Việc chẩn đoán trào ngược dạ dày thực quản một cách chính xác đóng vai trò then chốt, giúp bác sĩ xác định đúng tình trạng bệnh và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, hiệu quả nhất cho người bệnh. Bài viết này của Yumangel sẽ cung cấp thông tin chi tiết về quy trình và các phương pháp được sử dụng trong chẩn đoán trào ngược dạ dày thực quản, giúp bạn hiểu rõ hơn về cách bác sĩ xác định căn bệnh này.
Mục lục
- I. Giới thiệu bệnh trào ngược dạ dày
- II. Khi nào cần thực hiện chẩn đoán trào ngược dạ dày thực quản?
- II. Các phương pháp chẩn đoán trào ngược dạ dày thực quản
- III. Điều trị trào ngược dày thực quản thế nào?
- IV. Xét nghiệm trào ngược dạ dày cần lưu ý gì?
- V. Chẩn đoán và điều trị trào ngược dạ dày ở đâu tốt?
I. Giới thiệu bệnh trào ngược dạ dày
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) xảy ra khi cơ thắt thực quản dưới không còn hoạt động hiệu quả, khiến axit dạ dày trào ngược thực quản, gây loét làm tổn thương niêm mạc thực quản.
Theo các tài liệu y học, bệnh trào ngược dạ dày được phân thành 5 cấp độ gồm:
- Cấp độ 0: Khi nội soi dạ dày không phát hiện rõ những vết viêm ở niêm mạc thực quản.
- Cấp độ A: Niêm mạc thực quản đã xuất hiện các vùng viêm, vết trượt, vết loét có độ dài không quá 5mm.
- Cấp độ B: Niêm mạc thực quản có vết trượt và vết loét lớn hơn 5mm, nằm lẻ tẻ; người bệnh bị đau khi ăn uống, vướng nghẹn do thực quản bị chít hẹp.
- Cấp độ C: Các vết trợt, loét ở cấp độ B tập trung lại với nhau và mở rộng phạm kèm theo đó là loạn sản thực quản. Giai đoạn này còn gọi là Barrett thực quản hay giai đoạn tiền ung thư thực quản.
- Cấp độ D: Barrett thực quản đã tiến triển nặng, nếu không điều trị kịp thời sẽ chuyển sản thành vết viêm loét sâu, lớn hơn 75% chu vi thực quản.
Việc phát hiện sớm các triệu chứng và điều trị kịp thời sẽ giúp người bệnh tránh được các biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra. Các bác sĩ khuyên người bệnh nên thăm khám và xét nghiệm trào ngược dạ dày sớm khi bệnh mới khởi phát với các triệu chứng như ợ hơi, ợ chua, ợ nóng… để tránh bệnh trở nặng và gây biến chứng.
Đặc biệt, bệnh nhân cần đến bệnh viện để chẩn đoán bệnh ngay khi có các dấu hiệu như:
- Khó nuốt hoặc đau khi nuốt.
- Hôi miệng hoặc miệng có mùi vị khó chịu.
- Khàn tiếng.
- Đau ngực.
- Thường xuyên nôn hoặc buồn nôn.
- Trào ngược dạ dày gây viêm họng, đau họng.
- Ho dai dẳng.
- Có dấu hiệu hen suyễn
Việc chủ quan để bệnh trào ngược kéo dài không điều trị dứt điểm có thể gây một số biến chứng nguy hiểm như: loét thực quản, hẹp và sẹo thực quản, thực quản Barrett, thậm chí là ung thư thực quản…
Trào ngược dạ dày có thể gây khó nuốt hoặc đau khi nuốt
II. Khi nào cần thực hiện chẩn đoán trào ngược dạ dày thực quản?
Việc tìm đến bác sĩ để được chẩn đoán là cần thiết khi bạn gặp phải các dấu hiệu gợi ý GERD.
- Triệu chứng điển hình: Ợ nóng (cảm giác nóng rát sau xương ức, lan lên cổ) và ợ trớ (cảm giác dòng dịch/thức ăn trào ngược lên họng, miệng) là hai triệu chứng phổ biến nhất. Nếu các triệu chứng này xảy ra thường xuyên (hơn 2 ngày/tuần) và gây khó chịu, đó là lúc bạn nên nghĩ đến việc chẩn đoán trào ngược dạ dày thực quản.
- Triệu chứng không điển hình hoặc báo động: Một số dấu hiệu khác cũng có thể liên quan đến GERD hoặc cảnh báo biến chứng, đòi hỏi phải được chẩn đoán sớm:
- Đau ngực (cần loại trừ nguyên nhân tim mạch)
- Khó nuốt, nuốt đau, cảm giác nghẹn ở cổ họng do trào ngược.
- Ho mạn tính, khàn tiếng kéo dài, viêm họng tái phát
- Hen suyễn mới khởi phát hoặc nặng hơn
- Buồn nôn, nôn
- Mòn răng
- Giảm cân không rõ nguyên nhân, thiếu máu (dấu hiệu báo động)
Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào kể trên, đặc biệt là các dấu hiệu báo động, việc đến cơ sở y tế để được chẩn đoán trào ngược dạ dày thực quản và các bệnh lý liên quan là vô cùng quan trọng.
II. Các phương pháp chẩn đoán trào ngược dạ dày thực quản
Khi xuất hiện các dấu hiệu cảnh báo bị mắc bệnh trào ngược, người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám, chẩn đoán nguyên nhân và tư vấn cách điều trị phù hợp. Vậy cụ thể xét nghiệm trào ngược dạ dày như thế nào, hãy cùng tham khảo thông tin chi tiết dưới đây:
1. Chẩn đoán lâm sàng
Tiêu chuẩn chẩn đoán trào ngược dạ dày thực quản lâm sàng có biểu hiện triệu chứng trào ngược gợi ý theo nhóm tuổi, xét nghiệm đo pH thực quản trong 24 giờ, đo độ kháng trở có thể kết hợp với điện cực pH, nhưng hiện tại nhiều cơ sở y tế chưa có những xét nghiệm này, vì vậy có thể bỏ sót 1 số trường hợp trào ngược dạ dày thực quản, một trong những nguyên nhân gây viêm phổi kéo dài ở trẻ .
Trong quy trình thăm khám bệnh trào ngược dạ dày, bác sĩ sẽ thăm khám sức khỏe tổng thể, sau đó sẽ hỏi về các triệu chứng và dấu hiệu trào ngược thực quản mà người bệnh có thể gặp phải.
Đây là bước đầu tiên và quan trọng trong quy trình chẩn đoán.
- Hỏi bệnh sử và triệu chứng: Bác sĩ sẽ khai thác chi tiết về các triệu chứng bạn gặp phải (tần suất, mức độ nặng, hoàn cảnh xuất hiện, yếu tố tăng/giảm), tiền sử bệnh lý của bạn và gia đình, các thuốc đang sử dụng và thói quen sinh hoạt (ăn uống, hút thuốc, rượu bia…).
- Thăm khám thực thể: Khám tổng quát có thể không phát hiện dấu hiệu đặc hiệu của GERD, nhưng giúp loại trừ các bệnh lý khác.
- Sử dụng bộ câu hỏi triệu chứng: Bác sĩ có thể sử dụng công cụ là Bộ câu hỏi GerdQ. Đây là bảng câu hỏi chuẩn hóa giúp đánh giá tần suất và mức độ ảnh hưởng của các triệu chứng GERD trong 7 ngày qua, hỗ trợ định hướng chẩn đoán và theo dõi đáp ứng điều trị.
