Skip to main content

Đau dạ dày tái phát: Nguyên nhân và biện pháp kiểm soát

Đau dạ dày tái phát thường là do người bệnh không tuân thủ phác đồ điều trị, bị tái nhiễm vi khuẩn HP và do ăn uống không khoa học. Cùng thuốc dạ dày Yumangel chính hãng tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau nhé!

I. Tổng quan về bệnh đau dạ dày

Đau dạ dày là tình trạng đau do dạ dày bị tổn thương, chủ yếu là do bị viêm loét. Bệnh cần được thăm khám và điều trị kịp thời để tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra như: chảy máu dạ dày, hẹp môn vị, thủng dạ dày, thậm chí là ung thư dạ dày. 

Bệnh nhân đau dạ dày thường cảm thấy đau âm và tức vùng bụng, đau nóng rát rất khó chịu. Cùng với đó là một số triệu chứng khác như: ăn uống kém, nôn và buồn nôn, ợ hơi, ợ chua, ợ nóng, chướng bụng, đầy hơi, miệng tiết nhiều nước bọt…

Có nhiều nguyên nhân gây đau dạ dày, thường gặp là: do nhiễm vi khuẩn Hp; thói quen ăn uống thiếu khoa học; lạm dụng thuốc; căng thẳng thần kinh kéo dài; hay thức khuya; nghiện hút thuốc lá; uống nhiều bia rượu, chất kích thích, nước ngọt có ga…

Bệnh đau dạ dày hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu được điều trị kịp thời và đúng cách. Tuy nhiên, bệnh được đánh giá là có nguy cơ tái phát cao. Vì vậy, trong quá trình điều trị bệnh đau dạ dày, người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối theo phác đồ điều trị của bác sĩ.

Bệnh đau dạ dày có nguy cơ tái phát cao

II. Nguyên nhân đau dạ dày tái phát? 

Về lý do tại sao đau dạ dày tái phát, theo các chuyên gia y tế, có 3 nguyên nhân chính gồm: Tái nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori HP; người bệnh không tuân thủ phác đồ điều trị và lối sống không khoa học. 

1. Người bệnh không tuân thủ phác đồ điều trị

Nguyên nhân đầu tiên khiến bệnh đau dạ dày tái phát là do bệnh nhân không tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ đề ra về loại thuốc, liều lượng, thời điểm và thời gian uống. Một số người bệnh bỏ giữa chừng phác đồ điều trị khi thấy triệu chứng bệnh đau dạ dày thuyên giảm hoặc tự ý mua kháng sinh để trị bệnh.

Trong khi đó, theo các bác sĩ nếu dùng thuốc kháng sinh không đúng phác đồ điều trị có thể khiến tình trạng đau dạ dày nặng hơn, vi khuẩn HP kháng thuốc kháng sinh. Hậu quả là khó điều trị dứt điểm bệnh và khiến bệnh dễ tái phát.

Đau dạ dày tái phát do người bệnh không tuân thủ phác đồ điều trị

2. Do tái nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori/HP

Một trong các nguyên nhân chính gây đau dạ dày là do nhiễm vi khuẩn HP. Nếu sau khi điều trị khỏi bệnh, người bệnh bị tái nhiễm vi khuẩn HP thì đau dạ dày sẽ dễ tái phát. 

Các nguyên nhân gây tái nhiễm vi khuẩn HP dạ dày gồm:

  • Do thói quen ăn chung, uống chung: Vi khuẩn HP có khả năng lây nhiễm cao qua đường miệng – miệng. Loại vi khuẩn này lại tồn tại trong thức ăn, nước uống, khoang miệng của người bệnh. Người Việt lại có thói quen uống chung, ăn chung nên nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn HP rất cao. Khi HP đã xâm nhập vào cơ thể thì nguy cơ tái phát đau dạ dày là rất cao.
  • Do vệ sinh kém: Vi khuẩn HP cũng có thể tồn tại trong phân. Những người hay ăn ăn rau sống, không rửa sạch tay sau khi đi vệ sinh và trước khi sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn HP tấn công khiến đau dạ dày tái phát.
Đau dạ dày tái phát do tái nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori/HP

3. Do ăn uống, lối sống không khoa học

Sau khi điều trị khỏi bệnh đau dạ dày nhưng người bệnh vẫn giữ các thói quen ăn uống và lối sống không khoa học thì nguy cơ tái phát đau dạ dày cũng rất cao.

Một số thói quen sống không khoa học như: nhịn ăn, ăn uống không đúng giờ; ăn nhiều chất chua, cay; uống nhiều bia rượu; thường xuyên căng thẳng, stress; lạm dụng thuốc giảm đau, kháng sinh… đều là các nguyên nhân khiến cơn đau dạ dày xuất hiện trở lại.

Đau dạ dày tái phát do ăn uống không khoa học

III. Đau dạ dày tái phát có nguy hiểm không?

Đau dạ dày thường xuyên tái phát không chỉ làm giảm chất lượng cuộc sống mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh, đặc biệt có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm:

  • Viêm loét dạ dày mạn tính:Là tình trạng xuất hiện các vết loét trên niêm mạc dạ dày trong thời gian dài. Đây là bệnh lý khó điều trị dứt điểm và có thể gây biến chứng ung thư.
  • Xuất huyết dạ dày: Là tình trạng máu trong ống tiêu hóa chảy từ thực quản tới hậu môn. Bệnh nhân bị xuất huyết dạ dày sẽ nôn ra máu và đi cầu ra máu; phân có màu thâm đen hoặc lẫn máu.
  • Hẹp môn vị: Hẹp môn vị khiến người bệnh sẽ cảm thấy vô cùng khó chịu với các dấu hiệu như: đau bụng dữ dội, cơn đau dồn dập, liên tục và kéo dài; buồn nôn hoặc nôn; tiêu chảy, mệt mỏi, không còn sức lực…
  • Thủng dạ dày: Khi xảy ra biến chứng này, người bệnh bị đau dữ dội ở vùng thượng vị, cảm giác như có dao đâm vào bụng; cơn đau sau đó lan ra khắp ổ bụng. Người bệnh không còn sức lực, tay chân lạnh, mệt mỏi, mặt tái, toát mồ hôi, có thể tụt huyết áp. 
  • Ung thư dạ dày: Đây là biến chứng nguy hiểm đe dọa tính mạng người bệnh.

Do đó, việc điều trị dứt điểm bệnh đau dạ dày ở giai đoạn sớm, tránh để bệnh tái đi tái lại là điều rất quan trọng. Người bệnh tuyệt đối không nên chủ quan khiến bệnh tiến triển nặng. 

Đau dạ dày tái phát nhiều lần trong thời gian dài có thể gây ung thư dạ dày

IV. Biện pháp kiểm soát nguy cơ đau dạ dày tái phát 

Loại bỏ các nguyên nhân khiến đau dạ dày tái phát ở trên sẽ giúp người bệnh kiểm soát được nguy cơ mắc bệnh. Cụ thể:

1. Tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ

Hoạt động mua bán thuốc tại Việt Nam vẫn chưa được quản lý chặt chẽ nên người dân có thể dễ dàng mua ở cửa hàng thuốc tây. Tuy nhiên, việc dùng thuốc bừa bãi, đặc biệt là thuốc kháng sinh, giảm đau hay kháng viêm sẽ gây hại rất lớn đến đến dạ dày, gan, thận. 

Vì vậy, bệnh nhân đau dạ dày khi được bác sĩ chỉ định phác đồ điều trị cần tuân thủ đúng theo các hướng dẫn đề ra để đảm bảo điều trị bệnh hiệu quả dứt điểm. Không tự ý thay đổi khi chưa hỏi ý kiến bác sĩ.

Bệnh nhân đau dạ dày nên tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ

2. Không ăn chung, uống chung

Để phòng ngừa đau dạ dày tái phát do tái nhiễm vi khuẩn HP, bạn cần bỏ thói quen ăn chung, uống chung, sử dụng chung đồ dùng với người khác, kể cả người thân trong gia đình. 

Không nên ăn chung, uống chung

3. Điều chỉnh chế độ ăn uống, lối sống

Về chế độ ăn uống và lối sống hàng ngày, người bệnh đau dạ dày cần chú ý một số vấn đề sau:

  • Ăn sáng đầy đủ, tuyệt đối không bỏ bữa.
  • Các bữa ăn cần ăn vào một khoảng giờ cố định.
  • Đảm bảo chế biến thức ăn sạch sẽ và nấu chín trước khi dùng để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm khuẩn Hp, ký sinh trùng và các loại vi khuẩn gây hại khác.
  • Rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
  • Chỉ ăn vừa đủ, không nên ăn quá no sẽ dạ dày bị quá tải. 
  • Không nên uống nhiều nước trong và ngay sau bữa ăn vì sẽ ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa của dạ dày do dịch vị tiêu hóa bị pha loãng.
  • Ăn chậm và nhai kỹ thức ăn trước khi nuốt để kích thích bài tiết nước bọt, hỗ trợ dạ dày tiêu hóa một phần thức ăn.
  • Tập trung khi ăn uống, không nên vừa làm việc, xem tivi, điện thoại trong lúc ăn.
  • Từ bỏ thói quen uống nhiều bia rượu nếu có.
  • Chỉ nên vận động, làm việc và đi lại nhẹ nhàng sau khi ăn; kiêng các vận động mạnh sau bữa ăn ít nhất 30 phút.
  • Tránh ăn đêm hoặc sát giờ đi ngủ, bữa tối nên ăn trước giờ đi ngủ ít nhất 2 tiếng.
  • Hạn chế ăn các thức ăn cay nóng, chua, có tính axit mạnh, chế biến sẵn, đồ ăn nhanh…
  • Ngoài ra, để tránh đau dạ dày tái phát, người bệnh cũng cần chú ý hạn chế căng thẳng thần kinh; nên thư giãn tinh thần và suy nghĩ tích cực. Đồng thời thăm khám sức khỏe định kỳ để phát hiện và điều trị sớm nếu có vấn đề về dạ dày.
Ăn uống khoa học và lành lạnh giúp kiểm soát đau dạ dày tái phát

Điều trị đau dạ dày đòi hỏi người bệnh phải kiên trì và phối hợp tốt với bác sĩ, kết hợp chế độ ăn uống và lối sống khoa học để chữa bệnh dứt điểm, giảm nguy cơ đau dạ dày tái phát.

Có thể bạn quan tâm:

Đánh giá
Bùi Thị Hoa

Tác giả:

Bùi Thị Hoa - Tốt nghiệp Khoa Báo chí - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội niên khóa 2003 - 2007. Cô có 17 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới sức khỏe, làm đẹp,...

Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Thu

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với trên 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.