Ăn đêm có gây đau dạ dày vì khiến dạ dày phải làm việc quá mức gây ăn mòn niêm mạc dạ dày dẫn đến viêm loét. Ngoài giải đáp vấn đề ăn đêm có bị đau dạ dày không, bài viết còn giúp bạn biết cách ăn đêm đúng để tránh bị đau dạ dày.
Mục lục
- I. Ăn đêm có bị đau dạ dày không? Tại sao?
- II. Đau dạ dày do ăn đêm nên làm gì?
- III. Làm thế nào để hạn chế đau dạ dày do ăn đêm?
- IV. 13 thói quen ăn uống khác gây đau dạ dày ngoài ăn đêm
- 1. Ăn không đúng giờ
- 2. Nhịn ăn, để bụng quá đói
- 3. Ăn quá no
- 4. Ăn quá nhanh
- 5. Ăn uống không vệ sinh
- 6. Ăn nhiều thực phẩm cay nóng
- 7. Ăn đồ cứng
- 8. Ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều axit
- 9. Ăn thức ăn quá lạnh hoặc quá nóng
- 10. Vừa ăn vừa uống nước
- 11. Vừa ăn vừa xem điện thoại, tivi
- 12. Uống nhiều rượu, bia, đồ uống có cồn
- 13. Ăn hoa quả ngay sau bữa ăn
I. Ăn đêm có bị đau dạ dày không? Tại sao?
Ăn đêm thường xuyên gây nhiều tác hại đến sức khỏe như: đau dạ dày, tăng nguy cơ bị ung thư ruột kết, xơ vữa động mạch, tiểu đường, béo phì, mất ngủ, suy nhược thần kinh, rối loạn trao đổi chất…
Như vậy, đáp án cho câu hỏi ăn đêm có bị đau dạ dày không là có. Dạ dày được sắp xếp để hoạt động hiệu quả nhất vào ban ngày và thư giãn vào ban đêm. Vì vậy, nếu bạn thường xuyên ăn sẽ khiến dạ dày phải làm việc quá mức gây ăn mòn niêm mạc dạ dày dẫn đến viêm loét. Thức ăn chưa kịp tiêu hóa hết sẽ phân hủy và lên men trong dạ dày, dẫn đến đầy bụng và đau dạ dày.
Không chỉ vậy, ăn đêm còn làm tăng nguy cơ trào ngược acid dạ dày nếu ngay sau khi ăn bạn đi nằm ngủ. Vì thức ăn sau khi đi vào dạ dày phải mất vài giờ mới được tiêu hóa hết.
II. Đau dạ dày do ăn đêm nên làm gì?
Cách tốt nhất là bạn nên ăn tối trước 7 giờ hoặc muộn nhất là 8 giờ để dạ dày có thời gian nghỉ ngơi, tránh bị đau dạ dày về đêm gây mất ngủ, khó ngủ.
Để giải quyết tạm thời cơn đau dạ dày do ăn đêm, bạn có thể sử dụng một số cách sau:
- Sử dụng túi chườm ấm chườm lên vùng bụng để tăng cường lưu thông máu đến dạ dày, giảm thiểu tình trạng đau bụng, khó chịu.
- Một số cách khác: uống nước ấm; nhai, ngậm hoặc uống nước gừng ấm.
Trường hợp cơn đau dạ dày không thuyên giảm hoặc tăng nặng và kèm theo dấu hiệu bất thường, bạn nên đi khám để xác định chính xác nguyên nhân và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.
III. Làm thế nào để hạn chế đau dạ dày do ăn đêm?
Dù biết ăn đêm thường xuyên gây hại cho sức khỏe nhưng với một số người, từ bỏ thói quen ăn đêm là rất khó. Vì nếu không ăn bạn sẽ đói và không thể ngủ. Vậy nên ăn đêm như thế nào để giảm nguy cơ bị đau dạ dày và các tác hại cho sức khỏe?
Trong trường hợp cần phải ăn đem, hãy tuân thủ một số nguyên tắc dưới đây để bảo vệ dạ dày và sức khỏe:
1. Cân bằng lượng calo
Nếu thường xuyên phải ăn đêm do tính chất công việc, vấn đề sức khỏe hoặc chỉ đơn giản là hay đói bụng lúc nửa đêm, bạn hãy chia 3 bữa chính thành 5-6 bữa nhỏ trong ngày. Trong đó, hãy có một bữa phụ nhẹ trước khi đi ngủ.
Tuy nhiên, bạn cần chú ý cân bằng lượng calo ở mỗi bữa ăn để tránh không dung nạp quá nhiều năng lượng dư thừa cho cơ thể. Trường hợp nếu ban ngày đã tiêu thụ nhiều thực phẩm giàu calo thì khi ăn bữa phụ buổi đêm bạn nên ưu tiên các món ăn ít năng lượng.
2. Nên ăn trước giờ đi ngủ khoảng 60 phút
Bên cạnh đó, bạn cũng cần chú ý đến thời gian ăn đêm, nên ăn trước giờ đi ngủ khoảng 60 phút. Đây là khoảng thời gian cần thiết để cơ thể tiêu hóa thức ăn, giảm gánh nặng và áp lực lên dạ dày. Từ đó hạn chế nguy cơ bị đau dạ dày, khó ngủ và nhiều vấn đề sức khỏe khác.
3. Thức ăn nên ăn
Ăn đêm không phải là ý tưởng tốt nhưng trong trường hợp cần thiết bạn vẫn có thể ăn để bổ sung năng lượng cho cơ thể. Thạc sĩ Robin Foroutan – chuyên gia dinh dưỡng từ Trung tâm Morrison (New York- Mỹ) cho biết, ăn đêm sẽ ổn nếu bạn chọn đúng loại thức ăn.
Dưới đây là một số món ăn đem lành mạnh được các chuyên gia dinh dinh dưỡng khuyên dùng để tránh gây đau dạ dày:
- Một ly sữa ít béo: Không chỉ chứa nhiều lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa, hỗ trợ ngăn cản sự phát triển của vi khuẩn Hp, sữa còn giúp trung hòa axit trong dạ dày. Ngoài ra, sữa còn giàu axit amin tryptophan giúp sản xuất hoóc môn ngủ melatonin và hoóc môn hạnh phúc serotonin, giúp dễ ngủ, cùng với đó là hàm lượng protein cao giúp no lâu hơn.
- Các loại hạt: Khi bị đói về đêm, bạn có thể ăn khoảng 10 – 12 hạt hạnh nhân, đậu phộng, hạt dẻ cười, vài quả óc chó hay hạt điều để “cắt” cơn đói. Các loại hạt rất giàu protein, chất béo và chất xơ có lợi giúp bạn no lâu.
- Táo và bơ đậu phộng: Thực phẩm này giàu chất béo lành mạnh và protein giúp bạn cảm thấy no nhưng không gây khó tiêu hay áp lực lớn lên dạ dày.
- Thịt gà: Đây là nguồn cung cấp protein dồi dào, tryptophan trong thịt gà giúp sản xuất serotonin và melatonin cho bạn dễ dàng đi vào giấc ngủ.
- Đậu nành: Giàu protein nhưng lượng calo thấp nên sẽ là lựa chọn lý tưởng cho bữa đêm.
4. Thức ăn nên kiêng
Một số thức ăn có thể làm tăng áp lực lên dạ dày hoặc gây trào ngược, ợ chua, đầy hơi hoặc chướng bụng bạn nên tránh ăn đêm gồm:
- Thức ăn nhiều chất đường, phụ gia: bánh ngọt, kẹo, thực phẩm đóng hộp…
- Thực ăn nhiều chất béo: gà rán, khoai tây chiên, hamburger,…
- Thực phẩm, gia vị cay nóng: tiêu, ớt, mù tạt…
- Đồ uống có gas, nước tăng lực, cà phê, rượu bia…
IV. 13 thói quen ăn uống khác gây đau dạ dày ngoài ăn đêm
Đau dạ dày hay đau bao tử là thuật ngữ để chỉ tình trạng đau có nguồn gốc tổn thương tại dạ dày như viêm loét dạ dày. Bệnh gây đau đớn, khó chịu và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống cũng như sức khỏe.
Đau dạ dày do rất nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó có thói quen ău uống. Thực tế, có rất nhiều trường hợp bị đau dạ dày do thói quen ăn uống không khoa học và lành mạnh.
Ngoài ăn đêm, 13 thói quen ăn uống dưới đây có thể gây đau dạ dày bạn cần tránh gồm:
- Ăn không đúng giờ.
- Nhịn ăn, để bụng quá đói.
- Ăn quá no.
- Ăn quá nhanh.
- Ăn uống không vệ sinh.
- Ăn nhiều thực phẩm cay nóng.
- Ăn đồ cứng.
- Ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều axit.
- Ăn thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh.
- Vừa ăn vừa uống nước
- Vừa ăn vừa xem ti vi, điện thoại.
- Uống nhiều rượu, bia, đồ uống có cồn
- Ăn hoa quả ngay sau bữa ăn.
Dưới đây là thông tin cụ thể:
1. Ăn không đúng giờ
Công việc quá bận rộn khiến nhiều người ăn uống thất thường, khi bụng đói cồn cào mới đi ăn. Đây là nguyên nhân khiến tỉ lệ mắc bệnh đau dạ dày ngày càng tăng cao.
Nguyên nhân thói quen ăn không đúng giờ gây đau dạ dày là do khi axit dạ dày và enzim có trong dịch vị tiết ra không có thức ăn trung hòa, sẽ tự tiêu hóa chính niêm mạc dạ dày. Hậu quả là gây hư hại niêm mạc dạ dày dẫn đến loét và đau.
2. Nhịn ăn, để bụng quá đói
Khi bụng quá đói, nồng độ axit hydrochloric và các chất xúc tác trong dạ dày khá cao dẫn tới tình trạng tự tiêu hóa niêm mạc.
Tuy nhiên, khi quá đói bạn cần chú ý ăn từ từ, không nên ăn quá nhiều hoặc quá nhanh để tránh dạ dày bị tăng áp lực đột ngột và làm việc quá sức gây đau và hại dạ dày.
3. Ăn quá no
Ăn quá no khiến vỏ dạ dày nở to và dễ làm tổn thương cơ chế tự bảo vệ của dạ dày. Thời gian thức ăn lưu lại trong dạ dày cũng lâu hơn tạo điều kiện cho vi khuẩn gây hại tấn công gây viêm loét dẫn đến đau dạ dày.
4. Ăn quá nhanh
Ăn quá nhanh và không nhai kỹ trước khi khiến thức ăn sẽ không được tiêu hóa kỹ ở khoang miệng mà trực tiếp chuyển xuống dạ dày khi vẫn còn ở dạng thô. Điều này làm tăng gánh nặng và làm hại cho niêm mạc dày.
Thời gian dạ dày phải làm việc để tiêu hóa thức ăn cũng lây hơn khiến cơ bắp dạ dày mệt mỏi, nhu động dạ dày giảm. Hậu quả là gây đau dạ dày và các bệnh lý dạ dày nguy hiểm khác.
5. Ăn uống không vệ sinh
Không chỉ gây đau dạ dày, ăn uống không đảm bảo vệ sinh còn làm tăng nguy cơ mắc các căn bệnh về đường ruột như viêm dạ dày cấp tính, đầy bụng, buồn nôn… Vì vậy, bạn nên lựa chọn thực phẩm chất lượng và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
6. Ăn nhiều thực phẩm cay nóng
Nhiều nghiên cứu cho thấy, thường xuyên ăn món ăn và gia vị cay nóng như tiêu, ớt, mù tạt, kim chi, mì cay… trong thời gian dài có thể gây hại cho niêm mạc dạ dày, dẫn đến tổn thương và viêm loét dạ dày rất nguy hiểm.
7. Ăn đồ cứng
Đồ ăn cứng gây cọ xát với niêm mạc dạ dày hoặc bắt dạ dày phải co bóp để nghiền nhiều gây tổn thương. Do đó, để dạ dày không phải làm việc quá nhiều, bạn nên hạn chế ăn thức ăn cứng và dai.
Ngoài ra, để giảm gánh nặng cho dạ dày, bạn cũng cần chú hạn chế ăn quá thức ăn chế biến dạng chiên, xào, nướng, trộn hoặc thực phẩm có hàm lượng chất xơ cao như măng, rau cần… vì khó tiêu dẫn đến chướng bụng, đầy hơi.
8. Ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều axit
Nhóm thực phẩm chứa nhiều axit khi dung nạp vào cơ thể có thể khiến cho nồng độ acid dạ dày tăng lên và làm tổn thương lớp bảo vệ niêm mạc. Vì vậy, bạn nên hạn chế ăn các thực phẩm chứa tính axit cao và chứa nhiều vitamin C như bưởi, cà chua, cam, chanh, cà muối, dưa muối, me, xoài, khế… nhất là khi bụng đói.
9. Ăn thức ăn quá lạnh hoặc quá nóng
Nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh đều có thể kích thích dạ dày tiết axit hoặc gây tổn thương dạ dày làm xuất hiện các cơn đau.
Cụ thể, thức ăn quá lạnh khiến nhiệt độ trong dạ dày giảm xuống, các mạch máu trong dạ dày co lại làm giảm co bóp cũng như tiết men để tiêu hóa thức ăn. Thức ăn quá nóng gây kích ứng niêm mạc dạ dày. Tốt nhất, bạn nên ăn thức ăn ở mức nhiệt khoảng từ 40-45 độ.
10. Vừa ăn vừa uống nước
Vừa ăn vừa uống nước là thói quen không tốt cho dạ dày và sức khỏe rất nhiều người mắc phải. Vì nếu có quá nhiều chất lỏng trong dạ dày khi đang ăn thì quá trình tiêu hóa sẽ đình trệ gây hại cho dạ dày.
Bên cạnh đó, thói quen chan canh ăn với cơm cũng khiến bạn lười nhai và nuốt nhanh hơn. Thức ăn chưa được nhai nhỏ và trộn lẫn với men tiêu hóa ở miệng, vẫn còn ở dạng cứng khi xuống dạ dày khiến dạ dày phải hoạt động nhiều hơn để nghiền nát thức ăn. Tình trạng này kéo dài có thể gây ra các cơn đau dạ dày mãn tính rất nguy hiểm.
11. Vừa ăn vừa xem điện thoại, tivi
Sử dụng điện thoại hay xem ti vi trong khi ăn làm giảm sự tập trung cho việc ăn uống. Điều này gây ảnh hưởng đến quá trình tiết axit và enzim để tiêu hóa thức ăn và khiến dạ dày gặp nhiều rắc rối.
12. Uống nhiều rượu, bia, đồ uống có cồn
Theo các nghiên cứu khoa học, bia rượu và đồ uống chứa ức chế quá trình tạo thành chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày. Đồng thời còn kích thích tiết ra nhiều axit dịch vị làm tăng nguy cơ tổn thương niêm mạc dạ dày.
13. Ăn hoa quả ngay sau bữa ăn
Thức ăn sau khi vào dạ dày phải mất khoảng từ 2-3 tiếng mới có thể được tiêu hóa hết. Nếu ngay sau khi ăn bạn tiếp tục ăn thêm hoa quả sẽ làm tăng thêm gánh nặng cho dạ dày.
Mặt khác, hoa quả còn có lượng lớn các loại axit, glucose, fructose, đường, tinh bột… khiến cơ quan tiêu hóa làm việc quá sức. Đặc biệt, nếu ăn hoa quả lạnh sẽ khiến nhiệt độ dạ dày thay đổi đột ngột, ảnh hưởng đến tiêu hóa và nhu động ruột của dạ dày, thậm chí gây co thắt dạ dày.
Bên cạnh điều chỉnh chế độ ăn uống khoa học lành mạnh, bệnh nhân đau dạ dày có thể dùng thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel. Thành phần chính của Yumangel là Almagate có tác dụng trung hòa acid dạ dày dư nhanh nên làm thuyên giảm cơn đau dạ dày nhanh chóng chỉ sau 5-10 phút sử dụng.
Yumangel được bào chế dạng hỗn dịch, tạo ra lớp màng tương tự như lớp chất nhầy trên bề mặt niêm mạc, giúp bảo vệ dạ dày khỏi các tác nhân gây hại. Sản phẩm ở dạng gói nhỏ, xé uống ngay không cần pha với nước nên tiện sử dụng và dễ dàng để mang đi.
Thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel được chỉ định với các trường hợp sau:
- Các chứng bệnh do tăng tiết acid: đau dạ dày, nóng rát, ợ hơi, ợ chua, đầy bụng, khó tiêu …
- Người bị bệnh viêm dạ dày, loét dạ dày – tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản.
- Người thường xuyên uống rượu bia, đồ uống có chất kích thích như cà phê, chè mạn, làm việc căng thẳng…
Tóm lại, ăn đêm có bị đau dạ dày không câu trả lời là có. Bên cạnh việc hạn chế ăn đêm, bạn cũng cần chú ý thay đổi một số thói quen ăn uống khác có thể gây đau dạ dày như ăn quá no, ăn uống thất thường, ăn nhiều đồ ăn cay nóng, vừa ăn vừa xem điện thoại, tivi, ăn quá nhanh, vừa ăn vừa uống nước…
Để được dược sĩ của thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel tư vấn kỹ hơn về bệnh dạ dày, bạn vui lòng gọi đến hotline miễn cước 1800.1125 nhé!
Có thể bạn quan tâm:
Chưa có bình luận!