- Điều trị thử bằng thuốc ức chế bơm Proton (PPI test): Đây là một phương pháp chẩn đoán lâm sàng hữu ích. Bác sĩ có thể chỉ định bạn dùng thử thuốc PPI (nhóm thuốc giảm tiết axit mạnh) trong một thời gian ngắn (thường 7-14 ngày). Nếu các triệu chứng cải thiện rõ rệt, khả năng cao bạn mắc GERD. Mục đích của test này là đánh giá đáp ứng triệu chứng với liệu pháp kháng tiết axit.
Bác sĩ sẽ khai thác chi tiết về các triệu chứng bạn gặp phải
2. Chẩn đoán cận lâm sàng
Việc lựa chọn phương pháp chẩn đoán trào ngược dạ dày thực quản nào phụ thuộc vào tình trạng cụ thể của từng bệnh nhân, các triệu chứng, tiền sử bệnh và đánh giá của bác sĩ chuyên khoa.
2.1. Nội soi đường tiêu hóa trên (Thực quản – Dạ dày – Tá tràng)
- Quy trình thực hiện: Bác sĩ sử dụng một ống soi mềm, nhỏ, có gắn camera ở đầu đưa qua miệng vào thực quản, dạ dày và tá tràng để quan sát trực tiếp niêm mạc. Thủ thuật nội soi dạ dày thực quản có thể thực hiện có hoặc không có gây mê.
- Mục đích và khả năng: Đây là phương pháp quan trọng để quan sát trực tiếp niêm mạc, phát hiện các tổn thương như viêm thực quản (có thể phân độ theo Los Angeles từ A-D), loét, chít hẹp thực quản. Đặc biệt, nội soi giúp phát hiện các biến chứng nguy hiểm như Barrett thực quản (tình trạng tiền ung thư) hoặc ung thư thực quản. Nội soi cũng giúp lấy mẫu sinh thiết (biopsy) để xét nghiệm vi khuẩn HP hoặc loại trừ các bệnh lý khác có triệu chứng tương tự như viêm thực quản tăng eosinophil (EoE).
- Tính xâm lấn: Đây là một thủ thuật xâm lấn.
2.2. Theo dõi pH thực quản 24 giờ
- Mục đích: Được xem là tiêu chuẩn vàng và có độ chính xác cao nhất để xác định sự hiện diện, tần suất và thời gian của các đợt trào ngược axit dạ dày lên thực quản trong một ngày đêm. Xét nghiệm này giúp liên hệ triệu chứng của bệnh nhân với các đợt trào ngược.
- Quy trình thực hiện:
- Phương pháp truyền thống (Catheter): Một ống dò mỏng có gắn cảm biến pH được đưa qua mũi vào thực quản và kết nối với máy ghi đeo bên ngoài. Phương pháp này có thể gây khó chịu cho bệnh nhân.
- Phương pháp viên nang không dây (Wireless capsule): Một viên nang nhỏ chứa cảm biến pH được gắn vào niêm mạc thực quản qua nội soi. Dữ liệu được truyền không dây đến máy ghi. Viên nang sẽ tự bong ra và thải theo phân sau vài ngày. Phương pháp này mang lại sự thoải mái cho bệnh nhân tốt hơn và cho phép thời gian theo dõi kéo dài hơn (thường 48-96 giờ).
- Chỉ định: Thường dùng khi chẩn đoán GERD không chắc chắn, đánh giá bệnh nhân trước phẫu thuật chống trào ngược, hoặc khi triệu chứng không đáp ứng với điều trị PPI.
Theo dõi pH thực quản 24 giờ có độ chính xác cao
2.3. Đo áp lực thực quản (Esophageal Manometry)
- Mục đích: Đánh giá chức năng co bóp của các cơ thực quản khi nuốt và hoạt động của cơ thắt thực quản dưới (LES). Xét nghiệm này đo lường sự phối hợp và lực co thắt.
- Quy trình thực hiện: Một ống thông mỏng chứa các cảm biến áp lực được đưa qua mũi vào thực quản và dạ dày. Bệnh nhân sẽ được yêu cầu nuốt nước trong quá trình đo.
- Chỉ định: Chủ yếu được chỉ định cho bệnh nhân có triệu chứng khó nuốt (dysphagia) để loại trừ các rối loạn vận động thực quản khác (như co thắt tâm vị – achalasia) và rất cần thiết trước khi xem xét phẫu thuật chống trào ngược.
2.4. Chụp X-quang đường tiêu hóa trên có cản quang (Barium Swallow X-ray)
- Quy trình thực hiện: Bệnh nhân uống một dung dịch chứa Bari (chất cản quang), sau đó chụp X-quang để quan sát hình ảnh thực quản, dạ dày.
- Mục đích: Giúp phát hiện các bất thường về cấu trúc như hẹp thực quản, thoát vị hoành, khối u lớn.
- Độ nhạy: Phương pháp này có độ nhạy thấp trong việc chẩn đoán trào ngược dạ dày thực quản thông thường (không phát hiện được trào ngược nhẹ hoặc viêm niêm mạc) nhưng hữu ích đối với bệnh nhân có triệu chứng khó nuốt.
2.5. Các phương pháp chẩn đoán khác
- Theo dõi trở kháng – pH đa kênh thực quản (Multichannel Intraluminal Impedance-pH Monitoring – MII-pH): Đây là kỹ thuật tiên tiến hơn theo dõi pH đơn thuần. Điểm độc đáo là khả năng phát hiện cả trào ngược không axit hoặc axit yếu (dịch mật, thức ăn) bên cạnh trào ngược axit, nhờ đo sự thay đổi trở kháng trong lòng thực quản. Rất hữu ích ở bệnh nhân GERD kháng trị với PPI mà vẫn còn triệu chứng.
- Test nhanh Pepsin trong nước bọt (PepTest): Một xét nghiệm không xâm lấn, tiện lợi, phát hiện sự hiện diện của Pepsin (enzyme chỉ có trong dịch dạ dày) trong mẫu nước bọt hoặc dịch tiết đường hô hấp. Kết quả dương tính gợi ý có sự trào ngược dịch dạ dày lên vùng hầu họng (trào ngược thanh quản-họng – LPR).
- Nội soi thực quản qua đường mũi (Transnasal Esophagoscopy – TNE): Sử dụng ống nội soi nhỏ hơn, đưa qua mũi, thường không cần gây mê, giúp quan sát thực quản.
- Đo điện thế niêm mạc thực quản (Transepithelial Mucosal Potential Difference – TCM) (1): Kỹ thuật đo sự khác biệt điện thế qua niêm mạc thực quản, có thể thực hiện cùng lúc nội soi, giúp phát hiện tổn thương vi thể do axit gây ra ngay cả khi nội soi bình thường.
- Bilitec: Đo lường sự hiện diện của bilirubin (thành phần của dịch mật) trong thực quản, giúp phát hiện trào ngược dịch mật (trào ngược kiềm), thường được kết hợp với theo dõi pH. Yêu cầu bệnh nhân tuân thủ chế độ ăn đặc biệt.
Peptest là một xét nghiệm không xâm lấn, tiện lợi
III. Điều trị trào ngược dày thực quản thế nào?
Sau khi có kết quả thăm khám và chẩn đoán chính xác, tùy thuộc vào mức độ bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản phù hợp và hiệu quả cho từng bệnh nhân.
Phần lớn các trường hợp bệnh nhẹ và mới xuất hiện chỉ cần thay đổi chế độ ăn uống và lối sống (bỏ bia rượu, bỏ thuốc lá, giảm cân, giảm stress…) là tình trạng bệnh có thể được cải thiện. Tuy nhiên, các bác sĩ vẫn khuyến cáo bệnh nhân nên đi thăm khám để được chẩn đoán và liệu trình điều trị phù hợp, tránh để bệnh kéo dài gây biến chứng nguy hiểm.
- Điều trị bằng thuốc: Các nhóm thuốc chính thường được bác sĩ kê đơn cho bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản là: thuốc ức chế bơm Proton (PPI) ngăn tiết acid dạ dày; thuốc trung hòa acid; thuốc kháng thụ thể Histamin H2; thuốc tác dụng trên chức năng vận động thực quản…
- Điều trị phẫu thuật: Phương pháp phẫu thuật được bác sĩ chỉ định khi bệnh nhân không đáp ứng điều trị bằng thuốc hoặc bệnh xuất hiện biến chứng. Bác sĩ chuyên khoa sẽ tư vấn cho người bệnh phương pháp phẫu thuật phù hợp.
1. Điều trị bằng thuốc
Khi các triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày thực quản nặng hoặc không đáp ứng với phác đồ điều trị không dùng thuốc, bác sĩ sẽ cần chỉ định thuốc điều trị.
Tuy nhiên, trước khi muốn sử dụng bất kì loại thuốc nào chữa trào ngược dạ dày thực quản thì phải có chỉ định của bác sĩ. Không nên tự ý sử dụng bất kì loại thuốc nào vì điều đó đôi khi sẽ gây nên tình trạng ngộ độc thuốc cho cơ thể bệnh nhân.
Dưới đây là các loại thuốc thường dùng trong phác đồ điều trị trào ngược dạ dày:
1.1. Thuốc ức chế bơm proton (PPI)
PPI hoạt động bằng cách ức chế hoạt động của bơm proton – một enzyme trong dạ dày chịu trách nhiệm sản xuất axit dạ dày. Khi hoạt động của bơm proton bị ức chế cũng đồng nghĩa với việc lượng axit dạ dày được sản xuất sẽ giảm.
Có nhiều loại PPI khác nhau dùng trong điều trị trào ngược dạ dày thực quản, trong đó phổ biến gồm: Omeprazole, Pantoprazole, Esomeprazole, Rabeprazole, Lansoprazole, Dexlansoprazole.
Thuốc ức chế bơm proton (PPI) thường được bác sĩ chỉ định uống trước bữa ăn khoảng 30 phút để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất. Thời gian điều trị bằng thuốc PPI thường kéo dài từ 4 – 8 tuần, thậm chí là 12 tuần. Một số trường hợp tình trạng trào ngược nặng và có biến chứng, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng PPI lâu dài.
PPI ít gây ra tác dụng phụ, tuy nhiên khi sử dụng thuốc, người bệnh vẫn có thể gặp một số tác dụng phụ như: nhức đầu, buồn nôn, khô miệng, đau khớp, tiêu chảy, táo bón.
Thuốc ức chế bơm proton Omeprazole
1.2. Thuốc kháng thụ thể Histamin H2
Nguyên lý hoạt động của thuốc kháng thụ thể Histamin H2 là ức chế H2 – một thụ thể trên bề mặt tế bào thành dạ dày và chịu trách nhiệm kích thích sản xuất axit dạ dày.
Khi thụ thể H2 bị ức chế, lượng axit trong dạ dày sẽ giảm theo, từ đó cải thiện hiệu quả các triệu chứng khó nuốt, tức ngực, ợ nóng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
Các loại thuốc kháng thụ thể H2 được dùng phổ biến trong điều trị trào ngược axit hiện nay gồm: Cimetidine, Ranitidine, Famotidine, Nizatidine…
Thuốc kháng thụ thể Histamin H2 có thời gian tác dụng nhanh hơn so với nhóm thuốc ức chế bơm Proton (PPI). Tuy nhiên, nếu dùng kéo dài có thể gây chứng vú to ở nam giới vì vậy Histamin H2 hiện ít được dùng hơn so với PPI.
Một số tác dụng phụ của thuốc kháng thụ thể H2 bệnh nhân có thể gặp phải khi sử dụng gồm: táo bón, tiêu chảy, nhức đầu, buồn nôn, khô miệng, tăng trưởng tuyến vú ở nam giới.
1.3. Thuốc kháng Cholinergic
Thuốc Cholinergic hoạt động bằng cách ức chế hoạt động của acetylcholine – một chất dẫn truyền thần kinh kích thích sản xuất axit dạ dày. Khi ức chế được hoạt động của acetylcholine thì cũng làm giảm sản xuất axit dạ dày.
Sử dụng thuốc Cholinergic có tác dụng làm giảm và kiểm soát các triệu chứng của bệnh trào ngược như khó nuốt, tức ngực, ợ nóng. Tuy nhiên xét về hiệu quả thì so với thuốc H2 và PPI, thuốc Cholinergic có hiệu quả kém hơn.
Các loại thuốc Cholinergic dùng trong điều trị trào ngược dạ dày hiện nay gồm: Metoclopramide, Domperidone và Baclofen.
Một số tác dụng phụ của thuốc kháng Cholinergic người bệnh có thể gặp phải khi sử dụng gồm: táo bón, buồn nôn, tiêu chảy, mệt mỏi, khô miệng, rối loạn thị lực, giảm tiết mồ hôi.
Thuốc Cholinergic hoạt động bằng cách ức chế hoạt động của acetylcholine
1.4. Thuốc Prokinetic
Thuốc Prokinetic hoạt động bằng cách tăng nhu động của thực quản và dạ dày. Từ đó hỗ trợ đẩy nhanh quá trình tiêu hóa và làm rỗng dạ dày, giảm lượng axit trào ngược lên thực quản.
Các loại thuốc Prokinetic dùng phổ biến dùng trong điều trị trào ngược dạ dày hiện nay là Metoclopramide, Domperidone, Erythromycin…
Bệnh nhân uống thuốc Prokinetic có thể gặp phải một số tác dụng sau: mệt mỏi, buồn nôn, khô miệng, rối loạn thị lực, táo bón, tiêu chảy, giảm tiết mồ hôi.
1.5. Thuốc chống trầm cảm
Các loại thuốc chống trầm cảm cũng có thể được dùng để hỗ trợ giảm căng thẳng, lo âu, stress – các yếu tố gây bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
Thuốc trầm cảm thường dùng là Nortriptyline, Trazodone, Imipramine, Sertraline. Sử dụng thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như: buồn nôn, tăng thèm ăn và tăng cân; mệt mỏi và buồn ngủ, mất ngủ, táo bón, mờ mắt, khô miệng.
Trong quá trình điều trị trào ngược dạ dày thực quản bằng thuốc, ngoài các nhóm thuốc kê đơn như PPI, H2 hay thuốc kháng cholinergic, nhiều bệnh nhân cũng được bác sĩ khuyến nghị sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ giúp trung hòa axit và bảo vệ niêm mạc dạ dày.
Yumangel là một trong những sản phẩm thường được lựa chọn nhờ khả năng tạo lớp màng bảo vệ, giảm nhanh cảm giác nóng rát và khó chịu do trào ngược, đặc biệt phù hợp trong các trường hợp trào ngược nhẹ, mới khởi phát hoặc hỗ trợ song song với điều trị chính.
Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý rằng sản phẩm này không thay thế thuốc điều trị đặc hiệu và nên được sử dụng theo đúng hướng dẫn từ bác sĩ hoặc dược sĩ.
Yumangel tạo lớp màng bảo vệ, giảm nhanh cảm giác nóng rát và khó chịu do trào ngược
2. Điều trị phẫu thuật
Phẫu thuật điều trị là phương án cuối cùng bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản phải dùng đến khi không đáp ứng với điều trị bằng thuốc hoặc khi axit trào ngược làm viêm loét thực quản gây xuất huyết hoặc loét đường tiêu hóa trên.
Các phương pháp phẫu thuật được dùng phổ biến trong điều trị trào ngược dạ dày hiện nay gồm:
2.1. Phẫu thuật Nissen Fundoplication
Mục đích của phẫu thuật Nissen Fundoplication là thắt chặt và củng cố cơ vòng thực quản dưới. Bệnh nhân có thể chọn phẫu thuật nội soi hoặc mổ mở.
Trong thủ thuật Nissen Fundoplication, một phần của dạ dày được quấn quanh thực quản dưới để thắt chặt cơ thắt thực quản dưới (LES).Từ đó ngăn chặn axit dạ dày trào ngược lên trên thực quản.
Có hai loại Nissen fundoplication là:
- Nissen fundoplication mở: Được thực hiện thông qua một đường rạch ở bụng.
- Nissen fundoplication nội soi: Thực hiện thông qua một số lỗ nhỏ trên bụng.
Phẫu thuật Nissen Fundoplication
2.2. Phẫu thuật Laparoscopic fundoplication
Phẫu thuật Laparoscopic fundoplication là thủ thuật được thực hiện thông qua một số lỗ nhỏ trên bụng. Với kỹ thuật này, một phần của dạ dày được quấn quanh thực quản dưới để thắt chặt cơ thắt thực quản dưới (LES) để ngăn chặn axit dạ dày trào ngược lên thực quản.
Khi thực hiện phẫu thuật, bác sĩ rạch một đường dài ở bụng để tiếp cận cơ thắt thực quản dưới. Sau đó, dùng một ống nội soi nhỏ có gắn camera để quan sát bên trong bụng. Tất cả các dụng cụ dùng trong phẫu thuật đều được đưa vào bụng qua các lỗ nhỏ trên bụng.
Ưu điểm của phẫu thuật Laparoscopic fundoplication là ít xâm lấn hơn so với Nissen fundoplication mở; ít đau đớn, thời gian phục hồi nhanh; sẹo nhỏ. Nhược điểm là có thể gây tác dụng phụ khó nuốt, đầy hơi, táo bón; nếu không thành công cần phẫu thuật lại.
2.3. Phẫu thuật để tăng cường cơ vòng thực quản dưới (Linx)
Linx là một vòng các hạt từ tính nhỏ được quấn quanh cơ vòng thực quản, ngăn trào ngược từ dạ dày. Tác dụng của các hạt nam châm là cung cấp thêm lực để giữ cho cơ vòng thực quản đang yếu có thể đóng lại sau khi nuốt thức ăn. Tuy nhiên, thức ăn vẫn có thể đi qua bình thường.
Ưu điểm của phẫu thuật Linx là ít xâm lấn nên thời gian hồi phục thường ngắn. Bệnh nhân cũng ít bị đau khi thực hiện phương pháp này.
2.4. Phẫu thuật Heller myotomy
Phẫu thuật Heller myotomy được thực hiện qua một đường rạch ở bụng hoặc nội soi. Thủ thuật này cót thời gian phục hồi ngắn và ít gây ra tác dụng phụ.
Theo đó, bác sĩ cắt một phần của cơ thắt thực quản dưới (LES để giảm áp lực của LES. Từ đó giúp ngăn không cho axit dạ dày trào ngược lên thực quản.
2.5. Phẫu thuật nội soi xuyên miệng (TIF)
Trong kỹ thuật này, một thiết bị EsophyX được đưa vào thực quản qua đường miệng để tạo ra một vài nếp gấp ở đáy thực quản. Từ đó tạo thành một van mới để ngăn chặn axit trào ngược từ dạ dày lên.
Ưu điểm của phương pháp này là không cần rạch bất kỳ vết mổ nào trên cơ thể nên bệnh nhân sẽ phục hồi nhanh chóng. Các biến chứng gặp phải sau phẫu thuật cũng ít hơn so với những phương pháp phẫu thuật khác.
Tuy nhiên, phẫu thuật nội soi xuyên miệng (TIF) không áp dụng được cho các bệnh nhân gặp phải các biến chứng như Barrett thực quản, viêm thực quản, xơ cứng bì.
Các phương pháp phẫu thuật trào ngược dạ dày thực quản ngày càng hiện đại nhưng vẫn tiềm ẩn xảy ra một số biến chứng như:
- Nhiễm trùng vết mổ.
- Chứng khó nuốt.
- Ợ chua, đầy hơi.
- Chấn thương dạ dày.
- Tràn khí màng phổi, viêm phổi.
Do đó, bệnh nhân sau khi phẫu thuật trào ngược dạ dày nếu có bất kỳ dấu hiệu khó chịu và bất thường nào cần thông báo ngay cho bác sĩ để có biện pháp xử trí kịp thời.
Một thiết bị EsophyX được đưa vào thực quản qua đường miệng
IV. Xét nghiệm trào ngược dạ dày cần lưu ý gì?
Để quá trình chẩn đoán trào ngược dạ dày thực quản diễn ra thuận lợi và cho kết quả chính xác, bạn cần:
- Thông báo đầy đủ thông tin: Cung cấp cho bác sĩ mọi thông tin về triệu chứng, tiền sử bệnh, các loại thuốc đang dùng (kể cả thuốc không kê đơn, thảo dược), dị ứng thuốc.
- Tuân thủ hướng dẫn chuẩn bị: Bác sĩ sẽ hướng dẫn cụ thể về việc nhịn ăn, nhịn uống hoặc tạm ngưng một số loại thuốc (đặc biệt là thuốc kháng axit, PPI, H2 blocker) trước khi thực hiện các xét nghiệm như nội soi, đo pH…
- Đặt câu hỏi: Đừng ngần ngại hỏi bác sĩ về mục đích, quy trình thực hiện, rủi ro và lợi ích của từng phương pháp chẩn đoán được chỉ định.
V. Chẩn đoán và điều trị trào ngược dạ dày ở đâu tốt?
Khi bị trào ngược dạ dày, người bệnh nên đến thăm khám và điều trị tại chuyên khoa Tiêu hóa của các bệnh viện, cơ sở y tế lớn và uy tín có đội ngũ bác sĩ có nhiều kinh nghiệm và hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại.
Dưới đây là một số bệnh viện uy tín trong thăm khám và điều trị trào ngược dạ dày người bệnh có thể tham khảo khi cần:
- Miền Bắc: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt – Đức, Bệnh viện Hữu Nghị, Bệnh viện đa khoa Xanh-pôn, Bệnh viện Quân Đội 108, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội… Tham khảo: Địa chỉ khám trào ngược dạ dày ở Hà Nội
- Miền Nam: Bệnh viện 115, Bệnh viện Đại học Y dược TP. HCM, Bệnh viện Nhân dân Gia Định…
- Miền Trung: Bệnh viện đa khoa Đà Nẵng, Bệnh viện Trung ương Huế, Bệnh viện C Đà Nẵng…
Chi phí thăm khám trào ngược dạ dày ở mỗi bệnh viện là khác nhau, tùy theo số lượng xét nghiệm mà bác sĩ chỉ định. Người bệnh có thể gọi điện tới bệnh viện dự định lựa chọn thăm khám để được tư vấn chi tiết.
Chẩn đoán trào ngược dạ dày thực quản là quá trình đòi hỏi sự kết hợp giữa đánh giá lâm sàng cẩn thận và các phương pháp cận lâm sàng phù hợp. Việc xác định chính xác bệnh không chỉ giúp giảm nhẹ triệu chứng khó chịu mà còn ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra. Nếu bạn nghi ngờ mình mắc GERD, hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa Tiêu hóa để được thăm khám, chẩn đoán và tư vấn kế hoạch điều trị hiệu quả nhất.
*Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính tham khảo, không thay thế cho chẩn đoán và tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.
Xem thêm:
Bùi Thị Hoa - Tốt nghiệp Khoa Báo chí - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội niên khóa 2003 - 2007. Cô có 17 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới sức khỏe, làm đẹp,...