Skip to main content

Chè dây chữa trào ngược dạ dày: Cách dùng, hiệu quả, lưu ý

Sử dụng chè dây chữa trào ngược dạ dày là phương pháp được nhiều người áp dụng vì mang lại hiệu quả nhất định với trường hợp bệnh nhẹ. Tuy nhiên, trước khi sử dụng chè dây với mục đích chữa bệnh trào ngược, người bệnh cần tìm hiểu thật kỹ cách dùng để tránh làm tình trạng bệnh nặng hơn hoặc gây hại cho sức khỏe.

I. Chè dây là cây gì? Đặc điểm, thành phần, công dụng

Chè dây có tên khoa học là Ampelopsis cantoniensis, thuộc họ nho và là cây thân leo. Dưới đây là các thông tin chi tiết về loại cây này:

1. Đặc điểm

Chè dây còn được biết đến với rất nhiều tên gọi khác nhau như: chè hoàng giang, bạch liễm, thau rả (tiếng Nùng), khau rả (tiếng Tày), hồng huyết lon, ngưu khiên tỵ, điền bổ trà, song nho Quảng Đông…

Cây chè dây thuộc loại thân leo, có tua cuốn chẻ đôi để cuốn vào thân cây khác, mọc đối diện với lá. Lá cây chè dây hình trái xoan, mọc so le, rộng 1,5 – 5 cm, dài 2,5 – 7,5cm, mép lá có ít răng cưa.

Cây chè dây thường ra hoa vào khoảng tháng 6 – 7, hoa thường có lông mịn, mọc thành chùm đối diện, màu trắng giống hoa tam thất. Quả chè dây mọng, khi chín có màu đen.

Hình ảnh cây chè dây dùng để chữa trào ngược dạ dày.

2. Phân bố

Cây chè dây ưa ẩm và ưa sáng, thường leo và mọc thành chùm lên trên các cây bụi và cây gỗ nhỏ ở vùng đồi núi, ven rừng hoặc ở bờ nương rẫy.

Chè dây được tìm thấy ở nhiều quốc gia trên thế giới, thường mọc tự nhiên ở trong rừng các nước Châu Á, nơi có nhiệt đới ẩm như Việt Nam, Ấn Độ, Lào, Trung Quốc.

Tại Việt Nam, cây chè dây mọc hoang ở nhiều nơi, phân bố chủ yếu ở vùng đồi núi thuộc các tỉnh Hà Giang, Lào Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn, Hòa Bình, Quảng Ninh, Lâm Đồng, Nghệ An…

Tại Việt Nam cây chè dây phân bố chủ yếu ở vùng đồi núi

3. Bộ phận sử dụng

Hiện cây chè dây được trồng phổ biến để sử dụng làm dược liệu. Trong đó, bộ phận sử dụng chủ yếu là thân và lá cây. Phần rễ cây đôi khi cũng có mặt trong một vài bài thuốc chữa bệnh.

Bộ phận sử dụng chủ yếu là thân và lá cây chè dây.

4. Thành phần hóa học

Một số nghiên cứu cho thấy, thành phần chủ yếu của cây chè dây gồm:

  • Flavonoid: 18-19%.
  • Tanin catechic: 10,8-13,3%.
  • Đường: Rhamnose và Glucose.

Trong đó, chất flavonoid trong chè dây tồn tại chủ yếu dưới dạng là myricetin và dihydromyricetin. 

Nghiên cứu cũng chỉ ra, trong chè dây không chứa các chất thuộc nhóm alcaloid và saponin – đây là các hợp chất gây ngộ độc.

Flavonoid là thành phần chính của cây chè dây.

5. Công dụng

Cây chè dây được cả Y học cổ truyền và Y học hiện đại dùng trong điều trị bệnh.

  • Theo Y học cổ truyền: Chè cây vị ngọt thanh, có tính bình, thơm mát giúp thanh nhiệt, giải độc, kháng viêm. Vì vậy chè dây được dùng để chữa các bệnh như: sốt rét, đau nhức, viêm họng, viêm gan, viêm kết mạc, cảm, mụn nhọt…
  • Theo Y học hiện đại: Chè dây có công dụng giảm đau, chống viêm, dùng trong điều trị các bệnh lý về dạ dày, tá tràng, viêm đại tràng, chậm liền sẹo. Ngoài ra, loại chè này còn tác dụng điều hòa huyết áp, giải độc gan, chống viêm, kháng khuẩn…
Chè dây có công dụng giảm đau, chống viêm, dùng trong điều trị các bệnh lý về dạ dày, tá tràng, viêm đại tràng

6. Đối tượng sử dụng

Lá cây chè dây được dùng để chữa nhiều bệnh lý khác nhau, nhất là người bị đau dạ dày. Một số đối tượng bệnh nhân thường dùng lá chè dây gồm:

  • Bệnh nhân trào ngược dạ dày.
  • Bị đau dạ dày do nhiễm khuẩn HP.
  • Các bệnh lý liên quan đến viêm loét dạ dày, tá tràng và hệ tiêu hóa.
  • Có các triệu chứng khó tiêu, đầy bụng, chướng bụng, ợ chua liên tục.
  • Người bị stress, căng thẳng, suy nhược.
  • Người bị mất ngủ, mắc các vấn đề về tâm lý và thần kinh.
  • Bệnh nhân bị viêm amidan, viêm amidan cấp, viêm họng cấp, viêm thận cấp,…
  • Người bị viêm lợi, mụn nhọt.

II. Chè dây chữa trào ngược dạ dày được không? Tại sao?

Trào ngược dạ dày thực quản là một bệnh rối loạn ở đường tiêu hóa. Bệnh xảy ra khi cơ thắt thực quản dưới suy yếu hoặc hoạt động không hiệu quả khiến thức ăn và dịch vị dạ dày bị trào ngược lên thực quản. Hậu quả là gây tình trạng ợ chua, đắng miệng, ợ nóng, buồn nôn, hít phải thức ăn, viêm thực quản hoặc thanh quản…

Căn cứ vào thông tin công dụng của chè dây ở trên có thể khẳng định, cây chè dây chữa được bệnh trào ngược dạ dày. Thông tin này là hoàn toàn có cơ sở khoa học khí công dụng chữa trào ngược dạ dày của chè dây đã được cả Y học cổ truyền và Y học hiện đại công nhận.

Dưới đây là những thông tin lý giải vì sao cây chè dây có thể chữa bệnh trào ngược dạ dày thực quản:

1. Chất kháng sinh tự nhiên

Cây chè dây có chất kháng sinh tự nhiên có khả năng làm sạch dạ dày và diệt khuẩn HP – một trong các nguyên nhân hàng đầu gây bệnh trào ngược dạ dày. 

Theo các nghiên cứu khoa học, thành phần Flavonoid trong chè dây có tác dụng ngăn ngừa và loại bỏ được chủng vi khuẩn HP gây bệnh.

2. Khả năng kháng viêm

Nhờ khả năng kháng viêm nên sử dụng chè dây giúp làm lành các tổn thương bên trong dạ dày – thực quản nhanh chóng và hiệu quả hơn. Điều này giúp tránh được những biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra.

3. Trung hòa acid dạ dày

Nhờ đặc tính làm mát, giải độc nên cây chè dây còn có tác dụng trung hòa lượng acid trong dạ dày, giảm triệu chứng ợ nóng, ợ chua. Từ đó, người bệnh sẽ thấy thoải mái và dễ chịu hơn.

4. Giảm đau, buồn nôn, đầy bụng khó tiêu

Hai thành phần là tanin và flavonoid của chè dây có tác dụng giảm đau dạ dày, cơn đau vùng thượng vị, hạn chế cảm giác buồn nôn, chữa đầy bụng khó tiêu khá hiệu quả.

Cây chè dây có tác dụng trung hòa acid, làm lành vết loét, giảm đau bụng, buồn nôn cho bệnh nhân trào ngược dạ dày

III. Hướng dẫn cách dùng chè dây chữa trào ngược dạ dày hiệu quả 

Cách sử dụng chè dây phổ biến nhất là dùng để hãm trà, ngoài ra bệnh nhân trào ngược cũng có thể tham khảo một số cách khác dưới đây:

1. Nước cốt chè dây

Cách sử dụng nước cốt chè dây chữa trào ngược dạ dày khá đơn giản với các bước như sau: 

  • Chuẩn bị: 30g chè dây tươi.
  • Thực hiện: Chè dây nhặt và rửa sạch sau đó đem ngâm trong nước muối loãng khoảng 30 phút cho sạch bụi bẩn và vi khuẩn. Giã nát chè dây cùng chút muối rồi lọc lấy nước cốt.
  • Cách dùng: Uống nước cốt 1 lần/ngày và uống liên tục trong 1 tháng. Nên uống sau bữa ăn, không uống khi bụng đang rỗng và đói. 
Nước cốt chè dây

2. Nấu nước chè dây

Bệnh nhân trào ngược dạ dày có thể sử dụng chè dây tươi hoặc khô sau đó đun sôi với nước và uống. Cách thực hiện như sau: 

  • Chuẩn bị: 30g chè dây tươi hoặc 15g chè dây khô.
  • Thực hiện: Chè dây sau khi rửa sạch cho vào nồi và khoảng 1 lít nước. Đun sôi nhỏ lửa trong khoảng 5-10 phút để các chất trong chè dây tiết hết ra.
  • Cách uống: Chia nước chè dây làm 3-4 lần uống hết trong ngày.
Nước chè dây

4. Hãm trà chè dây

Thay vì nấu với nước, bệnh nhân trào ngược dạ dày có thể sử dụng chè dây khô hoặc tươi để hãm trà: 

  • Chuẩn bị: 30g chè dây tươi hoặc 10g chè dây khô.
  • Thực hiện: Chè dây sau khi rửa sạch hãy cho vào ấm. Đổ nước sôi vào hãm trong khoảng 50 – 10 phút là có thể uống.
  • Cách uống: Nên uống nước chè dây nhiều lần trong ngày và uống khi còn ấm. Người bệnh có thể tùy chỉnh độ đậm nhạt của trà chè dây theo khẩu vị.
Trà chè dây

5. Dùng chè dây túi lọc

Bệnh nhân trào ngược dạ dày cũng có thể sử dụng loại chè dây dạng túi lọc khi công việc bận rộn và không có thời gian. Cách dùng có thể tham khảo dưới đây:

  • Đối với bệnh nhân bị trào ngược dạ dày do vi khuẩn HP: Nên khoảng 4 túi trà chè dây túi lọc/ngày.
  • Đối với bệnh nhân trào ngược dạ dày do các nguyên nhân khác: Có thể dùng khoảng 2 túi trà chè dây túi lọc/ngày.

Người bệnh nên uống chè dây vào buổi sáng để giúp làm sạch dạ dày, sạch ruột và loại bỏ được vi khuẩn HP.

Chè dây túi lọc

6. Cao chè dây

Cao chè dây là sản phẩm được cô đặc là cây chè dây nên sử dụng khá tiện lợi. Người bệnh chỉ cần pha cao chè dây với nước là có thể uống ngay.

  • Chuẩn bị: Cao chè dây.
  • Thực hiện: Cho 1 muỗng cao chè dây vào 200ml nước sôi rồi khuấy đều lên cho tới khi tan hết. Uống nay khi còn ấm. Mỗi ngày người bệnh trào ngược nên dùng 2 lần vào buổi sáng và buổi tối. 
Cao chè dây

7. Các sản phẩm bào chế từ chè dây

Bệnh nhân trào ngược dạ dày cũng có thể sử dụng chè dây đã được bảo chế thành các sản phẩm có chức năng trị bệnh trào ngược dạ dày. Cụ thể gồm:

  • Dạng viên nang: Uống 2 viên/lần uống, duy trì sử dụng 3 lần uống mỗi ngày. Nên uống sau bữa ăn để tránh bị khó chịu và cồn cào dạ dày.
  • Chè dây dạng gel: Nên uống khi bệnh nhân bắt đầu có triệu chứng đau dạ dày hoặc trước các bữa ăn khoảng 30 phút. Nến uống 1 gói/ lần và 2-3 lần/ ngày, uống liên tục trong 3 tháng.

IV. Chè dây chữa trào ngược dạ dày có thực sự hiệu quả không? 

Sử dụng chè dây chữa trào ngược dạ dày khá đơn giản, an toàn và lành tính. Tuy nhiên, để có hiệu quả như mong muốn, bệnh nhân cần tuân thủ nguyên tắc kiên trì và liên tục. Nếu chỉ sử dụng chè dây trong 1 – 2 ngày hoặc thời gian không đủ dài, sử dụng ngắt quãng, tình trạng bệnh trào ngược sẽ rất khó được cải thiện và thuyên giảm.

Bên cạnh đó, điều trị trào ngược dạ dày bằng chè dây chỉ phù hợp với tình trạng bệnh nhẹ và mới khởi phát. Với trường hợp bệnh trào ngược axit nghiêm trọng và kéo dài, người bệnh nên đến bệnh viện để được bác sĩ tư vấn điều trị kịp thời, tránh gây biến chứng nguy hiểm. 

Chữa trào ngược dạ dày bằng chè dây chỉ hiệu quả với tình trạng bệnh nhẹ và mới khởi phát.

V. Lưu ý khi uống chè dây chữa trào ngược dạ dày 

Chè dây tuy an toàn và lành tính nhưng trước khi sử dụng với mục đích chữa bệnh trào ngược dạ dày, người bệnh cần lưu ý những vấn đề dưới đây để tránh gây hại cho sức khỏe:

1. Tham khảo ý kiến bác sĩ

Trước khi sử dụng chè dây với mục đích chữa bệnh trào ngược dạ dày, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ để biết mình có phù hợp không. Nếu có bác sĩ sẽ tư vấn và chỉ định cách sử dụng phù hợp.

2. Dùng đúng liều lượng, không lạm dụng

Chè dây có dược tính cao nên bện nhân không nên sử dụng quá nhiều hoặc dùng liều quá đậm đặc. Vì sử dụng chè dây quá liều trong thời gian dài có thể gây mất ngủ, táo bón và ảnh hưởng đến chức năng gan. Biểu hiện là vàng mắt, vàng da, mệt mỏi.

Lượng chè dây nên dùng tối đa mỗi ngày theo khuyến cáo của các chuyên gia sức khỏe là tối đa 50g chè dây khô. Nên chia làm 2-3 lần sử dụng, uống theo đợt, mỗi đợt uống liên tục từ 15 – 30 ngày.

Lượng chè dây nên dùng tối đa mỗi ngày là tối đa 50g chè dây khô.

3. Uống hết trong ngày, không để qua đêm

Bệnh nhân trào ngược dạ dày có thể nấu nước chè dây 1 lần và uống trong ngày nhưng cần bảo quản đúng cách. 

Không nên để nước chè dây qua đêm sang ngày hôm sau vì các thành phần trong nước chè biến đổi sẽ gây đau bụng, tiêu chảy hoặc ngộ độc. 

4. Thời điểm uống

Hai thời điểm tốt nhất để uống chè dây trị trào ngược dạ dày là trước bữa chính và sau khi thức dậy khoảng 20 phút. Uống vào thời điểm này làm giảm độ acid dịch vị, hạn chế tình trạng ợ hơi, ợ chua.

Một số thời điểm không nên uống chè dây là không nên uống chè sau khi ăn no và sau 22h đêm vì có thể gây mất ngủ. Cũng không nên dùng chè dây khi bụng đang trống rỗng vì dễ gây cảm giác khó chịu, cồn cào.

Hai thời điểm tốt nhất để uống chè dây trị trào ngược dạ dày là trước bữa chính và sau khi thức dậy khoảng 20 phút.

5. Đối tượng tránh sử dụng chè dây 

Sử dụng chè dây chữa trào ngược dạ dày thực quản không phù hợp với người bị bệnh huyết áp thấp, nhất là khi đang đói bụng. 

Người bị thiếu máu lên não, choáng váng cần tham khảo ý kiến bác sĩ khi dùng trà dây chữa trào ngược dạ dày. Trẻ nhỏ được uống chè dây nhưng chỉ được dùng với liều lượng thấp (khoảng 10 – 15g) để tránh bị say nước chè dây dẫn đến tình trạng nôn nao khó chịu.

6. Chọn địa chỉ uy tín để mua

Nên mua chè dây ở địa chỉ uy tín để đảm bảo chất lượng cũng như độ an toàn. Chú ý quan sát kỹ để không mua phải chè dây mốc, hỏng…

Để cẩn thận hơn, nếu có thời gian bạn hãy mua chè dây tươi về tự sấy khô, sao vàng hoặc phơi khô dùng dần. Sau khi sao vàng, bạn hãy chờ chè dây thật nguội rồi mới cất bảo lọ dùng dần.

7. Không quá kỳ vọng vào hiệu quả

Có nhiều nguyên nhân gây bệnh trào ngược dạ dày. Trong khi đó, công dụng chủ yếu của chè dây là trung hòa acid dạ dày nên sẽ khó để cải thiện hoàn toàn tình trạng bệnh. Vì vậy, người bệnh trào ngược chỉ nên sử dụng chè dây như một biện pháp kết hợp cùng với các phương pháp điều trị khác. 

Đặc biệt, chè dây không thể thay thế thuốc chữa bệnh. Vì vậy, nếu tình trạng bệnh trào ngược dạ dày thực quản không thuyên giảm, bệnh nhân cần đến bác sĩ để chữa trị theo liệu trình phù hợp.

Chè dây không thể thay thế thuốc chữa bệnh, vì vậy người bệnh trào ngược nên đi thăm khám khi bệnh không thuyên giảm.

VI. Dùng chè dây không phù hợp nên uống loại thuốc nào?

Một số bệnh nhân không phù hợp để dùng chè dây hàng ngày. Một số khác bị trào ngược dạ dày nặng nên sử dụng chè dây không có tác dụng và hiệu quả. Lúc này, uống thuốc chống trào ngược dạ sẽ là giải pháp chữa bệnh hiệu quả. Người bệnh nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn điều trị phù hợp và loại thuốc hiệu quả.

Thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel với thành phần chính là Almagate, đây là chất có tác dụng trung hòa axit dịch vị, hấp thụ và làm mất hoạt tính của axit dịch mật. 

Ngoài ra, Yumangel còn tạo lớp màng, bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi các tác nhân gây hại. Nhờ vậy, Yumangel giúp làm giảm nhanh các triệu chứng như: ợ hơi, ợ chua, ợ nóng, đau thượng vị, đắng miệng, buồn nôn,… do trào ngược dạ dày gây ra.

Thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel

Bệnh trào ngược dạ dày càng kéo dài càng khó chữa và có thể gây biến chứng nguy hiểm như viêm loét thực quản, hẹp thực quản, thậm chí cả ung thư thực quản. Do đó, nếu thấy sử dụng chè dây chữa trào ngược dạ dày không hiệu quả, người bệnh nên đi thăm khám càng sớm càng tốt.

Nếu còn bất kỳ câu hỏi nào về trào ngược dạ dày hoặc về bệnh lý liên quan đến dạ dày, vui lòng liên hệ tới hotline 1800.1125 (miễn phí cước) để được dược sĩ của thuốc dạ dày chữ Y tư vấn trực tiếp.

Yumangel gợi ý:

Đánh giá
Bùi Thị Hoa

Tác giả:

Bùi Thị Hoa - Tốt nghiệp Khoa Báo chí - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội niên khóa 2003 - 2007. Cô có 17 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới sức khỏe, làm đẹp,...

Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Thu

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với trên 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.