Một trong những băn khoăn lớn nhất của người bệnh GERD là phẫu thuật trào ngược dạ dày bao nhiêu tiền? Chi phí này không cố định mà phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Bài viết sẽ cung cấp thông tin chi tiết về mức chi phí ước tính, các yếu tố ảnh hưởng, so sánh với chi phí dùng thuốc và những điều cần lưu ý. Cùng Yumangel – Thuốc dạ dày chữ Y tìm hiểu ngay sau đây.
Mục lục
- I. Phẫu thuật trào ngược dạ dày bao nhiêu tiền? Các yếu tố quyết định chi phí
- II. So sánh chi phí phẫu thuật và điều trị bằng thuốc: Đánh giá tính hiệu quả chi phí
- III. Chi phí phẫu thuật GERD thường bao gồm những gì? Cân nhắc các chi phí phát sinh
- IV. Khi nào nên cân nhắc phẫu thuật GERD?
- V. Các phương pháp phẫu thuật GERD phổ biến và mối liên hệ với chi phí
- VI. Lưu ý quan trọng trước và sau phẫu thuật GERD
I. Phẫu thuật trào ngược dạ dày bao nhiêu tiền? Các yếu tố quyết định chi phí
Câu hỏi phẫu thuật trào ngược dạ dày bao nhiêu tiền không có một câu trả lời duy nhất cho tất cả mọi người. Mức chi phí trung bình cho một ca phẫu thuật GERD tại Việt Nam thường dao động trong khoảng 15 – 40 triệu đồng. Tuy nhiên, con số tiền cụ thể này có thể thay đổi đáng kể dựa trên các yếu tố chính sau:
1. Phương pháp phẫu thuật
Đây là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến chi phí.
- Phẫu thuật Nissen Fundoplication (1) (khâu xếp nếp đáy vị): Là phương pháp phổ biến, có thể thực hiện bằng mổ mở hoặc nội soi. Phẫu thuật nội soi thường có chi phí cao hơn mổ mở ban đầu nhưng thời gian hồi phục nhanh hơn, ít đau hơn.
- Phẫu thuật LINX (vòng hạt titan): Sử dụng thiết bị chuyên biệt nên chi phí vật tư có thể cao hơn.
- Phẫu thuật nội soi xuyên miệng (TIF), Thủ thuật Stretta: Là các kỹ thuật ít xâm lấn hơn, chi phí có thể khác biệt tùy thuộc vào thiết bị và kỹ thuật thực hiện.
Nhìn chung, các phương pháp phẫu thuật nội soi, ít xâm lấn có thể có chi phí ban đầu cao hơn do yêu cầu kỹ thuật và trang thiết bị hiện đại, nhưng có thể giảm chi phí nằm viện và phục hồi sau đó. Phẫu thuật mở truyền thống thường có chi phí phẫu thuật thấp hơn nhưng thời gian nằm viện và hồi phục kéo dài hơn.
Tìm hiểu phẫu thuật trào ngược dạ dày bao nhiêu tiền?
2. Cơ sở y tế
Địa điểm thực hiện phẫu thuật ảnh hưởng đáng kể đến giá. Các bệnh viện công thường có chi phí thấp hơn so với bệnh viện tư nhân hoặc quốc tế do có sự hỗ trợ từ nhà nước và bảo hiểm y tế. Tuy nhiên, bệnh viện tư có thể cung cấp dịch vụ tốt hơn, phòng bệnh tiện nghi hơn và thời gian chờ đợi ngắn hơn.
3. Tay nghề bác sĩ và trang thiết bị
Bác sĩ có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm và việc sử dụng các trang thiết bị y tế hiện đại cũng là yếu tố làm tăng chi phí phẫu thuật.
4. Tình trạng cụ thể của bệnh nhân
Mức độ nặng của bệnh (ví dụ: viêm thực quản độ III trở lên, có Barrett thực quản), các bệnh lý đi kèm có thể làm tăng tính phức tạp của ca mổ và kéo dài thời gian nằm viện, từ đó ảnh hưởng đến tổng chi phí.
5. Phạm vi chi trả của Bảo hiểm y tế
Mức độ bảo hiểm y tế chi trả sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến số tiền thực tế mà người bệnh phải bỏ ra. Cần tìm hiểu kỹ về chính sách chi trả của loại bảo hiểm bạn đang có đối với phẫu thuật GERD tại cơ sở y tế dự định thực hiện.
II. So sánh chi phí phẫu thuật và điều trị bằng thuốc: Đánh giá tính hiệu quả chi phí
Nhiều người cân nhắc phẫu thuật GERD do chi phí điều trị bằng thuốc dài hạn có thể khá cao và gây ra tác dụng phụ. Người ta thường giả định rằng chi phí phẫu thuật một lần sẽ thấp hơn tổng chi phí dùng thuốc trong nhiều năm.
Tuy nhiên, các nghiên cứu (như một nghiên cứu được báo cáo năm 2002) cho thấy, ít nhất là trong ngắn hạn (khoảng 18 tháng sau mổ), tổng chi phí y tế của nhóm bệnh nhân phẫu thuật GERD (cụ thể là Nissen Fundoplication) lại cao hơn so với nhóm chỉ dùng thuốc, mặc dù nhóm phẫu thuật đã giảm đáng kể số ngày dùng thuốc.
Điều này cho thấy tính hiệu quả chi phí của phẫu thuật GERD so với dùng thuốc trong dài hạn vẫn cần được xem xét kỹ lưỡng và chưa có kết luận rõ ràng. Phẫu thuật giúp giảm chi phí thuốc nhưng lại phát sinh chi phí phẫu thuật ban đầu và các chi phí liên quan khác. Do đó, quyết định cần dựa trên tình trạng bệnh, hiệu quả/tác dụng phụ của thuốc, và khả năng tài chính cá nhân sau khi đã thảo luận với bác sĩ.
Trong đó, Yumangel – thuốc dạ dày chữ Y là một trong những lựa chọn phổ biến giúp làm dịu nhanh triệu chứng trào ngược, bảo vệ niêm mạc dạ dày và trung hòa axit. Với thành phần an toàn, dễ sử dụng, Yumangel phù hợp cho cả người bệnh sử dụng lâu dài và người cần giảm triệu chứng tạm thời trong khi theo dõi điều trị. Tuy nhiên, hiệu quả có thể khác nhau tùy từng cơ địa, người bệnh cần tuân thủ đúng hướng dẫn sử dụng hoặc hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
Yumangel – thuốc dạ dày chữ Y giúp làm dịu nhanh triệu chứng trào ngược, bảo vệ niêm mạc dạ dày và trung hòa axit
III. Chi phí phẫu thuật GERD thường bao gồm những gì? Cân nhắc các chi phí phát sinh
Khi tìm hiểu phẫu thuật trào ngược dạ dày bao nhiêu tiền, bạn cần xem xét tổng thể các khoản chi phí, không chỉ là chi phí cho ca mổ. Tổng chi phí thường bao gồm:
- Chi phí xét nghiệm, chẩn đoán trước mổ: Các xét nghiệm máu, nội soi, đo pH thực quản 24h…
- Chi phí phẫu thuật chính: Bao gồm công phẫu thuật, vật tư tiêu hao, thuốc men trong quá trình mổ, chi phí phòng mổ. Nếu sử dụng thiết bị đặc biệt như vòng LINX (2), chi phí này sẽ cao hơn.
- Chi phí nằm viện: Tiền giường bệnh, chăm sóc sau mổ, thuốc men trong thời gian nằm viện. Thời gian nằm viện tùy thuộc vào phương pháp mổ (nội soi thường ngắn hơn mổ mở).
- Chi phí tái khám sau phẫu thuật: Việc theo dõi sau mổ là cần thiết để đánh giá kết quả và phát hiện sớm biến chứng.
- Chi phí ẩn tiềm tàng:
- Chi phí xử lý biến chứng (nếu có): Các biến chứng như hẹp thực quản (có thể cần nong), viêm phúc mạc (hiếm gặp nhưng nghiêm trọng), tái phát bệnh… đều làm phát sinh thêm chi phí đáng kể.
- Chi phí cơ hội: Thời gian nghỉ dưỡng, không thể làm việc trong quá trình phục hồi cũng là một dạng chi phí cần cân nhắc.
Do đó, khi tham khảo giá phẫu thuật trào ngược dạ dày, hãy hỏi rõ cơ sở y tế về các khoản chi phí đã bao gồm và các chi phí có thể phát sinh thêm.
IV. Khi nào nên cân nhắc phẫu thuật GERD?
Mặc dù có chi phí ban đầu và những băn khoăn về hiệu quả chi phí dài hạn, phẫu thuật GERD vẫn là lựa chọn quan trọng và cần thiết trong các trường hợp sau:
- Điều trị nội khoa tích cực (dùng thuốc đúng phác đồ, thay đổi lối sống) trên 6 tháng nhưng không hiệu quả hoặc hiệu quả kém.
- Gặp tác dụng phụ nghiêm trọng, không dung nạp được thuốc điều trị GERD (ví dụ: chảy máu dạ dày, ảnh hưởng chức năng thận…).
- Viêm thực quản mức độ nặng (từ độ III trở lên), loét thực quản, hẹp thực quản do trào ngược.
- Có các biểu hiện ngoài thực quản nghiêm trọng do GERD gây ra như hen phế quản, viêm phổi hít tái diễn, khàn tiếng kéo dài… đã loại trừ các nguyên nhân khác.
- Có bằng chứng trào ngược bệnh lý qua theo dõi pH thực quản 24h.
- Bị Barrett thực quản (có nguy cơ chuyển thành ung thư).
- Bệnh nhân trẻ tuổi, không muốn phụ thuộc vào thuốc suốt đời và chấp nhận các rủi ro của phẫu thuật.
Phẫu thuật trào ngược dạ dày tập trung vào việc sửa chữa hoặc thay thế van ở đáy thực quản để giữ axit không di chuyển ngược lên thực quản. Van này được gọi là cơ thắt thực quản dưới, tên khoa học là LES. LES bị yếu hoặc hỏng sẽ dẫn đến tình trạng trào ngược dạ dày thực quản.
Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể phẫu thuật. Các trường hợp chống chỉ định bao gồm:
- Thể trạng quá yếu, không chịu được cuộc mổ kéo dài.
- Đang mắc ung thư thực quản.
- Người già có quá nhiều bệnh lý nền nặng kèm theo.
- Các chống chỉ định riêng cho phẫu thuật nội soi: cổ trướng, thoát vị lớn, tiền sử mổ bụng phức tạp, bệnh tim phổi nặng, rối loạn đông máu nặng…
Nên cân nhắc phẫu thuật GERD khi bị Barrett thực quản
V. Các phương pháp phẫu thuật GERD phổ biến và mối liên hệ với chi phí
Có thể nói phẫu thuật là biện pháp cuối cùng điều trị bệnh trào ngược dạ dày khi thuốc không còn tác dụng. Trước khi tiến hành phẫu thuật, bệnh nhân sẽ được bác sĩ kiểm tra các cơ quan trong thực quản để xác định mức độ tổn thương. Sau đó, tùy thuộc vào mức độ bệnh và thể trạng của bệnh nhân mà bác sĩ có thể chỉ định các phương pháp phẫu thuật trào ngược dạ dày phù hợp.
Như đã đề cập ở trên, các phương pháp phẫu thuật trào ngược dạ dày sử dụng phổ biến hiện nay gồm:
1. Phẫu thuật khâu xếp nếp đáy vị vào thực quản
Phẫu thuật khâu xếp nếp đáy vị vào thực quản còn gọi là phẫu thuật Fundoplication. Kỹ thuật này thực hiện nhằm mục đích thắt chặt và phục hồi chức năng của cơ thắt thực quản dưới (LES). Cùng với đó, phần trên của dạ dày sẽ được quấn quanh bên ngoài thực quản để tăng cường hoạt động và chức năng cơ thắt.
Có hai hình thức phẫu thuật xếp nếp đáy vị vào thực quản là phẫu thuật mở và phẫu thuật nội soi. Trong đó, phẫu thuật nội soi được sử dụng phổ biến vì ít biến chứng và thời gian phục hồi nhanh hơn.
2. Phẫu thuật tăng cường cơ vòng thực quản dưới Linx
Phẫu thuật trào ngược dạ dày này được thực hiện thông qua một thiết bị đặc biệt có tên gọi là Linx. Phương pháp này sử dụng các vòng hạt Titan từ tính nhỏ, quấn quanh cơ co thắt thực quản và tăng cường chức năng cơ vòng thực quản dưới.
Các hạt Titan được từ hóa có thể di chuyển cùng nhau để tạo ra một lỗ ở dạ dày trong khi đóng thực quản lại. Điều này giúp thức ăn có thể di chuyển một cách bình thường và ngăn ngừa tình trạng trào ngược axit.
Ưu điểm của phẫu thuật tăng cường cơ vòng thực quản dưới Linx là hạn chế tối đa xâm lấn nên thời gian phục ngồi ngắn. Mặt khác, phương pháp này cũng ít gây đau và giúp cải thiện các triệu chứng bệnh trào ngược tương đối tốt.
Phẫu thuật tăng cường cơ vòng thực quản dưới Linx
3. Phẫu thuật nội soi xuyên miệng
Phẫu thuật nội soi xuyên miệng hay phẫu thuật Transopless Fundoplication (TIF) là phẫu thuật tạo ra một rào cản giữa dạ dày và thực quản. Chính rào cản này có công dụng ngăn tình trạng trào ngược axit dạ dày vào thực quản.
Ưu điểm của phẫu thuật nội soi xuyên miệng là không cần thực hiện một vết mổ lớn. Bác sĩ dùng một thiết bị được gọi là EsophyX đưa vào miệng của người bệnh để tạo ra một vài nếp gấp ở đáy thực quản. Và các nếp gấp này có thể tạo thành một van thực quản mới để ngăn tình trạng trào ngược xảy ra.
Yumangel gợi ý: Hình ảnh nội soi trào ngược dạ dày
4. Thủ tục Stretta
Phẫu thuật trào ngược dạ dày thủ tục Stretta được thực hiện qua ống nội soi. Bác sĩ luồn ống nội soi với một điện cực ở đầu vào thực quản để làm nóng mô thực quản và tạo ra các vết cắt nhỏ ở đáy thực quản.
Các vết cắt sẽ hình thành các mô sẹo trong thực quản và ngăn chặn các dây thần kinh phản ứng gây trào ngược. Mặt khác, các mô sẹo này cũng có thể tăng cường sức mạnh và chức năng của các cơ xung quanh.
Phương pháp Stretta có hiệu quả cao trong việc cải thiện các triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Tuy nhiên, hiệu quả lâu dài và khả năng tái phát của phương pháp này vẫn đang được nghiên cứu.
4. Phẫu thuật khâu nội soi sử dụng hệ thống Bard EndoCinch
Phương pháp phẫu thuật trào ngược dạ dày này sử dụng máy nội soi thuộc hệ thống Bard EndoCinch để tạo thành các nếp gấp tại cơ co thắt thực quản dưới (LES) nhằm tăng cường chức năng của LES.
Tuy nhiên, phương pháp phẫu thuật trào ngược dạ dày sử dụng hệ thống Bard EndoCinch chưa được sử dụng phổ biến.
Lựa chọn phương pháp nào phụ thuộc vào tình trạng bệnh, kinh nghiệm của phẫu thuật viên và trang thiết bị của bệnh viện, và điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến bảng giá phẫu thuật trào ngược dạ dày cuối cùng.
VI. Lưu ý quan trọng trước và sau phẫu thuật GERD
Ngoài việc tìm hiểu phẫu thuật trào ngược dạ dày bao nhiêu tiền, người bệnh cần chuẩn bị và lưu ý:
- Trước phẫu thuật: Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ về ăn uống (thường ăn lỏng rồi nhịn ăn), dùng thuốc làm sạch ruột (nếu cần), thông báo đầy đủ về tiền sử bệnh và các thuốc đang dùng. Hiểu rõ về chỉ định, chống chỉ định của phương pháp được chọn.
- Sau phẫu thuật:
- Triệu chứng thường gặp: Khó nuốt, đau khi nuốt, đầy bụng, chướng hơi có thể xảy ra ban đầu và thường giảm dần.
- Theo dõi biến chứng: Cần báo ngay cho bác sĩ nếu có dấu hiệu nhiễm trùng, đau dữ dội, sốt, nôn ói… Các biến chứng tiềm ẩn gồm hẹp thực quản (gây khó nuốt kéo dài), viêm phúc mạc (hiếm nhưng nguy hiểm), tái phát bệnh.
- Thời gian hồi phục: Phẫu thuật nội soi thường hồi phục nhanh hơn (vài ngày đến 1-2 tuần), mổ mở cần thời gian dài hơn (có thể đến 6 tuần).
- Tái phát: Mặc dù hiệu quả tốt, một tỷ lệ nhỏ bệnh nhân có thể bị tái phát triệu chứng sau vài năm và một số ít cần phẫu thuật lại.
- Chế độ ăn uống và sinh hoạt: Tuân thủ chế độ ăn từ lỏng đến đặc dần theo hướng dẫn, duy trì lối sống lành mạnh để hạn chế nguy cơ tái phát.
Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ về ăn uống, ví dụ như ăn lỏng
Phẫu thuật trào ngược dạ dày bao nhiêu tiền là một câu hỏi phức tạp với mức chi phí dao động từ 15-40 triệu đồng, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như phương pháp, bệnh viện, tình trạng bệnh và bảo hiểm y tế. Mặc dù chi phí ban đầu có thể cao hơn và hiệu quả chi phí dài hạn so với thuốc chưa hoàn toàn rõ ràng, phẫu thuật vẫn là giải pháp quan trọng cho các trường hợp GERD nặng, kháng trị hoặc có biến chứng.
*Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không có tác dụng thay thế thông tin chuyên môn từ bác sĩ.
Tham khảo:
Bùi Thị Hoa - Tốt nghiệp Khoa Báo chí - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội niên khóa 2003 - 2007. Cô có 17 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới sức khỏe, làm đẹp,...