng đào thải acid trong lòng thực quản, đẩy mạnh làm rỗng dạ dày và tăng nhu động của cơ thực quản. Loại thuốc này cũng có tác dụng giúp trị ợ hơi trào ngược dạ dày khá hiệu quả.

Nhóm thuốc điều hoà nhu động ruột thường được dùng phối hợp với thuốc ức chế bơm Proton (PPI) trong điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản.

Các loại thuốc điều hòa nhu động ruột thường dùng trong điều trị trào ngược dạ dày thực quản gồm: Metoclopramid, Sulpirid và Domperidone:

1. Metoclopramid

Metoclopramid là thuốc chống nôn, thuốc chẹn thụ thể dopamin và thuốc kích thích nhu động dạ dày – ruột phần trên. Metoclopramid cũng được sử dụng đối với trào ngược dạ dày – thực quản hoặc ứ đọng dạ dày. 

  • Thành phần: Metoclopramide.
  • Dạng bào chế: Viên nén 5 mg, 10 mg, sirô 5 mg (dạng base)/5 ml, ống tiêm 5 mg/ml và đặt trực tràng: 5 mg, 10 mg.
  • Cách dùng: Thuốc có thể dùng đường uống, tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm truyền tĩnh mạch.
  • Liều dùng: Ðiều trị trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em dùng 0,1 mg/kg/liều uống (dùng siro), 1 ngày dùng 3 lần trước bữa ăn. Người lớn dùng 10 – 15 mg/liều uống (dùng viên nén); uống 30 phút trước bữa ăn và trước khi đi ngủ, 3 lần 1 ngày, hoặc 10 mg/liều tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch trước bữa ăn.
  • Tác dụng phụ: Thường gặp là tiêu chảy, buồn nôn, mệt mỏi và yếu cơ bất thường, ngủ gà, rối loạn chức năng cơ bắp, suy nhược, tụt huyết áp…

Thuốc Metoclopramid

2. Sulpirid 

Thuốc Sulpirid có tác dụng làm gia tăng trương lực đoạn dưới cơ vòng thực quản, giúp giữ cho thức ăn không trào ngược lên thực quản. Thuốc cũng có tác dụng lên hệ thần kinh trung ương như các loại thuốc ngủ.

  • Thành phần: Sulpiride. 
  • Dạng bào chế:Viên nang cứng.
  • Cách dùng: Thuốc sulpiride được uống chung với nước lọc.
  • Liều dùng: Theo chỉ định của bác sĩ. 
  • Tác dụng phụ: Thuốc Sulpirid có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong và thường gặp có thể kể đến như: cứng khớp, run, loạn vận động, kích thích quá mức, khó thở, thở khò khè, loạn hoặc chậm nhịp tim, đau tức ngực, chóng mặt…
  • Giá bán tham khảo: 40.000 VNĐ/hộp. 

Thuốc Sulpirid

3. Domperidon

Domperidon có tác dụng trong việc điều trị chứng buồn nôn và nôn. Ngoài ra, thuốc còn có khả năng làm tăng cường co thắt dạ dày và ruột, giảm các triệu chứng khó tiêu, ợ hơi, đầy hơi, đầy bụng, đau vùng bụng trên.

Thuốc Domperidon được chỉ định trong các trường hợp cụ thể như sau: người bệnh mắc các triệu chứng nôn và buồn nôn; rối loạn nhu động đường tiêu hóa; trào ngược dạ dày – thực quản, viêm thực quản. 

  • Thành phần: Domperidon 10mg.
  • Công dụng: Hoạt chất chính trong thuốc Domperidon – là chất đối kháng thụ thể dopamin ở ngoại vi có đặc tính chống nôn. Vì vậy thuốc Domperidon thường được sử dụng trong điều trị triệu chứng nôn và chống nôn, điều hòa nhu động ruột, thực quản, dạ dày.
  • Dạng bào chế: Viên nén, đạn, sủi hạt, hỗn dịch uống, tiêm tĩnh mạch. 
  • Cách dùng: Uống thuốc trước bữa ăn, không uống sau bữa ăn thuốc Domperidon có thể bị chậm hấp thu.
  • Liều dùng: Liều dùng thuốc Domperidon cho người lớn, trẻ em trên 12 tuổi và có cân nặng từ 35kg trở lên: Thuốc Domperidon đường uống 10mg x 2-3 lần/ngày, liều khuyến cáo sử dụng tối đa không quá 30mg/ngày (10mg/lần x tối đa không quá 3 lần/ngày). Thời gian sử dụng thuốc Domperidon không quá 1 tuần.
  • Tác dụng phụ: Thuốc domperidon có thể gây ra nhiều tác dụng không mong muốn cho người sử dụng. Cụ thể là tăng nguy cơ đột tử, sốc phản vệ, đau đầu, phát ban, ngứa, mắt đỏ, rối loạn kinh nguyệt, vú chảy sữa, đau vú, sưng vú ở nam giới, khô miệng, khát nước, tiêu chảy, cáu gắt, buồn ngủ, mệt mỏi, yếu cơ, chuột rút, hồi hộp, đánh trống ngực
  • Giá bán tham khảo: Khoảng 23.000 VNĐ/hộp.

Thuốc Domperidon

VI. Nhóm thuốc tạo màng bọc ổ loét, bảo vệ dạ dày 

Nhóm thuốc này có khả năng kết dính với dịch nhầy trong dạ dày thành 1 màng bao bọc niêm mạc dạ dày và đáy ổ loét, bảo vệ dạ dày. Mặt khác, sử dụng thuốc còn giúp trung hòa acid dạ dày tuy nhiên hiệu quả thấp hơn so với thuốc chống acid.

Các thuốc Tây trị trào ngược dạ dày thuộc nhóm này gồm: Silicate Al, Sucralfate và Prostaglandin: 

1. Silicate Al

Thuốc Silicate Al (Kaolin, Smecta), Bismuth (Subcitrate Bismuth hay CBS), Silicate Mg (Gastropulgite) có công dụng tạo màng bọc và tiêu diệt vi khuẩn Helicobacter Pylori. 

Liều dùng thuốc tham khảo cho bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản là 120mg/lần x 4 lần/ngày. Sử dụng trong 30 ngày rồi ngừng thuốc.

Thuốc Smecta

2. Sucralfate

Sucralfate là thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày; điều trị loét dạ dày, tá tràng. Công dụng của thuốc là gắn kết protein của dịch nhầy dạ dày rất chắc, không bị mật phá hủy, kích thích dạ dày sản xuất prostaglandin và ngăn chặn nguy cơ tái hấp thu ion H+. 

  • Thành phần: Sucralfate 1g. 
  • Dạng bào chế: Viên nén: 1 g/viên; hỗn dịch: 0,5 g và 1 g/5 ml.
  • Liều dùng: Liều dùng là 1g/lần x 3 – 4 lần/ngày, uống trước khi ăn.
  • Cách dùng: Nên uống lúc bụng đói, trước các bữa ăn trong ngày hoặc trước khi đi ngủ.
  • Tác dụng phụ: Phổ biến nhất là táo bón, ít gặp hơn là tiêu chảy, buồn nôn, nôn mửa, ăn khó tiêu, đầy bụng, đầy hơi, khô miệng;tác dụng ngoài da như ngứa, nổi ban đỏ;hoa mắt, chóng mặt; mất ngủ hoặc buồn ngủ; đau lưng, đau đầu.
  • Giá bán tham khảo: 22.000 VNĐ/hộp 2 vỉ x 10 viên.

Thuốc Sucralfate

3. Prostaglandin

Chỉ dùng loại thuốc Prostaglandin E1 và E2. Tác dụng chống bài tiết acid dạ dày, kích thích tiết chất nhầy dạ dày và bicarbonate, cải thiện lưu lượng máu tới dạ dày.

Thuốc Prostaglandin dùng để phòng ngừa bệnh viêm loét dạ dày khi sử dụng thuốc chống viêm không steroid hoặc aspirin hơn là điều trị bệnh. 

Liều dùng là 200mg/lần x 4 lần/ngày hoặc 400mg/lần x 2 lần/ngày, dùng trong khi ăn và trước khi ngủ.

