Skip to main content

Giải đáp: Trào ngược dạ dày có ảnh hưởng đến lưỡi không?

Trào ngược dạ dày có ảnh hưởng đến lưỡi không? Acid dư thừa từ dạ dày trào ngược lên thực quản và khoang miệng không chỉ gây tổn thương niêm mạc họng mà còn gây ảnh hưởng tới cả lưỡi. Cùng yumangel tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

I. Trào ngược dạ dày có ảnh hưởng đến lưỡi không?

Trào ngược dạ dày là một trong số các bệnh lý đường tiêu hóa phổ biến và thường gặp. Đặc trưng của bệnh là dịch mật, dịch dạ dày và thức ăn ở dạ dày trào ngược lên đường hô hấp và khoang miệng kèm các cơn ợ chua, ợ nóng, ợ hơi.

Dịch dạ dày trào ngược có chứa acid cùng các enzyme tiêu hóa dễ gây tổn thương niêm mạc của thực quản. Nhờ môi trường này các loại vi khuẩn và nấm có thể sinh sôi, gây ảnh hưởng đến lưỡi.

Chức năng của lưỡi là để thực hiện hoạt động tiêu hóa gồm nếm vị, nhai, nuốt thức ăn và để giao tiếp. Trong quá trình ăn, lưỡi giúp vận chuyển thức ăn đến răng để nhai, nghiền nát thành dạng mềm sau đó nuốt thức ăn xuống dạ dày.

Lưỡi có chức năng nghiền nát thức ăn để đưa xuống dạ dày
Lưỡi có chức năng nghiền nát thức ăn để đưa xuống dạ dày

Theo nghiên cứu của Omid Mehdizadeh, khác với dạ dày và bề mặt niêm mạc của thực quản, vùng họng và khoang miệng rất mỏng, không có lớp màng nhầy bao phủ để bảo vệ. Do đóm khi dịch acid dư thừa từ dạ dày trào ngược lên thực quản và khoang miệng sẽ không chỉ gây tổn thương niêm mạc họng mà còn gây viêm lưỡi.

Bên cạnh đó, dịch vị acid dạ dày dư thừa trào ngược lên khoang miệng là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn và nấm phát triển. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến lưỡi tăng tiết dịch sau đó xuất hiện lớp màng trắng bao phủ bề mặt lưỡi. Lúc này lưỡi dễ bị viêm, rát đỏ; người bệnh liên tục có cảm giác chua miệng, đắng miệng. Y học gọi đây là bệnh trào ngược dạ dày lưỡi trắng.

Trào ngược dạ dày có gây ảnh hưởng đến lưỡi
Trào ngược dạ dày có gây ảnh hưởng đến lưỡi

II. Những vấn đề về lưỡi do bệnh lý trào ngược dạ dày gây ra

Các vấn đề về lưỡi do bệnh lý trào ngược dạ dày gây nên gồm rát lưỡi, viêm lưỡi và lưỡi trắng (nấm lưỡi). Cụ thể:

1. Rát lưỡi

Bên cạnh gây khô họng, rát họng, đắng miệng… thì trào ngược dạ dày còn khiến bệnh nhân bị rát lưỡi gây khó khăn khi ăn uống.

Lý giải nguyên nhân gây rát lưỡi ở bệnh nhân trào ngược dạ dày, các chuyên gia sức khỏe cho biết: Khi acid dịch vị cùng thức ăn tồn đọng trong dạ dày sẽ trào ngược lên đường hô hấp trên và khoang miệng. Nếu người bệnh không vệ sinh miệng thì sẽ tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn phát triển, tấn công niêm mạc lưỡi và gây viêm.

Ngoài ra, lượng acid trào lên liên tục cũng gây bào mòn niêm mạc lưỡi, cộng với vi khuẩn tấn công gây đau rát lưỡi. Tình trạng này kéo dài ảnh hưởng rất lớn đến việc ăn uống, tâm lý, cảm xúc và chất lượng đời sống của người bệnh.

Trào ngược dạ dày gây rát lưỡi
Trào ngược dạ dày gây rát lưỡi

2. Viêm lưỡi

Bệnh nhân trào ngược dạ dày khi bị viêm lưỡi thường xuất hiện các triệu chứng như: lưỡi khô, rát, có nhiều bợn trắng, khi nuốt có cảm giác đắng,… Các triệu chứng này rất dễ nhầm lẫn với bệnh nấm nhưng thực chất nó là viêm lưỡi.

Nguyên nhân khiến người bị trào ngược dạ dày bị viêm lưỡi là do acid dịch vị và thức ăn dư trong dạ dày trào ngược lên khoang miệng. Nếu không vệ sinh răng miệng không được vệ sinh sạch sẽ thì vi khuẩn sẽ có điều kiện phát triển, tấn công và gây viêm niêm mạc lưỡi.

Mặt khác, niêm mạc lưỡi vốn đã mỏng, trong khi đó axit dạ dày trào ngược liên tục gây bào mòn nên vi khuẩn dễ phát triển và gây viêm lưỡi.

Xem thêm:

Trào ngược dạ dày gây viêm lưỡi
Trào ngược dạ dày gây viêm lưỡi

3. Lưỡi trắng

Trào ngược dạ dày gây lưỡi trắng là tình trạng bề mặt lưỡi xuất hiện lớp rêu trắng. Khi bị bệnh lưỡi trắng, người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng như: chua miệng, đắng miệng, chảy máu, đau, nhất là khi đánh răng hoặc cạo lưỡi.

Nguyên nhân người mắc trào ngược dạ dày bị bệnh lưới trắng là do sự hình thành, phát triển của nấm candida ở khoang miệng. Tình trạng trào ngược axit dạ dày lên thực quản, tới miệng sẽ gây tổn thương các niêm mạc hầu họng, trong đó bao gồm cả lưỡi. Cộng với môi trường khoang miệng thay đổi chính là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn và nấm tấn công gây nấm miệng với biểu hiện rõ ràng nhất là bệnh lưỡi bị trắng.

Bệnh lưỡi trắng do trào ngược dạ dày tuy không quá nguy hiểm nhưng nếu điều trị triệt để, nấm miệng có thể lan rộng, tái phát nhiều lần và gây ảnh hưởng tới sức khỏe.

Trào ngược dạ dày gây lưỡi trắng
Trào ngược dạ dày gây lưỡi trắng

III. Trào ngược dạ dày ảnh hưởng đến lưỡi khi nào cần đi khám? 

Tốt nhất ngay khi có dấu hiệu bị rát lưỡi, viêm lưỡi hay lưỡi trắng do trào ngược dạ dày, người bệnh không nên chủ quan, nên đi thăm khám sớm để tránh bệnh trở nặng gây khó khăn cho việc điều trị và biến chứng nguy hiểm.

Đặc biệt, lưỡi trắng là dấu hiệu bệnh trào ngược dạ dày đã ở mức độ nặng, người bệnh nên đi thăm khám ngay khi thấy các triệu chứng dưới đây:

  • Lưỡi có nhiều màng màu đỏ.
  • Các mảng bám trên lưỡi ngày một dày hơn.
  • Thường xuyên bị đau rát lưỡi.
  • Các vết loét ở lưỡi ngày một lớn và lan rộng.
  • U cục trên bề mặt lưỡi không biến mất sau 1-2 tuần.
Tốt nhất ngay khi có dấu hiệu bị rát lưỡi, viêm lưỡi hay lưỡi trắng do trào ngược dạ dày, người bệnh nên đi thăm khám ngay.
Tốt nhất ngay khi có dấu hiệu bị rát lưỡi, viêm lưỡi hay lưỡi trắng do trào ngược dạ dày, người bệnh nên đi thăm khám ngay.

Yumangel gợi ý:

IV. Cách xử lý khi trào ngược dạ dày ảnh hưởng đến lưỡi 

Để trị dứt điểm trào ngược dạ dày gây các bệnh lý về lưới, người bệnh cần được điều trị nguyên nhân và triệu chứng của bệnh. Cụ thể:

1. Điều trị chứng trào ngược dạ dày – thực quản

Để điều trị hiệu quả trào ngược dạ dày thực quản gây các bệnh lý ở lưỡi, bệnh nhân cần đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư phác đồ điều trị thích hợp. Tùy theo nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh mà bác sĩ có thể chỉ định điều trị nội khoa/ngoại khoa.

  • Điều trị ngoại khoa: Bác sĩ có thể kê cho bệnh nhân một số loại thuốc có tác dụng làm giảm nấm miệng; thuốc trung hòa hoặc giảm tiết axit dạ dày; thuốc ức chế cơn trào ngược…
  • Điều trị ngoại khoa: Bác sĩ thực hiện phẫu thuật cho bệnh nhân nhằm khôi phục chức năng của cơ thực quản trên hoặc cơ thực quản dưới. Phương pháp điều trị ngoại khoa thường chỉ áp dụng khi bệnh lý trào ngược dạ dày đã tiến triển nặng.
Điều trị chứng trào ngược dạ dày – thực quản bằng thuốc
Điều trị chứng trào ngược dạ dày – thực quản bằng thuốc

Bên cạnh tuân thủ đúng theo chỉ định điều trị của bác sĩ, bệnh nhân cũng cần thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt để hỗ trợ đầy lùi bệnh nhanh chóng hơn. Ví dụ như:

  • Chia thành các bữa nhỏ, không ăn quá no trong 1 bữa, không để bụng quá đói, không ăn bữa tối sau 21 giờ.
  • Tránh dùng những thực phẩm kích thích dạ dày hoặc làm tăng tiết axit như: đồ ăn cay nóng, thực phẩm muối chua, đồ ăn có tính axit, rượu bia, cà phê, đồ uống có gas, thuốc lá…
  • Không nằm, ngủ, vận động mạnh, làm việc, tắm gội ngay sau khi ăn.
  • Khi ngủ nên kê gối cao đầu, giúp nâng phần thực quản cao hơn so với dạ dày để hạn chế các cơn trào ngược.
  • Hạn chế tối đa ngủ muộn, thức khuya; nên ngủ trước 23h và ngủ đủ 7-8 tiếng/ngày.
  • Dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, tránh căng thẳng stress.
  • Tập thể dục thể thao thường xuyên mỗi ngày giúp nâng cao sức khỏe.

Trường hợp các triệu chứng của trào ngược dạ dày thực quản khiến bạn quá khó chịu, hãy tham khảo và dùng thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel.

Với thành phần chính là hoạt chất Almagate, Yumangel có tác dụng trung hòa axit dịch vị. Đồng thời, Yumangel còn tạo ra lớp màng nhầy, giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày.

Nhờ vậy, uống Yumangel giúp giảm nhanh các triệu chứng trào ngược dạ dày khó chịu như ợ nóng, ợ hơi, ợ chua, đau rát thượng vị, nôn và buồn nôn… chỉ sau 5-10 phút sử dụng.

2. Điều trị nấm lưỡi 

Bên cạnh điều trị nguyên nhân trào ngược dạ dày gây các bệnh lý về lưỡi bệnh nhân cũng cần tiến hành điều trị nấm lưỡi nhằm ngăn ngừa nấm phát triển và lây lan sang các bộ phận khác.

Thông thường, bệnh nhân bị nhiễm nấm có thể được điều trị bằng các phương pháp sau:

  • Trường hợp nhẹ: c Mục đích để ngăn chặn nấm lây lan sang các bộ phận khác.
  • Trường hợp nặng: Điều trị bằng cách tiêm thuốc kháng nấm theo chỉ định của bác sĩ hoặc người có chuyên môn.
  • Sử dụng dung dịch sát trùng hỗ trợ điều trị: Súc miệng bằng nước muối sinh lý, nước chanh, nước giấm táo…
Bệnh nhân được bác sĩ chỉ định điều trị bằng thuốc kháng nấm toàn thân thông qua đường uống.
Bệnh nhân được bác sĩ chỉ định điều trị bằng thuốc kháng nấm toàn thân thông qua đường uống.

Với những thông tin ở trên, hy vọng bạn đã biết trào ngược dạ dày có ảnh hưởng đến lưỡi không, ảnh hưởng như thế nào và cách điều trị ra sao. Người bệnh chủ động thăm khám sớm khi bệnh sớm với triệu chứng nhẹ như ợ hơi, ợ nóng… để tránh xảy ra biến chứng.

Nếu bạn cần tư vấn thêm về bệnh trào ngược dạ dày hoặc các bệnh lý liên quan đến tiêu hóa, đừng quên gọi đến hotline miễn cước 1800.1125 hoặc bình luận bên dưới để được dược sĩ của thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel giải đáp nhé.

Bài viết có tham khảo tài liệu của:

https://www.medicalnewstoday.com/articles/acid-reflux-tongue

Đánh giá
Bùi Thị Hoa

Tác giả:

Bùi Thị Hoa - Tốt nghiệp Khoa Báo chí - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội niên khóa 2003 - 2007. Cô có 17 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới sức khỏe, làm đẹp,...

Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Thu

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với trên 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.