Siêu âm có phát hiện trào ngược dạ dày không? Phương pháp này có những ưu nhược điểm gì và cần chuẩn bị ra sao khi tiến hành siêu âm trào ngược dạ dày? Cùng thuốc dạ dày chữ Y khám phá trong bài viết này nhé!
Mục lục
- I. Trào ngược dạ dày và cách chẩn đoán
- II. Siêu âm trào ngược dạ dày thực quản là gì?
- III. Siêu âm có phát hiện trào ngược dạ dày không?
- IV. Ưu – nhược điểm của siêu âm trào ngược dạ dày thực quản
- V. Quy trình siêu âm chẩn đoán trào ngược dạ dày thực quản
- VI. Những lưu ý khi siêu âm trào ngược dạ dày thực quản
- VII. Giải đáp thắc mắc về siêu âm chẩn đoán trào ngược dạ dày
- 1. Có nên siêu âm trào ngược dạ dày thực quản không?
- 2. Siêu âm dạ dày chẩn đoán trào ngược có đau không?
- 3. Siêu âm dạ dày chẩn đoán trào ngược hết bao nhiêu tiền?
- 4. Siêu âm dạ dày chẩn đoán trào ngược có cần nhịn ăn không?
- 5. Nên siêu âm dạ dày chẩn đoán trào ngược vào lúc nào?
- 6. Siêu âm dạ dày có phát hiện ung thư dạ dày không?
- 7. Khám dạ dày nên nội soi hay siêu âm?
- VIII. Tìm hiểu các phương pháp chẩn đoán trào ngược dạ dày khác
I. Trào ngược dạ dày và cách chẩn đoán
Dấu hiệu trào ngược dạ dày khá đa dạng, mỗi người có thể gặp phải một vài triệu chứng khác nhau phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, mức độ bệnh và cả thói quen ăn uống, sinh hoạt.
Một số triệu chứng trào ngược dạ dày thường gặp gồm: ợ nóng với cảm giác nóng như lửa đốt ở ngực và thực quản; nghẹn họng, khó nuốt; đau tức ngực; chua miệng; nôn và buồn nôn. Bệnh trào ngược kéo dài có thể sẽ gây ra các triệu chứng do cổ họng bị tổn thương như: ho kéo dài, hen phế quản, viêm thanh quản…
Các triệu chứng vừa kể trên có thể xảy ra ở nhiều bệnh lý khác nhau nên rất dễ nhầm lẫn, chỉ có thể là dấu hiệu gợi ý bệnh trào ngược dạ dày thực quản, không có giá trị chẩn đoán chính xác.
Do đó ngoài thăm khám lâm sáng về triệu chứng và tiền sử bệnh lý, bác sĩ còn có thể chỉ định bệnh nhân thực hiện một số xét nghiệm cận lâm sàng như: nội soi dạ dày, siêu âm dạ dày, chụp X- quang dạ dày, theo dõi mức pH dạ dày thực quản…
II. Siêu âm trào ngược dạ dày thực quản là gì?
Siêu âm dạ dày thực quản là thủ thuật sử dụng các sóng siêu âm tần số cao để phát hiện và chẩn đoán được những bất thường của dạ dày – thực quản, đồng thời tầm soát được ung thư dạ dày – thực quản.
Phương pháp siêu âm dạ dày chỉ được dùng để thăm khám, chẩn đoán và tìm ra nguyên nhân gây bệnh chứ không phải là phương pháp điều trị bệnh. Vì hình ảnh dạ dày thực quản thu được từ siêu âm chỉ đưa ra được cái nhìn trực tiếp qua bề ngoài, không thu thập được mẫu mô nhằm phục vụ cho quá trình xét nghiệm.
Các đối tượng cần thực hiện siêu âm dạ dày thực quản nhằm chẩn đoán bệnh gồm:
- Ăn uống khó tiêu, rối loạn tiêu hoá, chướng bụng, đầy hơi.
- Liên tục và thường xuyên bị ợ hơi, ợ chua và gặp các vấn đề về tiêu hoá khác.
- Bị nôn ra máu, đau dạ dày, xuất huyết dạ dày.
- Bị viêm dạ dày, viêm thực quản nặng.
- Nghi ngờ trong dạ dày có dị vật.
- Bị dị tật dạ dày tá tràng hoặc dị tật dạ dày bẩm sinh.
- Nghi ngờ có khối u trong dạ dày, loét dạ dày cấp, ung thư dạ dày.
- Những người bệnh không thể thực hiện kỹ thuật nội soi dạ dày.
III. Siêu âm có phát hiện trào ngược dạ dày không?
Về thắc mắc siêu âm có phát hiện trào ngược dạ dày không, các chuyên gia cho biết, siêu âm là một trong các phương pháp được bác sĩ chỉ định cho bệnh nhân trào ngược dạ dày vì giúp chẩn đoán được bệnh khá chính xác.
Phương pháp siêu âm được đánh giá là có khả năng nhìn trực tiếp phần niêm mạc dạ dày thực quản. Do đó, khi người bệnh nghi ngờ có dấu hiệu bị trào ngược dạ dày thì nên đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán bằng siêu âm và những phương pháp phù hợp khác.
IV. Ưu – nhược điểm của siêu âm trào ngược dạ dày thực quản
Bên cạnh ưu điểm cho phép bác sĩ quan sát được hình ảnh dạ dày thì siêu âm trào ngược dạ dày thực quản cũng có một số nhược điểm so với các phương pháp khác trong chẩn đoán và điều trị bệnh.
1. Ưu điểm
So với các phương pháp chẩn đoán khác, siêu âm trào ngược dạ dày thực quản là phương pháp thăm dò, chẩn đoán bệnh được sử dụng phổ biến bởi có nhiều ưu điểm như:
- Dễ thực hiện.
- Kết quả nhanh chóng.
- An toàn cho sức khỏe, không gây bất kỳ tác dụng phụ hay biến chứng nào.
- Ít hoặc không gây khó chịu cho người đi siêu âm.
- Giá thành tương đối thấp.
2. Nhược điểm
Thông qua hình ảnh siêu âm dạ dày thực quản, bác sĩ chỉ có thể xem được hình ảnh bên ngoài nên:
- Không thể thu thập được hình ảnh chính xác, ví dụ như vết loét nông hay sâu và độ rộng cụ thể thế nào.
- Không thu được các hình ảnh cụ thể phía trong niêm mạc dạ dày thực quản, ví dụ hiện trạng của các vết loét, có chảy máu bên trong hay không…
- Không thể thu thập được mẫu mô để xét nghiệm trào ngược dạ dày xem liệu người bệnh có bị ung thư hoặc Barrett thực quản hay không.
Trong khi đó, bác sĩ cần căn cứ vào hình ảnh rõ nét và xác thực để có thể đưa chẩn đoán bệnh chính xác. Cùng vì điều này mà hiện nay siêu âm không còn là phương pháp được sử dụng để khám và chẩn đoán trào ngược dạ dày nữa.
Hiện đã có nhiều phương pháp chẩn đoán trào ngược dạ dày hiện đại và hiệu quả hơn như nội soi dạ dày, kiểm tra PH thực quản…
V. Quy trình siêu âm chẩn đoán trào ngược dạ dày thực quản
Quá trình siêu âm trào ngược dạ dày thực quản được diễn ra nhanh chóng với các bước lần lượt như sau:
1. Bước 1: Chuẩn bị
Trước khi siêu âm dạ dày, người bệnh sẽ được bác sĩ, kỹ thuật viên dặn dò các vấn đề cần thiết như:
- Nhịn ăn ít nhất 6-8 tiếng, uống thật nhiều nước: Để có thể dễ dàng quan sát hình ảnh bên trong dạ dày.
- Mặc quần áo rộng rãi thoải mái: Giúp quá trình siêu âm dạ dày diễn ra nhanh hơn và thuận tiện hơn.
- Giữ tinh thần thoải mái, không nên lo lắng hoặc căng thẳng quá mức: Để tránh dạ dày co bóp mạnh hơn, gây đau dạ dày.
2. Bước 2: Thực hiện
Các bước thực hiện siêu âm dạ dày gồm:
- Người bệnh nằm trên bàn siêu âm, bác sĩ sẽ bôi lên khu vực dạ dày gel bôi trơn để ngăn cản không khí xâm nhập vào khu vực giữa đầu máy siêu âm và da. Điều này giúp hình ảnh chiếu lên màn hình máy siêu âm được rõ ràng nhất.
- Bác sĩ di chuyển đầu dò siêu âm xung quanh toàn bộ khu vực cần được siêu âm. Trong khi siêu âm, thỉnh thoảng có thể nghe thấy tiếng vang báo hiệu hình ảnh đã được ghi lại cấu trúc mà bác sĩ muốn lưu để xác định bệnh lý người bệnh đang gặp phải.
- Quá trình siêu âm hoàn thành, bệnh nhân lau sạch đi phần gel bôi trơn trên bụng và chờ kết quả thông báo từ bác sĩ.
3. Bước 3: Nhận kết quả
Bác sĩ thông báo kết quả siêu âm cho bệnh nhân. Vì siêu âm là phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng không xâm lấn và không gây đau nên người bệnh có thể về nhà ngay sau khi hoàn thành.
VI. Những lưu ý khi siêu âm trào ngược dạ dày thực quản
Khi được yêu cầu thực hiện siêu âm chẩn đoán trào ngược dạ dày thực quản, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Nhịn ăn 6-8 tiếng trước khi siêu âm: Điều này không chỉ giúp giảm nguy cơ trào ngược dạ dày thực quản xảy ra trong quá trình thực hiện siêu âm mà còn giúp thu được hình ảnh siêu âm dạ dày thực quản chính xác và rõ nét. Khi dạ dày rỗng bác sĩ cũng phát hiện các bất thường sẽ dễ dàng hơn.
- Uống nước: Trước khi siêu âm dạ dày thực quản, người bệnh cần uống 2 lít nước để giúp quá trình siêu âm diễn ra dễ hơn.
- Nằm và giữ nguyên tư thế: Trong khi bác sĩ thực hiện siêu âm, người bệnh cần nằm ngửa và giữ nguyên tư thế để bác sĩ có thể dễ dàng siêu âm và kiểm tra.
VII. Giải đáp thắc mắc về siêu âm chẩn đoán trào ngược dạ dày
Trước khi thực hiện siêu âm chẩn đoán trào ngược dạ dày, người bệnh có rất nhiều thắc mắc, chúng sẽ giải đáp chi tiết dưới đây:
1. Có nên siêu âm trào ngược dạ dày thực quản không?
Đối với bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản, bác sĩ thường chỉ định siêu âm vì phương pháp này giúp chẩn đoán được bệnh khá chính xác. Hình ảnh siêu âm cho phép bác sĩ nhìn trực tiếp phần niêm mạc dạ dày.
Tuy nhiên, phương pháp siêu âm không cho phép sĩ thu thập mẫu mô bên trong để phục vụ để xét nghiệm. Vì vậy, siêu âm trào ngược dạ dày thực quản có tác dụng chẩn đoán bệnh nhưng không thể giúp bác sĩ xác định phương pháp chữa trị phù hợp.
2. Siêu âm dạ dày chẩn đoán trào ngược có đau không?
Quá trình siêu âm dạ dày diễn ra nhanh chóng, không xâm lấn nên không gây đau. Vì vậy, người bệnh không cần phải nằm viện hay nghỉ ngơi, có thể ra về ngay sau khi siêu âm xong.
3. Siêu âm dạ dày chẩn đoán trào ngược hết bao nhiêu tiền?
Nhìn chung, chi phí siêu âm dạ dày không quá cao. Tùy theo bệnh viện thực hiện mà chi phí siêu âm dạ dày có thể dao động từ 100.000 đến 300.000 VNĐ/1 lần.
Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, người bệnh nên đến bệnh viện/cơ sở y tế uy tín để thực hiện.
4. Siêu âm dạ dày chẩn đoán trào ngược có cần nhịn ăn không?
Câu trả lời là Có. Người bệnh thực hiện siêu âm chẩn đoán trào ngược dạ dày cần nhịn ăn từ 6-8 tiếng trước khi bắt đầu siêu âm để thu được hình ảnh rõ nét nhất trong dạ dày.
5. Nên siêu âm dạ dày chẩn đoán trào ngược vào lúc nào?
Thời điểm tốt nhất để siêu âm dạ dày chẩn đoán trào ngược axit là vào sáng sớm, sau khi người bệnh nhịn ăn một đêm.
Trước khi siêu âm, bác sĩ cũng dặn bệnh nhân uống nhiều nước hơn để việc siêu âm được nhanh chóng và dễ dàng hơn.
6. Siêu âm dạ dày có phát hiện ung thư dạ dày không?
Siêu âm dạ dày cũng có thể hỗ trợ chẩn đoán và tầm soát ung thư dạ dày. Hình ảnh của siêu âm giúp bác sĩ quan sát và tìm ra vị trí khối u.
Tuy nhiên, siêu âm dạ dày không phải phương pháp tầm soát ung thư dạ dày tối ưu nhất. Để chẩn đoán và phát hiện ung thư dạ dày, ngoài siêu âm, bác sĩ còn sử dụng các phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác như nội soi dạ dày, chụp CT cắt lớp, chụp X-quang,…
7. Khám dạ dày nên nội soi hay siêu âm?
Nếu dạ dày khỏe mạnh bình thường và không có dấu hiệu bất thường, bạn chỉ cần siêu âm định kỳ hàng năm để kiểm tra, tầm soát bệnh dạ dày cũng như các bệnh lý về đường tiêu hóa khác.
Tuy nhiên, nếu muốn chẩn đoán trào ngược dạ dày và các bệnh lý dạ dày khác, người bệnh có thể đề nghị với bác sĩ được thực hiện nội soi dạ dày. Căn cứ theo tình trạng sức khỏe và triệu chứng bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh nên siêu âm hay nội soi.
VIII. Tìm hiểu các phương pháp chẩn đoán trào ngược dạ dày khác
Ngoài siêu âm dạ dày để chẩn đoán bệnh trào ngược dạ dày, bác sĩ thường dùng một số kỹ thuật khác đó là:
- Nội soi dạ dày: Là phương pháp đưa một ống soi mềm thăm khám trực tiếp phần trên của ống tiêu hóa qua đường miệng hoặc đường mũi. Từ các hình ảnh thu được, bác sĩ sĩ sẽ đánh giá độ dài của các vết xước trên niêm mạc cùng với phạm vi lan rộng để biết được mức độ tổn thương của thực quản.
- Chụp X-quang dạ dày: Bác sĩ cho bệnh nhân uống chất lỏng có chứa chất cản quang (Bari sulfat) nhằm bao phủ lớp niêm mạc thực quản. Hình ảnh thu được giúp bác sĩ có thể phát hiện được các tổn thương như loét dạ dày.
- Đo pH dạ dày thực quản 24h: Kỹ thuật này giúp chẩn đoán dựa trên số cơn trào ngược acid lên hầu họng trong 24 giờ, pH hầu họng. Phương pháp này giúp xác định chính xác trào ngược acid, acid yếu hoặc kiềm dạng dịch hoặc khí dung lên mũi, họng và khí quản.
- Đo áp lực nhu động thực quản: Thường được chỉ định trước và sau phẫu thuật trào ngược hoặc ở các bệnh nhân trào ngược không đáp ứng điều trị. Đo áp lực nhu động thực quản giúp bác sĩ loại trừ các rối loạn vận động thực quản hiếm gặp.
Trên đây là thông tin chúng tôi tổng hợp được về vấn đề siêu âm có phát hiện trào ngược dạ dày không. Có thể nói, do kỹ thuật này có hạn chế là không thu được các hình ảnh rõ nét và cụ thể phía trong niêm mạc dạ dày thực quản nên hiện không còn dùng để chẩn đoán trào ngược dạ dày nữa. Bạn có thể đến thăm khám bác sĩ, để được chỉ định một phương pháp khác phù hợp hơn.
Có thể bạn quan tâm:
Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.
Bùi Thị Hoa - Tốt nghiệp Khoa Báo chí - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội niên khóa 2003 - 2007. Cô có 17 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới sức khỏe, làm đẹp,...