Thuốc Prostaglandin

V. Nhóm thuốc kháng sinh 

Thuốc kháng sinh được sử dụng trong điều bệnh trào ngược dạ dày khi bệnh nhân bị nhiễm vi khuẩn HP. Tác dụng của thuốc kháng sinh là tiêu diệt vi khuẩn H. pylori – một trong các nguyên nhân chính gây viêm loét dạ dày, giúp điều trị dứt điểm, ngăn diễn tiến xấu và phòng ngừa tái phát viêm loét dạ dày. 

Tùy vào khả năng dung nạp thuốc của từng bệnh nhân,  bác sĩ có thể lựa chọn các loại kháng sinh khác nhau như: Amoxicillin, Clarithromycin, Tetracycline hoặc Metronidazole. Thông thường, bệnh nhân thường cần phải phối hợp từ 2 loại kháng sinh trở lên để tăng hiệu quả diệt trừ HP

1. Amoxicillin

Amoxicillin là một kháng sinh thuộc nhóm penicillin có tác dụng tiêu diệt một số loại vi khuẩn gây bệnh. Đồng thời điều trị nhiễm trùng do các vi khuẩn này gây ra. 

  • Thành phần: Amoxicillin. 
  • Dạng bào chế: Viên nang 250 mg, 500 mg Amoxicillin; viên nén 125 mg, 250 mg, 500 mg và 1 g Amoxicillin; bột để pha hỗn dịch uống: gói 125 mg, 250 mg Amoxicillin để pha 5 ml hỗn dịch; bột pha tiêm: Lọ 500 mg và 1g Amoxicillin.
  • Cách dùng: Amoxicillin dạng trihydrat chỉ dùng đường uống, Amoxicillin dạng muối natri chỉ dùng đường tiêm. Bột pha hỗn dịch khi dùng có thể trộn với sữa, nước quả, nước và uống ngay lập tức sau khi trộn.
  • Liều dùng: Liều dùng điều trị nhiễm Helicobacter pylori: Uống 1g Amoxicillin 2 lần mỗi ngày, phối hợp với clarithromycin 500 mg uống 2 lần mỗi ngày và omeprazol 20 mg uống 2 lần mỗi ngày (hoặc lansoprazol 30 mg uống 2 lần mỗi ngày) trong 7 ngày. Sau đó, uống 20 mg omeprazole (hoặc 30mg lansoprazol) mỗi ngày trong 3 tuần nữa nếu bị loét tá tràng tiến triển, hoặc 3 – 5 tuần nữa nếu bị loét dạ dày tiến triển.
  • Tác dụng phụ: Thường gặp là ngoại ban, buồn nôn, nôn, đau thượng vị, tiêu chảy; ít gặp hơn ban đỏ, ban dát sần và mày đay, đặc biệt là hội chứng Stevens – Johnson.
  • Giá bán tham khảo: 100.000 VNĐ/hộp 10 vỉ x 10 viên.

Thuốc Amoxicillin

2. Clarithromycin

Clarithromycin là kháng sinh macrolid bán tổng hợp, trị nhiễm khuẩn đường hô hấp. Clarithromycin được dùng phối hợp với một thuốc ức chế bơm proton hoặc một thuốc đối kháng thụ thể histamin H2 và với một thuốc kháng khuẩn khác để tiệt trừ Helicobacter pylori trong điều trị bệnh trào ngược dạ dày, loét dạ dày – tá tràng đang tiến triển.

  • Thành phần: Clarithromycin.
  • Dạng bào chế: Viên nén, viên bao phim: 250 mg và 500 mg; viên nén, viên bao phim tác dụng kéo dài: 500 mg; hỗn dịch uống: 125 mg/5 ml, 250 mg/5 ml; thuốc tiêm truyền (dạng thuốc tiêm bột): Lọ 500 mg.
  • Liều dùng: Dùng trị liệu pháp phối hợp 3 hoặc 4 thuốc: Bismuth subsalicylate, amoxicillin, kháng thụ thể H2 hoặc thuốc ức chế bơm proton: Với liều 500mg/lần, cách 8 giờ – 12 giờ một lần, trong 10 – 14 ngày. 
  • Cách dùng: Có thể dùng uống hoặc tiêm truyền tĩnh mạch.
  • Tác dụng phụ: Thường gặp là vị giác bất thường, tiêu chảy, buồn nôn, nôn, đau dạ dày, chứng khó tiêu, rối loạn tiêu hóa, đặc biệt là ở người bệnh trẻ với tần suất 5%;  ngứa, mày đay, ban da, kích ứng đau đầu, phát ban, tăng thời gian prothrombin, tăng BUN… 
  • Giá bán tham khảo: 154.000 VNĐ/hộp 4 vỉ x 10 viên.

Thuốc Clarithromycin

3. Tetracyclin

Tetracyclin là một loại kháng sinh chống lại nhiễm trùng do vi khuẩn. Thuốc được phân lập từ các loài Streptomyces, có phổ kháng khuẩn rộng và được dùng theo sự kê đơn của bác sĩ.

Thuốc kháng sinh Tetracyclin có tác dụng kìm khuẩn do ức chế quá trình tổng hợp protein của vi khuẩn gây bệnh. Thuốc hoạt động bằng cách gắn vào và gây ức chế chức năng riboxom của vi khuẩn.. Khi vào trong tế bào vi khuẩn, Tetracyclin gắn vào tiểu đơn vị 30S của ribosom. Từ đó, sẽ làm ngăn cản sự gắn kết aminoacyl tRNA và ức chế quá trình tổng hợp protein.

  • Thành phần: Tetracycline. 
  • Dạng bào chế: Viên nén và nang 250 mg, 500 mg; bột pha tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch: lọ 250 mg, 500 mg; siro: 125 mg/5 ml.
  • Cách dùng: Thường được uống khi điều trị nhiễm khuẩn toàn thân. Nên uống thuốc ít nhất 1 giờ trước hoặc 2 giờ sau bữa ăn hoặc khi uống sữa. Trường hợp nhiễm khuẩn cấp tính nặng, có thể chỉ định tiêm truyền tĩnh mạch chậm hoặc tiêm bắp nhưng rất hiếm.
  • Liều dùng: Tetracycline được dùng phối hợp trong một số phác đồ điều trị nhiễm H. pylori, mức liều 500 mg, 4 lần/ngày, đợt bắt đầu điều  trị là 14 ngày, sau đó điều chỉnh tùy theo tiến triển lâm sàng. Thuốc phối hợp thường là ít nhất 2 thuốc khác có tác dụng chống H. pylori, ví dụ phác đồ phối hợp metronidazol (250 mg), bismuth subsalicylate (525 mg).
  • Tác dụng phụ: Thường gặp là buồn nôn, nôn, tiêu chảy, loạn khuẩn đường ruột… 
  • Giá bán tham khảo: 92.000 VNĐ/hộp 10 vỉ x 10 viên.

Thuốc Tetracyclin

 4. Metronidazole

Thuốc kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn Metronidazole được sử dụng trong chỉ định điều trị nhiều loại bệnh nhiễm trùng. Thuốc hoạt động bằng cách ngăn chặn sự phát triển của một số vi khuẩn và ký sinh trùng.

Ngoài ra, Metronidazole còn có thể được kết hợp với khác loại thuốc khác để điều trị loét dạ dày/đường ruột do vi khuẩn H.pylori.

  • Thành phần: Metronidazol. 
  • Dạng bào chế: Dạng viên. 
  • Liều dùng: Uống 500mg (2 viên) x 3 lần/ngày hoặc theo chỉ định của bác sĩ. 
  • Cách dùng: Dùng đường uống.
  • Tác dụng phụ: Thuốc có thể gây buồn nôn, nôn, chán ăn, đau bụng, tiêu chảy, có vị kim loại khó chịu, giảm bạch cầu nhẹ… 

Thuốc Metronidazole

VI. Nhóm thuốc chống trầm cảm

Nhóm thuốc chống trầm cảm được bác sĩ chỉ định sử dụng như một biện pháp hỗ trợ trong quá trình điều trị bệnh trào ngược dạ dày nên cũng được tính là một loại thuốc trị bao tử trào ngược. Dùng thuốc giúp bệnh nhân giảm lo âu, căng thẳng, stress…  – đây đều là các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Các thuốc chống trầm cảm thường dùng trong điều trị trào ngược dạ dày gồm: Nortriptyline, Imipramine, Trazodone, Sertraline: 

1. Imipramine

Imipramine là thuốc chống trầm cảm 3 vòng, cơ chế điều trị trầm cảm bằng cách tăng lượng chất hóa học tự nhiên trong não để duy trì sự cân bằng tinh thần.

  • Thành phần: Imipramin. 
  • Dạng bào chế: Viên nén, viên nang, ống tiêm, siro. 
  • Liều dùng: Liều khởi đầu 75mg/ngày, có thể tăng dần liều đến 150 mg/ngày, liều tối đa 200mg/ngày. Có thể chia nhiều lần trong ngày hoặc dùng 1 lần vào giờ đi ngủ.
  • Tác dụng phụ: Tác dụng kháng cholinergic (khô miệng, táo bón, mắt mờ), hạ huyết áp thế đứng, an thần, suy nhược, hôn mê, mệt mỏi…

Thuốc Imipramine

2. Nortriptyline

Nortriptyline dùng để điều trị các vấn đề về tinh thần/tâm trạng như trầm cảm. Thuốc hoạt động bằng cách ảnh hưởng đến sự cân bằng của các hóa chất tự nhiên nào đó (dẫn truyền thần kinh) trong não.

  • Thành phần: Nortriptyline. 
  • Dạng bào chế: Viên  nang, viên nén, hỗn dịch uống. 
  • Liều dùng: Liều thông thường ở người lớn là 25 mg x 3 hoặc 4 lần mỗi ngày. Liều dùng nên bắt đầu ở mức thấp, ví dụ như 10 mg x 3 hoặc 4 lần mỗi ngày hoặc 25 mg x 1 lần mỗi ngày, và có thể tăng liều khi cần thiết.
  • Tác dụng phụ: Thường gặp là khô miệng, táo bón, rối loạn thị lực, hạ huyết áp thế đứng, tăng tiết mồ hôi, an thần, suy nhược, hôn mê, mệt mỏi, run, chóng mặt, nhức đầu, kích động, hung hăng, giảm ham muốn tình dục, rối loạn cương dương.

Thuốc Nortriptyline

3. Trazodone

Thuốc Trazodone có tác dụng làm giảm triệu chứng của tất cả các dạng trầm cảm, bao gồm tình trạng lo âu đi kèm. Sử dụng thuốc giúp tăng thèm ăn, cải thiện tâm trạng, giảm lo lắng và mất ngủ do trầm cảm.

Thuốc Trazodone hoạt động thông qua cơ chế khôi phục sự cân bằng của serotonin – đây là một chất hóa học quan trọng có trong não bộ con người.

  • Thành phần: Trazodone. 
  • Dạng bào chế: Viên nén bao phim 50 mg, 100 mg, 150 mg, 300mg; viên nén phóng thích kéo dài ER: 150 mg, 300mg
  • Liều dùng: Liều khởi đầu là 150 mg/ ngày chia thành nhiều lần uống sau khi ăn hoặc uống một lần trước khi ngủ. Có thể tăng liều đến 300mg/ ngày x lần hoặc chia nhiều lần. Phần chia liều lớn hơn sẽ được dùng trước khi đi ngủ.
  • Tác dụng phụ: Thường gặp là chóng mặt, buồn ngủ, khô miệng, nhức đầu, mệt mỏi, buồn nôn, lo âu. Ít gặp hơn là táo bón, phù, lẫn lộn, mất phương hướng, nghẹt mũi, hạ huyết áp thế đứng, ngất, run, thay đổi trọng lượng, rối loạn xuất tinh, giảm ham muốn tình dục.

Thuốc Trazodone

4. Sertraline

Sertraline thường được sử dụng để điều trị trầm cảm, rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Ngoài ra, thuốc cũng được sử dụng để làm giảm các triệu chứng của rối loạn khó thở thời kỳ tiền kinh nguyệt như thay đổi tâm trạng, khó chịu, đầy hơi và căng ngực.

