Mẹo chữa trào ngược dạ dày gây khó thở: Cơ chế hình thành, biến chứng

Trào ngược dạ dày gây khó thở không chỉ gây khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày mà còn là dấu hiệu cảnh báo bệnh đang trở nặng. Cùng thuốc dạ dày yumangel.vn tìm hiểu cơ chế hình thành, biến chứng và cách xử lý khi bị khó thở do trào ngược qua bài viết sau. 

 I. Trào ngược dạ dày khó thở là gì? Cơ chế hình thành

Trào ngược dạ dày (GERD) là hiện tượng dịch vị dạ dày, pepsin hoặc thức ăn trào ngược từ dạ dày lên thực quản do dạ dày tăng tiết axit quá mức gây dư thừa.

Theo nghiên cứu, có khoảng hơn 45% bệnh nhân trào ngược dạ dày thì sẽ cảm thấy khó thở. Thông tin này cũng là giải đáp cho câu hỏi trào ngược dạ dày có gây khó thở không.

Tình trạng trào ngược dạ dày gây khó thở xảy ra là do lượng axit trong dạ dày dư thừa, tác động đến ống dẫn thở. Ở trạng thái bình thường, khi axit bị dư thừa, cơ thể sẽ tự điều chỉnh để sản sinh ra lượng bazo nhằm trung hòa lại.

Tuy nhiên, ở bệnh nhân trào ngược, lượng axit sản sinh ra quá nhiều khiến cho bazo không đủ để trung hòa và dẫn đến dư thừa. Lượng axit dư thừa này khiến thực quản bị giãn ra, đóng không chặt, hậu quả là dẫn đến hiện tượng khó thở.

Các cơ chế dẫn đến khó thở khi mắc bệnh trào ngược dạ dày gồm:

  • Thứ nhất: Acid dịch vị dạ dày bị dư thừa trào lên thực quản gây kích thích niêm mạc thực quản. Lúc này sẽ xuất hiện tình trạng thành áp lực chèn ép lên khí quản.  Người bệnh ngay thời điểm này xuất hiện cảm giác khó thở.
  • Thứ hai: Thức ăn ở dạ dày bị kéo lên vòm họng khiến đường thông bị tắc, gây ra cảm giác khó thở, tức ngực.
  • Thứ ba: Axit dịch vị dạ dày trào ngược lên thực quản không chỉ gây tắc mà còn gây viêm. Lúc này, hệ thống thần kinh tại niêm mạc thực quản sẽ tác động lên các cơ trong lồng ngực hình thành phản xạ co rút, chèn ép trực tiếp lên đường thở, gây khó thở.
  • Thứ tư: Axit dạ dày trào ngược lên thực quản, có khả năng xâm nhập phổi dẫn đến sưng đường thở. Tình trạng này thường xảy ra khi người bệnh trào ngược nằm ngủ.
Trào ngược dạ dày do lượng axit dư thừa làm tổn hại ống dẫn thở gây ra khó thở

Trào ngược dạ dày do lượng axit dư thừa làm tổn hại ống dẫn thở gây ra khó thở

II. Biến chứng trào ngược dạ dày gây khó thở

Trào ngược dạ dày gây khó thở là dấu hiệu cảnh báo tình trạng bệnh diễn biến xấu đi. Nếu không điều trị kịp thời và đúng cách bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:

1. Gây ra các bệnh về đường hô hấp

Axit dịch vị dạ dày liên tục trào ngược lên thực quản gây viêm loét niêm mạc thực quản. Ngoài việc gây khó thở còn dẫn đến các bệnh về đường hô hấp viêm họng, viêm thanh quản, viêm phế quản và viêm phổi.

  • Viêm họng: Viêm họng do trào ngược dạ dày thực quản còn kèm theo các triệu chứng như cồn cào ruột gan; nóng rát ở ngực sau xương ức; ăn không tiêu, đầy hơi, nấc liên tục, ợ chua, buồn nôn… Trào ngược dạ dày gây viêm họng không quá đáng ngại, nhưng nếu để kéo dài không chữa trị có thể gây ra những tổn thương nghiêm trọng cho thực quản và cả các cơ quan của hệ hô hấp.
  • Viêm thanh quản: Tình trạng viêm thanh quản do trào ngược họng thanh quản không được kiểm soát kịp thời dễ gây tổn thương nghiêm trọng ở hầu họng và thanh quản, làm tăng nguy cơ các biến chứng nguy hiểm như ho mãn tính, viêm phổi, viêm loét thực quản, viêm phế quản, hen suyễn, ung thư vòm họng…
  • Viêm phế quản: Khi dịch vị axit dạ dày tràn vào hệ thống thanh quản, niêm mạc thực quản sẽ bị tổn thương tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus có hại tấn công và gây ra bệnh viêm phế quản. Nếu bệnh tiếp diễn và không được điều trị kịp thời, lâu dần sẽ dẫn đến viêm phế quản mạn tính, gây rối loạn nhịp tim, khàn tiếng và các biến chứng hô hấp gây nguy hiểm đến tính mạng.
  • Viêm phổi: Bệnh trào ngược dạ dày gây viêm phổi cho thấy, bệnh đã ở giai đoạn nặng và biến chứng sang phổi. Nếu chậm trễ trong điều trị có thể gây suy hô hấp do tràn dịch màng phổi, áp xe phổi, nhiễm trùng huyết, suy thận, suy tim…
Trào ngược dạ dày có thể gây các bệnh về đường hô hấp viêm họng, viêm thanh quản...

Trào ngược dạ dày có thể gây các bệnh về đường hô hấp viêm họng, viêm thanh quản…

2. Viêm – Loét thực quản

Viêm loét thực quản là biến chứng phổ biến nhất của bệnh trào ngược dạ dày. Nguyên nhân là do axit dịch vị trào ngược gây  bào mòn các lớp niêm mạc thực quản tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công gây ra phản ứng viêm, kích hoạt viêm nhiễm. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến hình thành các vết loét.

Điều trị viêm loét thực quản hiện có 3 phương pháp chính là thay đổi chế độ dinh dưỡng phù hợp, điều trị nội khoa bằng thuốc và điều trị phẫu thuật. Viêm loét thực quản nếu không điều trị  kịp thời và đúng cách có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí là phát triển thành ung thư thực quản đe dọa đến tính mạng người bệnh.

Viêm loét thực quản là biến chứng phổ biến nhất của bệnh trào ngược dạ dày khó thở

Viêm loét thực quản là biến chứng phổ biến nhất của bệnh trào ngược dạ dày khó thở

3. Biến chứng hẹp thực quản

Tình trạng trào ngược axit lên thực quản lặp đi lặp lại nhiều lần trong thời gian dài sẽ gây tổn thương không thể phục hồi trên thực quản. Hậu quả là hình thành mô sẹo dẫn đến hẹp thực quản.

Tùy thuộc vào mức độ nặng – nhẹ của bệnh mà có phác đồ điều trị khác nhau. Các biện pháp điều trị thường dùng là: nong thực quản, đặt stent thực quản, điều trị bằng thuốc và phẫu thuật.

Hẹp thực quản nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời sẽ gây ra biến chứng nguy hiểm thành bệnh thực quản Barrett. Biến chứng này xảy ra ở 8-15% bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản kéo dài, nhưng lại cực kỳ nguy hiểm vì có nguy cơ phát triển thành ung thư biểu mô tuyến thực quản.

Tình trạng trào ngược axit lên thực quản làm tổn thương niêm mạc gây biến chứng hẹp thực quản

Tình trạng trào ngược axit lên thực quản làm tổn thương niêm mạc gây biến chứng hẹp thực quản

4. Barrett thực quản

Biến chứng Barrett thực quản/tiền ung thư thực quản xảy ra khi dịch vị trào lên thực quản trong một thời gian dài, gây biến đổi màu sắc thực quản. Nếu các tế bào tiền ung thư được phát hiện sớm thì có thể được điều trị kịp thời để ngăn ngừa ung thư thực quản.

Điều trị bệnh Barrett thực quản phụ thuộc vào mức độ bất thường của tế bào trong thực quản và tình hình sức khỏe của người bệnh. Một số phương pháp điều trị thường dùng hiện nay gồm: mổ nội soi, đốt tế bào bất thường bằng sóng cao tần, liệu pháp lạnh, liệu pháp quang động và phẫu thuật thực quản.

Theo thống kê, có khoảng 5% đối tượng bị barrett thực quản sẽ tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh ung thư thực quản rất cao, gấp từ 30- 125 lần so với những người bình thường. Do đó, người bệnh cần chủ động thăm khám sớm khi phát hiện có dấu hiệu nghi ngờ bị barrett thực quản.

Trào ngược thực quản gây khó thở kéo dài có thể gây Barret thực quản

Trào ngược thực quản gây khó thở kéo dài có thể gây Barret thực quản

5. Ung thư thực quản 

Biến chứng ung thư thực quản do trào ngược dạ dày thực quản tuy ít gặp nhưng vẫn có nguy cơ xảy ra. Đây là biến chứng nguy hiểm đe dọa tính mạng người bệnh nếu không được điều trị nhanh chóng.

Các phương pháp điều trị ung thư thực quản phổ biến hiện nay gồm: Phẫu thuật, xạ trị, hóa trị, hóa trị kết hợp xạ trị, liệu pháp miễn dịch, liệu pháp nhắm trúng đích. Kết quả điều trị phụ thuộc vào giai đoạn bệnh, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân và mức độ đáp ứng của điều trị. Ung thư thực quản được phát hiện ở giai đoạn càng sớm thì tỷ lệ điều trị thành công càng cao.

Bị trào ngược dạ dày khó thở có thể gây ung thư thực quản

Bị trào ngược dạ dày khó thở có thể gây ung thư thực quản

III. Mẹo chữa trào ngược dạ dày gây khó thở

Trào ngược dạ dày khó thở phải làm sao? Bệnh nhân trào ngược dạ dày bị khó thở về đêm liên tục và trong thời gian dài không hề dễ chịu, thậm chí còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm đe dọa tính mạng. Do đó, người bệnh nên đi bệnh viện để được thăm khám ngay bởi bác sĩ chuyên khoa và có phương án điều trị kịp thời, phù hợp.

Các phương pháp để điều trị trào ngược dạ dày gây khó thở có thể bao gồm: sử dụng thuốc Tây y, thay đổi lối sống lành mạnh và thảo dược:

1. Dùng thuốc điều trị trào ngược dạ dày gây khó thở

Để điều trị tình trạng trào ngược dạ dày gây khó thở, bác sĩ có thể chỉ định các nhóm thuốc sau:

  • Thuốc giảm tiết, trung hòa axit dạ dày: Gồm thuốc ức chế thụ thể H2 (Cimetidin, famotidin); thuốc ức chế bơm proton (Lansoprazole, omeprazole).
  • Thuốc làm tăng trương lực cơ thắt thực quản dưới: Gồm thuốc metoclopramide, domperidone… có công dụng làm giảm các triệu chứng của bệnh trào ngược.
  • Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày: Gồm alginat, dimeticone, misoprostol… giúp  tăng cường hàng rào bảo vệ của dạ dày, ngăn ngừa tác động của axit dạ dày lên niêm mạc.
Sử dụng thuốc trị trào ngược dạ dày khó thở theo tử vấn của bác sĩ

Sử dụng thuốc trị trào ngược dạ dày khó thở theo tử vấn của bác sĩ

2. Thay đổi lối sống điều trị trào ngược gây khó thở

Để cải thiện và ngăn ngừa bệnh trào ngược dạ dày gây khó thở, người bệnh cần chú ý xây dựng lối sống lành mạnh bằng cách:

  • Ăn uống đúng cách: Nên ăn nhiều bữa nhỏ, tránh ăn quá no trong 1 bữa; không nên quá gần giờ đi ngủ; tránh vừa ăn vừa xem ti vi; nên ăn chậm nhai kỹ, ăn chín uống sôi…
  • Lựa chọn thực phẩm lành mạnh: Tăng cường ăn các thực phẩm giàu  chất xơ, vitamin, đạm, chất béo tốt cho sức khỏe; hạn chế ăn thức ăn chế biến sẵn, đồ ăn đóng hộp nhiều dầu mỡ và muối.
  • Từ bỏ thói quen xấu: Nếu đang hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia thường xuyên thì bạn nên từ bỏ các thói quen xấu này. Vì hút thuốc và uống quá nhiều rượu bia gây kích thích niêm mạc dạ dày, có thể làm nặng thêm các triệu chứng trào ngược.
  • Nâng đầu giường: Người bệnh trào ngược dạ dày gây khó thở nên nâng đầu giường lên cao với độ dốc khoảng từ 15 – 17 độ. Việc này giúp thức ăn trong dạ dày không bị trào ngược lên thực quản, giảm cảm giác khó thở.
  • Mặc quần áo thoải mái: Nên mặc quần áo rộng rãi, tránh đeo thắt lưng, mặc quần áo bó và chật gây áp lực lên vùng bụng.
  • Sống tích cực, vui vẻ: Thay vì luôn sống trong tâm trạng lo âu, căng thẳng, người bệnh nên sắp xếp công việc hợp lý để có thời gian nghỉ ngơi, thư giãn giúp thư giãn cả thể chất và tinh thần.
  • Giảm cân: Nếu đang thừa cân hoặc béo phì, người bệnh nên giảm cân lành mạnh bằng cách tập thể dục và ăn thực phẩm tốt.
Ăn uống đúng cách, sinh hoạt lành mạnh giúp đẩy lùi hiện tượng trào ngược dạ dày gây khó thở

Ăn uống đúng cách, sinh hoạt lành mạnh giúp đẩy lùi hiện tượng trào ngược dạ dày gây khó thở

3. Sử dụng thảo dược thiên nhiên

Một số nghiên cứu cho thấy, sử dụng các thảo dược tự nhiên như gừng, cam thảo, hoa cúc… có khả năng hỗ trợ giảm bớt các triệu chứng của trào ngược dạ dày:

  • Gừng: Y học cổ truyền từ lâu đã sử dụng gừng trong nhiều bài thuốc điều trị bệnh tiêu hóa. Đặc tính của gừng là ấm nóng, khả năng kháng viêm, kháng khuẩn và chống oxy hóa hiệu quả. Do đó, uống trà gừng giúp giảm cảm giác đau bụng, buồn nôn…
  • Cam thảo: Cam thảo có tác dụng giảm viêm loét dạ dày, các triệu chứng do trào ngược dạ dày gây ra như buồn nôn, ợ chua. Người bệnh chỉ cần cho 4 lát cam thảo vào hãm cùng 200ml nước sôi sau đó đợi khoảng 4-5 phút là có thể uống. Lưu ý, không nên dùng vượt quá 8g cam thảo/ngày, người trào ngược mắc thêm bệnh tiểu đường thì nên hạn chế sử dụng.
  • Trà hoa cúc: Không chỉ có tác dụng bảo vệ dạ dày, uống trà hoa cúc mà còn giúp đào thải độc tố và thanh lọc cho cơ thể. Bạn lấy 10g hoa cúc khô hãm với nước sôi trong khoảng 10 phút. Khi uống có thể cho thêm mật ong vào.
Sử dụng các thảo dược tự nhiên hỗ trợ cải thiện tình trạng trào ngược gây khó thở

Sử dụng các thảo dược tự nhiên hỗ trợ cải thiện tình trạng trào ngược gây khó thở

Trào ngược dạ dày gây khó thở tuy nghiêm trọng nhưng vẫn có thể cải hiện nếu người bệnh kiên trì điều trị bằng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ kết hợp với thay đổi lối sống khoa học – lành mạnh. Tốt nhất khi có dấu hiệu nghi ngờ và đã thực hiện các mẹo chữa trào ngược dạ dày khó thở mà không hiệu quả. Người bệnh nên tới các cơ sở y tế để điều trị sớm tránh các biến chứng nặng có thể xảy ra.

Xem thêm:

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu

Dược sĩ

Nguyễn Thị Thu

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.

Bùi Thị Hoa - Tốt nghiệp Khoa Báo chí - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội niên khóa 2003 - 2007. Cô có 17 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới sức khỏe, làm đẹp,...

0/5 (0 lượt bình chọn)

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *