Sữa cung cấp chất béo, canxi, protein, vitamin, khoáng chất nhưng người bị đau dạ dày uống sữa được không? Câu trả lời sẽ được Yumangel bật mí chuẩn xác nhất trong bài viết này. Cùng theo dõi bạn nhé!
Mục lục
I. Đau dạ dày uống sữa được không?
Sữa cung cấp nguồn dinh dưỡng rất đa dạng như chất béo, canxi, protein, vitamin, khoáng chất… Vì thế, dù ở độ tuổi nào chúng ta cũng nên sử dụng sữa theo hàm lượng nhất định để bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể.
Tuy nhiên, một số luồng thông tin cho rằng, người bị đau dạ dày không nên uống sữa. Vì thế, rất nhiều người băn khoăn không biết đau dạ dày uống sữa được không.
Thực tế, người bị đau dạ dày hoàn toàn có thể uống được sữa vì theo các chuyên gia dinh dưỡng sữa có tính axit nhưng nhẹ và yếu hơn axit dạ dày. Do đó, nó có thể hoạt động như một hệ đệm giúp giảm lượng axit dạ dày. Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, sữa có khả năng đẩy lùi các triệu chứng khó chịu cũng như cơn đau do bệnh dạ dày gây ra.
Ngoài ra uống sữa còn giúp cung cấp canxi và các chất dinh dưỡng như vitamin A, B1, B2, E,… cho cơ thể. Tuy nhiên, người đau dạ dày nên chọn sữa phù hợp và hàm lượng vừa phải. Bởi vì không phải loại sữa nào người đau dạ dày cũng có thể uống được.
Chẳng hạn như, đau dạ dày có nên uống sữa bò không còn phụ thuộc vào thể trạng người đó có bị dị ứng đạm sữa bò không. Nếu bệnh nhân không bị dị ứng có thể uống sữa bò bình thường. Ngược lại, bệnh nhân bị dị ứng sữa bò không nên sử dụng vì có thể bị đi ngoài, đầy hơi, đau bụng…
II. Phân tích tác dụng của uống sữa đối với người bị đau dạ dày
Sữa chứa nhiều dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe người bị đau dạ dày, có thể kể đến một vài thành phần nổi bật trong 100g sữa như:
Thành phần dinh dưỡng | Định lượng |
Năng lượng | 74 Kcal |
Protein | 3,9g |
Lactose | 5,26g |
Canxi | 120mg |
Kali | 143mg |
Vitamin A | 50mcg |
Vitamin C | 1mg |
Vitamin B1 | 0,05mg |
Vitamin B2 | 0,19mg |
Vitamin B5 | 0,4mg |
Vitamin B12 | 0,44mcg |
Vitamin E | 0,06mg |
Với các thành phần dinh dưỡng nêu trên, người bị đau dạ dày uống sữa mang lại nhiều tác dụng và lợi ích cho sức khỏe như:
1. Bổ sung lợi khuẩn Probiotic
Các chế phẩm từ sữa như phô mai, sữa chua là một trong các nguồn cung cấp lợi khuẩn probiotic dồi dào. Lợi khuẩn phổ biến trong sữa chua là axit lactic có khả năng hỗ trợ quá trình tiêu hóa, đồng thời kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn HP- nguyên nhân gây viêm loét dạ dày.
2. Cung cấp Protein
Theo bảng dinh dưỡng ở trên, 100g sữa cung cấp khoảng 3.9g protein và 74 Kcal. Protein có khả năng bao bọc và bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày, từ đó làm giảm các cơn đau.
3. Cung cấp lactose
Lactose là loại đường tự nhiên có nhiều trong sữa (5.26g lactose/100g sữa). Loại đường này có khả năng lên men tự nhiên nên giúp tạo môi trường thuận lợi để các lợi khuẩn trong đường ruột sinh sôi và phát triển. Nhờ vậy hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả và dễ dàng hấp thu các chất dinh dưỡng hơn.
4. Chứa nhiều vitamin
Người bị đau dạ dày uống sữa giúp bổ sung một lượng lớn vitamin tốt cho sức khỏe dạ dày. Cụ thể trong 100g sữa có chứa tới 50mcg vitamin A, 0.19mg vitamin B2, 0.06 vitamin E, 0.05mg vitamin B1, 1mg vitamin C…
Trong đó, vitamin B1 có khả năng kích thích vị giác, giúp bệnh nhân đau dạ dày ăn ngon miệng.
- Yumangel gợi ý: Đau dạ dày nên ăn gì?
III. Cách uống sữa đúng cách dành cho người đau dạ dày
Người bị đau dạ dày nên uống sữa nhưng cần biết uống đúng cách để có thể tận dụng tối đa những lợi ích của thức uống này, đồng thời tránh các tác dụng phụ không mong muốn.
1. Lượng sữa nên uống
Đối với người bị đau dạ dày, lượng sữa khuyến nghị là không quá 500ml/ngày. Nếu uống quá nhiều sữa, cơ thể sẽ không thể hấp thu được hết gây đầy bụng, tiêu chảy.
2. Thời điểm uống
Một số lưu ý về thời điểm uống sữa người đau dạ dày cần chú ý đó là:
- Nên uống sữa sau khi đã ăn khoảng 30 phút – 1h: Vì sau bữa ăn, dạ dày đã đầy, nếu bạn tiếp tục uống sữa cơ thể không thể hấp thu được các dưỡng gây đầy bụng, khó tiêu.
- Uống sữa vào buổi sáng: Uống một cốc sữa sau bữa ăn sáng giúp cung cấp năng lượng cho bệnh nhân đau dạ dày. Buổi sáng cũng là thời điểm cơ thể hấp thu tốt nhất các dưỡng chất có trong sữa.
- Không nên uống sữa vào lúc đói: Vì làm sản sinh ra nhiều axit lactic gây ra các cơn đau dạ dày.
3. Một số lưu ý khác khi uống sữa để tốt cho dạ dày
- Nên uống sữa đã tách béo: Thay vì uống sữa nguyên kem, người đau dạ dày nên uống sữa đã tách béo. Vì sữa tách béo giúp hệ tiêu hóa phân hủy và hấp thu dễ dàng hơn, tránh tình trạng trào ngược dạ dày.
- Nên kết hợp sữa với bánh mì vào buổi sáng: Điều này sẽ giúp giảm cơn đau dạ dày và cơ thể được bổ sung thêm nhiều dinh dưỡng. Bánh mì có đặc tính khô, dễ hút nước, sẽ có khả năng trung hòa và thấm hút toàn bộ dịch vị dạ dày dư thừa nên giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày không bị ăn mòn hay phá hủy bởi acid và pepsin.
- Nên chọn loại sữa không chứa lactose: Với bệnh nhân đau dạ dày có tiền sử không dung nạp được lactose thì nên chọn loại sữa không chứa lactose. Vì nếu lactose không được dung nạp có thể lên men và phân hủy ngay trong cơ thể, giải phóng các axit béo chuỗi ngắn làm gia tăng axit trong dạ dày gây đau.
- Không nên pha sữa quá nóng hoặc bằng nước lạnh: Vì nếu pha sữa bằng nước lạnh có nguy cơ bị nhiễm khuẩn; nếu dùng nước nóng có thể vô tình diệt cả vi khuẩn có lợi trong sữa. Tốt nhất bạn nên dùng nước ấm ở khoảng 40 – 45 độ C.
- Không nên sử dụng sữa đậu nành: Bởi vì sữa đậu nành có chứa Oxalat gây ra chứng khó hấp thụ, dư thừa axit dạ dày.
IV. 5 loại sữa tốt dành cho người đau dạ dày
Một vài loại sữa giàu dinh dưỡng và tốt cho người đau dạ dày có thể uống là sữa tươi, sữa chua, sữa hạt, sữa Ensure, sữa ông thọ.
1. Sữa tươi
Ngoài các dinh dưỡng cần thiết, sữa tươi còn chứa nhiều lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa, hỗ trợ ngăn cản sự phát triển của vi khuẩn Hp. Đồng thời, sữa tươi còn giúp trung hòa axit trong dạ dày.
Như vậy, người bị đau bao tử có nên uống sữa tươi, trừ khi bị dị ứng đạm sữa bò.
2. Sữa chua
Bệnh nhân đau dạ dày nên uống sữa chua vì loại sữa này rất giàu acid lactic có khả năng tiêu diệt vi khuẩn HP – tác nhân gây bệnh đau dạ dày. Một số lưu ý khi dùng sữa chua đó là:
- Chỉ nên ăn tối đa 3 – 4 hũ sữa chua/tuần.
- Không nên ăn sữa chua khi bụng đói vì axit trong sữa chua có thể làm bệnh đau dạ dày nặng hơn.
3. Sữa ông thọ
Đau dạ dày vẫn có thể uống sữa ông thọ bình thường. Bởi vì, sữa đặc có đường chứa hàm lượng đạm cao, giúp trung hòa axit trong dạ dày, làm dịu cơn đau và hỗ trợ làm lành vết loét của dạ dày.
Tuy nhiên, hàm lượng đường và chất béo của sữa ông thọ khá cao, nên những người bị dạ dày có kèm theo tiểu đường, béo phì không nên uống loại sữa này.
4. Sữa Ensure
Mặc dù sữa bột là sản phẩm tinh luyện, nhưng sữa bột Ensure lại cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng, vitamin, protein và khoáng chất giúp tăng sức để kháng mà không gây hại cho dạ dày. Đặc biệt, sữa Ensure dạng bột rất phù hợp cho người bị đau bao tử.
5. Sữa hạt
Sữa hạt là loại sữa được làm từ các loại hạt như sữa hạnh nhân, sữa hạt sen,sữa óc chó… Loại sữa này rất giàu chất xơ có lợi cho hệ tiêu hóa người bệnh dạ dày, ngoài ra còn giàu axit béo omega 3 có lợi đối với tim mạch.
V. Giải đáp thắc mắc liên quan đến đau dạ dày uống sữa được không?
Dưới đây chúng tôi sẽ giải đáp một số thắc mắc khác liên quan tới việc uống sữa như: thời điểm nào uống sữa tốt nhất, đau dạ dày uống sữa đậu nành, sữa milo được không…
1. Đau dạ dày uống sữa đậu nành được không?
Mặc dù sữa đậu nành chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, nhưng trong sữa đậu nành lại chứa axit oxalic, cộng hưởng với axit dịch vị nhanh chóng. Do đó, người đau dạ dày không nên uống vì sau khi uống sữa đậu nành, các triệu chứng của đau dạ dày như đầy bụng, ợ hơi,… sẽ trở nên nặng nề hơn.
2. Đau dạ dày có uống sữa milo được không?
Theo các chuyên gia, người bị đau dạ dày có uống được sữa milo vì loại sữa này được chiết xuất từ lúa mạch an toàn và lành tính, không gây kích ứng bao tử và các cơ quan của hệ tiêu hóa.
3. Đau dạ dày có nên uống sữa bột?
Các chuyên gia khuyên bệnh nhân mắc các bệnh lý dạ dày nên bổ sung sữa bột trong thực đơn dinh dưỡng hàng ngày. Vì các thành phần có trong loại sữa bột có khả năng thúc đẩy quá trình làm lành vết loét và các tổn thương ở niêm mạc dạ dày, đồng thời cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể.
4. Đau dạ dày có nên uống sữa ong chúa không?
Bệnh nhân đau dạ dày sử dụng sữa ong chúa đúng cách có thể hỗ trợ cải thiện nhanh các triệu chứng đau đớn, khó chịu của bệnh. Thành phần pantothenic trong sữa ong chúa có khả năng kháng khuẩn, chống viêm nhiễm, phục hồi tổn thương ở bao tử và nâng cao hệ miễn dịch.
5. Đau dạ dày uống sữa khi nào là tốt nhất?
Thời điểm tốt nhất để người đau dạ dày uống sữa là buổi sáng. Đặc biệt là sau khi ăn sáng, người đau dạ dày uống 1 ly sữa ấm giúp cung cấp năng lượng.
6. Trẻ bị đau dạ dày uống sữa được không?
Tương tự như người lớn, trẻ bị đau dạ dày vẫn nên uống sữa. Đặc biệt, sữa còn đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ nhỏ.
Tuy nhiên, những lưu ý khi uống sữa với người lớn cũng cần được áp dụng đối với trẻ nhỏ để tránh các trường hợp trẻ bị dị ứng đạm sữa bò, hoặc uống sữa thiếu điều độ.
Như vậy, nội dung bài viết trên đây đã giải đáp chi tiết về vấn đề đau dạ dày uống sữa được không. Người đau dạ dày có thể uống sữa bình thường như cần chú ý chọn đúng loại sữa, cách dùng, liều dùng và thời điểm uống để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Để được tư vấn kỹ hơn về sức khỏe dạ dày, bạn vui lòng gọi đến hotline 1800.1125 (miễn phí cước) để gặp trực tiếp dược sĩ của Yumangel nhé.
Có thể bạn quan tâm:
Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.
Hà Thị Kim Liên - Tốt nghiệp Học viện Báo chí và Tuyên truyền niên khóa 2010-2014. Cô có 8 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới làm đẹp, sức khỏe…