  • Thành phần: Sertralin. 
  • Dạng bào chế:Viên nén, viên nén bao phim, viên nang, hỗn dịch uống.
  • Liều dùng: Liều khởi đầu 50mg/lần, ngày 1 lần. Cứ sau ít nhất 1 tuần, nếu không có đáp ứng lâm sàng có thể tăng thêm từng bậc 50 mg cho đến liều tối đa 200 mg/ngày. Mỗi đợt điều trị kéo dài nhiều tháng (thường khoảng 6 tháng) để đề phòng nguy cơ tái phát.
  • Cách dùng: Nên uống thuốc một lần mỗi ngày vào buổi sáng hoặc chiều. Viên nang sertraline phải uống vào bữa ăn.
  • Tác dụng phụ: Thường gặp là đau đầu, mất ngủ, run, dị cảm, chóng mặt, buồn ngủ, tăng trương lực cơ, loạn vị giác, giảm tập trung, rối loạn chú ý, trầm cảm, ác mộng, lo âu, cáu gắt…

Thuốc Sertraline

VII. Lưu ý khi sử dụng thuốc Tây trị trào ngược dạ dày thực quản

Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, khi sử dụng thuốc Tây điều trị trào ngược dạ dày, người bệnh cần chú ý những vấn đề sau:

  • Thăm khám: Bệnh nhân cần đến thăm khám tại các cơ sở y tế, bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và tư vấn phác đồ điều trị bằng thuốc phù hợp nhất. 
  • Tuân thủ chỉ định dùng thuốc: Bệnh nhân cần tuân thủ dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ về loại thuốc, liều lượng và thời gian. Đặc biệt là thuốc kháng sinh, việc không tuân thủ chỉ định của bác sĩ có thể làm giảm hiệu quả dẫn đến thất bại điều trị hoặc bệnh tái đi tái lại không dứt điểm.
  • Uống thuốc đúng thời điểm: Việc uống thuốc trước hoặc sau ăn không đúng theo hướng dẫn của bác sĩ cũng có thể làm thay đổi hiệu quả điều trị.
  • Thông báo loại thuốc đang dùng: Người bệnh cần thông báo với bác sĩ loại thuốc đang dùng, kể cả các loại thực phẩm chức năng hoặc các sản phẩm bổ sung khác để tránh tương tác bất lợi.
  • Theo dõi các tác dụng phụ của thuốc: Khi xuất hiện tác dụng phụ do uống thuốc điều trị trào ngược dạ dày, bạn nên thông báo ngay cho bác sĩ.
  • Theo dõi diễn tiến bệnh: Trong thời gian điều trị trào ngược dạ dày bằng thuốc, người bệnh cần theo dõi diễn tiến của bệnh. Cần đi khám ngay nếu thấy xuất hiện các triệu chứng nguy hiểm như nôn mửa, đau quặn bụng, nôn ra máu, đi ngoài phân đen, mệt yếu…
  • Kiêng một số thực phẩm: Trong thời gian uống thuốc Tây điều trị trào ngược dạ dày, người bệnh cần tránh ăn các thức ăn chua, cay nóng, thức ăn cứng, nhiều dầu mỡ chất béo gây khó tiêu và chướng bụng. Đồ uống chứa cồn, bia rượu, nên hạn chế vì có thể gây tương tác có hại với một số kháng sinh như metronidazol, tinidazol…

Trên đây là các loại thuốc Tây trị trào ngược dạ dày thực quản phổ biến và hiệu quả nhất hiện nay người bệnh có thể tham khảo khi cần. Tuy nhiên, người bệnh không nên tự ý mua thuốc về uống, cần đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và chỉ định loại thuốc phù hợp.

Ngoài danh sách các loại thuốc chữa trào ngược dạ dày ở trên, nếu bạn vẫn còn phân vân trào ngược dạ dày uống thuốc gì? Bạn có thể liên hệ với dược sĩ của thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel tư vấn kỹ hơn về bệnh trào ngược dạ dày, bạn vui lòng gọi đến hotline miễn cước 1800.1125 nhé!

Xem thêm:

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu

Dược sĩ

Nguyễn Thị Thu

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.

Bùi Thị Hoa - Tốt nghiệp Khoa Báo chí - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội niên khóa 2003 - 2007. Cô có 17 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới sức khỏe, làm đẹp,...

0/5 (0 lượt bình chọn)

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *