Skip to main content

Top 11 loại sữa tăng cân cho người đau dạ dày

Bệnh nhân đau dạ dày bị giảm cân muốn tăng cân trở lại, hãy tham khảo ngay 11 loại sữa tăng cân cho người đau dạ dày chúng tôi gợi ý dưới đây. Cùng thuốc dạ dày chữ Y tham khảo ngay nhé!

I. Đau dạ dày có làm giảm cân không? Tại sao? 

Đau dạ dày là tình trạng dạ dày bị tổn thương, chủ yếu là do bị viêm loét. Người bị đau dạ dày thường cảm thấy đau âm ỉ và khó chịu vô cùng. Cơn đau có thể xuất hiện khi ăn quá no hoặc quá đói. Ngoài ra, bệnh nhân còn bị chán ăn, buồn nôn, ợ chua, chướng bụng, đầy hơi… 

Đau dạ dày không phải là nguyên nhân trực tiếp khiến người bệnh bị giảm cân hoặc sụt cân. Tuy nhiên, đau dạ dày tác động tiêu cực đến việc ăn uống và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Hai yếu tố này diễn ra trong thời gian dài sẽ khiến người bệnh sụt cân nhanh chóng.

Ở bệnh nhân đau dạ dày, hoạt động và chức năng của dạ dày bị suy yếu, ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ và chuyển hóa dưỡng chất bên trong dạ dày. Điều này khiến cơ thể không nhận được nguồn năng lượng cần thiết, thiếu dưỡng chất dẫn đến giảm cân.

Bệnh nhân đau dạ dày thường xuyên đau đớn, mệt mỏi, buồn nôn gây chán ăn , thiếu hụt dưỡng chất dẫn đến giảm cân

II. Người đau dạ dày có tăng cân được không?

Như đã thông tin ở trên, bệnh đau dạ dày có thể gây ra các thách thức trong việc hấp thụ và tiêu hóa thức ăn khiến người bệnh sụt giảm cân nặng. Tuy nhiên, điều này cũng không đồng nghĩa với việc bị đau dạ dày không thể tăng cân.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, việc một người tăng hay giảm cân phụ thuộc chủ yếu vào vào lượng calo nạp vào và đốt cháy. Vì vậy, ngay cả khi đau dạ dày gây cản trở việc ăn uống thì người bệnh vẫn có thể tăng cân nếu biết cách ăn uống khoa học, an toàn và lành mạnh để nhờ đảm bảo lượng calo nạp vào phù hợp và kiểm soát tình trạng bệnh hiệu quả.

Bệnh nhân đau dạ dày vẫn có thể tăng cân nếu ăn uống khoa học và an toàn

III. Người bị đau dạ dày uống sữa được không?

Bệnh đau dạ dày và tình trạng giảm cân sẽ xuất hiện với mức độ nặng hơn nếu thói quen ăn uống của người bệnh không khoa học. Chính vì vậy, nhiều người bệnh thắc mắc bị đau dạ dày có nên uống sữa không?

Về thắc mắc mắc này, các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, Người bị đau dạ dày hoàn toàn có thể uống sữa. Đây là thực phẩm rất tốt cho người mắc bệnh tiêu hoá, trong đó có đau dạ dày vì: 

  • Sữa cung cấp chất béo, protein, canxi, vitamin và khoáng chất đa dạng giúp người bệnh phục hồi thể trạng, tăng cường miễn dịch, từ đó cơ thể có khả năng chống lại sự tấn công từ vi khuẩn gây hại cho niêm mạc dạ dày.
  • Protein trong sữa khi đi vào dạ dày có khả năng tạo một lớp màng bao bọc, bảo vệ niêm mạc dạ dày, tránh sự bào mòn của acid dịch vị và hại khuẩn tấn công.
  • Acid lactic trong sữa có tác dụng thúc đẩy tiêu hóa, ngăn chặn vi khuẩn HP dạ dày sinh sôi phát triển.
  • Uống sữa giúp bổ sung lợi khuẩn probiotic hỗ trợ hoạt động tiêu hóa, ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn HP – nguyên nhân chính gây đau dạ dày, viêm loét dạ dày.

Cũng theo các chuyên gia dinh dưỡng, uống sữa không chỉ giúp phục hồi sức khỏe dạ dày nhanh chóng mà còn hỗ trợ tăng cân. Tuy nhiên, bệnh nhân đau dạ dạ dày cần uống sữa với lượng vừa phải, uống đúng cách, đúng thời điểm và lựa chọn các sản phẩm sữa phù hợp.

Người bị đau dạ dày hoàn toàn có thể uống sữa

Có thể bạn quan tâm:

IV. Top 11 loại sữa tăng cân cho người đau dạ dày

Với những người bị đau dạ dày, việc chọn mua loại sữa phù hợp với tình trạng bệnh và thể trạng sức khỏe là điều quan trọng để hỗ trợ cải thiện bệnh và giúp tăng cân hiệu quả. Dưới đây là 11 loại sữa tăng cân cho người đau dạ dày, bạn có thể tham khảo:

1. Sữa bột

Sữa bột giúp cải thiện hệ tiêu hóa, giảm triệu chứng đau dạ dày, tăng cường sức đề kháng và nâng cao sức khỏe cho bệnh nhân đau dạ dày.

Người bệnh đau dạ dày nên chọn mua sữa bột của các thương hiệu uy tín và nổi tiếng như: Ensure, Nutricare, Nanovi Curumin Milk, Nano Curcumin Gold Detox Milk, sữa nghệ Hera, sữa nghệ Safa…

Sữa bột

2. Sữa tươi 

Sữa tươi có hàm lượng dinh dưỡng dồi dào, đặc biệt là một lượng lớn chất đạm cùng với các vitamin, khoáng chất giúp nâng cao thể trạng sức khỏe và tăng cường miễn dịch.

Với bệnh nhân đau dạ dày, uống sữa tươi giúp ổn định hoạt động tiêu hóa, củng cố lượng axit lactic bị thiếu hụt để tạo môi trường thuận lợi cho vi sinh vật đường ruột phát triển và ức chế hoạt động của vi khuẩn Hp. 

Không chỉ vậy, chất béo có trong sữa tươi còn giúp trung hòa axit trong dịch vị, giảm cơn đau dạ dày đột ngột, chứng khó tiêu và đầy bụng thường gặp ở người bị đau dạ dày. 

Khi uống sữa tươi, người bệnh đau dạ dày cần lưu ý: 

  • Lượng sữa tươi nên uống mỗi ngày: Không quá 500ml/ngày. Không lạm dụng uống quá nhiều vì cơ thể không hấp thu hết dẫn đến đầy bụng, chướng bụng, khó tiêu,…
  • Thời điểm uống sữa tươi: Thời điểm uống tốt nhất là sau bữa ăn chính khoảng 30 phút. Tuyệt đối không nên uống sữa tươi khi đói; hạn chế uống buổi tối.
Sữa tươi

3. Sữa chua

Sữa chua là một chế phẩm sữa tươi với hàm axit lactic dồi dào giúp quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra hiệu quả hơn. Ngoài ra, sữa chua đã trải qua quá trình lên men tự nhiên nên chứa rất nhiều lợi khuẩn. Các lợi khuẩn này giúp làm sạch đường ruột, tiêu diệt dần các vi khuẩn có hại trong dạ dày, trong đó có vi khuẩn HP.

Đối với người bệnh dạ dày, mỗi ngày nên ăn 1-2 ly sữa chua để hạn chế tình trạng chướng bụng, khó tiêu, giảm đầy hơi, khó chịu giúp ăn ngon miệng hơn để tăng cân hiệu quả. 

Sữa chua

4. Sữa đặc

Sữa đặc có hàm lượng chất béo và protein cao giúp bảo vệ niêm mạc khỏi các tác động của dịch vị axit dạ dày tăng quá mức. Bệnh nhân đau dạ dày uống sữa đặc giúp giảm các cơn co thắt đồng thời hạn chế các tổn thương tại niêm mạc dạ dày.

Mặt khác, sữa đặc còn cung cấp cho bệnh nhân đau dạ dày nguồn năng lượng dồi dào, hỗ trợ tăng cân. Tuy nhiên, khi dùng sữa đặc, bạn cần lưu ý:

  • Mỗi ngày chỉ nên dùng 1-2 thìa sữa đặc, có thể pha với nước sôi để uống.
  • Sữa đặc có hàm lượng đường lớn nên bệnh nhân đau dạ dày kèm béo phì, tiểu đường không nên sử dụng. 
Sữa đặc

5. Sữa bí ngô 

Pectin trong bí ngô hỗ trợ tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa, giảm tình trạng đầy hơi, chướng bụng, ăn không tiêu ở bệnh nhân đau dạ dày. Mặt khác, còn hỗ trợ tốt cho quá trình đào thải độc tố, kích thích vi sinh có lợi cho đường ruột phát triển. 

Uống sữa bí ngô đúng cách giúp giảm axit dư thừa, hạn chế trào ngược dạ dày thực quản – nguyên nhân chính gây đau dạ dày ở nhiều bệnh nhân. Cách làm sữa bí ngô đơn giản như sau:

  • Chuẩn bị: 700ml sữa tươi có đường, 200ml nước lọc, 300g bí đỏ, 1/4 lon sữa đặc.
  • Cách nấu: Bí đỏ gọt vỏ, rửa sạch rồi cắt thành từng miếng nhỏ sau đó đem hấp cách thủy. Sau khi hấp chín bạn cho vào máy sinh tố xay nhuyễn với sữa tươi, sữa đặc và nước. Chờ hỗn hợp sữa nguội thì bạn cho vào ngăn mát tủ lạnh uống trong 2-3 ngày.
  • Cách uống: Để sữa bí đỏ phát huy tối đa tác dụng với việc tăng cân, người bị đau dạ dày nên uống 2 ly sữa bí đỏ mỗi ngày. Thời điểm uống thích hợp là sau bữa ăn trưa và buổi tối trước khi đi ngủ. 
  • Lưu ý: Bạn có thể điều chỉnh lượng bí ngô cũng như các thành phần khác để tránh bị tăng cân quá nhiều.
Sữa bí ngô

6. Sữa hạt sen

Theo Y học cổ truyền, hạt sen tính bình, vịt ngọt, tác dụng an thần, ngủ ngon và kích thích tiêu hóa tốt. Dùng sữa hạt sen giúp kháng viêm, làm lành vết loét nhanh giảm phù nề ở niêm mạc ruột và đẩy lùi cơn đau dạ dày.

  • Chuẩn bị: 250g hạt sen tươi, 500ml sữa tươi không đường, 1/3 lon sữa đặc, 100g đường, nước lọc.
  • Cách nấu:  Hạt sen bỏ vỏ xanh bên ngoài sau đó tách làm đôi để lấy tim sen ra. Cho hạt sen vào máy sinh tố xay nhuyễn với nước. Đổ nước hạt sen đã lọc bỏ bã vào nồi đun, khi nước sôi thì cho sữa đặc, sữa tươi và đường vào. Khuấy đều các nguyên liệu trong nồi cho tới khi sôi trở lại là được.
  • Cách uống: Người bị đau dạ dày muốn tăng cân nên uống 1-2 cốc/ngày sau bữa ăn.
Sữa hạt sen

7. Sữa mè đen

Sữa mè đen cung cấp nhiều chất xơ và chất béo lành mạnh. Uống sữa mè đen không chỉ  hỗ trợ tiêu hóa, ngăn chặn táo bón, hạn chế khó tiêu mà cò phòng tránh viêm nhiễm và làm dịu cơn đau tại vùng thượng vị dạ dày. 

Bệnh nhân đau dạ dày muốn uống sữa mè đen để tăng cân có thể thực hiện theo hướng dẫn sau:

  • Chuẩn bị: 100g mè đen, 500ml sữa tươi, 5ml sữa đặc, 5 cọng lá dứa, 2 thìa đường phèn.
  • Sơ chế nguyên liệu: Cho mè đen lên chảo rang với lửa nhỏ. Sau đó đem từng phần đi xay nhuyễn với 500ml nước. Lọc mè đen đã xay lấy nước, bỏ bã rồi cho nước vào đun cùng sữa tươi, sữa đặc, lá dứa và đường phèn đến khi sữa sôi trở lại là được.
  • Cách uống: Chia sữa mè đen làm 2 lần uống hết trong ngày. Nên uống sau bữa ăn trưa và tối khoảng 30 phút. 
Sữa mè đen

8. Sữa óc chó 

Sữa óc chó giàu axit béo Omega 3 có tác dụng chống oxy hóa,  giảm viêm nhiễm ở niêm mạc dạ dày, bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của vi khuẩn, virus gây bệnh.

  • Chuẩn bị: 100g nhân óc chó, đường, 600 nước ấm. 
  • Cách nấu: Rang hạt óc chó lên cho thơm rồi ngâm trong nước từ 2 – 4 giờ. Cho hạt óc chó vào máy sinh tố xay với 600ml nước ấm.  Dùng rây lọc để loại bớt tạp chất trong sữa. Cho sữa óc chó vào đun sôi trong 5 phút, thêm đường tùy theo khẩu vị.
  • Cách uống: Mỗi ngày nên uống tối đa 2 ly sữa óc chó.
Sữa óc chó

9. Sữa hạnh nhân

Sữa hạnh nhân cung cấp canxi, vitamin nhóm B, chất đạm – các dưỡng chất này giúp đẩy nhanh quá trình làm lành vết loét, giảm đau và hạn chế các triệu chứng liên quan tới bệnh dạ dày, tá tràng. 

  • Chuẩn bị: 120g hạt hạnh nhân, 3 quả chà là, 1/4 hộp sữa đặc, 3 quả, vài hạt muối, nước đun sôi để nguội 1 lít.
  • Cách nấu: Ngâm hạt nhanh nhân và chà là với nước từ 8 – 12 tiếng. Sau đó lột bỏ lớp vỏ bên ngoài của hạnh nhân và chà rồi cho vào xay nhuyễn cùng sữa, vài hạt muối và 1 lít nước. Đun sôi hỗn hợp sữa sau đó để nguội bảo quản trong tủ lạnh.
  • Cách uống: Mỗi ngày nên uống 1 – 2 ly vừa giúp giảm cơn đau dạ dày, hỗ trợ cải thiện sức khỏe và tăng cân. 

10. Sữa nghệ

Thành phần curcumin có khả năng làm giảm triệu chứng đau dạ dày, viêm loét dạ dày, hỗ trợ làm lành các vết loét nhanh chóng. 

  • Chuẩn bị: 10g bột nghệ, 200l sữa tươi không đường, mật ong.
  • Cách nấu: Cho sữa tươi vào nồi đun nóng lên. Khi sữa đã nóng, bạn cho bột  nghệ vào khuấy đều cho tới khi bột nghệ tan hết. Tiếp tục cho mật ong vào khuấy đều trong khoảng 1 – 2 phút nữa là được.
  • Cách uống: Nên uống sữa nghệ khi còn ấm. Thời điểm uống sữa nghệ tốt cho người đau dạ dày là trước bữa ăn ít nhất 15 phút, hoặc sau bữa ăn ít nhất 1 tiếng.
  • Lưu ý: Không uống sữa nghệ cùng các loại thuốc Tây vì có thể ảnh hưởng đến hoạt động của hồng cầu trong máu.
Sữa hạnh nhân

11. Sữa hạt điều

Sữa hạt điều không chỉ giàu dinh dưỡng giúp bệnh nhân đau dạ dày tăng cân mà còn giúp trung hòa được dịch trong dạ dày, làm nhẹ các cơn đau do viêm loét dạ dày gây ra.  

  • Chuẩn bị: 120g hạt điều chưa qua chế biến, 1 lít nước lọc, 2-3 quả chà là (tạo ngọt), muối biển.
  • Cách nấu: Hạt điều đem ngâm trong nước lọc từ 2-4 tiếng để dễ bóc bỏ vỏ. Cho hạt điều và chà là cùng 1 lít nước lọc vào máy sinh tố xay nhuyễn. Đun hỗn hợp sữa trên lửa nhỏ nấu khoảng 1 tiếng.
  • Cách uống: Mỗi ngày chỉ nên uống khoảng 200 – 250ml sữa hạt điều; không nên uống quá 500ml để tránh mất cân bằng dinh dưỡng.
Sữa hạt điều

V. Lưu ý cho người đau dạ dày khi uống sữa

Trên đây là các loại sữa tốt cho người đau dạ dày vừa hỗ trợ cải thiện bệnh vừa giúp người bệnh tăng cân trở lại. Tuy nhiên, khi uống sữa, bệnh nhân đau dạ dày vẫn cần lưu ý một số điều sau:

  • Lượng sữa nên uống mỗi ngày cho người đau dạ dày không quá 500ml/ngày. Tránh uống quá khiến nhiều cơ thể không hấp thu hết dẫn đến chướng bụng, đầy bụng, khó tiêu…
  • Nên uống sữa khi còn ấm để giúp làm giảm cơn đau dạ dày hiệu quả hơn.
  • Tuyệt đối không uống sữa thay nước lọc vì điều này có thể dẫn tới nhiều hệ lụy nguy hiểm với sức khỏe hệ tiêu hóa.
  • Người bị đau dạ dày nên uống sữa ăn kèm với  bánh mì, bánh quy hoặc các món ăn có chứa tinh bột để giúp dạ dày tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn.
  • Bên cạnh uống sữa, người bệnh muốn tăng cân cũng nên bổ sung các loại thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa và dạ dày như chuối, trứng, thì là, bắp cải…
Lượng sữa nên uống mỗi ngày cho người đau dạ dày không quá 500ml/ngày

11 loại sữa tăng cân cho người đau dạ dày chúng tôi gợi ý ở trên khi uống đúng cách không chỉ giúp người bệnh tăng cân mà còn hỗ trợ điều trị bệnh đau dạ dày hiệu quả. Nếu tình trạng đau dạ dày kéo dài không thuyên giảm, người bệnh nên đi gặp bác sĩ để được điều trị chuyên sâu.

Có thể bạn quan tâm:

Đánh giá
Bùi Thị Hoa

Tác giả:

Bùi Thị Hoa - Tốt nghiệp Khoa Báo chí - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội niên khóa 2003 - 2007. Cô có 17 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới sức khỏe, làm đẹp,...

Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Thu

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với trên 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.