Nhiều người có thói quen xóc nước trước khi uống và cho rằng hành động này có thể gây đau bụng. Vậy thực hư chuyện xóc nước uống đau bụng thế nào, hãy cùng tìm hiểu ngay nhé!
Mục lục
I. Vai trò của nước với cơ thể và nhu cầu nước hàng ngày
Nước chiếm tới 60-70% trọng lượng cơ thể con người. Có thể khẳng định, nước là nguồn sống, là sức khỏe của con người và tham gia vào nhiều chức năng quan trọng. Vai trò của nước trong cơ thể người bao gồm:
- Loại bỏ chất thải.
- Điều hòa thân nhiệt.
- Giúp bộ não hoạt động.
- Hỗ trợ hệ tiêu hóa.
- Tối đa hóa hoạt động thể chất.
- Giúp chống lại bệnh tật.
- Giữ cho làn da khỏe mạnh, tươi sáng.
Lượng nước ước tính khuyến nghị cho các độ tuổi như sau:
- Từ 0-6 tháng: 700ml/ngày, thường là từ sữa mẹ hoặc sữa công thức.
- Từ 7-12 tháng: 800ml/ngày.
- Từ 1-3 tuổi: 1300ml/ngày.
- 4- 8 tuổi: 1700ml/ngày.
- Từ 9-13 tuổi: Nữ 2100ml/ngày, nam là 2400ml/ngày.
- Từ 14-18 tuổi: Nữ 2200ml/ngày, nam là 3300ml/ngày.
- Từ 19 tuổi trở lên: Nữ 2700ml/ngày, nam là 3700ml/ngày.
Lượng nước cung cấp cho cơ thể hàng ngày đến từ nước lọc, đồ uống và thức ăn. Không uống đủ hoặc thiếu nước kéo dài có thể gây ra nhiều hậu quả xấu cho sức khỏe như: Mệt mỏi, giảm hoạt động thể chất; ảnh hưởng đến chức năng thận; gây táo bón; ảnh hưởng đến sức khỏe của khớp; có thể làm suy giảm chức năng não và khiến da nhanh lão hóa…
II. Xóc nước uống đau bụng không? Tại sao?
Về thắc mắc xóc nước uống đau bụng không, theo các chuyên gia sức khỏe, hành động xóc nước trước khi uống không phải là nguyên nhân gây đau bụng như nhiều người vẫn lầm tưởng. Tuy nhiên, xóc nước trước khi uống không phải là hành động tốt nên bạn cũng nên từ bỏ thói quen này.
1. Thói quen uống nước gây đau bụng
Trường hợp một số người bị đau bụng sau khi uống nước có thể do các nguyên nhân sau:
- Do uống nước quá nhanh: Uống nước quá nhanh với lượng nước lớn cùng lúc gây co thắt dạ dày, khiến nước tích tụ bên trong dạ dày và làm tăng áp lực trong cơ quan này. Điều này có thể gây ra tình trạng đau bụng và khó chịu.
- Do uống nước quá lạnh: Uống nước quá lạnh không chỉ làm hạn chế hoạt động hấp thụ chất dinh dưỡng của hệ tiêu hóa mà còn khiến các mạch máu bị co lại gây cản trở hệ tiêu hóa. Hậu quả là bị đau bụng, dạ dày khó chịu, buồn nôn sau khi uống nước.
- Dị ứng với các thành phần trong nước: Một số người có thể bị dị ứng với một số thành phần trong nước, ví dụ như lactose trong sữa, fructose trong nước ép trái cây hay caffeine trong nước ngọt gây phản ứng dị ứng với triệu chứng đau bụng, tiêu chảy…
- Do bệnh lý: Một số trường hợp sau khi uống nước bị đau bụng có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang mắc bệnh lý như: bệnh gan (xơ gan), bệnh về dạ dày (viêm dạ dày, loét dạ dày- tá tràng), đại tràng co thắt, rối loạn tiêu hóa, viêm ruột, giảm nhu động…
2. Thói quen uống nước khác gây ảnh hưởng đến sức khỏe
Nước rất quan trọng và cần thiết cho sức khỏe nhưng nếu không đúng cách có thể gây phản tác dụng. Dưới đây là một số thói quen uống nước khác gây hại cho sức khỏe:
- Uống nước ngọt, nước có ga thay nước lọc: Các loại nước này thường có chứa chất kích thích và hóa chất nên nếu uống liên tục trong thời gian dài không chỉ gây đau bụng mà còn không tốt cho cơ thể, thậm chí gây bệnh.
- Uống nước để lâu: Nước để quá lâu có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi phát triển gây đau bụng và gây hại cho sức khỏe. Do đó tốt nhất bạn nên uống nước đun sôi trong vòng 1 ngày.
- Uống nước quá nhiều: Uống quá nhiều có thể dẫn tới thừa nước, ứ nước gây ảnh hưởng đến tim và các cơ quan nội tiết.
- Chỉ uống khi khát: Thói quen này khiến cơ thể mất đi một lượng nước khá lớn. Có thể bị thiếu sẽ ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất. Tình trạng thiếu nước kéo dài có thể gây hiện tượng cô đặc máu và ảnh hưởng đến tim.
- Uống nước đun đi đun lại nhiều lần: Việc đun đi đun lại nước nhiều lần khiến nồng độ nitrat và các kim loại nặng trong nước tăng lên. Khi bạn uống sẽ làm cho tim đập nhanh, khó thở…
- Quên uống nước trước khi ngủ: Khiến cơ thể bị thiếu nước làm cho nước trong máu giảm, độ dính của máu tăng. Mặt khác, có thể bị thiếu nước còn ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
- Uống nước trong lúc ăn: Thói quen uống nước trong khi ăn khiến dịch vị tiêu hóa bị pha loãng, ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa của dạ dày, làm tăng lượng insulin và tích tụ chất béo…
- Uống nhiều nước sau khi vận động: Hành động này tạo áp lực cho tim và tác động tới tim. Vì vậy tốt nhất, bạn nên uống chậm và uống thành ngụm nhỏ để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
III. Cách uống nước đúng không bị đau bụng
Để tránh bị đau bụng sau khi uống nước, bạn cần chú ý những vấn đề sau:
- Uống nước chậm: Không nên uống nước quá nhanh, hãy uống nước từ từ để tránh kích thích đột ngột đến các vi mạch máu trong dạ dày gây co thắt.
- Điều chỉnh lượng nước uống phù hợp: Không nên uống quá nhiều nước cùng lúc ngay cả khi đang rất khát và thèm nước. Hãy uống từng ngụm nhỏ và chia làm nhiều lần uống để tránh tăng gánh nặng và áp lực đột ngột lên dạ dày.
- Chọn loại nước phù hợp: Nếu bạn bị dị ứng với một thành phần nào đó trong nước, hãy hạn chế uống nước đó.
- Điều chỉnh nhiệt độ của nước: Nên uống nước có mức nhiệt phù hợp với cơ thể, không bị quá nóng hay quá lạnh.
- Hạn chế một số loại nước không tốt cho dạ dày: Nên hạn chế uống một số loại nước không tốt cho dạ dày có thể gây đau bụng khi uống như: nước có ga, nước đá, nước có đường, nước uống có chứa chất kích thích như cà phê, trà, rượu, bia…
- Hạn chế uống nước trong khi ăn: Để tránh làm loãng dịch vị dẫn đến giảm chức năng và hoạt động của hệ tiêu hóa.
Trên đây là thông tin về vấn đề xóc nước uống đau bụng, hy vọng sẽ hữu ích cho bạn. Trường hợp liên tục bị đau bụng sau khi uống nước với mức độ tăng dần, tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân và tư vấn điều trị phù hợp.
Có thể bạn quan tâm:
Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.
Bùi Thị Hoa - Tốt nghiệp Khoa Báo chí - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội niên khóa 2003 - 2007. Cô có 17 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới sức khỏe, làm đẹp,...