Thân vị dạ dày là gì? Nằm ở đâu? Bệnh hay gặp ở thân vị dạ dày

Thân vị dạ dày là một bộ phận quan trọng trong dạ dày có chức năng co bóp và tiêu hóa thức ăn. Tuy nhiên, rất ít người biểu rõ về bộ phận thân vị của dạ dày. Vì vậy bài viết này của Yumangel sẽ cùng bạn tìm hiểu về thân vị dạ dày nhé!

I – Thân vị dạ dày là gì? Nằm ở đâu?

Dạ dày bao gồm nhiều bộ phận như: Phình vị dạ dày, thân vị, tâm vị, hang vị, môn vị. Như vậy, thân vị dạ dày là là một phần thuộc dạ dày dưới đáy vị. Thân vị là phần phình to nhất và chiếm diện tích nhiều nhất trong dạ dày, nằm giữa đáy vị và hang vị. 

thân vị dạ dày là gìHình ảnh vị trí thân vị của dạ dày. 

II – Chức năng của thân vị dạ dày

Thân vị là bộ phận chứa tuyến tiết ra Axit clohydric (HCl) và Pepsinogen. Chức năng của thân vị dạ dày là co bóp và tiêu hóa thức ăn.

Thân vị bao tửThân vị dạ dày đảm nhiệm chức năng co bóp và tiêu hóa thức ăn.

III – Các bệnh thường gặp ở thân vị dạ dày

Các bệnh lý thường gặp ở thân vị dạ dày gồm: polyp thân vị, viêm thân vị, loét thân vị, u thân vị, xung huyết thân vị…

1. Polyp thân vị dạ dày 

Polyp thân vị dạ dày là hiện tượng xuất hiện các khối tế bào trên lớp niêm mạc ở thân vị của dạ dày. Hầu hết các polyp ở thân vị dạ dày là lành tính, nhưng có một số loại có nguy cơ cao chuyển thành ung thư thân vị dạ dày.

polyp thân vị dạ dàyHình ảnh polyp thân vị dạ dày. 

Triệu chứng polyp thân vị dạ dày không rõ ràng, tuy nhiên có một số dấu hiệu có thể nhận biết bệnh như: khó tiêu, trào ngược axit, đau bụng, ợ nóng, ăn nhanh no, mệt mỏi…

2. Viêm thân vị dạ dày

Viêm thân vị dạ dày là tình trạng bộ phận thân vị của dạ dày bị viêm loét và tổn thương. Nguyên nhân bị viêm là do thân vị bị tấn công bởi vi khuẩn, dịch vị thừa hoặc nhiều tác nhân gây hại khác như: dùng các loại thuốc kháng viêm, giảm đau trong thời gian dài; chế độ sinh hoạt, ăn uống không lành mạnh…

Các triệu chứng khi bị viêm thân vị dạ dày gồm: đau thân vị dạ dày, đau vùng thượng vị; ợ chua, ợ hơi thường xuyên sau khi ăn xong; cơn đau âm ỉ không dứt nếu bệnh nặng; buồn nôn, khó chịu, nôn ra dịch nhầy có mùi khó chịu; cơ thể suy nhược, giảm cân đột ngột…

viêm thân vị dạ dàyHình ảnh viêm thân vị dạ dày.

Viêm thân vị dạ dày nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như xuất huyết tiêu hóa; thủng hoặc rò ổ loét; hẹp môn vị; ung thư hóa…

3. Loét thân vị dạ dày 

Loét thân vị dạ dày là tình trạng niêm mạc tại thân vị dạ dày bị loét hoặc tổn thương do lượng axit trong dạ dày bị mất cân bằng và tăng cao hơn so với lượng chất nhầy có trong dạ dày. 

Loét thân vị dạ dày là biến chứng của viêm thân vị dạ dày do không được điều trị kịp thời. 

loét thân vị dạ dàyHình ảnh loét thân vị dạ dày.

4. U thân vị dạ dày 

U thân vị dạ dày là tình trạng các tế bào ở thân vị của dạ dày phát triển không kiểm soát và bất thường. 

Khối u ở thân vị dạ dày được phân thành 2 loại là khối u dạ dày lành tính và khối u dạ dày ác tính. Các loại u ở dạ dày có mức độ nguy hiểm khác nhau, nhưng u dạ dày lành tính sẽ nhẹ hơn so với u ác tính.

u thân vị dạ dàyHình ảnh u thân vị dạ dày.

5. Xung huyết thân vị dạ dày

Xung huyết thân vị dạ dày là tình trạng niêm mạc ở vùng thân  vị dạ dày bị viêm khiến cho các mạch máu tại đây bị giãn nở gây xuất huyết.

xung huyết thân vị dạ dàyHình ảnh xung huyết thân vị dạ dày.

Không chỉ gây đau đớn, chướng bụng, buồn nôn, đầy hơi, ợ chua, ợ hơi liên tục, xung huyết thân vị dạ dày còn có nguy cơ biến chứng rất cao như: chảy máu dạ dày, thủng dạ dày, ung thư dạ dày…

6. Ung thư thân vị dạ dày

Ung thư thân vị dạ dày là tình trạng các tế bào cấu trúc bình thường của thân vị dạ dày phát triển đột biến, bất thường và mất kiểm soát  xâm lấn ra các mô ở gần (xâm lấn cục bộ) hoặc ở xa (di căn) qua hệ thống bạch huyết.  

ung thư thân vị dạ dàyHình ảnh ung thư thân vị dạ dày.

Ung thư thân vị dạ dày khi tiến triển nặng có thể gây tử vong. Do đó ngay khi nhận thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường như: chán ăn, ăn không ngon; sụt cân đột ngột; đau bụng dữ dội; xuất huyết tiêu hóa… thì cần đi thăm khám ngay.

IV – Cách phòng tránh các bệnh ở thân vị dạ dày

Để phòng tránh các bệnh lý xảy ra ở thân vị dạ dày, bạn cần chú ý một số điều sau trong ăn uống và sinh hoạt hàng ngày:

– Có chế độ ăn uống khoa học: Nhai kỹ khi ăn, không ăn nhanh, ăn cơm và canh riêng, không ăn quá no, ăn đúng bữa và đúng giờ…

– Nên tăng cường ăn các thức ăn dễ tiêu hóa, giàu chất xơ, uống đủ nước.

– Hạn chế đồ ăn quá chua cay, thức ăn nhanh, đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ, uống bia rượu, cà phê,  nước ngọt có gas, trà đặc, thuốc lá…

– Hạn chế căng thẳng, lo lắng kéo dài; ngủ đủ giấc, tránh thức khuya.

– Tập thể dục đều đặn, vận động cơ thể giúp nâng cao sức đề kháng.

– Sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Thân vị dạ dày nếu không được chăm sóc và bảo vệ tốt có thể bị nhiều bệnh nguy hiểm. Do đó, khi phát hiện cơ thể có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào như đau bụng, đau thượng vị, đi ngoài ra máu hay sụt cân đột ngột thì bạn cần đi thăm khám ngay để tránh bệnh trở nặng gây biến chứng nguy hiểm.  

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu

Dược sĩ

Nguyễn Thị Thu

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.

Đinh Thị Hiền (Tốt nghiệp Học viện Báo chí và Tuyên truyền niên khóa 2014-2018). Cô có 6 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copy Write tại các lĩnh vực liên quan đến sức khỏe, làm đẹp,… Hiện nay, Đinh Thị Hiền được biết đến với vai trò biên tập viên cho nhãn hàng Yumangel, với mong muốn cung cấp những thông tin hữu ích liên quan đến sản phẩm cũng như các phương pháp trị đau dạ dày. Hy vọng, những nội dung mà Hiền truyền tải sẽ giúp bạn đọc có được những thông tin hữu ích, giúp bạn có được những phương pháp chăm sóc dạ dày phù hợp.

0/5 (0 lượt bình chọn)

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *