Bị đau dạ dày ăn bánh mì được không? 

Bên cạnh sử dụng thuốc điều trị, nhiều bệnh nhân đau dạ dày cũng được khuyên nên kết hợp ăn bánh mì để giảm đau. Vậy người đau dạ dày ăn bánh mì được không? Nếu có gì tại sao? Cùng thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel giải đáp câu hỏi này bạn nhé!

I. Đau dạ dày có nên ăn bánh mì không?

Đau dạ dày là tình trạng dạ dày bị tổn thương hoặc do rối loạn vận động của dạ dày có tăng tiết axit dịch vị dạ dày. Người mắc bệnh thường xuyên cảm thấy đau âm ỉ và rất khó chịu. Bên cạnh sử dụng thuốc điều trị, nhiều người cũng được khuyên nên kết hợp ăn bánh mì để giảm đau.

Với câu hỏi đau dạ dày có ăn được bánh mì không thì câu trả lời là CÓ. Bánh mì mang lại tác dụng tốt cho người đau dạ dày bởi đặc tính khô, dễ hút nước của bánh mì sẽ giúp tăng khả năng thấm hút dịch vị, trung hòa acid, giảm triệu chứng viêm, loét dạ dày.

Đồng thời, hàm lượng dinh dưỡng cao như: sắt, protein, mangan trong bánh mì còn giúp cơ thể tăng sức đề kháng để góp phần chống lại bệnh đau dạ dày.

Tuy nhiên, một số người có mẫn cảm hoặc có cơ địa không hấp thu được các loại đường có trong bánh mì như glucose, fructose, maltose có thể gặp phải tình trạng đau bụng, tiêu chảy.

Đau dạ dày ăn bánh mì được không?

II. Lý do người bị đau dạ dày nên ăn bánh mì

Bánh mì là một trong những loại thực phẩm được sử dụng rộng rãi tại nhiều quốc gia trên thế giới. Bánh mì được chế biến từ bột mì, men nở, giấm, muối, sữa tươi, dầu ăn, đường trộn đều với nhau sau đó đem nướng.

Theo Bảng thành phần thực phẩm Việt Nam do Bộ Y tế viện dinh dưỡng phát hành, thành phần dinh dưỡng có trong 100g bánh mì như sau:

Thành phần dinh dưỡng Định lượng
Nước 37.2g
Năng lượng 249 kcal
Protein 7.9g
Lipid 0.8g
Glucid (Carbohydrate) 52.6g
Chất xơ (celuloza) 0.2g
Tro (Ash) 1.3g
Calci 28mg
Sắt 2.0mg
Photpho 164mg
Vitamin B1 0.1mg
Vitamin B2 0.07mg
Vitamin PP 0.7mg
Lysin 163mg
Methionin 133mg
Tryptophan 66mg
Phenylalanine 314mg
Leucin 460mg
Cystin 188mg
Acid glutamic 1924mg
Glycin 331mg
Tyrosine 208mg
Arginin 294mg

Qua bảng thành phần ở trên có thể thấy, bánh mì có chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe. Ăn bánh mì có thể mang lại nhiều lợi ích cho người bị đau dạ dày như:

1. Dễ tiêu hóa

Thành phần chính của bánh mì là tinh bột (100g bánh mì có chứa đến 52.6g tinh bột). Tinh bột trong bánh mì rất mềm nên dạ dày sẽ không phải làm việc quá sức để tiêu hóa.

2. Thấm hút axit dịch vị dư thừa

Tinh bột trong bánh mì còn có khả năng thấm hút axit dịch vị dư thừa, làm giảm nhanh các cơn đau dạ dày. Sau khi đi vào dạ dày, tinh bột của bánh mì sẽ tạo thành 1 lớp bao phủ dạ dày giúp bảo vệ niêm mạc khỏi các tổn thương ở acid.

Bên cạnh đó, bánh mì có đặc tính khô nên có khả năng hút bớt dịch acid giúp cân bằng môi trường trong dạ dày, giảm dịch vị dư thừa. Đồng thời bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi tác động ăn mòn và phá hủy của acid và pepsin. Từ đó, giảm kích thích dạ dày và làm thuyên giảm cơn đau.

3. Giàu axit lactic

Vi khuẩn acid lactic trong bánh mì có khả năng làm giảm độ pH và  trung hòa acid dịch vị trong dạ dày. Mặt khác, còn giúp bảo vệ dạ dày, giảm đau rát và khó chịu ở dạ dày.

4. Hàm lượng dinh dưỡng cao

Được làm từ bột mì lên men tự nhiên nên bánh mì không chỉ giàu chất xơ mà còn chứa nhiều dinh chất dinh dưỡng như protein, sắt, mangan, canxi… Vì thế, ăn bánh mì góp phần tăng sức đề kháng cho cơ thể, chống lại bệnh đau dạ dày.

Vì thế, với câu hỏi đau dạ dày có ăn bánh mì được không, bạn không cần phải băn khoăn nữa. Bạn hoàn toàn có thể sử dụng bánh mì như món lót dạ vào buổi sáng hoặc dùng làm các bữa phụ trong ngày.

Bánh mì có đặc tính khô giúp thâm hút dịch vị dư thùa trong dạ dày.

III. Người bị bị đau dạ dày ăn loại bánh mì nào?

Nếu bạn không còn băn khoăn gì về câu hỏi đau dạ dày có nên ăn bánh mì không thì bây giờ bạn nên tham khảo các loại bánh mì tốt cho người bị đau dạ dày nhé:

1. Bánh mì lúa mạch đen

So với bánh mì trắng, bánh mì đen chỉ chiếm khoảng 20% calo, còn chất xơ thì lại cao gấp 4 lần. Vì thế, bị đau dạ dày có nên ăn bánh mì lúa mạch đen để cải thiện tiêu hóa, điều hòa vi khuẩn đường ruột và giảm các cơn đau dạ dày cấp tính bạn nhé.

Bánh mì lúa mạch đen

2. Bánh mì nguyên cám

Bánh mì nguyên cám được làm từ lúa mì nguyên chất, giữ nguyên lớp cám dinh dưỡng bên ngoài. Do đó, loại bánh mì này rất giàu protein và tinh bột, nên tốt cho người bị đau dạ dày.

Bánh mì nguyên cám

3. Bánh mì sandwich trắng

Phần vỏ và ruột của bánh mì sandwich rất mềm. Đồng thời, loại bánh này còn chứa nhiều chất dinh dưỡng như protein, chất béo và khoáng chất. Đây đều là các chất tốt cho dạ dày. Tuy nhiên, bạn cũng không nên ăn quá nhiều bánh mì sandwich vì có thể gây tăng cân.

Bánh mì sandwich trắng

4. Bánh mì từ các loại hạt

Một số loại hạt được dùng để làm bánh mì có thể kể đến là hạt bí ngô, hạt lanh, hạt hướng dương… Được biết, các loại hạt này thường giàu vitamin nhóm B và chất xơ nên tốt cho người bị đau dạ dày, đồng thời cải thiện chứng rối loạn tiêu hóa.

Bánh mì từ các loại hạt

5. Bánh mì Multigrain Bread

Đây là một loại bánh mì ngũ cốc nguyên hạt, được làm từ các nguyên liệu như yến mạch, lúa mì, lúa mạch, kiều mạch, hạt kê nên rất giàu dinh dưỡng. Bệnh nhân đau dạ dày ăn bánh mì Multigrain Bread không chỉ bổ sung năng lượng, tăng cường sức khỏe mà còn hỗ trợ tiêu hóa, giảm ợ nóng, ợ chua và cảm giác đau dạ dày.

Bánh mì Multigrain Bread

6. Bánh mì nguyên hạt

Bánh mì nguyên hạt 100% là lựa chọn phù hợp và lành mạnh cho người bị đau dạ dày. Thay vì chỉ sử dụng lúa mì nguyên hạt, bánh mì nguyên hạt còn có các loại ngũ cốc nguyên hạt khác như yến mạch, gạo lứt, hạt ngô, hạt kê, lúa mạch nên rất giàu dinh dưỡng. 

Bánh mì nguyên hạt

7. Bánh mì ngũ cốc nảy mầm

Thuật ngữ “ngũ cốc nảy mầm” dùng để chỉ những hạt đang ở giai đoạn phát triển sớm nhất, vừa mới nảy mầm.

Nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ năm 2019 đã phát hiện, bánh mì ngũ cốc nảy mầm chứa nồng độ chất chống oxy hóa cao hơn bánh mì nguyên hạt không nảy mầm. Mặt khác, các dưỡng chất trong bánh mì ngũ cốc nảy mầm cũng có khả dụng sinh học cao hơn nên cơ thể hấp thu tốt hơn.

Bánh mì ngũ cốc nảy mầm

8. Bánh mì yến mạch

Nguyên liệu chính dùng để làm bánh mì yến mạch chính là bột yến mạch. Bột yến mạch có khả năng thấm hút dịch vị acid nhanh và rất dễ tiêu hóa nên rất phù hợp với sức khỏe của người đau dạ dày.

Bánh mì yến mạch có hàm lượng chất xơ, chất khoáng, vitamin, carbohydrate và acid béo không bão hóa lớn giúp hỗ trợ tiêu hóa, cải thiện cơn đau và cảm giác chướng bụng hiệu quả.

Bánh mì yến mạch

IV. Hướng dẫn cách ăn bánh mì đúng cho bệnh nhân đau dạ dày

Mặc dù bánh mì tốt cho người đau dạ dày, nhưng đau dạ dày ăn bánh mì được không và có sao không còn phụ thuộc vào việc bạn ăn có đúng cách hay không. Bạn đừng bỏ qua những lưu ý dưới đây để ăn bánh mì không ảnh hưởng đến dạ dày:

1. Loại bánh mì không nên ăn

Các loại bánh mì người bị đau dạ dày cần thận trọng và hạn chế ăn gồm: 

  • Bánh mì ngọt: Các loại bánh mì ngọt, có bơ không những không có tác dụng tích cực mà còn có thể khiến cơ thể dung nạp thêm những chất không tốt.
  • Hạn chế ăn bánh mì trắng: Loại bánh này được làm từ bột mì, thường được thêm chất tẩy trắng trong quá trình chế biến. Sau khi hấp thụ, các hóa chất này có thể khiến tình trạng viêm loét dạ dày trở nên nặng nề hơn. Vì vậy cần hạn chế ăn.
  • Thận trọng khi ăn các loại bánh mì có chứa gluten: Những người bị hội chứng ruột kích thích nên cẩn thận trước khi ăn các loại bánh mì có chứa gluten. Các loại bánh này được làm từ những nguyên liệu như: lúa mạch, lúa mì, ngô, diêm mạch, bánh mì không men…
  • Bánh mì phomai béo/bánh mì ngọt nhiều đường: Vì sẽ gây khó tiêu và tăng tiết acid dạ dày.

Người bị đau dạ dày cần thận trọng khi ăn các loại bánh mì có chứa gluten

2. Lượng bánh mì nên ăn

Bệnh nhân đau dạ dày cần chú ý ăn bánh mì với lượng vừa phải. Theo khuyến nghị của các chuyên gia sức khỏe, bệnh nhân đau dạ dày có thể ăn 1-2 ổ bánh mì trong 1 lần ăn.

3. Tần suất

Bệnh nhân đau dạ dày cần chú ý ăn bánh mì với lượng phù hợp với tần suất 3-4 lần/tuần. Không nên ăn bánh mì liên tục hàng ngày với lượng nhiều vì có thể dẫn đến suy dinh dưỡng, tiêu hóa và hô hấp kém, dễ mắc bệnh tiểu đường…

Nên ăn bánh mì với lượng phù hợp, không nên lạm dụng ăn quá nhiều.

4. Thời điểm nên ăn

Thời điểm phù hợp để người bị trào ngược dạ dày ăn bánh mì là vào bữa sáng hoặc bữa phụ để cung cấp năng lượng.

5. Thời điểm không nên ăn

Không nên ăn bánh mì khi bụng quá no vì sẽ khiến dạ dày bị quá tải đồng thời tạo áp lực tiêu hóa gây trào ngược kèm đau và viêm loét. Tránh ăn bánh mì vào buổi tối hoặc sát gần giờ đi ngủ vì lượng bánh không được tiêu hóa hết sẽ bị tồn đọng trong dạ dày gây chướng bụng, đầy hơi và cảm giác đau âm ỉ.

Có thể ăn bánh mì vào bữa sáng hoặc bữa phụ

6. Cách ăn

Một số lưu ý khác khi ăn bánh mì cho người đau dạ dày là:

  • Nên ăn chậm, nhai kỹ: Người bị đau dạ dày nên ăn chậm, nhai kỹ, đặc biệt là phần vỏ ngoài giòn và cứng của bánh mì để tránh gây tổn thương niêm mạc dạ dày.
  • Không nên ăn kèm bánh mì với các loại gia vị cay nóng: Vì nếu ăn có thể khiến dạ dày bị kích thích gây tăng tiết axit mạnh hơn.
  • Hạn chế ăn bánh mì kèm với các loại mứt, phô mai, bơ: Vì các thực phẩm ăn kèm có thể làm giảm khả năng thấm hút axit dịch vị của bánh mì.
  • Chỉ nên ăn phần ruột mềm: Người bị trào ngược axit chỉ nên ăn phần ruột bánh mì mềm và dễ tiêu hóa để tránh làm tổn thương lớp niêm mạc
  • Hạn chế ăn vỏ ngoài: Người bị trào ngược dạ dày nên hạn chế ăn vỏ ngoài khô cứng của bánh mì để tránh làm tổn thương niêm mạc dạ dày. Nếu muốn ăn phần vỏ bánh mì, cần chú ý nhai thật kỹ nhé. 

Người bị đau dạ dày cần đảm bảo nhai kỹ bánh mì trước khi nuốt

V. Ngoài bánh mì, người bị đau dạ dày nên ăn gì? 

Ngoài bánh mì, để giảm triệu chứng đau dạ dày người bệnh nên bổ sung thêm các thực phẩm dưới đây vào bữa ăn hàng ngày:

1. Sữa chua

Ăn sữa chua giúp bổ sung acid lactic cho cơ thê. Công dụng của  acid lactic là kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn HP – nguyên nhân gây đau dạ dày và nhiều bệnh lý dạ dày khác.

Bên cạnh đó, sữa chua còn rất lợi khuẩn nên khi ăn sẽ giúp hệ tiêu hóa thức ăn nhanh chóng và dễ dàng hơn. Từ đó giảm áp lực cho dạ dày, giảm đau và ngăn ngừa tình trạng đầy hơi, khó tiêu.

2. Yến mạch

Yến mạch ngoài cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể còn có khả năng hấp thu tốt lượng acid dư thừa nhờ hàm lượng chất xơ tự nhiên lớn. Vì vậy, người bị đau dạ dày đừng bỏ qua thực phẩm tuyệt vời này nhé!

3. Gừng, nghệ vàng

Cả gừng và nghệ vàng đều có đặc tính chống viêm, giảm khả năng axit. Không chỉ vậy, nghệ lại giàu curcumin giúp chữa lành những tổn thương trong dạ dày.

Bệnh nhân đau dạ dày có thể sử dụng gừng và nghệ như một gia vị trong các món ăn hàng ngày. Hoặc uống trà trừng và tinh bột nghệ vàng với nước ấm.

4. Bánh quy

Bánh quy có đặc tính khô nên có khả năng thấm hút nhanh chóng dịch vị acid dạ dày. Theo đó, các triệu chứng  nóng, ợ chua, đau thượng vị do đau dạ dày cũng nhanh chóng thuyên giảm.

5. Thực phẩm giàu tinh bột

Cơm trắng chứa nhiều tinh bột giúp giảm tiết acid dịch vị, bao phủ bảo vệ niêm mạc dạ dày. Một số loại thực giảm giàu tinh bột tốt cho người bị đau dạ dày như khoai lang, khoai tây, cháo…

6. Thực phẩm giàu chất xơ

Khi bị đau dạ dày, bệnh nhân nên ăn các loại thức ăn giàu chất xơ như rau xanh và hoa quả để hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn và phòng tránh táo bón.

Với hoa quả, nên chọn các loại không có múi,ví dụ như dưa, táo, lê, chuối… Với rau xanh nên ăn rau chân vịt, cải bẹ xanh, lá mơ, rau mùi tây, súp lơ, bắp cải, mồng tơi, đậu bắp…

Trong trường hợp cơn đau dạ dày liên tục làm phiền, bạn cũng có thể sử dụng thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel để giảm nhanh các triệu chứng khó chịu.

Thuốc dạ dày chữ Y với thành phần chính là almagate có tác dụng trung hòa axit dịch vị, đồng thời tạo ra lớp màng nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày. Từ đó, các triệu chứng của đau dạ dày như ợ nóng, ợ chua, đầy bụng, chướng hơi, đau thượng vị nhanh chóng được giảm xuống.

Thuốc dạ dày Yumangel giúp làm giảm nhanh các triệu chứng khó chịu của bệnh đau dạ dày.

Như vậy với câu hỏi đau dạ dày ăn bánh mì được không, người bệnh có thể sử dụng bánh mì như một cách để giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh đau dạ dày. Tuy nhiên, cần dùng với lượng phù hợp kết hợp có độ ăn uống và sinh hoạt khoa học để mau chóng đẩy lùi bệnh.

Để được tư vấn kỹ hơn về cách điều trị các bệnh lý liên quan đến dạ dày, bạn đừng quên bình luận bên dưới hoặc gọi đến hotline miễn cước 1800.1125 gặp dược sĩ của thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel nhé.

Có thể bạn quan tâm:

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu

Dược sĩ

Nguyễn Thị Thu

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.

Bùi Thị Hoa - Tốt nghiệp Khoa Báo chí - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội niên khóa 2003 - 2007. Cô có 17 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới sức khỏe, làm đẹp,...

0/5 (0 lượt bình chọn)

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *