Mít có tính nóng nên nếu ăn nhiều có thể gây nóng trong khiến các triệu chứng trào ngược dạ dày trầm trọng hơn. Vì vậy, nhiều người bệnh muốn biết trào ngược dạ dày ăn mít được không để yên tâm sử dụng.
Mục lục
I. Trào ngược dạ dày ăn mít được không?
Người bị trào ngược dạ dày hoàn toàn có thể ăn mít. Người bị trào ngược dạ dày ăn mít với lượng vừa phải giúp cải thiện tình trạng bệnh trào ngược tốt, hỗ trợ thuyên giảm các cơn đau và phục hồi sức khỏe nhanh chóng.
Cụ thể, với người bị trào ngược dạ dày, ăn mít có những tác dụng tuyệt vời sau:
- Giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt: Hàm lượng chất xơ hòa tan dồi dào trong mít giúp giúp cải thiện táo bón, kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt và hiệu quả hơn. Điều này giúp giảm áp lực lên dạ dày, hỗ trợ giảm đau hiệu quả.
- Bảo vệ niêm mạc dạ dày, chống viêm loét: Chất xơ, đường saccarozơ, vitamin C và chất béo hòa tan trong mít có khả năng hỗ trợ bảo vệ niêm mạc thành dạ dày và xoa dịu các vết thương, chống viêm loét. Đặc biệt, ăn mít đúng cách còn giúp loại bỏ được các lớp màng nhầy bám ở ruột. Từ đó, ngăn chặn đau dạ dày và giảm thiểu tỷ lệ mắc ung thư đại tràng.
- Cải thiện cơn đau, làm dịu tổn thương ở dạ dày: Hợp chất saponin, phytonutrient và lignans trong mít giúp làm dịu các thương tổn của thành dạ dày và phòng ngừa xảy ra thương tổn. Bên cạnh đó, thành phần kali dồi dào trong mít có tác dụng cải thiện các cơn đau dạ dày giúp người bệnh dễ chịu hơn.
- Nâng cao sức đề kháng: Vitamin C trong mít giúp chống lại tình trạng nhiễm virus và nhiễm khuẩn. Đồng thời tăng cường khả năng miễn dịch và nâng cao sức đề kháng bằng cách kích thích các tế bào máu trắng hoạt động.
Tuy nhiên, bạn cần chú ý không nên làm dụng ăn quá nhiều. Vì có thể sẽ làm tăng lượng đường huyết ở người bệnh tiểu đường; làm trầm trọng hơn triệu chứng rối loạn đông máu; gây chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu; giảm ham muốn tình dục…
Đặc biệt, người bị trào ngược dạ dày nếu kèm theo tình trạng bệnh lý hoặc vấn đề sức khỏe dưới đây không nên ăn mít:
- Người dễ chướng bụng, khó tiêu: Mít có hàm lượng đường cao sẽ gây tình trạng chướng bụng, khó tiêu nặng hơn đặc biệt là mít dai.
- Gan nhiễm mỡ: Mít có nhiều đường có thể gây hại đến sức khỏe gan. Đặc biệt đối với người bệnh gan nhiễm mỡ kèm viêm gan nên tránh xa các trái cây khó tiêu và quá ngọt như mít.
- Tiểu đường: Người mắc tiểu đường nên xây dựng chế độ ăn kiêng đường để ổn định đường huyết, cải thiện tình trạng bệnh. Tuy nhiên, hàm lượng đường glucose và đường fructose của mít cao khi ăn quá nhiều sẽ khiến nồng độ đường trong máu tăng cao, làm tình trạng bệnh trở nên nặng nề hơn.
- Suy thận mạn: Người bị suy thận mạn tính không nên ăn những loại thực phẩm có chứa nhiều kali như mít. Vì thận suy yếu sẽ gây ứ đọng kali làm tăng lượng kali trong máu, dẫn đến ngừng tim và tử vong đột ngột.
II. Người bị trào ngược dạ dày nên ăn mít thế nào cho đúng?
Để ăn mít đúng cách đảm bảo an toàn cho sức khỏe, người bị trào ngược dạ dày cần chú ý những điều sau:
1. Lượng mít nên ăn
Mỗi lần ăn mít, người bị trào ngược chỉ nên ăn từ khoảng 100 – 150g mít trong ngày. Không nên ăn mít liên tục hàng ngày, tần suất ăn phù hợp là khoảng 2 lần/tuần.
Vì mít có tính nóng nên ăn mít thường xuyên hoặc quá nhiều có thể gây nóng trong khiến các triệu chứng khó tiêu, đau bụng, đầy bụng của bệnh trào ngược dạ dày trầm trọng hơn. Một số tác hại khác khi ăn nhiều mít như: dễ nổi mụn, tăng huyết áp, tăng nhanh đường huyết trong máu, gây tăng cân, khó tiêu, đầy bụng, hại thận… Xem thêm: Cách xử lý khi bị đầy bụng do ăn mít
2. Thời điểm nên ăn
Thời điểm phù hợp để ăn mít là sau khi ăn cơm xong khoảng từ 1 – 2 giờ đồng hồ. Đây là thời điểm hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả nhất nên có thể dễ dàng tiêu hóa và hấp thu các chất dinh dưỡng từ mít.
3. Thời điểm tránh ăn
Có 2 thời điểm người bị trào ngược dạ dạ dày không nên ăn mít là:
- Khi bụng đói: Hàm lượng vitamin C dồi dào trong mít khi đi vào cơ thể có thể thúc đẩy quá trình sản xuất dịch vị acid của dạ dày gây cồn cào hoặc đau bụng.
- Buổi tối: Buổi tối là thời điểm hệ tiêu hóa hoạt động kém nhất. Do đó, nếu ăn mít vào thời điểm này bạn rất dễ bị chướng bụng, đầy hơi.
4. Cách chọn mít
Để mua được quả mít ngon, chín tự nhiên và không bị tẩm hóa chất, an toàn cho sức khỏe, bạn có thể tham khảo cách sau:
- Nếm vị: Nên mua mít có vị ngọt tự nhiên; mít ngâm hóa chất, vị sẽ hơi sượng và lờ lợ.
- Ngửi mùi, quan sát mắt và gai: Mít tự nhiên thường có mùi thơm, thân rất mềm, gai mít thưa và mắt to. Ngược lại, mít non có vỏ màu xanh, gai nhọn, vỗ vào thân sẽ thấy tiếng chắc nịch.
- Hình dáng: Nên mua quả mít kích cỡ vừa phải, nở đều và vỏ không có vết lõm.
5. Lưu ý khác
- Người bị trào ngược dạ dày nếu kèm theo cơ địa nóng hoặc đang bị phát ban, mẩn ngứa nên hạn chế ăn mít.
- Nên uống nhiều nước, uống trà thảo mộc hoặc ăn thêm hoa quả có tính thanh nhiệt sau khi ăn mít.
- Chọn mua mít chín tự nhiên; không nên mua mít đã chín vàng nhưng không thơm hoặc mít có mùi lạ vì dễ bị tẩm hóa chất.
III. Một số món ăn từ mít tốt cho người bị trào ngược dạ dày
Bên cạnh cách ăn trực tiếp mít, bạn có thể chế biến mít thành một số món ăn mới lạ và thú vị để thay đổi khẩu vị. Ví dụ như: nước ép mít, sữa chua mít, mít xanh kho nghệ…
1. Nước ép mít
Cách chuẩn bị và làm nước ép mít cụ thể như sau:
- Chuẩn bị: 100 gram mít chín, chỉ lấy phần thịt, bỏ hạt và xơ.
- Thực hiện: Cho mít vào máy ép lấy nước. Nên uống nước ép mít ngay sau khi chế biến.
2. Sữa chua mít
Mít kết hợp với sữa chua giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Cách làm sữa chua mít cụ thể như sau:
- Chuẩn bị: 1 hộp sữa chua, 50g mít chín.
