Chuối chín, bơ, đu đủ chín, thanh long, táo, lựu, ổi, dâu tây, việt quất, dừa, cherry là Top 11 loại hoa quả tốt cho người đau dạ dày. Các loại quả vừa dễ tiêu vừa tốt cho sức khỏe lại hỗ trợ giảm các triệu chứng của bệnh đau dạ dày. Cùng Yumangel theo dõi trong bai viết này nhé!
Mục lục
I. Đau dạ dày có được ăn hoa quả không?
Để hỗ trợ điều trị và giảm thiểu triệu chứng đau dạ dày, bên cạnh việc điều trị bằng thuốc, người bệnh còn cần thiết lập chế độ dinh dưỡng, ăn uống, thói quen sinh hoạt khoa học để giảm thiểu bệnh tái phát.
Các loại hoa quả chứa nhiều dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất cần thiết không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng mà còn hỗ trợ đắc lực cho việc điều trị bệnh như giảm tiết dịch vị axit và bảo vệ niêm mạc dạ dày. Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý chọn được các loại hoa quả phù hợp và tốt cho dạ dày.
II. Top 11 loại hoa quả tốt cho người đau dạ dày
Không phải hoa quả nào cũng tốt cho người bệnh đau dạ dày. Theo các bác sĩ, khi bị đau dạ dày người bệnh nên ăn các loại quả lành tính, mềm và dễ tiêu hóa. Nếu chưa biết đau dạ dày nên ăn hoa quả gì, bạn có thể tham khảo một số loại hoa quả vừa tốt cho sức khỏe vừa giảm các triệu chứng do bệnh đau dạ dày gây ra dưới đây:
1. Thanh long
Thanh long là loại quả có hàm lượng chất xơ dồi dào, ngoài tác dụng thanh nhiệt còn có có thể kích thích tiêu hóa rất tốt, đẩy lùi nhanh tình trạng khó tiêu, táo bón.
Theo một số nghiên cứu, quả thanh long có chứa một loại carbohydrate có tên gọi là oligosaccarit đóng vai trò kích thích sản sinh ra nhiều vi khuẩn có lợi cho đường tiêu hóa. Vì vậy, thanh long được xem là loại quả lý tưởng cho bệnh nhân đau dạ dày.
- Liều lượng: 200-350g/ngày.
- Thời điểm ăn: Nên ăn vào buổi sáng hoặc trưa sau bữa ăn 30 phút; không nên ăn vào buổi tối vì loại trái cây này nhiều đường dễ gây tiêu chảy, rối loạn đường ruột…
- Cách chế biến: Ăn trực tiếp, làm salad thanh long, sinh tố thanh long…
- Lưu ý: Người bị bệnh tiểu đường; người mang thai; người bị tiêu chảy; phụ nữ thể chất lạnh hoặc đang trong kỳ kinh nguyệt không nên ăn thanh long vì thanh long có tính lạnh.
2. Chuối chín
Chuối chín chứa nhiều chất dinh dưỡng hỗ trợ quá trình tiêu hóa diễn ra thuận lợi và không gây hại cho dạ dày gồm: Pectin hỗ trợ nhu động ruột tự nhiên, kali, magie, vitamin B6, chất xơ. Tuy nhiên khi ăn chuối, bệnh nhân đau dạ dày nên lưu ý:
- Liều lượng: Không nên ăn quá nhiều chuối, lượng ăn vừa phải là khoảng 200-300/ngày.
- Thời điểm ăn: Nên ăn sau khi ăn từ 20-30 phút.Không nên ăn chuối khi bụng đói vì hàm lượng cao magie, vitamin C trong chuối có thể không tốt cho dạ dày.
- Cách chế biến: Ăn trực tiếp hoặc chế biến thành bánh mì kẹp chuối, sinh tố chuối sữa chua…
- Lưu ý: Chỉ ăn chuối khi đã chín, không nên ăn chuối xanh và chuối mới chín tới vì các chất trong nhựa sẽ gây kích thích dạ dày, tạo cảm giác cồn cào, khó chịu.
- Xem chi tiết tại: Đau dạ dày ăn chuối được không?
3. Việt quất
Nhờ chứa nhiều các chất chống viêm và chống oxy hóa nên quả việt quất được xem một loại kháng sinh tự nhiên có khả năng ngăn ngừa sự phát triển của nhiều loại vi khuẩn có hại, trong đó có vi khuẩn Hp – nguyên nhân hàng đầu gây loét dạ dày tá tràng.
Không chỉ vậy, việt quất còn có hàm lượng lớn vitamin, khoáng chất và chất xơ có công dụng nâng cao hệ miễn dịch trong cơ thể, hạn chế sự nguy hại của gốc tự do và tránh cho dạ dày bị nhiễm trùng do viêm loét.
- Liều lượng: Người đau dạ dày có thể ăn từ 128-150g quả việt quất/ngày, mỗi tuần 3 lần. Nếu ăn quá nhiều có thể gây đau bụng, tiêu chảy.
- Thời điểm ăn: Nên ăn sau bữa ăn chính khoảng 30 phút, không nên ăn khi đói.
- Cách chế biến: Ngoài cách ăn quả việt quất trực tiếp, bạn có thể chế biến thành sinh tố, nước ép hay salad việt quất.
4. Táo
Tương tự chuối, táo có chứa hàm lượng chất xơ, vitamin, kali, enzym rất dồi dào và vô cùng tốt cho hệ tiêu hóa. Đặc biệt, trong táo còn có hàm lượng pectin vừa đủ để làm phục hồi hệ tiêu hóa nhưng không gây quá tăng tiết acid dạ dày. Nhờ sự thân thiện này mà bạn có thể ăn táo ngay cả khi đói mà không lo gây tổn thương dạ dày.
Tuy nhiên, táo tương đối cứng đối với bệnh nhân có dạ dày không khỏe. Do đó, thay vì ăn trực tiếp, bạn có thể ép táo lấy nước uống. Nếu ăn trực tiếp táo thì cần phải nhai thật kỹ.
- Liều lượng: 1 quả táo/ngày.
- Thời điểm ăn: Buổi sáng là thời điểm ăn táo tốt nhất.
- Cách chế biến: Nước ép, salad táo, trà táo mật ong, sườn heo nấu táo…
5. Quả bơ
Ngoài hàm lượng vitamin A cao, quả bơ còn giàu chất xơ, kali và chất béo không bão hòa tham chữa lành hệ tiêu hóa hiệu quả. Bệnh nhân đau dạ dày ăn bơ không chỉ hỗ trợ làm lạnh nhanh các vết loét dạ dày, giảm các cơn đau dạ dày mà còn tác động tích cực đến quá trình nhu động ruột tự nhiên.
Bạn có thể chế biến bơ thành nhiều món ăn như: sinh tố bơ, bơ dầm sữa, salad bơ, bơ dầm sữa chua…
- Liều lượng: 1 quả bơ/ngày, chia làm 2 lần ăn.
- Thời điểm ăn: Thời điểm ăn bơ tốt nhất là buổi sáng, nên ăn trước mỗi bữa ăn từ 1 – 2 tiếng.
- Cách chế biến: Sinh tố bơ, bơ dầm sữa, salad bơ, bơ dầm sữa chua…
6. Đu đủ chín
Cái tên tiếp theo trong danh sách Top 10 loại hoa quả tốt cho người đau dạ dày gọi tên đu đủ chín. Loại quả này chứa 2 loại enzym rất tốt cho hệ tiêu hóa là chymopapain và papain.
Hai loại enzyme này đóng vai trò rất lớn trong quá trình tiêu hóa thức ăn, giúp cho các protein được thủy phân nhanh hơn. Từ đó, giảm thiểu đáng kể gánh nặng tiêu hóa thức ăn cho dạ dày để dạ dày có thêm nhiều thời gian phục hồi. Bên cạnh đó, đu đủ chín còn giúp ổn định và cân bằng lượng acid bên trong dạ dày, từ đó giảm cơn đau dạ dày đáng kể.
Bệnh nhân đau dạ dày cần lưu ý chỉ ăn đu đủ chín, tuyệt đối không nên ăn đu đủ xanh. Vì đu đủ xanh có hàm lượng nhựa cao nên khi ăn vào có thể gây ăn mòn, khiến tình trạng tổn thương dạ dày nặng hơn.
- Liều lượng: Từ 500 – 700g đu đủ/ngày.
- Thời điểm ăn: Sau các bữa chính từ 1-2 giờ đồng hồ.
- Cách chế biến: Nước ép, sinh tố, thạch đu đủ, đu đủ hấp đường phèn, đu đủ chín hầm chân gà, đu đủ dầm…
Yumangel gợi ý: Đau dạ dày uống cafe được không?
7. Ổi
Theo nhiều nghiên cứu, đối với bệnh dạ dày mạn tính, cơ thể người bệnh thường bị thiếu hụt lượng vitamin C rất nhiều. Thật may mắn khi quả ổi có hàm lượng vitamin C rất dồi dào (228,3 mg/100g ổi).
Quả ổi giàu dinh dưỡng nhưng lượng axit hữu cơ lại tương đối thấp nên bệnh nhân đau dạ dày có yên tâm bổ sung vào thực đơn ăn uống hàng ngày. Tuy nhiên, khi ăn ổi bạn nên bỏ hạt, nhai thật kỹ hoặc ép nước uống để quá trình tiêu hóa thuận lợi hơn.
- Liều lượng: Nên ăn từ 1-3 quả ổi/ngày.
- Thời điểm ăn: Buổi sáng, giữa các bữa ăn.
- Cách chế biến: Nước ép, sinh tố, trà ổi, ổi dầm…
8. Lựu
Các nhà khoa học của Nga đã tiến hành nghiên cứu và tìm ra trong quả lựu có nhiều khoáng chất, vitamin có thể giúp giảm nhanh các cơn đau và nóng rát ở vùng thượng vị, hỗ trợ tiêu hóa tốt và tăng cảm giác ăn ngon miệng.
Không chỉ vậy, quả lựu còn có công dụng chống oxy hóa, giảm cholestrol giảm lượng đường huyết và phòng tránh được khá nhiều bệnh.
Tuy nhiên, lựu cũng là một loại hoa quả có rất nhiều hạt cứng nên khi ăn bạn nên bỏ hạt nhai thật kỹ. Nếu có thời gian thì tốt nhất bạn nên ép lấy nước và uống hệ tiêu hóa được hấp thu tốt nhất.
- Liều lượng: Mỗi ngày nên ăn khoảng 1-2 quả lựu cỡ vừa.
- Thời điểm ăn: Nên ăn sau bữa sáng hoặc trước bữa ăn trưa tầm 30 phút.
- Cách chế biến: Nước ép, salad rau quả và hạt lựu, lựu nấu súp rau củ, salad lựu với thịt gà, lựu và rau cải xào…
9. Cherry
Quả cherry có chứa hoạt chất chống oxy hóa flavonoid có tác dụng ức chế hoạt động của vi khuẩn HP- loại vi khuẩn gây viêm loét dạ dày. Mặt khác, loại quả này cũng giàu dinh dưỡng cải thiện chức năng đường ruột, tăng sức đề kháng, ngăn ngừa nhiễm trùng và viêm loét…
- Liều lượng: Nên ăn mỗi ngày khoảng 200-400g cherry.
- Thời điểm ăn: Nên ăn cherry vào buổi sáng, tránh ăn vào ban đêm vì dễ gây mất ngủ.
- Cách chế biến: Nước ép, sinh tố…
10. Quả dừa
Nước dừa có chứa hoạt chất acid lauric, khi acid lauric đi vào cơ thể sẽ biến đổi thành monolaurin có khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn HP, bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi sự tấn công của nấm, vi khuẩn và phòng tránh viêm loét dạ dày.
Ngoài ra, trong nước dừa còn rất giàu vitamin và khoáng chất, nên khi uống thường xuyên với lượng vừa giúp tăng đề kháng, khỏe tim mạch và cơ bắp, hệ tiêu hóa hấp thu dinh dưỡng tốt hơn…
- Liều lượng: Khoảng 1-2 quả/ngày.
- Thời điểm ăn: Buổi sáng hoặc buổi trưa.
- Cách chế biến: Nên uống nước dừa nguyên chất.
- Lưu ý: Không nên uống kéo dài vì dễ tăng cân, 1 quả dừa cung cấp khoảng 70-80 Kcal.
11. Dâu tây chín
Các nhà khoa học châu Âu đã nghiên cứu và khẳng định, quả dâu tây có khả năng kích hoạt hệ thống bảo vệ của cơ thể, giúp chống lại bệnh viêm dạ dày hiệu quả nhờ có hàm lượng chất chống oxy hóa anthocyanin cao.
Không chỉ vậy, dâu tây còn có khả năng kích hoạt hệ thống chống oxy hóa tự nhiên và các enzyme trong cơ thể. Dâu tây có hàm lượng axit thấp nên cũng nằm trong danh sách Top 11 loại hoa quả tốt cho người đau dạ dày.
- Liều lượng: 200g/ngày, tương đương với 8 quả dâu tây to.
- Thời điểm ăn: Nên ăn dâu tây 1h trước bữa ăn và 2h sau bữa ăn.
- Cách chế biến: Nước ép, sinh tố, cháo yến mạch dâu tây, sữa chua dâu tây…
- Lưu ý: Không nên ăn quá nhiều vì các hạt nhỏ của dâu tây có thể gây ra tình trạng kích ứng tại niêm mạc dạ dày.
Có thể bạn quan tâm: Đau dạ dày uống cafe được không?
III. 5 nguyên tắc khi ăn hoa quả bệnh nhân đau dạ dày cần tuân thủ
Dù các loại hoa quả ở trên rất tốt cho bệnh nhân đau dạ dày, nhưng khi ăn cũng nên chú ý một số vấn đề sau để bệnh không tái phát và trở nặng hơn:
1. Thời gian ăn
Thời gian thích hợp nhất để ăn hoa quả là sau bữa ăn chính khoảng 30 phút đến 1 tiếng. Cũng không nên ăn hoa quả trước khi đi ngủ bởi điều này có thể gây hại cho dạ dày khi co bóp tiêu hóa và ảnh hưởng đến chức năng thận.
2. Không nên ăn khi bụng quá đói
Ăn hoa quả khi đang đói bụng có thể làm tăng lượng axit trong dạ dày, dễ gây bào mòn dạ dày và xuất hiện chứng đầy hơi, khó tiêu. (Xem thêm: Nhịn ăn có bị đau dạ dày không?)
3. Chỉ ăn hoa quả có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng
Chỉ nên mua và ăn hoa quả có nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng, mua ở đại chỉ uy tín đảm bảo sạch và an toàn.
4. Nên sử dụng hoa quả tươi
Nên ưu tiên ăn các loại hoa quả tươi, không nên ăn hoa quả đã bảo quản ở trong tủ lạnh quá lâu. Bởi vì lượng dưỡng chất trong hoa quả bị mất đi hoặc hoa quả chín đã bị biến đổi chất có thể gây kích ứng và rối loạn tiêu hóa.
5. Tránh nhóm hoa quả không nên ăn
Bên cạnh các loại hoa quả tốt thì một số loại hoa quả có thể khiến bệnh đau dạ dày nghiêm trọng hơn người bệnh nên tránh sử dụng gồm:
- Hoa quả có tính axit cao: Chanh, quýt chua, cà chua, dứa…
- Hoa quả gây đầy bụng, chướng bụng khó tiêu: Đào, lê, hồng, mận…
- Hoa quả có tính nóng: Vải, nhãn, sầu riêng…
- Hoa quả đóng hộp thường chứa nhiều chất bảo quản, phụ gia và lượng đường cao sẽ khiến vết viêm loét ngày càng nặng hơn.
III. 10 lưu ý khác trong chế độ ăn uống hàng ngày
Để quá trình hồi phục đường tiêu hóa diễn ra nhanh chóng và thuận lợi hơn, bệnh nhân đau dạ dày nên ghi nhớ thêm một vài lưu ý cần thiết dưới đây:
- Chế biến thức ăn thái nhỏ, nấu chín kỹ và chín mềm để quá trình tiêu hóa dễ dàng hơn.
- Nên ăn chậm và nhai thật kỹ thức ăn để tránh tạo gánh nặng cho dạ dày.
- Ăn vừa đủ, không nên quá no khiến dạ dày phải làm việc quá sức.
- Không nên để bụng quá đói vì sẽ gây tăng tiết axit, làm cho các vết loét nghiêm trọng hơn.
- Nên ăn làm nhiều bữa nhỏ trong ngày.
- Tránh ăn các thực phẩm có tính kích thích dạ dày mạnh như: đồ ăn cay nóng, thức ăn lên men, có vị chua, nhiều chất béo, nhiều đường; rượu, bia, đồ uống có gas, thuốc lá, cà phê, nước trà đặc…
- Không nên ăn quá muộn, đặc biệt là gần giờ đi ngủ.
- Tránh vận động mạnh ngay sau khi ăn để dạ dày có thời gian tiêu hóa, nghỉ ngơi.
- Không nên đi ngủ ngay sau khi ăn vì thức ăn cần 2-3 tiếng mới được tiêu hóa hết.
- Bỏ thói quen ăn cơm canh vì thức ăn và cơm và thức ăn sẽ không được nhai kỹ.
IV. Thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel giúp giảm nhanh cơn đau dạ dày
Nếu bạn đang bị đau dạ dày thì cũng đừng quá lo lắng vì đã có thuốc dạ dày chữ Y-Yumangel giúp giảm nhanh cơn đau dạ dày. Yumangel được nghiên cứu và sản xuất bởi Tập đoàn Dược phẩm Yuhan của Hàn Quốc.
Ưu điểm của Yumangel là giúp làm giảm cơn đau dạ dày chỉ sau 5-10 phút sử dụng nhờ thành phần chính là Almagate khả năng trung hòa acid dạ dày nhanh chóng. Sản phẩm ở dạng hỗn dịch giúp tạo ra lớp màng tương tự như lớp chất nhầy trên bề mặt niêm mạc, giúp bảo vệ dạ dày khỏi các tác nhân gây hại.
Yumangel được thiết kế dạng gói pha sẵn nhỏ gọn, dễ mang đi làm, uống ngay không cần pha với nước nên rất tiện lợi.
Mỗi ngày bạn nên uống từ 3-4 gói, mỗi lần uống 1 gói vào thời điểm sau bữa ăn 1-2 tiếng hoặc trước khi đi ngủ. Trong trường hợp bị đau rát dạ dày, ợ chua, ợ hơi, buồn nôn, nôn, đầy hơi, trào ngược thực quản, chướng bụng… thì có thể uống ngay 1 gói Yumangel để làm giảm cảm giác khó chịu.
Với Top 11 loại hoa quả tốt cho người đau dạ dày, hy vọng bệnh nhân đau dạ dày để biết nên chọn loại hoa quả gì để hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh nhanh chóng.
Để được dược sĩ của thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel tư vấn kỹ hơn về công dụng và cách sử dụng, bạn vui lòng gọi đến hotline miễn cước 1800.1125 nhé!
Có thể bạn quan tâm:
Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.
Bùi Thị Hoa - Tốt nghiệp Khoa Báo chí - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội niên khóa 2003 - 2007. Cô có 17 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới sức khỏe, làm đẹp,...