Trào ngược dạ dày có gây chóng mặt không? Ngoài các triệu chứng đặc trưng như ợ chua, ợ nóng, ợ hơi, đắng miệng, buồn nôn… ở một số bệnh nhân trào ngược dạ dày còn gây chóng mặt, nôn mửa xảy ra cùng lúc với cơn trào ngược. Cùng yumangel tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Mục lục
I. Trào ngược dạ dày có gây chóng mặt, buồn nôn không?
Trào ngược dạ dày là tình trạng axit trong dạ dày trào ngược lên thực quản do nhiều nguyên nhân khác nhau. Bệnh gây ra các triệu chứng như ợ nóng, ợ chua, ợ hơi, đầy bụng, đau thượng vị, buồn nôn, nôn…
Một triệu chứng ít phổ biến khi bị trào ngược đó là chóng mặt. Khi axit trào ngược vào hệ tiêu hóa, nó có thể ảnh hưởng đến các ống dẫn đến tai trong. Khi các ống này bị kích thích, tình trạng sưng tấy có thể xảy ra, gây mất thăng bằng. Triệu chứng này thường xảy ra khi người bệnh trào ngược nằm xuống ngay sau khi ăn.
Chóng mặt cũng có thể là tác dụng phụ của một số loại thuốc điều trị trào ngược thực quản. Người bệnh cần kiểm tra hướng dẫn sử dụng để biết thuốc có tác dụng phụ gây chóng mặt hay không.
Nếu tình trạng chóng mặt, nôn mửa của bạn nghiêm trọng, hãy đến ngay các cơ sở ý tế để được tư vấn về các phương pháp điều trị thay thế, lâu dài hơn cho tình trạng bệnh của mình.
II. Tại sao trào ngược dạ dày gây chóng mặt? Có nguy hiểm không?
Theo lý giải từ các chuyên gia, tình trạng chóng mặt xảy ra khi bị trào ngược dạ dày xuất phát từ 2 nguyên nhân gồm:
1. Xuất phát từ các vấn đề tiêu hóa
Khi dạ dày bị trào ngược, quá trình tiêu hóa thức ăn sẽ bị chậm và kém hơn so với bình thường. Hệ tiêu hóa của người bệnh lúc này cũng dễ bị vi khuẩn, nấm gây bệnh tấn công. Dưới sự tác động của các loại vi khuẩn và nấm thức ăn bị lên men sản sinh ra khí tích tụ tại dạ dày gây ra các triệu chứng đau bụng, đầy bụng, khó tiêu.
Lượng khí bị tích tụ nhiều trong dạ dày làm tăng áp lực lên cơ thắt thực quản, khiến cơ quan này đóng mở không đúng lúc, tạo điều kiện cho axit và thức ăn trào ngược lên. Bệnh nhân bị kích thích ở thực quản gây phản ứng nôn ói, buồn nôn và có thể dẫn đến chóng mặt.
Mặt khác, người bị trào ngược dạ dày thực quản còn thường xuyên bị triệu chứng đắng miệng vào buổi sáng, dẫn đến chán ăn. Tình trạng chán ăn kéo dài dẫn đến thiếu hụt vi chất, người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi, chóng mặt, choáng váng, đau đầu.
2. Liên quan giữa trào ngược axit dạ dày và hội chứng nhịp tim nhanh tư thế
Hội chứng nhịp tim nhanh tư thế là tình trạng lượng máu quay trở lại tim quá thấp khi người bệnh đang nằm sau đó đột ngột đứng lên. Hội chứng này kéo theo nhiều vấn đề liên quan đến hệ tiêu hoá, trong đó có trào ngược dạ dày.
Do lượng máu lưu thông đến tim suy giảm gây thiếu hụt máu lên não, từ đó gây ra tình trạng mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt thoáng qua. Hội chứng nhịp tim nhanh tư thế gây ra trào ngược dạ dày dẫn tới chóng mặt thường gặp ở những người bị chấn thương hoặc nhiễm virus trong độ tuổi từ 15-50 tuổi.
Trào ngược dạ dày gây chóng mặt là những triệu chứng ít gặp. Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời để bệnh kéo dài có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác và ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt của người bệnh.
Do đó, người bệnh trào ngược dạ dày có triệu chứng chóng mặt nên sớm thăm khám sớm để được bác sĩ thăm khám xác định chính xác nguyên nhân và chỉ định điều trị bằng phương pháp phù hợp.
III. Trào ngược dạ dày có gây chóng mặt nên làm gì?
Khi thường xuyên bị trào ngược dạ dày gây chóng mặt, người bệnh không nên quá lo lắng nhưng cũng không được chủ quan. Việc cần làm lúc này là đến bệnh viện để bác sĩ thăm khám và xác định rõ nguyên nhân gây chóng mặt đồng thời tư vấn phương án điều trị thích hợp.
Trường hợp tình trạng chóng mặt nghiêm trọng, bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc để cắt giảm triệu chứng sao cho phù hợp. Bên cạnh đó, người bệnh cũng sẽ được kê thêm để chữa trị vào nguyên nhân, giúp điều trị bệnh dứt điểm và tránh tái phát.
Bên cạnh việc tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh có thể áp dụng một số cách sau để cải thiện tình trạng chóng mặt do trào ngược dạ dày:
1. Thay đổi chế độ ăn uống
Người bị trào ngược dạ dày chóng mặt nên có chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh. Cụ thể:
- Không bỏ bữa, không ăn sát giờ đi ngủ: Người bị trào ngược nên ăn đúng bữa, đúng giờ; ăn vừa phải, không ăn quá no và ăn quá gần giờ đi ngủ. Khi bị trào ngược nặng kèm buồn nôn, chóng mặt, người bệnh nhiều nên ăn các món cháo, súp, chè từ hạt sen…
- Chia nhỏ bữa ăn: Nên chia nhỏ các bữa ăn chính thành nhiều bữa nhỏ trong ngày để giảm áp lực cho dạ dày.
- Bổ sung các loại thực phẩm hỗ trợ giảm triệu chứng chóng mặt: Ví dụ như thịt và cá, trứng, trái cây sấy khô, bông cải xanh, rau lá xanh đậm, các loại hạt như đậu nành, đỗ, lạc…
- Bổ sung thêm các thực phẩm như lê, táo, đu đủ chín, chuối chín khi trào ngược dạ dày gây ợ hơi, ợ chua, buồn nôn.
- Bổ sung vitamin tổng hợp: Nếu trào ngược dạ dày gây chóng mặt do cơ thể đang bị thiếu vi chất nghiêm trọng thì người bệnh nên hỏi ý kiến bác sĩ về việc bổ các loại vitamin tổng hợp.
- Thực phẩm cần kiêng: Khi bị chóng mặt do trào ngược dạ dày người bệnh nên kiêng tuyệt đối các loại thực phẩm và đồ uống sau: Rượu bia, cà phê, nước có ga, đồ chiên xào, thức ăn nhanh, đóng hộp; đồ ăn có tính cay, nóng, chua…
2. Thay đổi chế độ sinh hoạt
Về chế độ sinh hoạt, người bệnh trào ngược dạ dày kèm chóng mặt cần chú ý những vấn đề sau:
- Nghỉ ngơi hợp lý: Khi trào ngược dạ dày gây chóng mặt người bệnh nên sắp xếp lại thời gian làm việc và nghỉ ngơi sao cho hợp lý. Không nên thức khuya ngủ muộn, nên ngủ đủ giấc và ngủ trước 23h.
- Tập thể dục mỗi ngày: Khi thấy cơ thể khoẻ hơn, người bệnh nên dành thời gian thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày để tăng cường sức khỏe và sức đề kháng giúp chống lại các mầm bệnh, duy trì cân nặng hợp lý và giảm áp lực cho dạ dày.
Xem thêm:
3. Sử dụng thảo dược
Khi bị chóng mặt do trào ngược dạ dày, để cải thiện tình trạng bệnh người bệnh có thể áp dụng một số mẹo dân gian bằng thảo dược dưới đây:
- Uống trà gừng ấm: Từ xưa, gừng đã được y học cổ truyền sử dụng trong nhiều bài thuốc điều trị bệnh tiêu hóa. Đặc tính của gừng là ấm nóng, khả năng kháng viêm, kháng khuẩn và chống oxy hóa hiệu quả. Do đó, uống trà gừng giúp giảm cảm giác đau bụng, buồn nôn… Gừng tươi đập dập rồi cho vào ngâm trong nước nóng, khi uống hòa thêm cùng 1 thìa cà phê mật ong.
- Uống trà cam thảo: Cam thảo có tác dụng giảm viêm loét dạ dày, các triệu chứng do trào ngược dạ dày gây ra như buồn nôn, ợ chua. Người bệnh chỉ cần cho 4 lát cam thảo vào hãm cùng 200ml nước sôi sau đó đợi khoảng 4-5 phút là có thể uống. Lưu ý, không nên dùng vượt quá 8g cam thảo/ngày, người trào ngược mắc thêm bệnh tiểu đường thì nên hạn chế sử dụng.
- Uống trà hoa cúc: Không chỉ có tác dụng bảo vệ dạ dày mà còn giúp đào thải độc tố và thanh lọc cho cơ thể. Bạn lấy 10g hoa cúc khô hãm với nước sôi trong khoảng 10 phút. Khi uống có thể cho thêm mật ong vào.
- Uống tinh dầu tỏi: Người bệnh có thể mua tinh dầu tỏi ở hiệu thuốc, khi sử dụng thì pha cùng nước ấm và uống đều đặn mỗi ngày. Uống đều đặn tinh dầu tỏi giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh, từ đó giảm bớt triệu chứng đầy hơi, buồn nôn, chóng mặt do bệnh trào ngược.
- Sử dụng cây bạc hà: Tinh dầu và mùi thơm dễ chịu trong lá bạc hà giúp giảm ngay cảm giác buồn nôn, theo đó cảm giác chóng mặt cũng sẽ giảm bớt. Bạn có thể ngửi trực tiếp tinh dầu lá bạc hà hoặc pha lá bạc hà tươi với nước nóng rồi uống.
4. Uống thuốc dạ dày Yumangel
Bên cạnh điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt, người bị trào ngược dạ dày nên kết hợp dùng thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel.
Thành phần chính của Yumangel là Almagate có tác dụng trung hòa acid dạ dày dư nhanh nên làm thuyên giảm các triệu chứng ợ nóng, ợ hơi, buồn nôn… của bệnh trào ngược dạ dày nhanh chóng chỉ sau 5-10 phút sử dụng.
Thuốc Yumangel ở dạng hỗn dịch, tạo ra lớp màng tương tự như lớp chất nhầy trên bề mặt niêm mạc, giúp bảo vệ dạ dày khỏi các tác nhân gây hại.
IV. Một số vấn đề sức khỏe khác do trào ngược dạ dày gây ra
Bên cạnh chóng mặt, đau đầu thì người bệnh trào ngược dạ dày có thể gặp phải một số vấn đề như sau:
1. Trào ngược dạ dày gây mệt mỏi
Bệnh nhân bị trào ngược axit nặng còn gặp khó khăn trong việc ăn uống. Dịch vị axit trong dạ dày thường xuyên trào ngược lên thực quản khiến người bệnh nôn nao, không cảm thấy thèm ăn, chán ăn. Điều này khiến cơ thể bị thiếu hụt dưỡng chất gây ra trạng thái mệt mỏi, uể oải.
Ngoài ra, việc bệnh nhân mắc trào ngược dạ dày gây mệt mỏi còn có thể do tác dụng phụ của thuốc hoặc là dấu hiệu của biến chứng nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn phương pháp điều trị phù hợp nhất.
2. Trào ngược dạ dày gây viêm amidan
Trào ngược dạ dày là tình trạng xảy dịch vị dạ dày mang theo axit, pepsin và các chất dịch trào ngược lên thực quản, thậm chỉ là cả vòm họng. Lúc này, axit dạ dày sẽ tấn công lớp niêm mạc thanh quản và cổ họng gây ra nhiều bệnh lý đường hô hấp, trong đó viêm amidan.
3. Trào ngược dạ dày gây buồn nôn
Dịch vị dạ dày là một hỗn hợp có chức năng tiêu hóa thức ăn. Khi bị trào ngược, dịch không thể thực hiện được nhiệm vụ của mình, dẫn đến các biểu hiện: đầy hơi, đầy bụng, buồn nôn và nôn.
4. Trào ngược dạ dày gây sốt
Triệu chứng sốt ở bệnh nhân trào ngược dạ dày tương đối hiếm gặp. Người bệnh thường bắt đầu với cơn sốt nhẹ nên rất dễ bị nhầm lẫn với các bệnh khác.
Nguyên nhân trào ngược dạ dày gây sốt là vì axit dịch vị dạ dày trào ngược lên tiếp xúc với các cơ quan của hệ thống hô hấp như cổ họng gây ra viêm, loét ở vòm họng, gây ra các cơn sốt nhẹ.
5. Trào ngược dạ dày gây đau đầu
Cơn đau đầu do trào ngược dạ dày thường xảy ra đột ngột và biến mất nhanh. Thường gặp nhất là sau khi ăn no, sáng sớm hoặc đêm muộn. Tình trạng trào ngược dạ dày gây đau đầu có thể được cải thiện khi lượng khí thừa bị loại bỏ.
Như vậy, đáp án cho thắc mắc trào ngược dạ dày có gây chóng mặt không là có. Tuy không quá nguy hiểm nhưng tình trạng chóng mặt do trào ngược dạ dày nếu kéo dài sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Vì vậy người bệnh nên thăm khám và điều trị sớm.
Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.
Bùi Thị Hoa - Tốt nghiệp Khoa Báo chí - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội niên khóa 2003 - 2007. Cô có 17 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới sức khỏe, làm đẹp,...