- Thực hiện: Mít chín sau khi lọc hết hạt và xơ bạn cắt hoặc xé thành từng sợi dài vừa ăn. Cho mít vào cốc rồi đổ sữa chua và thưởng thức. Nếu muốn bạn có thể cho thêm dâu tây và việt quất để tăng hương vị.
3. Sinh tố mít
Sinh tố mít không chỉ có màu vàng đẹp mắt mà còn rất thơm ngon. Bạn có thể thực hiện theo hướng dẫn sau:
- Chuẩn bị: 50g mít chín, đá viên.
- Thực hiện: Mít chín chỉ lấy phần thịt, bỏ xơ và hạt. Cho vào máy sinh tố chút đá viên và nước xay nhuyễn. Bạn có thể cho thêm sữa tươi nếu muốn. Nên uống sinh tố mít ngay sau khi chế biến.
4. Mít xanh kho nghệ
Bạn có thể kết hợp mít xanh với nghệ để tạo thành món mít xanh kho nghệ vô cùng lạ miệng. Công thức và cách nấu bạn có thể tham khảo dưới đây:
- Chuẩn bị: 10g nghệ tươi, 150g mít xanh, 200g nước cốt dừa, 5g mè rang, 2 củ sả.
- Sơ chế: Mít xanh sau khi mua về bạn gọt bỏ lớp vỏ bên ngoài rồi ngâm trong nước muối loãng để loại bỏ hết nhựa. Rửa sạch và vớt mít ra sau đó cắt thành từng miếng vừa ăn. Nghệ tươi sau khi gọt sạch vỏ và rửa sạch bạn cho vào giã nhuyễn; sả băm nhỏ.
- Cách nấu: Đun nóng dầu trên chảo sau đó cho mít vào chiên cho tới khi vàng đều 2 mặt là được. Tiếp đó bạn cho nghệ tươi, sả và gia vị vào xào cùng mít. Đổ nước dừa vào rồi đun trên lửa nhỏ cho đến khi mít chuyển sang màu vàng và nước sệt là được. Bạn có thể ăn món mít xanh kho nghệ từ 3-4 lần/tuần.
Khi các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày đột ngột xuất hiện, bạn có thể uống ngay 1 gói thuốc dạ dày chữ Y- Yumangel để giảm cảm giác khó chịu.
Thành phần chính của Yumangel là Almagate có tác dụng trung hòa acid dạ dày dư nhanh nên làm thuyên giảm cơn đau dạ dày nhanh chóng chỉ sau 5-10 phút sử dụng. Thiết kế thuốc ở dạng gói nhỏ, xé uống ngay không cần pha với nước nên tiện sử dụng và dễ dàng để mang đi.
Thuốc Yumangel được chỉ định với các trường hợp sau:
- Người bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản, viêm dạ dày, loét dạ dày – tá tràng.
- Các trường hợp tăng tiết acid gây các triệu chứng như nóng rát, ợ hơi, ợ chua, đầy bụng, khó tiêu …
- Người thường xuyên uống rượu bia, đồ uống có chất kích thích như cà phê, chè mạn, làm việc căng thẳng…
Tóm lại, câu trả lời cho câu hỏi trào ngược dạ dày ăn mít được không là có. Tuy nhiên, người bị trào ngược dạ dày kèm theo một số vấn đề sức khỏe như: dễ bị chướng bụng, khó tiêu, bị gan nhiễm mỡ, tiểu đường hay suy thận mạn thì bạn không nên ăn mít để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nhé.
Để được dược sĩ của thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel tư vấn kỹ hơn về bệnh dạ dày, bạn vui lòng gọi đến hotline miễn cước 1800.1125 nhé!
Xem thêm:
Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.
Bùi Thị Hoa - Tốt nghiệp Khoa Báo chí - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội niên khóa 2003 - 2007. Cô có 17 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới sức khỏe, làm đẹp,...